• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 30/09/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 27/06/2006
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 93/2000/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Thuận, ngày 15 tháng 9 năm 2000

THÔNG TƯ

Hướng dẫn quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí

trong công tác chống hàng giả

 

Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hànggiả, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phítrong công tác chống hàng giả như sau:

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1 Các nguồn kinh phí trong công tác chống hàng giả bao gồm:

1.1Ngân sách Nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.

1.2Toàn bộ số tiền xử phạt vi phạm hành chính thu về và tiền bán hàng hoá, tangvật, phương tiện vi phạm bị tịch thu của các vụ việc xử lý về hàng giả đượcngân sách Nhà nước để lại chi cho hoạt động chống hàng giả.

1.3Các khoản tài trợ, đóng góp tự nguyện (nếu có) của các tổ chức, cá nhân trongvà ngoài nước phục vụ công tác chống hàng giả.

1.4Kinh phí hỗ trợ từ nguồn thu chống buôn lậu trên địa bàn (nếu có) theo quyếtđịnh của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (dưới đây gọichung là tỉnh).

2 Các nguồn kinh phí trong công tác chống hàng giả được tiếp nhận,quản lý và sử dụng theo nguyên tắc sau đây:

2.1Kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm (nêu tạitiết 1.1 điểm 1 phần I) và Kinh phí hỗ trợ từ nguồn thu chống buôn lậu trên địabàn theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh (nêu tại tiết 1.4 điểm 1 phần I) đượcquản lý, sử dụng theo các quy định quản lý tài chính hiện hành.

2.2Nguồn kinh phí do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, đóng góp tựnguyện cho các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chống hàng giả (nêu tại tiết1.3 điểm 1 phần I) được tiếp nhận, quản lý theo các quy định quản lý tài chínhhiện hành và sử dụng cho công tác chống hàng giả của đơn vị, phù hợp với mụctiêu tài trợ, đóng góp đặt ra.

2.3Nguồn kinh phí thu từ hoạt động chống hàng giả (nêu tại tiết 1.2 điểm 1 phần I)là nguồn thu của Ngân sách Nhà nước được để lại toàn bộ cho đơn vị sử dụng phụcvụ công tác chống hàng giả và được quản lý, sử dụng theo hướng dẫn tại Thông tưnày.

3 Các lực lượng có chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý chống hànggiả nêu tại Thông tư này bao gồm:

Lựclượng quản lý thị trường.

Lựclượng Hải quan.

Lựclượng bộ đội biên phòng.

Lựclượng Công an.

Lựclượng thanh tra chuyên ngành (nếu được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ thanhtra, kiểm tra, xử lý chống hàng giả).

II. HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGUỒN KINH PHÍ THUTỪ HOẠT ĐỘNG CHỐNG HÀNG GIẢ

1. Tập trung các khoản thu từ hoạt động chống hàng giả

1.1Nguồn kinh phí thu từ hoạt động chống hàng giả bao gồm:

Cáckhoản tiền phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi tàng trữ, vận chuyển,buôn bán và sản xuất hàng giả theo quyết định xử phạt hoặc quyết định xử lýkhiếu nại (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Pháp lệnh xử lývi phạm hành chính ngày 6/7/1995 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Sốtiền thu được sau khi xử lý hàng giả, tang vật bị tịch thu cho phép tái lưuthông trên thị trường theo quyết định xử lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

1.2Mở tài khoản tạm giữ để tập trung nguồn kinh phí thu từ hoạt động chống hàng giả.

SởTài chính - Vật giá tỉnh mở tài khoản tạm giữ (tiểu khoản thu từ hoạt độngchống hàng giả) tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; phòng tài chính quận, huyện, thịxã, thành phố trực thuộc tỉnh (dưới đây gọi chung là huyện) mở tài khoản tạmgiữ tại Kho bạc Nhà nước cấp huyện để tập trung các khoản thu từ hoạt độngchống hàng giả do các lực lượng chống hàng giả điều tra, phát hiện, bắt giữ, xửlý. Tài khoản tạm giữ từ hoạt động chống hàng giả tại Kho bạc Nhà nước không đượchưởng lãi.

1.3Nộp tiền thu từ hoạt động chống hàng giả vào tài khoản tạm giữ.

Toànbộ các khoản thu thu được bằng tiền khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vựcchống hàng giả và từ bán hàng tịch thu được phép tái lưu thông (sau khi trừ cácchi phí phát sinh liên quan đến vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản, tổ chức bán hàng)được nộp vào tài khoản tạm giữ nơi phát sinh vụ việc do cơ quan tài chính cấptỉnh và cấp huyện mở tại Kho bạc Nhà nước theo các nguyên tắc sau:

Khoảnthu do lực lượng chống hàng giả của Trung ương hoặc tỉnh trực tiếp kiểm tra,phát hiện, bắt giữ, xử lý tập trung vào tài khoản tạm giữ do Sở Tài chính - Vậtgiá mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh;

Khoảnthu do lực lượng chống hàng giả cấp huyện trực tiếp kiểm tra, phát hiện, bắtgiữ, xử lý tập trung vào tài khoản tạm giữ do cơ quan tài chính cấp huyện mởtại Kho bạc Nhà nước huyện.

