• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 14/03/1998
  • Ngày hết hiệu lực: 24/11/2011
BỘ THUỶ SẢN
Số: 02/1998/TT-BTS
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Thuận, ngày 14 tháng 3 năm 1998

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành Nghị định số 15/CP ngày 19/3/1996 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi

 

Thi hành Nghị định số 15/CP ngày 19/3/1996 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, Bộ Thuỷ sản hướng dẫn cụ thể một số nội dung về quản lý thức ăn cho động vật thuỷ sản cụ thể như sau:

 

I. TRONG THÔNG TƯ NÀY MỘT SỐ THUẬT NGỮ DƯỚI ĐÂY
ĐƯỢC HIỂU NHƯ SAU:

1. Thức ăn cho động vật thuỷ sản nói trong Thông tư này là sản phẩm đã qua chế biến công nghiệp, có nguồn gốc là thực vật, động vật, vi sinh vật, hoá chất, khoáng chất, cung cấp cho động vật thuỷ sản các chất dinh dưỡng để đảm bảo cho hoạt động sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản.

2. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho động vật thuỷ sản là thức ăn dạng viên (mảnh hay viên gọi chung là viên) hỗn hợp của nhiều thức ăn đơn được phối chế theo công thức, bảo đảm có đủ các chất dinh dưỡng duy trì được đời sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản của động vật thuỷ sản nuôi không cần cho thêm thức ăn nào khác. Kích cỡ viên phải phù hợp với từng giai đoạn đối tượng nuôi. Thức ăn có đặc tính nổi hoặc chìm phù hợp với tập tính bắt mồi của từng đối tượng nuôi.

 

II. ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH

1. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài sản xuất, kinh doanh thức ăn cho động vật thuỷ sản trên lãnh thổ Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

a. Có địa điểm, nhà xưởng, trang thiết bị sản xuất và kiểm nghiệm, quy trình công nghệ sản xuất thức ăn bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh môi trường.

b. Có nhân viên kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu công nghệ sản xuất và kiểm nghiệm chất lượng thức ăn cho động vật thuỷ sản.

2. Các trường hợp sản xuất, kinh doanh thức ăn cho động vật thuỷ sản phải xin cấp đăng ký:

a. Thức ăn mới sản xuất lần đầu.

b. Thức ăn đã được cấp giấy đăng ký sản xuất nhưng thay đổi một trong các nội dung: tên gọi, hàm lượng các chất dinh dưỡng, công thức, dạng sản phẩm, bao bì, nhãn hiệu.

c. Thức ăn đã sản xuất ở nước ngoài, nhưng nay đăng ký sản xuất ở Việt Nam.

d. Thức ăn sản xuất ở nước ngoài nhưng muốn tiêu thụ tại Việt Nam thông qua các đại lý, chi nhánh được phép hoạt động tại Việt Nam.

3. Hồ sơ xin đăng ký sản xuất, kinh doanh thức ăn cho động vật thuỷ sản:

a. Đơn xin đăng ký sản xuất, kinh doanh thức ăn cho động vật thuỷ sản theo mẫu (Phụ lục 1).

b. Giấy phép sản xuất, kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp (bản photocopy có công chứng).

c. Bản đăng ký chất lượng hàng hoá theo mẫu 01 TS/ĐKCL ban hành theo Quyết định số 14/KHCN ngày 09/01/1997 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (nếu là thức ăn thuộc danh mục hàng hoá bắt buộc phải đăng ký chất lượng).

4. Mỗi giấy đăng ký có thể cho phép sản xuất, kinh doanh 1 hoặc nhiều loại thức ăn cho động vật thuỷ sản.

5. Kết quả đăng ký sẽ được thông báo chậm nhất 7 ngày kể từ thời điểm cơ quan đăng ký nhận được hồ sơ hợp lệ.

 

III. SẢN XUẤT, KINH DOANH THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN

1. Danh mục các loại thức ăn được phép và không được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam được quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này. Tên cụ thể từng loại thức ăn được phép sản xuất lưu thông sẽ do Bộ Thuỷ sản công bố và điều chỉnh bổ sung hàng năm.

