• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2012
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2015
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 162/2011/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Thuận, ngày 17 tháng 11 năm 2011

THÔNG TƯ

Về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam

để thực hiện Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc giai đoạn 2012-2014

________________________

 

Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ -CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là Trung Quốc) ký ngày 04 tháng 11 năm 2002 tại Cam-pu-chia, được Chủ tịch Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn tại Quyết định số 890/2003/QĐ/CTN ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Hiệp định Thương mại Hàng hóa thuộc Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN-Trung Quốc (sau đây gọi tắt là Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN-Trung Quốc), ký ngày 29 tháng 11 n ăm 2004 tại Lào và Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Trung Quốc về một số vấn đề trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Trung Quốc, ký ngày 18 tháng 7 năm 2005 tại Trung Quốc, được Thủ tướng Chính phủ Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 257/2005/QĐ–TTg ngày 19 tháng 10 năm 2005;

Bộ Tài chính ban hành Thông tư về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc như sau:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN -Trung Quốc giai đoạn 2012-2014 (thuế suất áp dụng viết tắt là thuế suất ACFTA).

Trong đó:

+ Cột “Mã hàng hóa” và cột “Mô tả hàng hóa” được xây dựng trên cơ sở AHTN 2012 và phân loại theo cấp độ 8 số.

+ Cột “Thuế suất ACFTA (%)”: mức thuế suất áp dụng cho từng năm, được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm, bắt đầu từ năm 2012 cho đến hết năm 2014.

+ Cột “Nước không được hưởng ưu đãi”: những mặt hàng nhập khẩu từ nước có thể hiện ký hiệu tên nước (được quy định tại điểm (b) Điều 2 Thông tư này) không được áp dụng thuế suất ACFTA quy định tại Thông tư này.

Điều 2. Hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng thuế suất ACFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo Thông tư này;

2) Được nhập khẩu v ào Việt Nam từ các n ước là thành viên của Khu vực Thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, bao gồm các nước sau:

Tên nước

Ký hiệu tên nước

Bru-nây Đa-ru-sa-lam

BN

Vương quốc Cam-pu-chia

KH

Cộng hoà In-đô-nê-xi-a

ID

Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

LA

Ma-lay-xi-a

MY

Liên bang My-an-ma

MM

Cộng hoà Phi-líp-pin

PH

Cộng hoà Sing-ga-po

SG

Vương quốc Thái Lan

TH

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)

CN

Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu v ào thị trường trong nước)

VN

3) Được vận chuyển t rực tiếp từ nước xuất khẩu, quy định tại khoản (2) Điều này, đến Việt Nam, theo quy định của Bộ Công Thương;

4) Thoả mãn các quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN - Trung Quốc, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN- Trung Quốc (viết tắt là C/O Mẫu E) theo quy định của Bộ Công Thương.

Điều 3: Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012; bãi bỏ Quyết định số 111/2008/QĐ-BTC ngày 01/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN -Trung Quốc giai đoạn 2009-2011./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trương Chí Trung

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.