Nhữngvụ việc do lực lượng chống hàng giả của Trung ương hoặc tỉnh trực tiếp kiểmtra, phát hiện, bắt giữ, xử lý tại địa điểm xa nơi mở tài khoản tạm giữ thì cáckhoản tiền thu về được nộp vào Kho bạc Nhà nước huyện nơi phát sinh vụ việc.Kho bạc Nhà nước huyện có trách nhiệm thu hộ và tập trung toàn bộ số tiền nàyvề tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính - Vật giá mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.

Trườnghợp có các vụ việc diễn ra tại nhiều địa phương hoặc tại các địa bàn giáp ranhthì lấy địa điểm bắt giữ làm căn cứ giải quyết.

2 Phân phối nguồn thu từ tài khoản tạm giữ cho các đơn vị tham giacông tác chống hàng giả.

2.1Căn cứ số tiền thu được thực nộp vào tài khoản tạm giữ (tiểu khoản thu từ hoạtđộng chống hàng giả) mở tại Kho bạc Nhà nước và đề nghị của đơn vị xử lý viphạm, Giám đốc sở Tài chính -Vật giá trình Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng phòng Tàichính huyện trình Chủ tịch UBND huyện ra quyết định phân phối số tiền xử phạthành chính và tiền bán hàng hoá được cho phép tái lưu thông (nếu có) theo địnhkỳ hàng tháng hoặc theo từng vụ việc tuỳ theo quy mô nguồn thu cho đơn vị đãthực hiện xử lý vi phạm để sử dụng phục vụ công tác chống hàng giả.

2.2Căn cứ quyết định của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh (hoặc Chủ tịch Uỷ ban Nhândân huyện), cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện việc chuyển tiền từ tài khoảntạm giữ về tài khoản đơn vị được hưởng và theo dõi việc quản lý và sử dụng theohướng dẫn tại Thông tư này.

3 Hướng dẫn sử dụng nguồn kinh phí thu được từ hoạt động chống hànggiả.

Trêncơ sở nguồn kinh phí nhận được, đơn vị thuộc lực lượng chống hàng giả sử dụngcho các mục đích gồm:

3.1Hỗ trợ chi phí điều tra, truy bắt, xác minh, chi kiểm nghiệm, giám định,thẩm định hàng hoá.

Thủtrưởng đơn vị xét duyệt cho phép chi các khoản chi gắn với từng vụ việc cụ thểtrên cơ sở chứng từ chi hợp pháp, hợp lệ.

Quyếtđịnh chi của Thủ trưởng đơn vị và các chứng từ kế toán chi kèm theo là hồ sơtài liệu được dùng để quyết toán với cơ quan tài chính theo chế độ hiện hành.Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ chống hàng giả phải chịu trách nhiệm vềquyết định của mình.

3.2Hỗ trợ chi cho công tác tuyên truyền, học tập bồi dưỡng nghiệp vụ, sơ kết, tổngkết việc đấu tranh chống hàng giả, tổ chức thông tin.

Căncứ vào kế hoạch cụ thể của đơn vị và cân đối với các nguồn kinh phí khác, Thủtrưởng đơn vị quyết định sử dụng nguồn kinh phí thu được từ hoạt động chốnghàng giả để chi cho các công tác này theo định mức chế độ hiện hành của Nhà nước.

3.3Chi phí mua tin.

Chiphí mua tin được chi trả gắn với giá trị của nguồn tin, hiệu quả của vụ việc vàkhống chế tới từng người, từng vụ như sau:

Chiphí mua tin tối đa cho 1 người là 200.000 đồng/người/vụ.

Trongtrường hợp có nhiều nguồn tin cung cấp có chất lượng thì chi phí mua tin tối đacho một vụ không quá 1.000.000đồng/vụ.

Mứcchi cụ thể do Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ chống hàng giả quyết định,trên cơ sở đề xuất của cán bộ được giao nhiệm vụ. Việc chi trả phải đảm bảo antoàn, bí mật cho người báo tin. Để tránh tiêu cực, khi chi tiền cho người cungcấp tin phải có sự chứng kiến của người có trách nhiệm trong đơn vị.

Trườnghợp tin báo không có giá trị, không thu được kết quả thì chi phí mua tin phảitrừ vào nguồn tiền thưởng từ các vụ việc khác của đơn vị.

