• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 23/12/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 13/03/2009
UBND TỈNH BÌNH THUẬN
Số: 87/2003/QĐ-UBBT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Thuận, ngày 23 tháng 12 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

V/v ban hành “Quy định tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học

và công nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm cấpTỉnh".

_____________________

 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 09/6/2000;

- Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

- Căn cứ Quyết định số 16/2003/QĐ-BKHCN ngày 18/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành "Quy định về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài khoa học và công nghệ  và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước";

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại tờ trình số 843/TT-KHCN ngày 14/10/2003,

 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ và các dự án sản xuất thử nghiệm cấp Tỉnh".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND & UBND Tỉnh; Giám đốc các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trực thuộc Tỉnh và các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

      

QUY ĐỊNH

Về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm cấpTỉnh

(Ban hành kèm theo Quyết định số:         /2003/QĐ-UBBT, ngày      /12/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận).

 

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Tỉnh là quá trình xem xét đánh giá các hồ sơ tham gia tuyển chọn nhằm lựa chọn tổ chức và cá nhân chủ trì theo những yêu cầu được nêu trong Quy định này.

Điều 2. Quy định này áp dụng đối với việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài khoa học và công nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Tỉnh, bao gồm:

- Đề tài khoa học và công nghệ cấp Tỉnh bao gồm các đề tài khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, các công trình khoa học và công nghệ khác (gọi tắt là đề tài).

- Dự án sản xuất thử nghiệm (viết tắt là dự án SXTN).

Điều 3. Sở Khoa học và Công nghệ (viết tắt là Sở KH&CN) thông báo tóm tắt về việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án SXTN trên Chương trình của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Thuận,  Báo Bình Thuận. Thông báo chi tiết được đăng đầy đủ trên Thông tin Khoa học và Công nghệ của Sở KH&CN, website Sở KH&CN trên internet tại địa chỉ (www.binhthuan.gov.vn).

Điều 4. Mỗi cá nhân không được đồng thời chủ trì 2 đề tài cấp Tỉnh nhưng có thể đồng thời chủ trì 1 đề tài và 1 dự án SXTN cấp Tỉnh hoặc đồng thời chủ trì 2 dự án SXTN.

Mỗi tổ chức, cơ quan (dưới đây gọi là tổ chức) được phép đồng thời chủ trì nhiều đề tài, dự án SXTN.

 

CHƯƠNG II

 ĐIỀU KIỆN THAM GIA TUYỂN CHỌN

 

Điều 5. Đối với tổ chức:

Các tổ chức có tư cách pháp nhân, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực khoa học và công nghệ của đề tài, dự án SXTN đều có quyền tham gia tuyển chọn chủ trì đề tài, dự án SXTN.

Điều 6. Đối với cá nhân:

Cá nhân đăng ký tuyển chọn chủ trì đề tài, dự án SXTN (làm chủ nhiệm đề tài, dự án SXTN) phải có chuyên môn cùng lĩnh vực khoa học và công nghệ với đề tài, dự án SXTN đó, phải là người đề xuất ý tưởng chính khi xây dựng thuyết minh  đề tài, dự án SXTN và phải đảm bảo đủ thời gian để chủ trì thực hiện công việc nghiên cứu của đề tài, dự án SXTN.

Điều 7. Các tổ chức và cá nhân không được tham gia tuyển chọn khi chưa hoàn thành đúng hạn việc quyết toán, hoặc chưa hoàn trả kinh phí thu hồi của các dự án SXTN hoặc đề tài triển khai thực nghiệm.

 

CHƯƠNG III

 ĐĂNG KÝ THAM GIA TUYỂN CHỌN

 

Điều 8. Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn (gọi tắt là hồ sơ) gồm những văn bản sau đây:

- Đơn đăng ký chủ trì thực hiện đề tài, dự án SXTN theo biểu mẫu quy định (biểu B1-1-ĐONTC).

- Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dự án SXTN theo mẫu quy định (biểu B1-2-TMĐT đối với đề tài và biểu B1-2-TMDA đối với dự án SXTN).

- Tóm tắt hoạt động KH&CN của tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, dự án SXTN (biểu B1-3-LLTC).

- Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài, dự án SXTN (biểu B1-4-LLCN).

- Văn bản xác nhận về sự đồng ý của các tổ chức và cá nhân đăng ký phối hợp nghiên cứu (biểu B1-5-PHNC) (nếu có phối hợp nghiên cứu).

- Các văn bản pháp lý chứng minh khả năng huy động vốn từ nguồn khác (trong trường hợp tổ chức và cá nhân có kê khai huy động được kinh phí từ nguồn vốn khác). 

Điều 9.

9.1. Tổ chức và cá nhân tham gia tuyển chọn cần gửi 01 bộ hồ sơ (gồm 01 bản gốc và 15 bản sao) đến Sở KH&CN Bình Thuận, Đường Nguyễn Tất Thành - thành phố Phan Thiết (qua Bưu điện hoặc trực tiếp) trong thời hạn quy định.

Bộ hồ sơ phải được niêm phong và ghi rõ bên ngoài:

- Tên đề tài, dự án SXTN đăng ký tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì.

- Tên và mã số chương trình KH&CN (nếu thuộc chương trình).

- Tên, địa chỉ của tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, dự án SXTN.

- Họ tên của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài, dự án SXTN và danh sách những người tham gia thực hiện đề tài, dự án SXTN:

+ Để tuyển chọn đề tài: ghi đầy đủ như đã kê khai tại mục 22 của biểu B1-2-TMĐT thuyết minh đề tài.

+ Để tuyển chọn dự án SXTN: ghi đầy đủ như đã kê khai tại mục 11 của biểu B1-2-TMDA thuyết minh dự án SXTN.

- Liệt kê danh mục tài liệu, văn bản có trong hồ sơ.

9.2. Hồ sơ phải nộp đúng hạn. Ngày nhận hồ sơ là ngày ghi ở dấu của Bưu điện Bình Thuận (trường hợp gửi qua Bưu điện) hoặc dấu “đến” của văn thư Sở KH&CN (trường hợp gửi trực tiếp).

Điều 10. Trong khi chưa hết thời hạn nộp hồ sơ, tổ chức và cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn có quyền rút hồ sơ thay hồ sơ mới, bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ đã gửi đến cơ quan tuyển chọn. Mọi bổ sung và sửa đổi phải nộp trong thời hạn quy định và là bộ phận cấu thành của hồ sơ.

 

CHƯƠNG IV

 TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ

 

Điều 11. Sở KH&CN chủ trì việc mở hồ sơ. Đại diện Hội đồng KH&CN tư vấn tuyển chọn, các cơ quan liên quan và đại diện những tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn được mời tham dự.

Quá trình mở hồ sơ sẽ được ghi thành biên bản có chữ ký và đóng dấu của Sở KH&CN, chữ ký của đại diện Hội đồng KH&CN tư vấn tuyển chọn và đại diện tổ chức và cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn (nếu có mặt).

Những hồ sơ đáp ứng các điều kiện quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9 và 10 của Quy định này sẽ được đưa vào xem xét đánh giá. Trường hợp hồ sơ thiếu văn bản pháp lý chứng minh khả năng huy động vốn từ nguồn khác như đã quy định tại mục 6 của Điều 8 Quy định này vẫn được coi là hợp lệ, nhưng không được tính điểm huy động vốn khác.

Điều 12. Việc đánh giá hồ sơ tham gia tuyển chọn được thực hiện thông qua một Hội đồng KH&CN tư vấn tuyển chọn do Chủ tịch UBND Tỉnh quyết định.

Việc đánh giá tuyển chọn căn cứ  vào hồ sơ đã đăng ký.

Việc đánh giá hồ sơ phải theo những tiêu chuẩn thống nhất được quy định tại Điều 13 của Quy định này.

Điều 13. Đánh giá tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài.

Việc đánh giá hồ sơ được tiến hành bằng phương pháp chấm điểm theo 3 nhóm tiêu chuẩn sau đây:

13.1. Giá trị khoa học và giá trị thực tiễn của nội dung nghiên cứu, phương án triển khai và kết quả dự kiến (được đánh giá tối đa 70 điểm).

a. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước và xu hướng phát triển: thể hiện sự hiểu biết cần thiết của tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì đề tài về lĩnh vực nghiên cứu (có được những thông tin về các công trình nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài, những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, nêu rõ quan điểm của tác giả về tính bức xúc của đề tài,...).

b. Xác định nội dung và phương pháp nghiên cứu:

- Luận cứ rõ cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu cho vấn đề cần giải quyết (khoa học, chi tiết, độc đáo).

- Nội dung nghiên cứu để giải quyết vấn đề đặt ra (hợp lý; mới, sáng tạo).

- Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sẽ sử dụng - so sánh với các phương  thức giải quyết tương tự khác (phù hợp; mới, sáng tạo).

c.      Khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu:

- Chứng minh được sự tham gia của cơ quan tiếp nhận kết quả nghiên cứu vào quá trình thực hiện đề tài (đề tài có địa chỉ áp dụng cụ thể,...).

- Tính khả thi của phương án chuyển giao kết quả nghiên cứu.

- Có phương án khả thi gắn nghiên cứu với bồi dưỡng, đào tạo cán bộ KH&CN.

- Sản phẩm đầu ra rõ ràng, cụ thể.

- Đối với đề tài khoa học công nghệ:

+ Chi tiết hoá được loại hình sản phẩm của đề tài so với đặt hàng.

+ Tạo được khối lượng sản phẩm và cụ thể hoá được các chỉ tiêu chất lượng tiên tiến.

- Đối với đề tài khoa học xã hội và nhân văn:Tạo ra được các sản phẩm cụ thể thiết thực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (báo cáo luận giải cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu, báo cáo phân tích kết quả điều tra thực tiễn, bản kiến nghị giải pháp và chính sách hợp lý,...). 

13.2. Năng lực của cá nhân và tổ chức đăng ký chủ trì đề tài (được đánh giá tối đa 25 điểm).

a. Kinh nghiệm nghiên cứu của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài: số năm kinh nghiệm, số đề tài đã thực hiện trong lĩnh vực nghiên cứu.

b. Những thành tựu nổi bật thuộc lĩnh vực nghiên cứu đề tài của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài:

- Số công trình đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành; số công trình được cấp văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp; giải thưởng KH&CN liên quan khác.

