• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 07/02/2014
  • Ngày hết hiệu lực: 15/02/2015
BỘ QUỐC PHÒNG
Số: 223/2013/TT-BQP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Thuận, ngày 23 tháng 12 năm 2013

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng ở các bộ,

 ngành và địa phương năm 2014

___________________

 

Căn cứ Luật Quốc phòng ngày 16 tháng 4 năm 2005;

Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Giáo dục quc phòng và an ninh ngày 19 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương;

Căn cứ Nghị định s 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng;

Bộ trưởng Bộ Quc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và địa phương năm 2014,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, ngành và địa phương năm 2014.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ban Đảng ở Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (sau đây gọi chung là bộ, ngành).

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

3. Bộ Tư lệnh các quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng, binh chủng, binh đoàn, quân đoàn, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây gọi chung là các cơ quan, đơn vị).

4. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện và Ban Chỉ huy quân sự cấp xã.

Điều 3. Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng

1. Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng.

2. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự theo thẩm quyền.

Điều 4. Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh

1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức tập huấn và chỉ đạo các quân khu, địa phương tổ chức tập huấn về Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN) theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật GDQPAN.

2. Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan, tổ chức liên quan hướng dẫn cơ quan thông tin và truyền thông của Trung ương và địa phương tăng cường tuyên truyền quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, tuyên truyền, phổ biến Luật GDQPAN đến mọi tầng lớp nhân dân.

3. Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng GDQPAN các cấp theo quy định.

4. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan hướng dẫn bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh (QPAN) cho các đối tượng:

a) Chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức QPAN cho đối tượng 1 tại Học viện Quốc phòng;

b) Chỉ đạo bồi dưỡng kiến thức QPAN cho đối tượng 2 thuộc bộ, ngành Trung ương trên địa bàn thành phố Hà Nội tại Học viện Chính trị, đối tượng 2 trên địa bàn quân khu tại trường quân sự quân khu, đối tượng 2 của thành phố Hà Nội tại Trường quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

5. Các bộ, ngành Trung ương chủ động phối hợp với cơ quan quân sự địa phương rà soát và tổ chức bồi dưỡng kiến thức QPAN cho đối tượng 3, đối tượng 4.

6. Các địa phương; rà soát và tổ chức bồi dưỡng kiến thức QPAN cho cá nhân tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

7. Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội:

a) Thực hiện môn học GDQPAN cho học sinh, sinh viên;

b) Tiếp tục chỉ đạo triển khai xây dựng các Trung tâm GDQPAN theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

c) Tiếp tục thực hiện Đề án đào tạo giáo viên GDQPAN cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề theo Quyết định, của Thủ tướng Chính phủ;

d) Xây dựng Đề án xây dựng mô hình điểm 01 trung tâm GDQPAN thuộc nhà trường quân đội trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 5. Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương và thực hiện công tác động viên, tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ

1. Xây dựng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện và Ban Chỉ huy quân sự cấp xã vững mạnh toàn diện; kiện toàn Ban Chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở và đội ngũ cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm công tác quốc phòng, quân sự; nâng cao chất lượng, hiệu quả tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự.

2. Nâng cao chất lượng bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ cán bộ làm công tác quốc phòng, quân sự ở bộ, ngành, địa phương.

3. Đổi mới công tác huấn luyện, diễn tập, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ đội địa phương, lực lượng dự bị động viên (DBĐV) và lực lượng dân quân tự vệ (DOTV) theo nội dung chương trình quy định.

4. Tiếp tục thực hiện Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban chỉ huy quân sự cấp xã trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

5. Tăng cường kiểm tra công tác đăng ký, quản lý nguồn động viên.

6. Chỉ đạo việc huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong các đơn vị DBĐV theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; thực hiện việc chi trả phụ cấp trách nhiệm cho quân nhân dự bị đã được sắp xếp, bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị DBĐV ở các địa phương.

7. Đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm; thực hiện đăng ký, quản lý nguồn nhập ngũ, công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; thực hiện việc tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và tuyển sinh quân sự năm 2014 theo quy định.

8. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện pháp luật về DQTV, Điều lệ tham mưu tác chiến DQTV; tích cực chỉ đạo nhân rộng mô hình điểm về tổ chức, huấn luyện, hoạt động của DQTV, Ban Chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương và Ban CHQS cơ quan, tổ chức ở cơ sở; chỉ đạo các tỉnh triển khai thực hiện Đề án tổ chức lực lượng DQTV theo quy định của pháp luật.

9. Nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng DQTV, coi trọng chất lượng về chính trị;

10. Chỉ đạo lực lượng DQTV hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ và quy định của pháp luật. Phối hợp chặt chẽ với công an, bộ đội biên phòng và các lực lượng khác trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội và tham gia phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống cháy rừng, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn; xử trí kịp thời các tình huống có thể xảy ra tại cơ sở.

Điều 6. Kết hợp chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại gắn với tăng cường củng cố quốc phòng-an ninh

1. Gắn việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với nhiệm vụ củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, coi trọng địa bàn biên giới, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, miền Trung.

2. Triển khai thực hiện Quyết định số 13/2012/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng trong khu vực phòng thủ và Quyết định số 17/2012/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế hoạt động của các lực lượng trong khu vực phòng thủ, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, điều chỉnh quy hoạch phải gắn với từng bước hoàn chỉnh thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ của các địa phương.

3. Các bộ, ngành tiếp tục xây dựng kế hoạch bảo đảm nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh (Kế hoạch B) theo Chỉ thị số 12/2008/CT-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ và quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của Bộ Quốc phòng; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện công tác quốc phòng, quân sự theo phạm vi lĩnh vực ngành quản lý; tham gia xây dựng, hoạt động và diễn tập khu vực phòng thủ ở các địa phương.

4. Các quân khu, địa phương tiếp tục tổ chức diễn tập KVPT và chỉ đạo diễn tập chiến đấu trị an cấp xã; chỉ đạo rà soát, điều chỉnh các văn kiện tác chiến khu vực phòng thủ, kế hoạch xây dựng, huy động và tiếp nhận lực lượng dự bị động viên, kế hoạch động viên công nghiệp, kế hoạch huy động và tiếp nhận nhân lực, tàu thuyền và phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển phù hợp với tình hình, nhiệm vụ.

5. Bộ Tư lệnh các quân khu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo, hướng dẫn Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp triển khai đồng bộ các hoạt động đối ngoại quốc phòng, đối ngoại nhân dân. Chấp hành nghiêm Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật quân sự.

Điều 7. Thực hiện chc năng quản lý nhà nước về quốc phòng

1. Hội đồng GDQPAN Trung ương giúp Thủ tướng Chính phủ kiểm tra công tác GDQPAN, kết hợp với kiểm tra công tác DQTV và công tác quốc phòng, quân sự đối với: Quân khu 4 và các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị; Quân khu 9 và các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác quốc phòng, quân sự, DQTV, GDQPAN đối với: Các tỉnh Long An, Bình Thuận/Quân khu 7; Bộ Công thương, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam và thanh tra công tác quốc phòng địa phương đối với tỉnh Lai Châu/Quân khu 2, tỉnh Ninh Bình/Quân khu 3.

3. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị Quân đội chỉ đạo thực hiện nghiêm chế độ giao ban, báo cáo, thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, công tác DQTV, GDQPAN theo quy định.

4. Các quân khu, bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc quyền việc thực hiện công tác quốc phòng, quân sự, DQTV, GDQPAN. Đồng thời, báo cáo kết quả về Bộ Quốc phòng (qua Cục Dân quân tự vệ, Bộ Tổng Tham mưu).

Điều 8. Bảo đảm ngân sách cho công tác quốc phòng, quân sự

Bộ, ngành, địa phương lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách bảo đảm cho công tác quốc phòng, công tác DQTV, GDQPAN theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Hiu lc và trách nhim thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 07 tháng 02 năm 2014 và thay thế Thông tư số 130/2012/TT-BQP ngày 04 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng ở các bộ, ngành và địa phương năm 2013.

2. Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Đại tướng Phùng Quang Thanh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.