• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 16/03/1992
BỘ VĂN HOÁ, THÔNG TIN VÀ THỂ THAO
Số: 551-CT-TTr
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cao Bằng, ngày 16 tháng 3 năm 1992

CHỈ THỊ

CỦA BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN VÀ THỂ THAO

Về công tác thanh tra năm 1992 và những năm tới

Theo Pháp lệnh Thanh tra do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 1-4-1990, thanh tra Bộ có nhiệm vụ thanh tra viên thực hiện chính sách pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế xã hội và công dân theo thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ. Thanh tra viên thực hiện các chính sách pháp luật về văn hoá nghệ thuật, thông tin, thể thao trên phạm vi cả nước.

Vừa qua thanh tra Bộ đã có những hoạt động làm sáng tỏ nhiều vụ có kết luận về một số vụ việc của các đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ, xử lý các sai phạm thu hồi được tiền và tài sản góp phần vào việc thực hiện chủ trương chính sách, chống tiêu cực, ổn định nội bộ. Tuy vậy các hoạt động đó vẫn còn bị bó hẹp, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Chưa có các cuộc thanh tra trên quy mô toàn ngành nhất là các địa phương.

Để khắc phục những nhược điểm trên, đưa hoạt động thanh tra tiến kịp yêu cầu của nhiệm vụ, đáp ứng nguyện vọng và đòi hỏi chính đáng của đông đảo cán bộ viên chức trong ngành đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giải đáp những thắc mắc và dư luận xã hội thuộc phạm vi văn hoá nghệ thuật, điện ảnh, xuất bản, báo chí, thể thao, Bộ chủ trương kiện toàn tổ chức thanh tra Bộ, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ đội ngũ thanh tra nhân dân, thiết lập chương trình hoạt động thanh tra năm 1992 cụ thể là:

 

I. KIỆN TOÀN TỔ CHỨC THANH TRA BỘ

Trong năm 1991, Thanh tra Bộ đã sắp xếp 8 cán bộ nghỉ hưu. Số cán bộ còn lại nhiều đồng chí đã có quá trình quản lý và làm công tác thanh tra, tích luỹ được kinh nghiệm, nhưng có đồng chí sức khoẻ và năng lực nghiệp vụ có hạn. Nhìn chung số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra còn bất cập với yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Từ năm 1992 cần bổ sung một số cán bộ có năng lực, hiểu biết về nghiệp vụ, có kiến thức về tài chính để thay thế số cán bộ nghỉ hưu và đảm nhiệm những nhiệm vụ mới. Tạo điều kiện cho lực lượng thanh tra Bộ đủ sức làm nòng cốt và chủ trì các cuộc thanh tra trong ngành và các địa phương; ngoài cán bộ thanh tra chuyên nghiệp, cần có số cán bộ làm cộng tác viên thanh tra.

Cần sớm ổn định bộ máy lãnh đạo thanh tra của Bộ. Từng bước phong cấp thanh tra viên.

Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Thanh tra Bộ có chương trình và biện pháp cụ thể báo cáo lãnh đạo Bộ xem xét.

Thanh tra Bộ phối hợp với Công đoàn Bộ và công đoàn cơ sở xây dựng và mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ Thanh tra nhân dân.

 

II. CHƯƠNG TRÌNH THANH TRA NĂM 1992
VÀ NHỮNG NĂM TỚI

Tổ chức trong năm 1992 và những năm tới các cuộc thanh tra trên quy mô rộng như sau:

1. Thanh tra ngành Điện ảnh.

a. Nhân dịp tổ chức tại ngành Điện ảnh, cần sớm mở cuộc thanh tra để xem xét và làm rõ các vấn đề dư luận xã hội, báo chí và cán bộ đã phản ánh về điện ảnh - Nội dung thanh tra tập trung 4 vấn đề:

Quản lý và sử dụng vốn tài trợ điện ảnh

Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng thua lỗ trong điện ảnh của mấy năm qua

Những vấn đề quản lý ngành Điện ảnh và trách nhiệm cá nhân.

Các kiến nghị với Bộ và với Nhà nước

Cuộc thanh tra này do Thanh tra Bộ chủ trì có phối hợp với Vụ Tài chính kế toán và Vụ Tổ chức cán bộ và cơ quan quản lý điện ảnh tiến hành.

b. Thanh tra Bộ hướng dẫn và chỉ đạo các Sở Văn hoá thông tin và các đơn vị cơ sở của ngành Điện ảnh tự kiểm tra 4 vấn đề:

Nguồn thu trong hoạt động điện ảnh của địa phương và đơn vị (sản xuất, phát hành, chiếu bóng).

Các khoản chi

Tình hình phim video

Những kiến nghị với cấp trên

2. Thanh tra các hoạt động xuất bản sách báo

Thanh tra Bộ phối hợp Cục xuất bản để mở cuộc thanh tra. Tập trung 3 nội dung:

Kết quả việc chấp hành chủ trương, chính sách chỉ thị nghị quyết cấp trên về xuất bản sách báo.