- Số công trình đã được áp dụng hoặc chuyển giao công nghệ, quy mô áp dụng,...

c. Năng lực tổ chức quản lý của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài (tính khoa học và hợp lý trong bố trí kế hoạch, tiến độ thực hiện, khả năng hoàn thành, v.v...).

d. Tiềm lực (liên quan đến đề tài tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì) của tổ chức KH&CN đăng ký chủ trì thực hiện đề tài.

- Cơ sở vật chất (thiết bị, nhà xưởng,...) hiện có đảm bảo cho việc thực hiện đề tài.

- Điều kiện đảm bảo về nhân lực, lực lượng và cơ cấu cán bộ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và thành tựu nghiên cứu của những người tham gia thực hiện đề tài,...

- Năng lực hiện có về hợp tác quốc tế.

13.3. Tính hợp lý của kinh phí đề nghị (được đánh giá tối đa 5 điểm):

a. Tính hợp lý, sát thực tế và có đủ luận cứ của kinh phí đề xuất, mức độ chi tiết của dự toán.

b.     Khả năng huy động các nguồn vốn khác cho việc thực hiện đề tài.

Điều 14. Đánh giá tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì dự án SXTN theo các nội dung, tiêu chuẩn sau đây:

14.1. Giá trị công nghệ và kinh tế của phương án triển khai và kết quả dự kiến (được đánh giá tối đa 65 điểm).

a. Đánh giá tổng quan trình độ công nghệ trong và ngoài nước và xu hướng phát triển: thể hiện sự am hiểu và nắm bắt được thông tin về các công nghệ, các kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến dự án, nêu rõ quan điểm của tác giả về tính bức xúc của dự án, về luận cứ xuất xứ của dự án mà dựa vào đó tác giả xây dựng dự án,...).

b. Xác định nội dung và các vấn đề đặt ra mà dự án cần triển khai thực hiện:

- Luận cứ rõ những vấn đề trọng tâm mà dự án cần giải quyết (cần hướng vào để triển khai thực hiện) nhằm đạt được mục tiêu, sản phẩm mà dự ánđặt ra (rõ; đầy đủ và chi tiết).

- Nội dung, trình tự các bước công việc thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra (hợp lý; sáng tạo).

c. Phương án triển khai:

- Phương án tổ chức sản xuất thử nghiệm: mô tả, phân tích các điều kiện về địa điểm, mặt bằng, nhà xưởng, nhân lực, vật tư, thiết bị, sơ đồ qui trình công nghệ, yếu tố môi trường và giải pháp khắc phục,...(hợp lý và có tính khả thi).

- Phương án tài chính: phân tích và tính toán tài chính của quá trình thực hiện dự án về chủng loại sản phẩm và khối lượng sản phẩm (đầy đủ và chính xác).

- Phương án tiêu thụ sản phẩm và khả năng hoàn trả kinh phí thu hồi: chứng minh được đầu ra của sản phẩm (có nhu cầu và địa chỉ tiêu thụ cụ thể, giá thành và chất lượng sản phẩm được xã hội chấp nhận).

d. Sản phẩm của dự án và khả năng phát triển của dự án sau khi kết thúc: chứng minh được tính ổn định và tiên tiến của công nghệ, chất lượng và giá thành sản phẩm, phân tích và làm rõ được tính khả thi của phương án chuyển giao công nghệ hoặc mở rộng sản xuất.

14.2. Năng lực của cá nhân và tổ chức đăng ký chủ trì dự án SXTN (được đánh giá tối đa 25 điểm).

a. Kinh nghiệm thực tế sản xuất kinh doanh và những thành tựu nổi bật về triển khai công nghệ thuộc lĩnh vực nghiên cứu dự án của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm dự án.

- Số năm kinh nghiệm, số dự án đã thực hiện.

- Số công trình KH&CN đã được áp dụng hoặc chuyển giao vào sản xuất.

- Năng lực tổ chức quản lý của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm dự án(tính khoa học và hợp lý trong nội dung và phương án triển khai thực hiện, v.v...).

b. Tiềm lực (liên quan đến dự án tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì) của tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện dự án.

c. Cơ sở vật chất (thiết bị, nhà xưởng,...) hiện có đảm bảo cho việc thực hiện dự án.

d. Điều kiện đảm bảo về nhân lực, lực lượng và cơ cấu cán bộ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và thành tựu triển khai công nghệ của những người tham gia thực hiện dự án,...

14.3. Tính hợp lý của kinh phí đề nghị hỗ trợ (được đánh giá tối đa 10 điểm).

a. Tính hợp lý, sát thực tế và có đủ luận cứ của kinh phí đề nghị hỗ trợ, mức độ chi tiết của dự toán.

b. Tính khả thi của việc  huy động các nguồn vốn khác cho việc thực hiện dự án.

Điều 15. UBND Tỉnh thành lập Hội đồng KH&CN cấp Tỉnh theo chuyên ngành khoa học (dưới đây gọi là Hội đồng) để tư vấn đánh giá tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án SXTN.

15.1. Cơ cấu Hội đồng:

a. Hội đồng có từ  9 đến 11 thành viên, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác (hai thành viên phản biện do Hội đồng phân công).  Thành viên của Hội đồng phải là các chuyên gia có uy tín, khách quan, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu lĩnh vực khoa học và công nghệ được giao tư vấn tuyển chọn. Thành viên Hội đồng gồm:

+ 1/3 thành viên là đại diện cho các cơ quan quản lý có liên quan, tổ chức sản xuất kinh doanh sử dụng kết quả KH&CN, các tổ chức khác có liên quan.

+ 2/3 thành viên là các nhà KH&CN hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan.

b. Cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài, dự án SXTN và những người tham gia thực hiện đề tài, dự án SXTN nào thì không được tham gia Hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án SXTN đó. Trong trường hợp cần thiết, thành viên Hội đồng có thể là cán bộ đang công tác tại tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, dự án SXTN, nhưng không quá 01 người và không được làm Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng hoặc thành viên phản biện.

15.2. Các thành viên Hội đồng có ý kiến nhận xét bằng văn bản và chịu trách nhiệm về ý kiến tư vấn của mình.

Điều 16. Quy trình và thủ tục làm việc của Hội đồng theo các nguyên tắc chủ yếu sau đây:

16.1. Hội đồng phân công 2 chuyên gia am hiểu sâu lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, dự án SXTN làm phản biện nhận xét và đánh giá tất cả các hồ sơ đăng ký tuyển chọn chủ trì thực hiện một (01) đề tài, dự án SXTN. Khi cần thiết, Hội đồng kiến nghị Sở KH&CN mời các chuyên gia am hiểu sâu lĩnh vực nghiên cứu đề tài, dự án SXTN ở ngoài Hội đồng nhận xét và đánh giá hồ sơ (các chuyên gia này không bỏ phiếu đánh giá hồ sơ).

Chuyên gia phản biện có trách nhiệm nghiên cứu, phân tích và so sánh các hồ sơ đăng ký tuyển chọn chủ trì thực hiện đề tài, dự án SXTN, tiến hành nhận xét và đánh giá từng hồ sơ theo từng chỉ tiêu đã nêu tại Điều 11 của Quy định này tương ứng cho từng đề tài và từng dự án SXTN, viết bản nhận xét và đánh giá đối với từng hồ sơ.

16.2. Hội đồng tổ chức họp thảo luận, đánh giá bằng cách bỏ phiếu chấm điểm.

Trong trường hợp chỉ có một (01) hồ sơ tham gia tuyển chọn chủ trì một (01) đề tài, dự án SXTN, Hội đồng vẫn tổ chức đánh giá theo các tiêu chuẩn và quy trình nêu trong Quy định này.

Tổ chức, cá nhân được đề nghị trúng tuyển chủ trì đề tài là tổ chức, cá nhân có hồ sơ được xếp hạng cao nhất, nhưng số điểm trung bình tối thiểu phải đạt 70/100 điểm, trong đó, điểm trung bình về giá trị khoa học và thực tiễn tối thiểu phải đạt 50/70 điểm.

Tổ chức, cá nhân được đề nghị trúng tuyển chủ trì dự án SXTN là tổ chức, cá nhân có hồ sơ được xếp hạng cao nhất, nhưng số điểm trung bình tối thiểu phải đạt 65/100 điểm, trong đó, điểm trung bình về giá trị công nghệ và kinh tế tối thiểu phải đạt 45/65 điểm.

16.3. Hội đồng xếp thứ tự ưu tiên các hồ sơ đăng ký chủ trì một (01) đề tài có số điểm trung bình từ 70/100 điểm trở lên, trong đó, số điểm về giá trị khoa học và thực tiễn tối thiểu đạt 50/70 điểm (hoặc các hồ sơ đăng ký chủ trì 1 dự án SXTN có số điểm trung bình từ 65/100 điểm trở lên, trong đó, số điểm về giá trị công nghệ và kinh tế tối thiểu đạt 45/65 điểm), theo các nguyên tắc sau đây:

- Điểm trung bình theo thứ tự từ cao xuống thấp.

- Ưu tiên điểm về giá trị khoa học và thực tiễn đối với các hồ sơ có cùng số điểm trung bình.

- Ưu tiên điểm của Chủ tịch Hội đồng (hoặc điểm của Phó Chủ tịch, trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt) đối với các hồ sơ có cùng số điểm trung bình và cùng số điểm về giá trị khoa học và thực tiễn.

Đối với các hồ sơ có cùng số điểm trung bình, điểm về giá trị khoa học và thực tiễn, điểm của Chủ tịch Hội đồng (hoặc điểm của Phó Chủ tịch, trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt), Hội đồng kiến nghị UBND Tỉnh xem xét quyết định.

Trường hợp một đề tài không có hồ sơ nào đạt số điểm trung bình từ 70/100 điểm trở lên (hoặc một dự án SXTN không có hồ sơ nào đạt số điểm trung bình từ 65/100 điểm trở lên), đề tài, dự án SXTN này sẽ không được đưa vào thực hiện trong năm kế hoạch.

16.4. Hội đồng thảo luận để kiến nghị những điểm bổ sung, sửa đổi cần thiết về những nội dung đã nêu trong thuyết minh  đề tài, dự án SXTN và khuyến nghị về kinh phí cho việc thực hiện đề tài, dự án SXTN hoặc nêu những điểm cần lưu ý trong quá trình hoàn thiện hồ sơ của tổ chức và cá nhân được lựa chọn.