2. Các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản chỉ được phép sản xuất, kinh doanh sau khi được các cơ quan có thẩm quyền quy định tại mục V Thông tư này cấp đăng ký.

3. Từng lô hàng thức ăn cho động vật thuỷ sản khi xuất xưởng đơn vị sản xuất phải kiểm nghiệm và lưu mẫu để theo dõi trong thời gian 6 tháng, đồng thời hồ sơ kiểm nghiệm phải lưu tại cơ sở tối thiểu 3 năm.

4. Nghiêm cấm sản xuất, kinh doanh thức ăn cho động vật thuỷ sản không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh, thức ăn kém phẩm chất hoặc quá hạn sử dụng, thức ăn không rõ nguồn gốc, không có dấu kiểm tra chất lượng xuất xưởng, không đăng ký hoặc bị thu hồi đăng ký.

5. Địa điểm sản xuất, kinh doanh thức ăn cho động vật thuỷ sản phải có biển đề tên doanh nghiệp hoặc tên cửa hàng đã đăng ký. Biển phải rõ ràng, đặt nơi mọi người dễ nhìn thấy.

6. Các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản hàng hoá phải có bao bì và có nhãn theo Tiêu chuẩn đã đăng ký.

7. Nội dung ghi trên nhãn phải viết bằng chữ Việt Nam, cũng có thể viết thêm bằng chữ nước ngoài nhưng cỡ chữ nước ngoài phải nhỏ hơn cỡ chữ Việt Nam và phải xếp dưới chữ Việt Nam. Nhãn phải có các nội dung sau:

a. Thức ăn viên hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc:

Tên tổ chức hoặc cá nhân sản xuất.

Nơi sản xuất.

Tên thương mại thức ăn.

Mã số đăng ký chất lượng.

Khối lượng tịnh.

Tên và tỷ lệ thành phần dinh dưỡng chủ yếu (protein thô, chất béo, chất xơ, can-xi, phốt pho, độ tan và độ ẩm...).

Dùng cho đối tượng thuỷ sản nào, quy cỡ đối tượng nuôi, cách sử dụng.

Ngày, tháng, năm sản xuất.

Hạn sử dụng.

Cách bảo quản.

b. Thức ăn bổ sung: Nội dung nhãn phải ghi đủ như thức ăn viên hỗn hợp hoàn chỉnh và đậm đặc, đồng thời cần ghi rõ tên và tỷ lệ thành phần các chất bổ sung.

8. Phải đảm bảo an toàn khi vận chuyển, không để thức ăn cho động vật thuỷ sản bị nhiễm các chất độc hại, nhiễm khuẩn; không gây biến đổi chất làm ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn.

9. Nơi lưu giữ, cửa hàng bán thức ăn cho động vật thuỷ sản phải có kho chứa, bảo đảm chất lượng thức ăn, vệ sinh thú y thuỷ sản, môi trường. Không chứa bất cứ một vật phẩm nào như: phân hoá học, thuốc trừ sâu, xăng, dầu... có thể làm hư hỏng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn cho động vật thuỷ sản.

10. Bất cứ một loại thức ăn mới nào cho động vật thuỷ sản do tổ chức, cá nhân nghiên cứu thành công phải qua nuôi thử nghiệm và chỉ sau khi được Bộ Thuỷ sản cho phép mới được sản xuất thành hàng hoá.

11. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn cho động vật thuỷ sản phải báo cáo tình hình sản xuất hàng quý, hàng năm với cơ quan cấp đăng ký.

 

IV. XUẤT, NHẬP KHẨU THỨC ĂN VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM

THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN

1. Nhập khẩu.

a. Nhập khẩu các loại thức ăn, nguyên liệu chế biến thức ăn cho động vật thuỷ sản thực hiện theo quy chế xuất nhập khẩu hàng thuỷ sản chuyên ngành do Bộ Thuỷ sản ban hành.

b. Thức ăn, nguyên liệu làm thức ăn cho động vật thuỷ sản nhập vào Việt Nam, chỉ được phép lưu thông sau khi có một trong hai điều kiện sau đây:

Đã được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận Nhà nước về chất lượng.