Thủtrưởng đơn vị được giao nhiệm vụ chống hàng giả phải chịu trách nhiệm về quyếtđịnh của mình về chi phí mua tin đảm bảo đúng người đúng việc và có hiệu quả.Trường hợp phát hiện chi sai mục đích, Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụchống hàng giả sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sựtheo quy định của pháp luật.

Quyếtđịnh chi của Thủ trưởng đơn vị và các chứng từ kế toán chi kèm theo hồ sơ tàiliệu được dùng để quyết toán với cơ quan tài chính theo chế độ hiện hành.

3.4Hỗ trợ chi mua sắm, sửa chữa phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác chống hànggiả của đơn vị.

Thủtrưởng đơn vị xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị, sửa chữa phương tiện từnguồn kinh phí thu được từ hoạt động chống hàng giả.

Việcmua sắm, sửa chữa phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác chống hàng giả phảithực hiện theo đúng chế độ quản lý tài chính hiện hành.

3.5Hỗ trợ chi bồi dưỡng làm ngoài giờ; trợ cấp cho cán bộ chiến sĩ hoặc gia đìnhcán bộ, chiến sĩ bị tai nạn, bị thương, bị hy sinh khi làm nhiệm vụ;

Trườnghợp nguồn kinh phí do Ngân sách Nhà nước cấp theo dự toán hàng năm không đủthực hiện chế độ phụ cấp làm đêm, thêm giờ; trợ cấp cho cán bộ chiến sĩ hoặcgia đình bị tai nạn, bị thương, bị hy sinh khi làm nhiệm vụ, Thủ trưởng đơn vịđược sử dụng nguồn thu từ hoạt động chống hàng giả để chi. Đối với những khoảnchi có chế độ quy định của Nhà nước thì thực hiện theo quy định. Đối với nhữngkhoản chi chưa có chế độ quy định, Thủ trưởng đơn vị đề xuất để cơ quan chủquản cấp trên phê duyệt và thực hiện.

3.6Chi thưởng cho tổ chức và cá nhân có thành tích tham gia, phối hợp điều tra,phát hiện, bắt giữ, xử lý vụ việc trong công tác chống hàng giả.

Chủtịch UBND tỉnh hướng dẫn mức thưởng cụ thể thực hiện thống nhất trên địa bàntrong công tác này.

Thủtrưởng đơn vị được giao nhiệm vụ chống hàng giả căn cứ hướng dẫn của Chủ tịchUBND tỉnh quyết định việc khen thưởng cụ thể tuỳ theo tính chất phức tạp, hiệuquả của vụ việc, kết quả phối hợp và trong phạm vi nguồn kinh phí cho phép chithưởng cân đối với các khoản chi khác.

Việcra quyết định chi thưởng phải đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng, tiết kiệm,hiệu quả, tránh tiêu cực và có tác dụng khuyến khích công tác chống hàng giả.

Thủtrưởng đơn vị tự chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về quyếtđịnh của mình.

3.7Nộp lên cơ quan cấp trên ở Trung ương để chỉ đạo công tác chống hàng giả trongtoàn ngành và tổ chức phối hợp các lực lượng liên ngành tham gia công tác chốnghàng giả.

Khoảnnộp này tối đa không quá 10% tổng nguồn thu từ hoạt động chống hàng giả, Bộ Tàichính uỷ quyền cho Thủ trưởng các lực lượng tham gia chống hàng giả cân nhắcquyết định cụ thể cho phù hợp.

Việcchi tiêu từ nguồn trích này được thực hiện theo hướng dẫn trên và chế độ quảnlý tài chính hiện hành của Nhà nước.

4 Hạch toán, kế toán và quyết toán

Cácđơn vị tham gia chống hàng giả phải mở sổ sách kế toán để theo dõi nguồn thu vànộp kinh phí chống hàng giả, theo dõi việc tiếp nhận, sử dụng và quyết toánkinh phí chống hàng giả; lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán theo quy địnhcủa Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định về quản lý tài chính, kế toán hiệnhành.

Cácđơn vị Kho bạc Nhà nước các cấp thực hiện hạch toán thu nộp, thu hộ và chi trảcác khoản kinh phí chống hàng giả theo đúng Mục lục Ngân sách Nhà nước và chếđộ tài chính, kế toán hiện hành.

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những vụ việc tàngtrữ, vận chuyển, buôn bán và sản xuất hàng giả đã phát hiện, bắt giữ nhưng chưaxử lý tính đến ngày có hiệu lực của Thông tư này thì giải quyết theo quy địnhtại Thông tư này.

2Các cơ quan Nhà nước được cấp và sử dụng nguồn kinh phí chống hàng giả không đượcthanh toán các khoản chi phí và tiền bồi dưỡng quy định tại Thông tư số52TC/CSTC ngày 12/9/1996 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc thu và sử dụng tiền xửphạt đối với hành vi vi phạm hành chính.

Trongquá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các ngành, các cấp kịpthời báo cáo về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trần Văn Tá

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.