Hội đồng ghi biên bản đánh giá về các hồ sơ đã đăng ký tuyển chọn và kiến nghị tổ chức và cá nhân trúng tuyển.

16.5. Phương thức làm việc của Hội đồng KH&CN tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án SXTN cấp Tỉnh được quy định cụ thể tại Quyết định số:……./2003/QĐ-UBBT ngày     /12/2003 của UBND tỉnh Bình Thuận.

 

CHƯƠNG V

 PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN

 

Điều 17. Một cá nhân tham gia tuyển chọn có nhiều đề tài được Hội đồng kiến nghị trúng tuyển có quyền đề nghị chọn một (01) đề tài để chủ trì thực hiện. Trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu về chọn đề tài để chủ trì thực hiện, cá nhân phải gửi ý kiến bằng văn bản để xem xét quyết định đề tài chủ trì thực hiện.

Trong trường hợp cá nhân trúng tuyển từ chối đề tài, dự án SXTN được chọn thì tổ chức, cá nhân có hồ sơ đạt tổng số điểm trung bình tiếp theo sẽ được thay thế, nhưng vẫn phải bảo đảm đạt từ 70/100 điểm trở lên, trong đó, số điểm về giá trị khoa học và thực tiễn tối thiểu phải đạt 50/70 điểm đối với đề tài và từ 65/100 điểm trở lên, trong đó, số điểm về giá trị công nghệ và kinh tế tối thiểu phải đạt 45/65 điểm đối với dự án SXTN.

Điều 18. Trên cơ sở kết quả làm việc của Hội đồng, Sở KH&CN trình UBND Tỉnh quyết định tổ chức và cá nhân trúng tuyển.

Sở KH&CN thông báo kết quả tuyển chọn đến tổ chức, cá nhân trúng tuyển, đến Sở Chủ quản của tổ chức trúng tuyển, cơ quan quản lý trực tiếp của cá nhân trúng tuyển và thông báo chi tiết được đăng đầy đủ trên thông tin khoa học và công nghệ Tỉnh, website Sở KH&CN trên internet tại địa chỉ www.binhthuan.gov.vn.

Điều 19. Tổ chức và cá nhân trúng tuyển có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề tài, dự án SXTN theo kiến nghị của Hội đồng và gửi Sở KH&CN trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả tuyển chọn.

Sở KH&CN phối hợp với  Sở Tài chính- Vật giá, với Sở chủ quản có liên quan trong việc thẩm định thuyết minh của các đề tài, dự án SXTN.

Căn cứ vào biên bản thẩm định, Sở KH&CN ký kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân trúng tuyển và cấp kinh phí cho việc triển khai thực hiện đề tài, dự án SXTN.

Điều 20. Các tổ chức có liên quan và các thành viên Hội đồng phải tuân thủ kỷ luật tuyển chọn, giữ bí mật các thông tin liên quan đến quá trình đánh giá tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án SXTN.

Việc lưu giữ các hồ sơ và tài liệu liên quan đến quá trình đánh giá tuyển chọn được thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 21. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với các quyết định hành chính và hành vi hành chính của cơ quan tổ chức tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài, dự án SXTN.

Công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài, dự án SXTN và phương thức làm việc của Hội đồng tuyển chọn.

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

 

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ

CHỦ TRÌ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN

CẤP TỈNH

 (Ban hành kèm theo Quyết định số:            /2003/QĐ-UBBT ngày       /12/2003 của UBND tỉnh Bình Thuận)

 

Kính gửi:  Sở Khoa học và Công nghệ

 

Căn cứ thông báo của Sở Khoa học và Công nghệ về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án SXTN năm 200..., chúng tôi:

 

a/ ………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

……………………………………………..

(Tên, địa chỉ của tổ chức đăng ký tuyển chọn làm cơ quan chủ trì đề tài, dự án SXTN).

b/ ………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

(Họ và tên, học vị, chức vụ địa chỉ cá nhân đăng ký tuyển chọn làm chủ nhiệm đề tài, dự án SXTN)

 

xin đăng ký chủ trì thực hiện đề tài, dự án SXTN:

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………….

thuộc Chương trình KH&CN (nếu có):

………………………………………………………………………………….

Mã số của Chương trình: ...........................................

Hồ sơ đăng ký tuyển chọn chủ trì thực hiện đề tài, dự án SXTN gồm:

1. Thuyết minh đề tài theo biểu B1-2-TMĐT (hoặc thuyết minh  dự án SXTN theo biểu B1-2-TMDA).

2. Tóm tắt hoạt động KH&CN của tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, dự án SXTN theo biểu B1-3-LLTC.

3. Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài, dự án SXTN theo biểu B1-4-LLCN.

4. Văn bản xác nhận về sự đồng ý của các tổ chức và cá nhân đăng ký phối hợp nghiên cứu (biểu B1-5-PHNC) - nếu có phối hợp nghiên cứu;

5. Các văn bản pháp lý chứng minh khả năng huy động vốn từ nguồn khác (nếu có kê khai huy động vốn từ nguồn khác).  

Chúng tôi xin cam đoan những nội dung và thông tin kê khai trong hồ sơ này là đúng sự thật.

 

                                                   ......................., ngày      tháng     năm 200   

 

 

Cá nhân đăng ký chủ nhiệm                Thủ trưởng tổ chức đăng ký chủ trì

đề tài, dự án SXTN                              đề tài, dự án SXTN

(Họ, tên và chữ ký)                                (Họ, tên, chữ ký và đóng dấu)

 

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

(Ban hành kèm theo Quyết định số:         /2003/QĐ-UBBT ngày      /12/2003

của UBND tỉnh Bình Thuận).

 

I. Thông tin chung về đề tài

 

1. Tên đề tài

 

 

2. Mã số

 

 

3. Thời gian thực hiện

(Từ tháng ..../200..  đến tháng ..../200.. )

 

4. Cấp quản lý

Nhà nước       Bộ       Cơ sở

                        Tỉnh

5.

Kinh phí 

Tổng số:

Trong đó, từ Ngân sách SNKH:

6.

Thuộc Chương trình (nếu có)

 

7

Chủ nhiệm đề tài

Họ và tên:

 

Học hàm/học vị:

 

Chức danh khoa học:

 

Điện thoại:                          (CQ)/                          (NR)            Fax:

 

Mobile:

 

E-mail:

 

Địa chỉ cơ quan:

 

Địa chỉ nhà riêng:

 

8

Cơ quan chủ trì đề tài

Tên tổ chức KH&CN

 

 

 

 

 

*Ghi chú:

        Trong trường hợp tổ chức và cá nhân thấy cần trình bày cho rõ hơn một số mục nào đó của bản thuyết minh này, có thể trình bày dài hơn, nhưng tổng số trang của thuyết minh không quá 25 trang (không kể phần phụ lục về giải trình kinh phí đề tài).

 

 

Điện thoại:                                                    Fax:

 

E-mail:

 

Địa chỉ:

 

 

II.  Nội dung KH&CN của đề tài

 

9

Mục tiêu của đề tài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

 

 

- Tình trạng đề tài          Mới                        Kế tiếp đề tài đã kết thúc giai đoạn trước

 

           

 

- Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài (thể hiện sự hiểu biết cần thiết của tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì đề tài về lĩnh vực nghiên cứu, nắm được những công trình nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài, những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, nêu rõ quan điểm của tác giả về tính bức xúc của đề tài,...)

 

 

 

Ngoài nước:

 

 

 

Trong nước:

 

 

 

- Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan

 

 

 

 

 

 

11

Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng (luận cứ rõ cách tiếp cận - thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng - so sánh với các phương thức giải quyết tương tự khác, nêu được tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo của đề tài)

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Nội dung nghiên cứu (liệt kê và mô tả những nội dung cần nghiên cứu, nêu bật được những nội dung mới và phù hợp để giải quyết vấn đđặt ra, kể cả những dự kiến hoạt động phối hợp để chuyển giao kết quả nghiên cứu đến người sử dụng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nội dung nghiên cứu (tiếp)

 

 

 

 

 

 

13

Hợp tác quốc tế

 

Tên đối tác

Nội dung hợp tác

 

 

 

Đã hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    

 

 

 

Dự kiến hợp tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Tiến độ thực hiện

STT

Các nội dung, công việc

thực hiện chủ yếu

(Các mốc đánh giá chủ yếu)

Sản phẩm

phải đạt   

Thời gian

(BĐ-KT)

Người, cơ quan thực hiện

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Kết quả của đề tài

 

15

Dạng kết quả dự kiến của đề tài

I

II

III

¨      Mẫu (model, maket)

¨      Quy trình công nghệ

¨      Sơ đồ

¨      Sản phẩm

¨      Phương pháp

¨      Bảng số liệu

¨      Vật liệu

¨      Tiêu chuẩn

¨      Báo cáo phân tích

¨      Thiết bị, máy móc

¨      Quy phạm

¨      Tài liệu dự báo

¨      Dây chuyền công nghệ

 

¨      Đề án, qui hoạch triển khai

¨      Giống cây trồng                                                                                       

 

¨      Luận chứng kinh tế-kỹ thuật, nghiên cứu khả thi                                                                                                             

¨      Giống gia súc

 

¨      Chương trình máy tính

 

 

¨      Khác

16

Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm tạo ra (dạng kết quả II, III)

STT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học

Ghi chú

1

2

3

4

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

 Yêu cầu kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng đối với sản phẩm tạo ra (dạng kết quả I)

 

 

STT

 

Tên sản phẩm

và chỉ tiêu chất lượng chủ yếu

 

Đơn vị

 đo

 

Mức chất lượng

 

Dự kiến số lượng

 

 

 

Cần

đạt

   Mẫu tương tự

sản phẩm

tạo ra

 

 

 

 

Trong nước

Thế giới

 

1

2

3

4

5

6

7

1              

 

 

 

 

 

 

2              

 

 

 

 

 

 

3              

 

 

 

 

 

 

4              

 

 

 

 

 

 

5              

 

 

 

 

 

 

6              

 

 

 

 

 

 

7              

 

 

 

 

 

 

8              

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu

 (Nêu tính ổn định của các thông số công nghệ, ghi địa chỉ khách hàng và mô tả cách thức chuyển giao kết quả,...)