Đã được kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thuỷ sản.

c. Các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản lần đầu đưa vào Việt Nam phải qua khảo nghiệm. Bộ Thuỷ sản sẽ chỉ định các cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ tiến hành khảo nghiệm. Mọi chi phí khảo nghiệm đều do chủ hàng chịu. Dựa vào kết quả khảo nghiệm Bộ Thuỷ sản xem xét cho phép lưu thông trên thị trường.

2. Xuất khẩu.

Tất cả các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản nằm trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn đã đăng ký và đã được cấp giấy chứng nhận Nhà nước về chất lượng (đối với các loại thức ăn nằm trong danh mục bắt buộc phải kiểm tra và cấp giấy chứng nhận Nhà nước về chất lượng) đều được xuất khẩu.

Việc xuất khẩu các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản thực hiện theo cơ chế xuất nhập khẩu hàng năm do Bộ Thương mại quy định đối với xuất khẩu hàng hoá thông thường.

 

V. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN

1. Trung ương.

Bộ Thuỷ sản thống nhất quản lý nhà nước đối với thức ăn cho động vật thuỷ sản. Bộ Thuỷ sản giao cho Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là cơ quan chủ trì thực hiện công tác này. Cục có các nhiệm vụ sau:

Chủ trì phối hợp với các Vụ chức năng nghiên cứu xây dựng các văn bản hướng dẫn các quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh thức ăn cho động vật thuỷ sản để Bộ ban hành hoặc Bộ trình Chính phủ ban hành. - Cấp đăng ký sản xuất, kinh doanh các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản cho các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài (Liên doanh hoặc Công ty, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài), các đơn vị trực thuộc Bộ Thuỷ sản, các ngành Trung ương sản xuất, kinh doanh và các đại lý, chi nhánh của các Công ty nước ngoài tiêu thụ các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản tại Việt Nam.

Thực hiện hoặc uỷ quyền cho các Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tổ chức đăng ký chất lượng các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản của các đơn vị quy định trên sản xuất tại Việt Nam hoặc sản xuất ở nước ngoài nhưng đăng ký tiêu thụ tại Việt Nam theo Quy chế đăng ký chất lượng hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản ban hành theo Quyết định số 14 QĐ/KHCN ngày 09/01/1997 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.

Tổ chức kiểm tra và cấp giấy chứng nhận Nhà nước về chất lượng thức ăn cho động vật thuỷ sản xuất, nhập khẩu theo Quy chế kiểm tra và chứng nhận Nhà nước về chất lượng hàng hoá thuỷ sản ban hành theo Quyết định số 1184 QĐ/KHCN ngày 21/02/1996 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.

Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thuỷ sản đối với các loại thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn xuất, nhập khẩu không nằm trong danh mục hàng hoá bắt buộc phải kiểm tra và chứng nhận về chất lượng.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra về quản lý nhà nước thức ăn cho động vật thuỷ sản trong phạm vi cả nước.

Phối hợp các Vụ và cơ quan chức năng đề xuất danh mục các loại thức ăn được phép sản xuất, kinh doanh và các loại thức ăn cấm sản xuất, kinh doanh để Bộ công bố hàng năm.

Vụ Khoa học công nghệ chủ trì phối hợp với Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, các cơ quan có liên quan xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, quy trình, quy phạm sản xuất, bảo quản, sử dụng các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản đề nghị Bộ Thuỷ sản hoặc Bộ Khoa học Công nghiệp và Môi trường ban hành.

2. Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Sở Thuỷ sản hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nơi không có Sở Thuỷ sản) tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thức ăn cho động vật thuỷ sản trong phạm vi địa phương và chỉ đạo Chi cục hoặc cơ quan bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thực hiện các nhiệm vụ sau:

Xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện việc quản lý nhà nước về thức ăn cho động vật thuỷ sản tại địa phương.

Cấp đăng ký sản xuất, kinh doanh các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản do các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Cấp đăng ký chất lượng thức ăn cho động vật thuỷ sản theo Quy chế đăng ký chất lượng hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản ban hành theo Quyết định số 14-QĐ/KHCN ngày 09/01/1997 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.

