• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 26/11/1994
BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
Số: 1420/MTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cao Bằng, ngày 26 tháng 11 năm 1994

 

 

 

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở đang hoạt động

Căn cứ vào Điều 17 Luật Bảo vệ Môi trường;

Căn cứ vào Điều 9, chương III, Nghị định 175/CP về Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường;

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn việc tiến hành đánh giá tác động môi trường đối với các cơ sở đang hoạt động như sau:

 

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

Các Bộ, Ngành và cơ quan ngang Bộ chỉ đạo các cơ sở trực thuộc tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước về Bảo vệ môi trường thẩm định, theo đúng Nghị định 175-CP. Đồng thời đảm bảo tiến độ chung của Thông tư này..

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW chỉ đạo các Sở KHCN & Môi trường đôn đốc các cơ sở đóng trên địa bàn quản lý của địa phương lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và tổ chức thẩm định theo phân cấp được quy định trong Nghị định 175-CP và đảm bảo đúng thời hạn chung của thông tư này.

 

II. PHÂN LOẠI CÁC CƠ SỞ ĐANG HOẠT ĐỘNG:

Sở khoa học, công nghệ và môi trường căc cứ vào tính chất hoạt động và mức độ gây ô nhiễm, thống kê danh mục các cơ sở đang hoạt động và phân làm 4 loại như sau:

1. Những cơ sở không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:

Trụ sở làm việc

Nghân hàng, Tài chính

Truyền thông

Trường học

Cửa hàng sách báo, tạp hoá

2. Những cơ sở dưới đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dưới dạng đơn giản là bản "Kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường", (theo mẫu phụ lục):

Các xí nghiệp nhỏ do địa phương quản lý;

Các tổ hợp, Hợp tác xã sản xuất;

Các hộ gia đình có sản xuất các loại sản phẩm (ngoài sản xuất nông nghiệp), sửa chữa các loại thiết bị-công cụ, ở lẫn trong khu vực dân cư;

Các kho hoa schất, thuốc trừ sâu, phân bón, trạm xăng dầu;

Các bến xe, bến cảng liên tỉnh;

Các trạm xá, bệnh viện huyện/quận;

Các lò giết mổ gia xúc, gia cầm cung cấp thực phẩm tại chỗ;

Các loại hình sản xuất, dịch vụ khác... nếu có ảnh hưởng đến môi trường;

Các cơ sở thuộc diện trên phải hoàn thành bản kê khai trước ngày 31/12/94 sẽ nộp cho sở khoa học, công nghệ và môi trường địa phương và bộ chủ quản (nếu là cơ sở trực thuộc Bộ, Ngành trung ương).

Tổng hợp các bản kê khai nói trên, Sở khoa học, công nghệ và môi trường tiến hành phân loại:

a/ Những cơ sở không cần sử lý về mặt môi trường.

b/ Những cơ sở phải sử lý về mặt môi trường vì đã phát sinh ô nhiễm vượt quá các tiêu chuẩn môi trường cho phép, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của dân cư xung quanh.

Với những cơ sở thuộc loại b, chủ cơ sở phải tự đè xuất phương án khắc phục và đầu tue thực hiện. Sơ khoa học, công nghệ và môi trường thẩm định các phương án khắc phục và tổng hợp chung trình UBND tỉnh, TP xem xét và quyết định, đồng thời báo cáo Bộ khoa học, công nghệ và môi trường.

Sở khoa học, công nghệ và môi trường phải hoàn thành việc tổng hợp chung trước ngày 15/2/1995.

3. Các cơ sở, xí nghiệp quy mô vừa trở lên đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo mẫu quy định ở Phụ lục II và nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước về Bảo vệ Môi trường để thẩm định theo phân cấp quy định ở Phụ lục III và nộp cho Bộ, Ngành chủ quản để phối hợp xử lý.