 

 

 

 

 

 

19

Các tác động của kết quả nghiên cứu

(Ngoài tác động đã nêu tại mục 18 trên đây)

·        Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ KH&CN

 

 

 

·        Đối với lĩnh vực khoa học có liên quan:

 

 

 

·        Đối với kinh tế - xã hội:

 

 

 

 

 

          IV. Các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đề tài

 

20

Hoạt động của các tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài

(Ghi tất cả các tổ chức phối hợp thực hiện đề tài và phần nội dung công việc tham gia trong đề tài)

STT

Tên tổ chức

Địa chỉ

Nội dung hoạt động, đóng góp cho đề tài

Dự kiến kinh phí

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

21

Liên kết với sản xuất và đời sống

(Ghi rõ đơn vị sản xuất hoặc những người sử dụng kết quả nghiên cứu tham gia vào quá trình thực hiện và nêu rõ nội dung công việc thực hiện trong đề tài)

 

 

 

 

 

 

 

 

22

 Đội ngũ cán bộ thực hiện đề tài

(Ghi những người có đóng góp chính thuộc tất cả các tổ chức chủ trì và tham gia đề tài, không quá 10 người)

STT

Họ và tên

Cơ quan công tác

Số tháng làm việc cho đề tài

A

Chủ nhiệm đề tài

 

 

 

B

Cán bộ tham gia nghiên cứu

 

 

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

….

 

 

 

V. Kinh phí thực hiện đề tài và nguồn kinh phí

(Giải trình chi tiết xin xem phụ lục kèm theo)

 

Đơn vị tính: Triệu đồng

23

Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản chi

STT

Nguồn kinh phí

Tổng số

Trong đó

 

 

 

Thuê khoán chuyên môn

Nguyênliệu,

vật liệu, năng lượng

Thiết bị, máy móc

Xây dựng, sửa chữa nhỏ

Chi khác

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

Tổng kinh phí

 

 

   

 

   

 

   

 

   

 

   

 

   

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

1              

Ngân sách SNKH

 

 

 

 

 

 

 

2              

Các nguồn vốn khác

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tự có

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khác (vốn huy động, ...)

 

 

 

 

 

 

 

                                               

                                                                                                                                                     

 

 

                                                                     ......................., ngày     tháng     năm 200..   

 

Thủ trưởng

Cơ quan chủ trì đề tài

(Họ, tên, chữ ký và đóng dấu)

 

Chủ nhiệm đề tài

(Họ, tên và chữ ký)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ TÀI

                                                                                       

Đơn vị tính: triệu đồng                                       

STT

Nội dung các khoản chi

Tổng số

Nguồn vốn

Kinh phí

Tỷ lệ (%)

NSNN

Tự có

Khác

1

Thuê khoán chuyên môn

 

 

 

 

 

 

2

Nguyên, vật liệu, năng lượng

 

 

 

 

 

 

3

Thiết bị, máy móc chuyên dùng

 

 

 

 

 

 

4

Xây dựng, sửa chữa nhỏ

 

 

 

 

 

 

5

Chi khác

 

 

 

 

 

 

 

 Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

                       

 

 

GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI

 (Triệu đồng)

 

Khoản 1.  Thuê khoán chuyên môn

 

STT

Nội dung thuê khoán

Tổng kinh phí

Nguồn vốn

NSNN

Tự có

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng                                            

 

 

 

 

 

 

Khoản 2. Nguyên vật liệu, năng lượng

 

STT

Nội dung

Đơn vị đo

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

NSNN

Tự có

Khác

2.1

Nguyên, vật liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

 Dụng cụ, phụ tùng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Năng lượng, nhiên liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Than

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Điện

 

kw/h

 

 

 

 

 

 

 

 - Xăng, dầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Nhiên liệu khác

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4

 Nước

 

m3

 

 

 

 

 

 

2.5

  Mua sách, tài liệu, số liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

Khoản 3. Thiết bị, máy móc chuyên dùng

 

STT

Nội dung

Đơn vị đo

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

NSNN

Tự có

Khác

3.1

Mua thiết bị công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Mua thiết bị thử nghiệm, đo lường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Khấu hao thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.4

Thuê thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.5

 Vận chuyển lắp đặt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khoản 4. Xây dựng, sửa chữa nhỏ

 

STT

Nội dung

Kinh phí

Nguồn vốn

NSNN

Tự có

Khác

4.1

Chi phí xây dựng         m2  nhà xưởng, PTN

 

 

 

 

4.2

Chi phí sửa chữa         m2  nhà xưởng, PTN

 

 

 

 

4.3

Chi phí lắp đặt hệ thống điện, hệ thống nước

 

 

 

 

4.4

Chi phí khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

Khoản 5. Chi khác

 

STT

Nội dung

Kinh phí

Nguồn vốn

NSNN

Tự có

Khác

5.1

Công tác phí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.2

Quản lý cơ sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.3

Chi phí đánh giá, kiểm tra, nghiệm thu

 

 

 

 

 

- Chi phí kiểm tra, nghiệm thu trung gian

 

 

 

 

- Chi phí nghiệm thu nội bộ

 

 

 

 

- Chi phí nghiệm thu chính thức

 

 

 

 

 

 

5.4

Chi khác

 

 

 

 

- Hội thảo

 

 

 

 

- Hội nghị

 

 

 

 

- Ấn loát tài liệu, văn phòng phẩm

 

 

 

 

- Dịch tài liệu

 

 

 

 

........

 

 

 

 

5.5

Phụ cấp chủ nhiệm đề tài

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN VIẾT THUYẾT MINH ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ  PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

(Ban hành kèm theo Quyết định số:            /2003/QĐ-UBBT ngày          /12/2003 của  UBND tỉnh Bình Thuận).

 

Biểu B1-2-TMĐT (Thuyết minh đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ) là một trong các biểu mẫu được ban hành kèm theo Quy định về việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ và các dự án sản xuất thử nghiệm cấp Tỉnh (Quyết định số........./2003/QĐ-UBBT ngày..……/....../2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận) dùng để thuyết minh  các đề tài đăng ký tham gia tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài KH&CN.

Biểu B1-2-TMĐT cũng được sử dụng để thuyết minh các đề tài KH&CN cấp Tỉnh và cấp cơ sở. được giao trực tiếp (không qua tuyển chọn).

Sau khi được cấp quản lý đề tài phê duyệt, thuyết minh  đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trở thành văn bản pháp lý quan trọng để quản lý đề tài (theo dõi thực hiện, kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu) trong quá trình thực hiện đến khi kết thúc đề tài.

Để các tổ chức và cá nhân hiểu thống nhất khi lập hồ sơ đăng ký thực hiện đề tài (và để các thành viên Hội đồng KH&CN tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì đề tài hoặc Hội đồng KH&CN tư vấn xét duyệt thuyết minh  đề tài hiểu thống nhất khi đánh giá - chấm điểm), dưới đây hướng dẫn ghi các thông tin chi tiết vào biểu B1-2-TMĐT.

I. Thông tin chung về đề tài

1. Tên đề tài:

Tên đề tài nên viết ngắn gọn nhưng nêu được vấn đề cơ bản cần giải quyết.

Không ghi tên đề tài quá dài và chứa đựng quá nhiều mục tiêu.

Nên bắt đầu tên đề tài bằng danh động từ. Ví dụ, nghiên cứu, triển khai, chế tạo, xây dựng, soạn thảo, biên soạn, v.v... (dài khoảng 2-3 dòng), và tránh giải trình dài trong mục này về mục tiêu nghiên cứu, như để phục vụ xuất khẩu, góp phần hiện đại hoá, nâng cao mức sống nhân dân, v.v... (phần giải trình chi tiết sẽ được trình bày trong các mục 9-12 của biểu B1-2-TMĐT này).

Trường hợp đề tài thực hiện theo phương thức tuyển chọn: ghi tên đề tài đã công bố của cấp quản lý đề tài.

2. Mã số:

Ghi mã số do cơ quan quản lý cấp tương ứng (Nhà nước, Bộ/Ngành, Tỉnh/Thành phố, cơ sở) cấp.

 3. Thời gian thực hiện,    .. tháng.

Ghi số tháng thực hiện đề tài, thông thường 18-24 tháng.

(Từ tháng..../200..  đến tháng..../200.. )

4. Cấp quản lý:

Đánh dấu vào một trong 3 ô trống thể hiện cấp quản lý đề tài: NN: Bộ, Tỉnh; CS (Nhà nước, Bộ/Ngành hoặc Tỉnh/Thành phố; Cơ sở)

5. Kinh phí 

Tổng số: Ghi tổng kinh phí thực hiện đề tài, bao gồm các nguồn: NS SNKH, nguồn vốn  khác (vốn tự có, vốn huy động, v.v...)

Trong đó, từ Ngân sách SNKH:.……. triệu đồng. Đây là phần kinh phí đề nghị cấp (hoặc đã được duyệt) cho nghiên cứu đề tài từ Ngân sách SNKH.

6. Thuộc Chương trình (nếu có):

Chỉ ghi tên và mã số của Chương trình mà đề tài thuộc Chương trình đó do cấp quản lý tương ứng quyết định 

7. Chủ nhiệm đề tài:

Họ và tên: Ghi đầy đủ họ và tên Chủ nhiệm đề tài, viết hoa.

Học hàm/học vị: Ghi học hàm là giáo sư, phó giáo sư và học vị: tiến sĩ khoa học; tiến sĩ; thạc sĩ; kỹ sư hoặc cử nhân, bác sĩ, luật sư, v.v...

Chức danh khoa học: Ghi chức danh theo quy định như nghiên cứu viên cao cấp, nghiên cứu viên chính,... (nếu có).

Điện thoại, E-mail, địa chỉ: Ghi đầy đủ điện thoại, địa chỉ thư tín điện tử, địa chỉ cơ quan và nhà riêng (để tiện sử dụng trong việc liên lạc, trao đổi thông tin khi cần thiết).

8. Cơ quan chủ trì đề tài:

Ghi tên đầy đủ của tổ chức thực hiện chính đề tài và cơ quan chủ quản của tổ chức đó.

II.  Nội dung KH&CN của đề tài

9. Mục tiêu của đề tài:

Ghi mục tiêu tổng quát cần đạt ở mức độ cụ thể hơn tên đề tài và mục tiêu chi tiết nhưng không diễn giải quá cụ thể thay cho nội dung cần thực hiện của đề tài (nội dung sẽ được trình bày tại mục 12 của biểu này).  

10. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:

- Tình trạng đề tài: Ghi tình trạng đề tài hiện nay đang ở giai đoạn nào. Đánh dấu (x) vào 1 trong 2 ô trống- chú ý không đánh dấu vào cả 2 ô trống cùng 1 lúc.

 Mới

 Kế tiếp đề tài đã kết thúc giai đoạn trước (việc tiếp tục đề tài theo hướng nghiên cứu đã chọn để đưa ra những kết quả cụ thể hơn là cần thiết).

- Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài: Đây là phần rất quan trọng của công trình nghiên cứu, thể hiện sự hiểu biết cần thiết của tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì đề tài về lĩnh vực nghiên cứu, là tiền đề để giải quyết thành công đề tài cần nghiên cứu.

Tổng quan phải thể hiện việc tổ chức, cá nhân đăng ký chủ trì đề tài nắm được những công trình nghiên cứu đã có liên quan đến đề tài, những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài (nghĩa là, tác giả phải thu thập được những thông tin chủ yếu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, phải tra cứu tư liệu sáng chế (tại Cục SHCN,...), tra cứu thông tin tại các trung tâm thông tin tư liệu KH&CN hoặc trên mạng Internet; nắm được khá cụ thể tình hình triển khai vấn đề nghiên cứu này ở trong và ngoài nước,... ).

Ví dụ, đối với các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật có thể giới thiệu và đánh giá những nội dung tài liệu tham khảo mới: bằng sáng chế độc quyền (patent), các bài báo trong tạp chí chuyên ngành và sách chuyên khảo; xu hướng phát triển hiện nay và những yêu cầu khoa học đối với phương pháp, quy trình kỹ thuật,công nghệ, hoặc chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đạt được của sản phẩm KHCN liên quan đến kết quả nghiên cứu hoặc đề tài, dự án đang tiến hành của tổ chức khoa học công nghệ, của cơ sở sản xuất hoặc doanh nghiệp cụ thể (chú ý: tài liệu tham khảo càng mới, càng có giá trị học thuật và thực tiễn cao, càng được đánh giá cao);

Nói cách khác, phải ghi rõ đã có tổ chức khoa học công nghệ hoặc doanh nghiệp nào đã tiến hành nghiên cứu đề tài tương tự này chưa, nếu có thì bằng phương pháp, công nghệ nào và kết quả nghiên cứu đã được đánh giá định lượng hoặc định tính như thế nào? rút ra kết luận cần thiết để trả lời câu hỏi về nhu cầu và tính bức xúc đối với đề tài nghiên cứu.

Những gợi ý trên đây nên trình bày tương tự như nhau cho 2 mục tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước và trong nước (tổng số trang của mục 10 này nên dài khoảng 4-5 trang).

- Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu có liên quan: Ghi tên đầy đủ tài liệu (bài báo, ấn phẩm,... ) đã tham khảo theo thứ tự: Họ tên tác giả, nhan đề bài báo, các yếu tố về xuất bản. 

Chú ý, chỉ ghi những tài liệu (có thể của các tác giả khác trong và ngoài nước hoặc của bản thân tác giả) liên quan đến đề tài nghiên cứu, tránh ghi các tài liệu không liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.    

Trường hợp có quá nhiều tài liệu liên quan, chỉ nêu những công trình chính mà tác giả tâm đắc nhất.

11. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng:

- Luận cứ cho việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu, cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu;

- Trình bày phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sẽ sử dụng;

- Lập luận về tính mới, tính sáng tạo và những nét độc đáo của đề tài.

Thiết kế nghiên cứu có thể hiểu là hình dung khái quát - tổng thể về đề tài (như thiết kế tổng thể một ngôi nhà vậy): đề tài sẽ đạt được những kết quả gì, đề tài sẽ phát triển tiếp như thế nào; đề tài sẽ trải qua những công đoạn nào để đi đến kết quả cuối cùng,...

Sau khi lập luận về thiết kế nghiên cứu, lựa chọn đối tượng nghiên cứu, phải  nêu cách tiếp cận để đạt mục tiêu và kết quả của đề tài. Ví dụ, đối với một số đề tài nghiên cứu công nghệ ở giai đoạn hiện nay, cách tiếp cận có thể là căn cứ kết quả nghiên cứu tổng quan các tài liệu và công trình đã có (đã nêu tại mục 10 trên đây) luận giải rõ việc chọn công nghệ tiên tiến phù hợp của nước ngoài và nắm vững công nghệ đó triển khai vào điều kiện Việt Nam để tạo ra sản phẩm phục vụ thiết thực cho sản xuất và đời sống (không chỉ dừng lại tổng quan về nguyên lý chế tạo, mà bắt chước được công nghệ để tạo ra công nghệ và sản phẩm cho Việt Nam).

Sau đó phân tích những phương pháp, giải pháp hoặc nguyên lý kỹ thuật/công nghệ hiện đang sử dụng đối với đối tượng nghiên cứu, đánh giá sự khác biệt, nêu rõ những tồn tại, hạn chế và rút ra phương cách riêng của mình để đạt mục tiêu đặt ra của đề tài.

Nêu điểm giống và khác biệt so với những người đi trước (so sánh với các phương thức giải quyết tương tự khác của các tác giả trong và ngoài nước) để nêu được tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo của đề tài trong cách tiếp cận và kỹ thuật sẽ sử dụng.

12. Nội dung nghiên cứu:

Nội dung nghiên cứu phải dẫn xuất từ nghiên cứu tổng quan (mục 10) và cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu (mục 11), đồng thời là cơ sở cho việc xây dựng tiến độ thực hiện (mục 14) và kinh phí thực hiện đề tài (mục 23).

Phải nêu được những nội dung, giải pháp cụ thể cần thực hiện để đạt mục tiêu đề ra.

So sánh với các nội dung, giải pháp đã giải quyết của các tác giả trong và ngoài nước để nêu được tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo của đề tài về nội dung nghiên cứu.

13. Hợp tác quốc tế:

 

                             Tên đối tác

Nội dung hợp tác

 

 

 

Đã hợp tác

 

 

Ghi tên đầy đủ của tổ chức KHCN hoặc doanh nghiệp nước ngoài đã có quan hệ hợp tác.

Chỉ ghi những quan hệ hợp tác chặt chẽ  (dưới các hình thức trao đổi chuyên gia, cùng hợp tác nghiên cứu, định kỳ thăm viếng nhau hoặc có quan hệ thư tín thường xuyên, trao đổi e-mail, thư từ, tài liệu, tạp chí hoặc những thông tin khác) đang tồn tại trong thời gian 2-3 năm gần đây, không ghi những mối quan hệ đã bị gián đoạn, hoặc chỉ ngẫu nhiên gặp nhau 1 lần trong đợt khảo sát nào đó mà không ký kết được biên bản để triển khai hợp tác tiếp theo.

Ghi rõ nội dung đã hợp tác liên quan đến đề tài nghiên cứu

 

Dự kiến hợp tác

 

Ghi tên đầy đủ của tổ chức KHCN hoặc doanh nghiệp nước ngoài dự kiến hợp tác/hoặc đã có kế hoạch hợp tác.

Không ghi chung chung tên nước mong muốn hợp tác.

Ghi một hoặc một vài nội dung sẽ tiến hành hợp tác (trong những nội dung đã nêu trong mục 12 của thuyết minh  đề tài).

14. Tiến độ thực hiện:

Tiến độ thực hiện được xây dựng căn cứ vào nội dung nghiên cứu (đã nêu tại mục 12). Ở đây, chỉ nêu các nội dung, công việc thực hiện chủ yếu, những mốc đánh giá chủ yếu (nêu tên công việc,  các sản phẩm và kết quả trung gian cụ thể tương ứng được tạo ra có thể chứng minh và đánh giá được, chỉ rõ thời điểm tạo ra).

Thông thường, trình tự nghiên cứu của đề tài nghiên cứu công nghệ bao gồm: nghiên cứu lý thuyết (trong đó có nghiên cứu tổng quan các kết quả nghiên cứu và tài liệu liên quan), xây dựng quy trình công nghệ hoặc xây dựng phương pháp, tiến hành thí nghiệm và thử nghiệm trong Labo hoặc tại hiện trường hoặc áp dụng thử, chế thử và chế tạo loạt đầu tạo ra sản phẩm mới hoặc vật liệu mới, tổng kết đánh giá kết quả đạt được và hoàn thiện phương pháp hoặc quy trình công nghệ, sản phẩm tạo ra.

Tiến độ thực hiện của đề tài nghiên cứu công nghệ có thể gồm:

STT

Các nội dung, công việc

thực hiện chủ yếu

(Các mốc đánh giá chủ yếu)

Sản phẩm

phải đạt

Thời gian

(BĐ-KT)

Người, cơ quan thực hiện

1

2

3

4

5

1

Xây dựng thuyết minh chi tiết của đề tài 

Bản thuyết minh  chi tiết của đề tài

 

 

2

Thu thập tài liệu, phân tích, đánh giá và xây dựng báo cáo tổng quan về hiện trạng của đề tài nghiên cứu

Báo cáo tổng quan về hiện trạng của đề tài nghiên cứu

 

 

 

3

Phần nghiên cứu lý thuyết (Nghiên cứu lý thuyết hoặc lý luận về từng nội dung cụ thể của đề tài) 

-...

 

- Báo cáo về... 

 

 - Báo cáo về... 

 

 

 

 

 

 

 

4

Phần nghiên cứu thực nghiệm:

- Thiết kế sản phẩm

- Xây dựng quy trình công nghệ hoặc phương pháp... 

(những công việc chuẩn bị thí nghiệm, như mua sắm nguyên vật liệu, vật tư, sửa chữa hoặc mua mới thiết bị, tuy rất quan trọng trong thực tế, nhưng không nên coi là những mốc đánh giá chủ yếu, trừ trường hợp rất đặc biệt).

 

- Bản thiết kế sản phẩm

- Quy trình công nghệ hoặc phương pháp...

