• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 07/03/1998
  • Ngày hết hiệu lực: 30/12/2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 10/1998/CT-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bình Thuận, ngày 20 tháng 2 năm 1998

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Về đẩy mạnh và hoàn thành việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp

 

Đến nay, công tác giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ đã căn bản hoàn thành trong phạm vi cả nước nhưng mới có trên 60% số hộ nông dân với gần 65% diện tích đất nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, việc giao đất nông nghiệp của nhiều tỉnh vẫn còn để kéo dài, chưa tập trung dứt điểm, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng đất, ảnh hưởng đến việc tạo ra động lực mới phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn và sự quản lý Nhà nước về đất đai.

Để nhanh chóng khắc phục tồn tại trên đẩy mạnh và hoàn thành cơ bản việc giao đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trong năm 1998, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp thực hiện ngay một số việc sau đây:

 

1. Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Tổng cục Địa chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các ngành, các cấp trong tỉnh:

a) Kiểm tra, đánh giá kết quả đã làm được, xác định rõ khối lượng công việc còn phải làm tiếp, định rõ chủ trương giải pháp và kế hoạch thực hiện để tổ chức triển khai đồng loạt, trên diện rộng công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp nhằm hoàn thành công tác này theo thời hạn như sau:

Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, các huyện đồng bằng thuộc các tỉnh trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ phải cơ bản hoàn thành trong năm 1998.

Các tỉnh miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, các huyện miền núi của các tỉnh trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ cơ bản hoàn thành trong năm 1999.

b) Khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi ruộng đất cho nhau để khắc phục tình trạng phân tán, manh mún hiện nay ngay trong quá trình thực hiện phương án giao đất theo Nghị định 64/CP và quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. y ban nhân dân các cấp phải tổ chức chỉ đạo, tuyên truyền vận động, hướng dẫn cụ thể để giúp các hộ nông dân tự chuyển đổi đất cho nhau.

c) Tập trung chỉ đạo các ngành, các cấp trong tỉnh lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, trước hết xác định rõ nhu cầu sử dụng đất vào mục đích giao thông, thủy lợi, xây dựng các công trình công cộng, đất mở rộng khu dân cư nông thôn, mở rộng đô thị ... để có cơ sở triển khai nhanh việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.

2. Mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất hoặc đang trực tiếp quản lý sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có trách nhiệm kê khai đăng ký toàn bộ diện tích đất đang trực tiếp sử dụng tại ủy ban nhân dân cấp xã để được xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kế hoạch kê khai đăng ký của mỗi địa phương.

y ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn và chỉ đạo ủy ban nhân dân cấp huyện và y ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc kê khai đăng ký quyền sử dụng đất lập hồ sơ đầy đủ để trình y ban nhân dân cấp huyện duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn.

Tổng cục Địa chính quy định thống nhất và cụ thể, biểu mẫu việc lập, quản lý hồ sơ và thủ tục trình xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung cho cả nước.

3. y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tính toán, cân đối kinh phí để đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp theo phương án của tỉnh, trên cơ sở khai thác tổng hợp từ các nguồn lực: lao động trực tiếp từ cơ sở mỗi xã, lao động hành chính sự nghiệp của các ngành trong tỉnh, ngân sách Nhà nước từ nguồn thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành và hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cấp tỉnh.

Bộ Tài chính hướng dẫn thống nhất về nguồn kinh phí và các phương thức giải quyết kinh phí để các địa phương thực hiện nhiệm vụ này.

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Địa chính kiểm tra đôn đốc các tỉnh, thành phố đẩy mạnh và hoàn thành dứt điểm việc giao đất nông nghiệp theo đúng yêu cầu của Nghị định 64/CP; tổ chức hướng dẫn phong trào chuyển đổi ruộng đất để nhanh chóng khắc phục tình trạng manh mún và phân tán hiện nay.

5. Để đẩy nhanh việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân, Tổng cục Địa chính hướng dẫn cụ thể các cơ quan địa chính ở địa phương có trách nhiệm ngoài việc đẩy nhanh tiến độ đo đạc lập bản đồ địa chính, hệ thống hóa các tài liệu, số liệu hiện có; tổ chức tập huấn nghiệp vụ, đào tạo nhanh lực lượng cán bộ chuyên môn từ tỉnh đến cơ sở, cần khai thác, sử dụng tối đa các tài liệu, số liệu, bản đồ hiện có, tùy theo điều kiện cụ thể của từng tỉnh mà chỉnh lý, các tài liệu, số liệu, bản đồ đã điều tra đã có trong thời kỳ thực hiện Chỉ thị 299/TTg ngày 11 tháng 10 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ; sử dụng các kết quả đo vẽ bản đồ địa chính có tọa độ, chưa có tọa độ hiện có của mỗi địa phương; điều vẽ ngoài thực địa trên cơ sở bình đồ ảnh đã được nắn của ảnh hàng không; sử dụng các tài liệu, số liệu, sơ đồ giao đất nông nghiệp cho từng hộ gia đình trong quá trình thực hiện phương án giao đất theo Nghị định 64/CP; nơi nào chưa có các loại bản đồ, tài liệu trên thì có thể tổ chức tự đo vẽ bằng phương pháp đo cắm mốc đơn giản để xác định ranh giới giữa các hộ làm cơ sở cho việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (khi nào có điều kiện đo đạc sẽ chỉnh lý lại sau).

6. Tổng cục Địa chính phối hợp với Thanh tra Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương và trực tiếp chỉ đạo giải quyết kịp thời các trường hợp tồn đọng trong quá trình xét duyệt cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như: Giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai ... tạo điều kiện để các địa phương hoàn thành việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

Tổng cục Địa chính giúp Thủ tướng Chính phủ trong việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện Chỉ thị này, tổng hợp kết quả của từng tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 

 

KT. THỦ TƯỚNG

Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Công Tạn

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.