Tổ chức quản lý công tác xuất bản (quản lý nội dung thủ tục, kiểm tra, kiểm soát xử lý sai phạm).

Những vấn đề tiêu cực cần giải quyết hiện nay và những kiến nghị xử lý.

Thanh tra Bộ hướng dẫn chỉ đạo các nhà xuất bản trung ương và địa phương tự thanh tra về 4 nội dung:

Kết quả thực hiện chức năng xuất bản 2 năm gần đây. Ưu điểm khuyết điểm.

Số lượng sách, văn hoá phẩm đã xuất bản trong năm 1990 - 1991

Thu, chi, nộp ngân sách và các vấn đề tài chính của Nhà xuất bản.

Những sai phạm, khuyết điểm của hoạt động xuất bản.

Các nhà xuất bản báo cáo kết quả thanh tra về Bộ. Thanh tra Bộ căn cứ báo cáo để thực hiện quyền phúc tra của mình.

3.Thanh tra về xây dựng cơ bản.

Thanh tra Bộ phối hợp với Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính kế toán và tranh thủ sự giúp đỡ của Thanh tra Nhà nước để thanh tra về 3 nội dung trong quản lý xây dựng cơ bản.

Tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản 2 năm 1990-1991 và việc tiến hành, sử dụng vốn xây dựng cơ bản.

Xem xét chất lượng 1 số công trình đang thi công và 1 số công trình đã nghiệm thu sử dụng.

Những sai phạm trong xây dựng cơ bản.

Thanh tra Bộ hướng dẫn các đơn vị xây dựng của Bộ tự kiểm tra và báo cáo về Bộ các nội dung:

Chức năng của đơn vị.

Quản lý vốn và phát triển vốn.

Các công trình đơn vị đảm nhận (vốn, chất lượng, thời gian, kết quả nghiệm thu, ưu điểm nhược điểm của công trình sau khi đã sử dụng).

Thanh tra Bộ căn cứ kết quả tự kiểm tra của các đơn vị để thực hiện quyền phúc tra.

4. Thanh tra việc thực hiện pháp lệnh Bảo vệ di tích danh lam thắng cảnh.

Thanh tra Bộ phối hợp với Vụ Bảo tồn bảo tàng kiểm tra các nội dung:

Tổng số di tích đã được Bộ xếp hạng trong 2 năm 1990 - 1991

Hiệu quả chính trị, văn hoá, xã hội của các di tích và khả năng tồn tại.

Tình trạng các di tích hiện nay.

Kết quả bảo vệ và tôn tạo di tích.

Những vi phạm đối với di tích danh thắng.

Kiến nghị đối với Nhà nước.

Thanh tra Bộ hướng dẫn, chỉ đạo Sở Văn hoá Thông tin kiểm tra và báo cáo kết quả về các nội dung thẩm quyền quản lý của Sở về di tích, danh thắng.

5. Thanh tra về văn hoá miền núi.

Thanh tra Bộ phối hợp với Vụ Văn hoá quần chúng và Vụ Văn hoá dân tộc tổ chức kiểm tra tình hình văn hoá ở các địa phương miền núi phía Bắc và phía Nam.

Nội dung:

Thực trạng văn hoá của nhân dân đồng bào các dân tộc các tỉnh miền núi trọng tâm: Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Công Tum.

Chính sách, chủ trương của địa phương và kết quả thực hiện

Những kiến nghị.

6. Tuỳ theo tình hình thực tế của các hoạt động trong ngành và tình hình đơn thư khiếu tố để tổ chức các cuộc thanh tra trong phạm vi hẹp để kết luận các vụ việc cụ thể thuộc thẩm quyền của bộ.

7. Hướng dẫn chỉ đạo thủ trưởng các đơn vị thực hiện nhiệm vụ xét đơn thư theo thẩm quyền các đơn vị - không để đơn thư tồn đọng kéo dài.

8. Mở hội nghị kiểm điểm việc thực hiện quyết định 240-HĐBT về đấu tranh tham chống nhũng và các biện pháp tiếp tục cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong ngành.

Thanh tra Bộ căn cứ chương trình này để lập kế hoạch và tiến độ thực hiện. Báo cáo kết quả qua việc thực hiện chương trình trước lãnh đạo Bộ vào tháng 1 năm 1993.

Thủ trưởng các đơn vị, Giám đốc các Sở Văn hoá thông tin căn cứ chương trình và văn bản hướng dẫn của Chánh thanh tra Bộ để có kế hoạch và biện pháp thực hiện trong đơn vị và địa phương mình sau dó báo cáo kết quả về Bộ.

Đang cập nhật

(Đã ký)

 

Trần Hoàn

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.