 

 

 

5

Chế thử sản phẩm (có thể ghi cụ thể cho từng sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng của đề tài)

- Chế thử  01 thiết bị A

 

 

 

 

 

01 thiết bị A

 

 

 

6

Kiểm tra, thử nghiệm đánh giá kết quả (đo đạc, kiểm định trong phòng thí nghiệm hoặc ngoài hiện trường, nêu phương pháp, cách thức đánh giá các kết quả tạo ra)

 

 

 

7

Viết báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật của đề tài (theo Biểu mẫu C-BC-02-TKKHKT)

 

 

 

 

Cột thời gian BĐ-KT (cột 4) ghi thời gian bắt đầu và kết thúc từng công việc tương ứng (tháng/năm đến tháng/năm). 

Cột kế tiếp (cột 5) ghi người và cơ quan thực hiện chính phần công việc tương ứng.

III. Kết quả của đề tài

15. Dạng kết quả dự kiến của đề tài:

Dạng kết quả loại I dùng cho đề tài nghiên cứu công nghệ (chủ yếu thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật, khoa học nông nghiệp, khoa học y dược, v.v...) tạo ra những sản phẩm có các chỉ tiêu định lượng có thể đo đếm được.

Dạng kết quả loại II, III dùng cho đề tài nghiên cứu cơ bản và lý thuyết  (chủ yếu thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) với những sản phẩm mang tính chất định tính hoặc chủ yếu là định tính, khó xác định được bằng chỉ tiêu định lượng cụ thể.

Chỉ đánh dấu vào dòng tương ứng với kết quả tạo ra đặc trưng cho tính chất của đề tài nghiên cứu. Ví dụ, đề tài nghiên cứu công nghệ, sản phẩm mới, thường có dạng kết quả: quy trình công nghệ, sản phẩm mới, vật liệu mới, thiết bị mới, phương pháp mới, v.v...; đề tài khoa học xã hội, thường có dạng kết quả: phương pháp luận, mô hình, bảng số liệu, bản quy hoạch, bản sơ đồ, v.v...

Cần lưu ý là ghi bao nhiêu sản phẩm tạo ra tại mục 15 này thì tương ứng phải có bấy nhiêu dòng khai báo về yêu cầu khoa học hoặc chỉ tiêu chất lượng đối với những sản phẩm đó tại mục 16 và 17 tiếp theo.

16. Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm tạo ra (dạng kết quả II+III):

Mục này dành cho sản phẩm tạo ra chủ yếu mang tính định tính, thích hợp với dạng sản phẩm khoa học và kỹ thuật dưới dạng quy trình công nghệ, phương pháp, tiêu chuẩn, quy phạm, luận chứng khả thi, phần mềm, v.v... và cho sản phẩm của đề tài khoa học xã hội hoặc quản lý như đề án, quy hoạch, quy định, bảng số liệu, phương án, v.v...

Tên sản phẩm: Ghi rõ tên sản phẩm tương ứng với việc đã kê khai tại mục 15 (dạng kết quả II+III)

Yêu cầu khoa học: Nêu một số yêu cầu định tính và có thể định lượng. Ví dụ, đối với quy trình công nghệ, đó là công suất, tốc độ, sản lượng tạo ra, trình độ tự động hoá, chủng loại sản phẩm ở cột chú thích tương ứng, nếu là tên sản phẩm thì phải ghi số lượng sản phẩm tạo ra; nếu là chỉ tiêu chất lượng thì phải ghi tên nguồn tài liệu có chứa các chỉ tiêu chất lượng đó (như tên tiêu chuẩn sản phẩm đã trình bày trong đoạn trên).

17. Yêu cầu kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng đối với sản phẩm tạo ra (dạng kết quả I):

- Tên sản phẩm và chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: Ghi đúng như tên sản phẩm dạng kết quả I đã khai báo tại  mục 15 và các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm đó kèm theo ký hiệu chỉ tiêu đã quy định như a, b, d, m, W, v.v... (thông thường phải tham khảo các tiêu chuẩn về sản phẩm như TCVN, ISO, ASTM, DIN, JIS, BS, GOST, GB, v.v... mới có được các chỉ tiêu hoặc thông số kỹ thuật nói trên. Nếu như không có tiêu chuẩn phù hợp thì có thể tham khảo yêu cầu kỹ thuật trong đơn chào hàng của các hãng sản xuất các sản phẩm cùng loại, v.v.. Ngoài ra, cần tham khảo tiêu chuẩn thử nghiệm đối với các chỉ tiêu sản phẩm nói trên).

- Đơn vị  đo: Ghi đơn vị đo lường tương ứng đối với từng chỉ tiêu chất lượng, ví dụ: kg, m, mm, %, N/mm2, v.v...       

- Số lượng sản phẩm tạo ra: ghi số lượng là tấn (t) hoặc ki lô gam (Kg), mét (m), hoặc đơn vị đo tương ứng khác như cái (chiếc),...

- Mức chất lượng dự kiến và cần đạt: Ghi mức chất lượng như đã giải thích ở mục trên. Đây là mục tiêu phấn đấu, thông thường phải cao hơn chỉ tiêu của mẫu tương tự hiện có trong nước và nhỏ hơn hoặc bằng chỉ tiêu của mẫu tương tự tiên tiến của thế giới. Ghi theo cột: Mẫu tương tự trong nước hoặc thế giới.

18. Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu:

Ghi dự kiến đánh giá kết quả nghiên cứu đạt được về tính ổn định và lặp lại của các chỉ tiêu chất lượng để có thể đánh giá khả năng thương mại hoá sản phẩm (chuyển giao hoặc bán cho khách hàng).

Ghi rõ tên và địa chỉ của khách hàng (nếu có thể) để thể hiện tính hiện thực của việc kết quả nghiên cứu sẽ được chấp nhận.

Ghi phương thức chuyển giao như bán sản phẩm tạo ra trọn gói, chuyển giao công nghệ có đào tạo, chuyển giao theo hình thức trả dần theo tỷ lệ % của doanh thu, hoặc góp vốn (với đơn vị phối hợp nghiên cứu hoặc với cơ sở sẽ áp dụng kết quả nghiên cứu) theo tỷ lệ đã thoả thuận để cùng triển khai sản xuất,...

19. Các tác động của kết quả nghiên cứu (ngoài tác động đã nêu tại mục 18 trên đây):

- Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ KH&CN: Ghi số lượng tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư dự kiến đào tạo; dự kiến số lượng cán bộ được nâng cao trình độ chuyên môn trong quá trình thực hiện đề tài. (Nếu chỉ tham gia giúp đỡ đơn vị khác thực hiện nhiệm vụ này thì ghi rõ là chỉ tham gia phối hợp).

- Đối với lĩnh vực khoa học có liên quan: Ghi những đóng góp vào các thành tựu nổi bật trong khoa học quốc tế, đóng góp vào tiêu chuẩn quốc tế; triển vọng phát triển theo hướng nghiên cứu của đề tài; ảnh hưởng của những sáng tạo về lý luận đến phát triển ngành khoa học, đến sáng tạo trường phái khoa học mới;...

- Đối với kinh tế và xã hội:

Tiềm năng và tác động thực tiễn của đề tài đối với sự phát triển kinh tế xã hội: những luận cứ khoa học của đề tài có khả năng ảnh hưởng đến chủ trương chính sách, cơ chế quản lý cụ thể của đảng và Nhà nước; có khả năng nâng cao tiêu chuẩn văn hoá của xã hội; ảnh hưởng tốt đến môi trường; có khả năng ảnh hưởng tốt đến sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cộng đồng,...

Đề tài tạo ra sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao hiệu quả sản xuất,...

IV. Các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đề tài

20. Hoạt động của các tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài (Ghi tất cả các tổ chức phối hợp thực hiện đề tài và phần nội dung công việc tham  gia trong đề tài):

Ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức phối hợp và dự kiến phân công thực hiện những nội dung cụ thể trong đề tài đã được bàn bạc và thoả thuận với nhau từ khi xây dựng thuyết minh  nghiên cứu để thể hiện được những hoạt động, đóng góp cho đề tài của từng tổ chức.

(Những dự kiến phân công này sẽ được thể hiện bằng các hợp đồng thực hiện giữa chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài với các đơn vị, tổ chức nói trên - khi được giao nhiệm vụ chính thức hoặc sau khi trúng tuyển).

21. Liên kết với sản xuất và đời sống

Ghi rõ đơn vị sản xuất hoặc những người sử dụng kết quả nghiên cứu tham gia vào quá trình thực hiện và nêu rõ nội dung công việc thực hiện trong đề tài.

Ghi rõ tên, địa chỉ của các đơn vị và những công việc dự kiến thực hiện của họ (tương tự như hướng dẫn ghi mục 20).

22. Đội ngũ cán bộ thực hiện đề tài

Về những người tham gia thực hiện đề tài: Ghi họ và tên, chức vụ, học vị, chức danh, đơn vị công tác của một số cán bộ chủ chốt thực hiện chính đề tài (thường là những người có trình độ kỹ sư trở lên, thông thường 5-7 người, nhiều nhất cũng không quá 10 là những người tham gia đóng góp trí tuệ cho đề tài, tối thiểu phải đóng góp khoảng 10% khối lượng công việc sáng tạo của đề tài).

Về số tháng làm việc cho đề tài: Ngoài một số ít cán bộ khoa học công nghệ có trình độ được phân công chủ yếu thực hiện đề tài (dành 2/3 tổng thời gian hoặc 100% thời gian cho nghiên cứu đề tài), số cán bộ tham gia thông thường chỉ nên ghi dưới 12 tháng làm việc cho đề tài là hợp lý (mỗi cán bộ khoa học chủ chốt thường bận rất nhiều công việc, do đó chỉ có thể  dành tối đa  50% tổng thời gian vật chất của bản thân mỗi người cho việc nghiên cứu đề tài). Thông thường một đề tài có thời gian thực hiện khoảng 24 tháng.

 

V. Kinh phí thực hiện đề tài và nguồn kinh phí

23. Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản chi

Mục 23 này được tổng hợp từ dự toán kinh phí chi tiết của đề tài (được giải trình tại Phụ lục dự toán kinh phí đề tài kèm theo bản Thuyết minh), cụ thể là:

Sau khi đã giải trình chi tiết các nội dung theo 5 khoản chi (thuê khoán chuyên môn, nguyên vật liệu, năng lượng, thiết bị, máy móc, xây dựng, sửa chữa nhỏ và Chi khác) và theo các nguồn vốn (NSNN, tự có, khác) tại Phụ lục về dự toán kinh phí đề tài, dự toán kinh phí đề tài được tổng hợp vào mục 23.