4. Các cơ sở đã được cấp giấy phép trước ngày 10/01/1994, nhưng chưa hoạt động, chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường và chưa được thẩm định, cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Điều 9 của Nghị định.

Các cơ sở thuộc quy định ở mục I.3, I.4 trên phải nộp báo cáo Đánh giá tác động môi trường trước ngày 1/3/1995

Đối với một số ít trường hợp, nếu có lý do thật đặc biệt, có thể gia hạn đến 30/6/1995, (như các công trình thuỷ điện lớn, các công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn tới một vùng lãnh thổ....) nhưng phải được sự thoả thuận trước bằng văn bản với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

 

III. YÊU CẦU VỀ CHẤT LƯỢNG CỦA BÁO CÁO VÀ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Trong khi chờ đợi ban hành tiêu chuẩn môi trường chính thức, khi lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cần dựa vào các tiêu chuẩn tạm thời đã được ban hành trong cuốn "Một số tiêu chuẩn tạm thời về môi trường".

Trong quy trình thẩm định, xử lý để phân loại cơ quan quản lý Nhà nước về Bảo vệ Môi trường (cả trung ương và địa phương) cần có đại diện của Bộ, Ngành chủ quản tới dự phát biểu ý kiến. Nếu ý kiến của Bộ, Ngành không nhất trí được với những kết luận của cơ quan quản lý Nhà nước về Bảo vệ Môi trường thì báo cáo lên Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường xem xét và quyết định.

1. Về chất lượng của báo cáo:

Khi lập báo cáo Đánh gía tác động môi trường, yêu cầu các chủ cơ sở phải đảm bảo đúng yêu cầu được quy định tại Điều 12 của Nghị định.

2. Về thẩm định báo cáo:

Khi thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, các Hội đồng thẩm định phải có kết luận phân vào một trong 4 loại để xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Nghị định:

được phép tiếp tục hoạt động không phải xử lý về mặt môi trường.

Phải đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải.

Phải thay đổi công nghệ, di chuyển địa điểm.

Phải đình chỉ hoạt động.

Thời hạn hoàn thành thẩm định báo cáo trước ngày 1/4/1995..

Sau đó Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổng hợp chung tình hình về việc thẩm định báo cáo và kết quả xử lý theo 4 loại trên. Báo cáo này gửi cho UBND tỉnh, thành phố xem xét và quyết định xử lý, đồng thời gửi cho Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

Báo cáo tổng hợp phải hoàn thành trước ngày 15/5/1995

Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường sẽ tổng hợp chung và đề xuất phương án giải quyết tiếp, trình Thủ tướng Chính phủ theo các bước tiến hành như trên.

PHỤ LỤC I

Tỉnh/T......................P Phường/Xã:......

Huyện/Quận:........... Đường phố:...... số nhà:......

KÊ KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
MÔI TRƯỜNG

(Kê khai theo mức năm 1994)

1. Tên cơ sở sản xuất:

2. Họ và Tên chủ cơ sở:

3. Diện tích mặt bằng dành cho sản xuất (m2):

4. Khoảng cách gần nhất đến hộ dân cư xung quanh (m):

5. Tên các loại sản phẩm: Số lượng: (T/năm; ...)

6. Tên các loại nguyên liệu và phụ liệu: Số lượng: năm; ...)

7. Các loại năng lượng sử dụng: Số lượng: năm; KW, ...)

Xăng dầu, khí đốt

Củi

Than

Trấu

Điện

8. Nguồn nước cung cấp cho sản xuất: (m3/ngày đêm)

9. Các loại chất thải::

a) Nguồn thải gây ô nhiễm không khí:

Các loại bụi

Các loại khí độc

Tiếng ồn và độ rung động

Đã có hệ thống lọc bụi, hút khí, ... chưa?

b) Nguồn nước thải:

Tổng lượng nước thải (m3/ngày đêm)

Các chất lẫn trong nước thải: cặn bẩn, dầu mỡ, hóa chất, chất hữu cơ dễ thối rữa...

