• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 10/01/2016
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2019
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 44/2015/TT-BNNPTNT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cần Thơ, ngày 23 tháng 11 năm 2015

THÔNG TƯ

Ban hành danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính

___________________

 

Căn cứ Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Pháp lệnh Giống cây trồng s15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính.

Điều 1. Ban hành Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính, bao gồm giống của 40 loài cây tại phụ lục kèm theo.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 01 năm 2016.

2. Thông tư này thay thế Quyết định số 13/2005/QĐ-BNN ngày 15/03/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục giống cây lâm nghiệp chính; Quyết định số 24/2007/QĐ-BNN ngày 09/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục bổ sung giống cây lâm nghiệp chính.

3. Bãi bỏ Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG


(Đã ký)

Hà Công Tuấn

DANH MỤC

Giống cây trồng lâm nghiệp chính

(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2015/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 11 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Bạch đàn camal (Eucalyptus camaldulensis)

2. Bạch đàn lai (Eucalyptus hybrid)

3. Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla S.T.Blake)

4. Bạch đàn pellita (Eucalyptus pellita)

5. Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engler)

6. Bồ đề (Styrax tonkinensis Piere)

7. Bời lời đỏ (Litsea glutinosa (Lowr) C.B.Rob)

8. Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb)

9. Đước (Rhizopphora apiculata Blume)

10. Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy)

11. Hồi (Illicium verum Hook.f)

12. Huỷnh (Terretia javanica Blume)

13. Keo tai tượng (Acacia mangium Willd)

14. Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A.Cunn. ex Benth)

15. Keo lai (Acacia hybrid)

16. Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A.Cunn. ex Benth)

17. Keo chịu hạn (Acacia difficilis)

18. Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss)

19. Lim xanh (Erythrophloeum fordii Oliv)

20. Mắc ca (Macadamia integrifolia Maid. Et Betche)

21. Mỡ (Mangletia conifera Dandy)

22. Phi lao (Casuarina equisetifolia Forst. et Forst.f)

23. Quế (Cinamomum cassia Presl)

24. Sa mộc (Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook)

25. Sao đen (Hopea odorata Roxb)

26. Sơn tra (Docynia indica (Wall) Dec)

27. Sồi phảng (Pasania cerebrina Champ. Ex Benth)

28. Thông nhựa (Pinus merkusii Junght. et de Vries)

29. Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb)

30. Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon)

31. Thông caribê (Pinus caribaea Morelet)

32. Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra L)

33. Tràm cừ (Melaleuca cajuputi Powell)

34. Trám trắng (Canarium album (Lour) Raeusch)

35. Trám đen (Canarium tramdenum Dai &Ykovl)

36. Tếch (Tectona grandis L)

37. Trôm (Sterculia foetida L)

38. Vẹt (Bruguiera sp)

39. Vối thuốc (Schima Wallichii Choisy)

40. Xoan chịu hạn (Azadirachta indica A. Juss)

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Hà Công Tuấn

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.