Kinh phí thực hiện đề tài theo cột dọc: theo các nguồn vốn (NSNN, tự có, khác).

Theo hàng ngang: kinh phí thực hiện từ các nguồn tương ứng được phân thành 5 khoản chi (Thuê khoán chuyên môn, Nguyên vật liệu, năng lượng, Thiết bị, máy móc, Xây dựng, sửa chữa nhỏ và Chi khác).

Việc huy động vốn từ các nguồn khác cho việc thực hiện đề tài chỉ có giá trị khi được chứng minh bằng văn bản gửi kèm theo hồ sơ đăng ký tuyển chọn.

 

THUYẾT MINH DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM

(Ban hành kèm theo Quyết định số:        /2003/QĐ-UBBT ngày       /12/2003 của UBND tỉnh Bình Thuận)

 

I. Thông tin chung về dự án

                   1. Tên dự án:

2. Thuộc chương trình KHCN cấp Nhà nước (nếu là dự án thuộc chương trình): . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ….

3. Mã số:

                   4. Cấp quản lý:

          5. Thời gian thực hiện: ....... tháng, từ tháng ..../200…. đến tháng ..../200…. 

                   6. Kinh phí thực hiện dự kiến: ......... triệu đồng.

Trong đó, từ Ngân sách sự nghiệp khoa học: ........  triệu đồng

                   7. Thu hồi:

- Kinh phí đề nghị thu hồi: ......... triệu đồng (.....% kinh phí hỗ trợ từ ngân sách SNKH)

- Thời gian đề nghị thu hồi (sau thời gian thực hiện):

Đợt 1: ........tháng,          Đợt 2: ........tháng.

                   8. Tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện dự án (tên):

 

Địa chỉ:                                             Điện thoại:

                                                              Fax:

          9. Cá nhân đăng ký chủ nhiệm Dự  án (họ, tên):

 

Học vị:                                              Chức vụ:

Địa chỉ:                                             Điện thoại:

E-mail:                                              CQ:             NR:             Mobile:

10. Cơ quan phối hợp chính:

          11. Danh sách cá nhân tham gia dự án (họ, tên, học vị, chuyên môn của  các cá nhân tham gia chính).

12. Xuất xứ: Ghi rõ xuất xứ từ một trong các nguồn sau:

- Từ kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã được hội đồng KHCN các cấp đánh giá, kiến nghị áp dụng (tên đề tài, ngày tháng năm đánh giá nghiệm thu, biên bản đánh giá nghiệm thu)

- Từ sáng chế, giải pháp hữu ích, sản phẩm khoa học được giải thưởng KHCN (tên văn bằng- chứng chỉ, ngày cấp )

- Kết quả khoa học công nghệ từ nước ngoài (tên văn bằng, chứng chỉ, ngày cấp).

          13. Tổng quan: (Nêu những thông tin cơ bản, mới nhất về tình hình nghiên cứu, triển khai trong nước, trong khu vực và quốc tế: thể hiện sự am hiểu và nắm bắt được thông tin về các công nghệ, các kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực của dự án, về những luận cứ xuất xứ của dự án mà dựa vào đó tác giả xây dựng dự án,..)           

13.1.Tình hình nghiên cứu và triển khai ở nước ngoài

 

13.2. Tình hình nghiên cứu và triển khai trong nước

 

13.3. Luận cứ về xuất xứ và tính cấp thiết của dự án

 

II. Mục tiêu, nội dung và phương án triển khai dự án

1. Mục tiêu:

Nêu mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài (nếu có)

Đối với các dự án SXTN tuyển chọn cần bám sát mục tiêu nêu trong thông báo tuyển chọn. Đưa ra các tiêu chí và các chỉ tiêu tương ứng của mục tiêu nhằm cụ thể hoá và làm rõ mục tiêu đặt ra của dự án

2. Nội dung

(Nêu những nội dung và các bước công việc cụ thể, những vấn đề trọng tâm mà dự án cần triển khai thực hiện để đạt được mục tiêu):

- Mô tả công nghệ, sơ đồ hoặc quy trình công nghệ.

- Luận cứ rõ những vấn đề trọng tâm mà dự án cần giải quyết (như các bước công nghệ, các thông số về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, quy mô triển khai dự án, chủng loại sản phẩm,... cần hoàn thiện và ổn định, khối lượng sản phẩm cần sản xuất để ổn định công nghệ).

- Liệt kê và mô tả nội dung, các bước công việc cần thực hiện để giải quyết những vấn đề đặt ra, kể cả đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đáp ứng cho việc thực hiện dự án.

3. Phương án triển khai:

3.1. Phương án tổ chức sản xuất thử nghiệm: mô tả, phân tích các điều kiện về:

- Địa điểm thực hiện dự án (nêu địa danh cụ thể, nêu thuận lợi và hạn chế về mặt chọn địa điểm triển khai dự án); nhà xưởng, mặt bằng hiện có (m2), dự kiến cải tạo, mở rộng,…

- Môi trường (nêu sơ bộ về tác động môi trường do việc triển khai dự án và giải pháp khắc phục).

- Vật tư, thiết bị chủ yếu đảm bảo cho dự án thực hiện (sẵn có trong nước, phải nhập ngoại,..).

- Nhân lực triển khai dự án: số cán bộ KHCN đúng chuyên môn, số lượng  kỹ thuật viên và công nhân lành nghề, nhu cầu đào tạo phục vụ dự án (số lượng cán bộ, kỹ thuật viên, công nhân).

3.2. Phương án tài chính (phân tích và tính toán tài chính của quá trình thực hiện dự án) trên cơ sở:

- Tổng kinh phí đầu tư cần thiết để triển khai dự án, trong đó nêu rõ vốn cố định, vốn lưu động.

- Việc huy động và phân bổ các nguồn vốn tham gia dự án, nêu rõ cơ sở pháp lý của việc huy động các nguồn vốn và phương án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.

- Giá thành sản phẩm theo từng chủng loại sản phẩm, thời gian thu hồi vốn.

(Các số liệu cụ thể của phương án tài chính được trình bày tại các bảng 1-5 và các phụ lục 1-7).

3.3. Phương án tiêu thụ sản phẩm, quảng bá công nghệ để thị trường hoá kết quả dự án, giải trình và làm rõ thêm cho các bảng tính toán và phụ lục kèm theo (bảng 3-5, phụ lục 9);

- Giá sản phẩm dự kiến (so sánh với giá nhập, giá thị trường trong nước hiện tại và giá dự kiến cho những năm tới).

- Thống kê danh mục các đơn đặt hàng hoặc hợp đồng  mua sản phẩm dự án, các phương thức hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm dự án.

- Khả năng tham gia của các cơ quan tiếp nhận sản phẩm vào quá trình thực hiện dự án (về tài chính, nhân lực, vật lực, khả năng phối hợp thực hiện).

Sản phẩm của dự án:

Nêu sản phẩm cụ thể của dự án (dây chuyền thiết bị công nghệ, qui trình công nghệ, máy mẫu, sản phẩm hàng hoá... với khối lượng và các thông số về chỉ tiêu chất lượng và kỹ thuật tương ứng. 

Phương án phát triển sau khi kết thúc dự án:

Phân tích tính khả thi của phương án chuyển giao công nghệ hoặc mở rộng sản xuất (nêu địa chỉ dự kiến tiếp nhận chuyển giao công nghệ của dự ánhoặc mở rộng quy mô sản xuất, các văn bản thoả thuận tiếp nhận hoặc chuyển giao công nghệ...).

 

 

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN

 

Bảng 1. Tổng kinh phí đầu tư cần thiết để triển khai dự án

 

STT

Nguồn vốn

Tổng cộng

(triệu đồng)

Trong đó

Vốn cố định

Vốn lưu động(*)

Thiết bị, máy móc mua mới

Hoàn thiện công nghệ

Nhà xưởng bổ sung  mới (kể cả cải tạo)

Lương

thuê

khoán

Nguyên

vật liệu,

năng lượng

Khấu hao thiết bị, nhà xưởng đã có; thuê thiết bị

Khác

(công tác phí, quản lý phí, kiểm tra,   nghiệm thu...)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

Ngân sách SNKH

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Vốn vay     tín dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Vốn tự có của cơ sở

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Nguồn vốn khác

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

(*) Chỉ tính chi phí để sản xuất khối lượng sản phẩm cần thiết có thể tiêu thụ và tái sản xuất cho đợt sản xuất tiếp theo.

 

Bảng 2. Tổng chi phí và giá thành sản phẩm

(Trong thời gian thực hiện dự án)

 

            STT

 

Nội dung

Tổng số chi phí

(1000 đ)

Trong đó theo sản phẩm

 

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

A

1

2

3

 

 

4

5

Tổng chi phí sản xuất

Nguyên vật liệu, bao bì

Điện, nước, xăng dầu

Lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội + Thuê khoán chuyên môn

Sửa chữa, bảo trì thiết bị,

Chi phí quản lý

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 1

Phụ lục 2

Phụ lục 6

 

 

Phụ lục 7

Phụ lục 7

B

 

7

 

 

 

8

 

 

9

 

10

Chi phí gián tiếp và khấu hao tài sản cố định

Khấu hao thiết bị

- Khấu hao thiết bị cũ

- Khấu hao thiết bị mới

- Thuê thiết bị (nếu có)

Khấu hao nhà xưởng

- Khấu hao nhà xưởng cũ

- Khấu hao nhà xưởng mới

Phân bổ chi phí hoàn thiện công nghệ và đào tạo

Tiếp thị, quảng cáo, khác

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 3

 

 

 

Phụ lục 5

 

 

Phụ lục 4

 

Phụ lục 7

- Tổng chi phí sản xuất (A+B):                  

- Giá thành 1 đơn vị sản phẩm:

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Khấu hao thiết bị và tài sản cố định: tính theo quy định của Nhà nước đối với từng loại thiết bị của từng ngành kinh tế tương ứng.

- Chi phí hoàn thiện công nghệ: được phân bổ theo thời gian thực hiện dự án sản xuất thử (02 năm) và 01 năm đầu sản xuất ổn định (tổng cộng khoảng 03 năm).

Bảng 3. Tổng doanh thu

(Trong thời gian thực hiện dự án)

STT

Tên sản phẩm

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

(1000 đ)

Thành tiền

(1000 đ)

1

2

3

4

5

6

1

2

3

...