Tổ chức kiểm tra và cấp giấy chứng nhận nhà nước về chất lượng các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản nằm trong danh mục phải kiểm tra và cấp giấy chứng nhận nhà nước về chất lượng thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thuỷ sản đối với thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

Kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm về quản lý nhà nước thức ăn cho động vật thuỷ sản tại các cơ sở do địa phương quản lý hoặc do Trung ương quản lý (khi được uỷ quyền).

b. Đối với các địa phương chưa có cơ quan Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản chỉ đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện các nhiệm vụ nói trên.

 

VI. KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM

1. Tổ chức, cá nhân, viên chức nhà nước có thành tích trong việc thực hiện Nghị định số 15/CP của Chính phủ ban hành ngày 19/3/1996 sẽ được khen thưởng theo chế độ hiện hành.

2. Tổ chức, cá nhân, viên chức nhà nước có hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định số 15/CP của Chính phủ và các quy định có liên quan, tuỳ theo mức độ thiệt hại sẽ bị xử phạt hành chính và phải bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật.

 

VII. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Các Vụ, Cục, Viện, Trung tâm nghiên cứu trực thuộc Bộ Thuỷ sản và các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng và quyền của mình hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc phải báo cáo kịp thời về Bộ Thuỷ sản để sửa đổi bổ sung./.

 

PHỤ LỤC 1:

1. MẪU 1

MẪU ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/1998/TT-BTS ngày 14/3/1998)

(Tên đơn vị) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.... ngày.... tháng.... năm 199...

ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN

Kính gửi:.....................

1. Tên đơn vị:...................................................

2. Địa chỉ:......................................................

Đề nghị............. cho phép đăng ký sản xuất các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản dưới đây:

 

Tên

Loại

Dạng thức ăn

 

 

 

 

 

 

3. Nhãn hiệu:....................................................

4. Địa điểm và quy mô sản xuất:..................................

5. Số đăng ký chất lượng:........................................

6. Thời gian sản xuất:...........................................

Hồ sơ kèm theo (giải trình về quy mô điều kiện sản xuất, tài liệu về thức ăn: thành phần thức ăn, công dụng, cách sử dụng, hiệu quả).

Đơn vị cam đoan sản xuất thức ăn đúng quy định trong giấy chứng nhận đăng ký.

GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

 

HƯỚNG DẪN GHI VÀO ĐƠN

MỤC 2:

Tên:

Ví dụ: Thức ăn nuôi tôm, thức ăn nuôi ếch, thức ăn nuôi cá lóc (cá quả)...

Loại:

Ví dụ: Thức ăn nuôi tôm của Công ty Phát triển nguồn lợi thuỷ sản thuộc Seaprodex - Đà Nẵng có 5 loại là: S, S1, S2, G, F; Ghi 5 loại này.

Dạng thức ăn: bột, mảnh hoặc viên.

MỤC 3:

Nhãn hiệu:

Ví dụ:

Thức ăn nuôi tôm của Công ty Phát triển nguồn lợi thuỷ sản thuộc Seaprodex Đà Nẵng có nhãn hiệu là: KP-90. Ghi là: KP-90.

Thức ăn nuôi tôm của Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, tôm cá thuộc Công ty Chăn nuôi Phú Yên có nhãn hiệu PENMOFA Phú Yên. Ghi là: PENMOFA Phú Yên.

 

2. MẪU 2

MẪU ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ KINH DOANH THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/1998/TT-BTS ngày 14/3/1998)

(Tên đơn vị CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

hoặc cửa hàng) Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

.... ngày.... tháng.... năm 199...

 

ĐƠN XIN ĐĂNG KÝ KINH DOANH THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN

Kính gửi:.....................

1. Tên đơn vị hay người đứng tên cửa hàng:.......................

2. Địa chỉ hoặc hộ khẩu thường trú người đứng tên cửa hàng:.........................

Đề nghị............. cho phép đăng ký kinh doanh các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản dưới đây:

Tên thức ăn

Nhãn hiệu

Nước sản xuất

Loại

Dạng thức ăn

Số đăng ký chất lượng

 

 

 

 

 

 

 

3. Địa điểm kinh doanh:

Đơn vị hoặc cửa hàng cam đoan kinh doanh thức ăn đúng quy định trong giấy chứng nhận đăng ký.