Nước thải chảy vào đâu? (cống rãnh chung; ao; hồ; sông ngòi;...)

Đã có biện pháp xử lý chưa? Nếu có, biện pháp gì?

c) Rác thải: (chất thải rắn)

Loại rác thải (kim loại, chất dẻo, bao bì...)

Số lượng thải: T hoặc m3/ngày đêm

Đã có biện pháp thu gom chưa?

10. thời gian sản xuất: (quanh năm, theo mùa vụ, những tháng cao điểm...)

11. Những bệnh mà người trực tiếp sản xuất hay mắc phải:

12. Tự đánh giá về nguồn gây ô nhiễm chính và dự kiến khắc phục:

Ngày tháng năm 1994

Chủ cơ sở sản xuất ký tên

 

PHỤ LỤC II

NỘI DUNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ ĐANG HOẠT ĐỘNG

 

I. MỞ ĐẦU

1. Mục đích báo cáo

2. Tình hình tài liệu, số liệu căn cứ của báo cáo

3. Tóm tắt quá trình hoạt động, công suất, nguyên liệu, sản phẩm, doanh thu, đời sống công nhân.

 

II. SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ,
CÔNG NGHỆ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ

 

III. MÔ TẢ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA ĐIỂM
THỰC HIỆN CỦA CƠ SỞ

Yếu tố vật lý: đất, nước, không khí...

Yếu tố sinh vật, các hệ sinh thái thuỷ vực và trên cạn...

Cơ sở hạ tầng: cấp, thoát nước; giao thông vận tải; thuỷ lợi...

Các điều kiện kinh tế xã hội và sức khoẻ cộng đồng...

 

IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

Đánh giá các tác động do hoạt động của cơ sở đến các yếu tố môi trường chung:

Tác động đến không khí ở xung quanh cơ sở

Nước: tác động đến các nguồn nước (nước thải, nước mặt, nước ngầm...)

Tiếng ồn do cơ sở gây nên

Đất: mức độ gây ô nhiễm, xói mòn, nghèo kiệt...

Hệ sinh thái: hệ sinh thái cụ thể, mức độ suy thoái, huỷ diệt...

Chất thải rắn: biện pháp xử lý đã có chưa? mức độ gây ô nhiễm của chất thải rắn....

Cảnh quan lịch sử: mô tả cảnh quan lịch sử ở gần cơ sở và mức độ ảnh hưởng do hoạt động của cơ sở tác động đến...

Cơ sở hạ tầng: tác động do hoạt động của cơ sở đối với cơ sở hạ tầng chung và của chính cơ sở

Giao thông: tác động của cơ sở đối với hệ thống giao thông chung ở địa phương...

Sức khoẻ cộng đồng: các hậu quả ô nhiễm môi trường do cơ sở gây nên đối với sức khoẻ của người trực tiếp sản xuất và cộng đồng dân cư xung quanh.

Các ảnh hưởng khác có liên quan đến hoạt động của cơ sở...

Với từng yếu tố cần được định lượng và so sánh với các tiêu chuẩn cho phép của Nhà nước.

Với những yếu tố không thể định lượng được, thì định tính và phân theo mức độ: nặng, trung bình, nhẹ, chưa rõ...

Đánh giá chung những tổn thất về môi trường, các mặt lợi / hại về Kinh tế - Xã hội

 

V. PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VỀ MẶT MÔI TRƯỜNG

Nêu rõ các phương án công nghệ sản xuất và công nghệ xử lý, yêu cầu cụ thể về thời gian và kinh phí thực hiện.

 

VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Những kết luận chủ yếu

 

 

  1. Những kiến nghị về các phương án và biện pháp để giảm nhẹ các tác động tiêu cực gây ra của cơ sở đang hoạt động./.

 

Đang cập nhật

(Đã ký)

 

Đặng Hữu

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.