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

Bảng 4. Tổng doanh thu (cho 1 năm đạt 100% công suất)

STT

Tên sản phẩm

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

(1000 đ)

Thành tiền

(1000 đ)

1

2

3

4

5

6

1

2

3

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

Bảng 5. Tính toán hiệu quả kinh tế (cho 1 năm đạt 100% công suất)

STT

Nội dung

Thành tiền

( 1000 đ)

1

2

3

1

2

3

4

5

6

 

7

Tổng vốn đầu tư cho dự án

Tổng chi phí trong một năm

Tổng doanh thu trong một năm

Lãi gộp (3) - (2)

Lãi ròng : (4) - (thuế + lãi vay)

Khấu hao thiết bị, XDCB và chi phí hoàn thiện công nghệ trong 1 năm

Thời gian thu hồi vốn T (năm)

 

 

 

 

          Ghi chú: Tổng vốn đầu tư bao gồm: tổng giá trị còn lại của thiết bị, máy móc và nhà xưởng đã có + tổng giá thành của  thiết bị, máy móc mua mới và nhà xưởng bổ sung mới (kể cả cải tạo) + chi phí hoàn thiện công nghệ và đào tạo.

 

                                                        Tổng vốn đầu tư

Thời gian thu hồi vốn T  = -------------------------- = ----------= …....năm

                                                   Lãi ròng + Khấu hao

 

          4. Hiệu quả kinh tế - xã hội: (tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, giảm nhập khẩu, tạo công ăn việc làm, bảo vệ môi trường....)

 

 

IV.Kết  luận  và  kiến  nghị

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày....tháng....năm 200...    Ngày....tháng....năm 200...    Ngày....tháng....năm 200... 

     Chủ nhiệm dự án              Cơ quan chủ trì dự án      Cơ quan chủ quản dự án

            (Ký tên)                              (Ký tên, đóng dấu)                 (Ký tên, đóng dấu)    

 

 

 

TÓM TẮT HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CỦA TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN

(Ban hành kèm theo Quyết định số: ........./2003/QĐ-UBBT ngày .……./...../2003

của  UBND tỉnh Bình Thuận).

 

1. Tên tổ chức

 

 

 

Năm thành lập

 

Địa chỉ

 

Điện thoại:                                                             Fax:

 

E-mail:

 

2. Chức năng, nhiệm vụ và loại hình hoạt động KH&CN hoặc sản xuất kinh doanh liên quan đến đề tài, dự án SXTN tuyển chọn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tổng số cán bộ có trình đđại học trở lên của tổ chức

 

STT

Cán bộ có trình độ

đại học trở lên

Tổng số

 

1

Tiến sỹ

 

 

 

2

Thạc sỹ

 

 

 

3

Đại học

 

 

 

 

 

 

4. Số cán bộ nghiên cứu của tổ chức trực tiếp tham gia đề tài, dự án SXTN tuyển chọn

 

STT

Cán bộ có trình độ

đại học trở lên

 

Số trực tiếp tham gia thực hiện

Đề tài, dự án SXTN

 

1

Tiến sỹ

 

 

 

2

Thạc sỹ

 

 

 

3

Đại học

 

 

 

5. Kinh nghiệm và thành tựu KH&CN trong 5 năm gần nhất liên quan đến đề tài, dự án SXTN tuyển chọn của các cán bộ trong tổ chức trực tiếp tham gia đề tài, dự án SXTN đã kê khai ở mục 4 trên đây

       (Nêu lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm, số năm kinh nghiệm, tên các đề tài/dự án đã chủ trì hoặc tham gia, những công trình đã áp dụng vào sản xuất và đời sống, thành tựu hoạt động KH&CN và sản xuất kinh doanh khác, ...)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có liên quan đến đề tài, dự án SXTN tuyển chọn:

- Nhà xưởng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trang thiết bị chủ yếu:

 

 

 

 

 

 

 

7. Khả năng huy động các nguồn vốn khác (ngoài NS SNKH) cho việc thực hiện đề tài, dự án SXTN đăng ký tuyển chọn

 

·        Vốn tự có:            .....................  triệu đồng (văn bản chứng minh kèm theo).

·        Nguồn vốn khác:  .....................  triệu đồng (văn bản chứng minh kèm theo).

        

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                         .........................., ngày ........ tháng ........ năm 200...

THỦ TRƯỞNG

Cơ quan đăng ký chủ trì đề tài, dự án SXTN

(Họ tên và chữ ký của người lãnh đạo tổ chức, đóng dấu)

 

LÝ LỊCH KHOA HỌC

CỦA CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN

(Ban hành kèm theo Quyết định số ........./2003/QĐ-UBBT ngày ..…../..../2003

của  UBND tỉnh Bình Thuận).

 

A. Thông tin chung về cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài, dự án SXTN

 

1. Họ và tên:

2. Ngày tháng năm sinh:

3. Nam, nữ:

4. Địa chỉ:

5. Điện thoại:                           (CQ)/                       (NR);     Mobile:

6. Fax:                                       Email:                                                               

7. Chức vụ:

8. Cơ quan - nơi  làm việc của cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài, dự án SXTN:

Tên người lãnh đạo cơ quan:                                 

Điện thoại người lãnh đạo cơ quan:

Địa chỉ cơ quan:

B.  Trình độ đào tạo

 

1. Trình độ chuyên môn

 

Học vị:

 

Năm nhận bằng:

 

Chuyên ngành đào tạo:

 

Học hàm:

 

 

 

 

Quá trình và nơi  đào tạo, chuyên ngành đào tạo (từ bậc đại học trở lên):

 

 

 

 

 

 

 

2. Các khoá học chuyên môn khác đã hoàn thành

 

Lĩnh vực:

 

Năm:

 

Nơi đào tạo

 

(Ghi tiếp nếu cần thiết)

 

 

 

 

C. Kinh nghiệm nghiên cứu, sản xuất kinh doanh

(liên quan đến đề tài, dự án SXTN tuyển chọn)

1. Tên lĩnh vực chuyên môn có kinh  nghiệm:

   

Số năm kinh nghiệm:

 

2. Các đề tài, dự án, nhiệm vụ khác đã chủ trì hoặc tham gia trong 5 năm gần đây thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, dự án SXTN tuyển chọn:

2.1

Tên đề tài, dự án, nhiệm vụ khác đã chủ trì

Tên cơ quan chủ trì

Năm BĐ-KT

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Tên đề tài, dự án, nhiệm vụ khác đã tham gia

Tên cơ quan chủ trì

Năm BĐ-KT

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

D. Thành tựu KH&CN trong 5 năm gần nhất

(liên quan đến đề tài, dự án SXTN tuyển chọn)

 

1. Giải thưởng (về KH&CN, về chất lượng sản phẩm,...)

STT

Hình thức và nội dung giải thưởng

Năm tặng thưởng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Các xuất bản phẩm chủ yếu

STT

Tên ấn phẩm

(công trình, bài báo, ...)

Tên tạp chí

(đã đăng tải ấn phẩm)

Năm xuất bản

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Số lượng văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp đã được cấp

STT

Tên và nội dung văn bằng

Năm cấp văn bằng

1

 

 

2

 

 

 

 

 

 

4. Số công trình được áp dụng trong thực tiễn

STT

Tên công trình

Quy mô và địa chỉ áp dụng

Năm áp dụng

1

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Thành tựu hoạt động KH&CN và sản xuất kinh doanh khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                         ..........................., ngày ....... tháng ....... năm 200...

 

Cơ quan - nơi  làm việc của cá nhân đăng ký chủ nhiệm đề tài, dự án SXTN

(Xác nhận và đóng dấu)

 Cá nhân đăng ký chủ nhiệm

 đề tài, dự án SXTN

(Họ tên và chữ ký)

 

 

 

 

GIẤY XÁC NHẬN PHỐI HỢP THỰC HIỆN

ĐỀ TÀI, DỰ ÁN SXTN CẤP NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Quyết định số ........./2003/QĐ-UBBT ngày .….../...../2003

của  UBND TỉnhBình Thuận)

 

Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ

 

1. Tên đề tài, dự án SXTN đăng ký tuyển chọn: ……………………………

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Thuộc Chương trình KH&CN (nếu có): …………………………………….

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Mã số của Chương trình: ..........................................................

 

2. Tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì đề tài, dự án SXTN

- Tên tổ chức đăng ký chủ trì đề tài, dự án SXTN: …………………………

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

- Họ và tên, học vị, chức vụ của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm đề tài, dự án SXTN: …………………………………………………………………………..

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …………………………………………………………………………

 

3. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký phối hợp thực hiện đề tài, dự án SXTN

- Tên tổ chức đăng ký phối hợp thực hiện đề tài, dự án SXTN: …………….

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Địa chỉ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Điện thoại  . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

 

 

- Họ và tên, học vị, chức vụ của cá nhân đăng ký phối hợp thực hiện đề tài, dự án SXTN: ……………………………………………………………………….

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ………………………………………………………………………………

Địa chỉ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Điện thoại  . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

 

Nội dung công việc tham gia trong đề tài (và kinh phí tương ứng) của tổ chức và cá nhân phối hợp nghiên cứu đã được thể hiện trong bản thuyết minh  đề tài, dự án SXTN của hồ sơ đăng ký tuyển chọn gửi Sở KH&CN.

Khi hồ sơ trúng tuyển, chúng tôi cam đoan sẽ hoàn thành những thủ tục pháp lý do Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên để thực hiện tốt nhất và đúng thời hạn mục tiêu, nội dung và sản phẩm của đề tài, dự án SXTN.

                                                                    ......................., ngày    tháng     năm 200..   

 

 

Cá nhân đăng ký chủ nhiệm

đề tài, dự án SXTN

(Họ, tên và chữ ký)

 

Thủ trưởng tổ chức đăng ký chủ trì

đề tài, dự án SXTN

(Họ, tên, chữ ký và đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cá nhân đăng ký

phối hợp thực hiện

đề tài, dự án SXTN

(Họ, tên và chữ ký - nếu cá nhân tham gia)

 

Thủ trưởng tổ chức đăng ký

phối hợp thực hiện

đề tài, dự án SXTN

(Họ, tên, chữ ký và đóng dấu - nếu tổ chức tham gia)

 

 

 

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Huỳnh Tấn Thành

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.