Ký tên

Đóng dấu (nếu có)

 

 

HƯỚNG DẪN GHI VÀO ĐƠN

Mục 2:

Tên thức ăn:

Ví dụ: Thức ăn nuôi tôm, thức ăn nuôi ếch, thức ăn nuôi cá ba sa.

Nhãn hiệu:

Ví dụ: Thức ăn nuôi tôm của Công ty Phát triển nguồn lợi thuỷ sản thuộc Seaprodex Đà Nẵng có nhãn hiệu là: KP-90, ghi KP-90.

Loại:

Ví dụ: Thức ăn nuôi tôm của Công ty Phát triển nguồn

lợi thuỷ sản thuộc Seaprodex Đà Nẵng có 5 loại là: S, S1, S2, G, F; Ghi 5 loại này.

Dạng thức ăn: bột, mảnh hoặc viên.

 

 
PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC LOẠI THỨC ĂN ĐƯỢC PHÉP VÀ CẤM SẢN XUẤT LƯU HÀNH Ở VIỆT NAM

 

HÀM LƯỢNG CÁC CHẤT ĐỘC, SỐ LƯỢNG VI KHUẨN GÂY BỆNH, BÀO TỬ NẤM MỐC ĐỘC HẠI, ĐỘ NGHIỀN MỊN, ĐỘ ẨM TRONG THỨC ĂN VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM THỨC ĂN CHO ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/1998/TT-BTS ngày 14/3/1998)

Bảng 1: Danh mục thức ăn cho động vật thuỷ sản được phép sản xuất và lưu hành ở Việt Nam.

 

Mã số

Tên thức ăn

01

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

02

Thức ăn đậm đặc

03

Thức ăn bổ sung

 

Bảng 2: Danh mục các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản cấm sản xuất và lưu hành ở Việt Nam.

 

Mã số

Tên thức ăn

04

Các loại thức ăn cho động vật thuỷ sản có hoóc môn (trừ hoóc môn sinh dục) và kháng hoóc môn. Các loại thức ăn có chứa hoá chất kích thích sinh trưởng giả tạo, chất gây độc hại cho người và môi trường nước.

 

Bảng 3: Hàm lượng Aflatoxin, các chất độc cho phép trong các loại thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho động vật thuỷ sản.

 

Mã số

Danh mục

Hàm lượng cho phép

05

Hàm lượng Aflatoxin trong ngô hạt, bột ngô, bột mì, cám gạo, tấm gạo, bột cá, khô dầu đậu tương, khô dầu lạc v.v... làm nguyên liệu để sản xuất thức ăn cho động vật thuỷ sản

Không cho phép

06

Hàm lượng Aflatoxin cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.

Không cho phép

07

Hàm lượng tối đa các chất độc (thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất bảo quản) cho phép trong ngô hạt, bột ngô, bột mì, cám gạo, tấm gạo, bột cá, khô dầu đậu tương, khô dầu lạc v.v.... làm nguyên liệu để sản xuất thức ăn cho động vật thuỷ sản

2.4 D: 0,2 mg/kg
Butyl hydroxy toluen (BHT): 0,02%
Butyl hydroxy anisole (BHA): 0,02%
Ethoxyquin: 0,15%
Sorbate: 0,3%
Benzoate: 0,3%
Malathion: 2mg/kg

 

Bảng 4: Số lượng vi khuẩn gây bệnh, bào tử nấm mốc độc hại trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc và thức ăn bổ sung.

 

Mã số

Danh mục

Số lượng cho phép

08

Vi khuẩn gây bệnh trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc và thức ăn bổ sung.

Không cho phép

09

Bào tử nấm mốc độc hại trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc và thức ăn bổ sung.

Không cho phép

 

Bảng 5: Độ nghiền mịn và độ ẩm của thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho động vật thuỷ sản.

 

Mã số

Danh mục

Chỉ tiêu cho phép

10

Độ nghiền mịn tối đa cho phép của nguyên liệu làm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc và thức ăn bổ sung.

100 - 200 m m

11

Độ ẩm tối đa cho phép của thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc và thức ăn bổ sung.

10 - 12%

 

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Ngọc Hồng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.