• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 25/01/2020
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Số: 17/2019/TT-BKHCN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cao Bằng, ngày 10 tháng 12 năm 2019

THÔNG TƯ

Hướng dẫn đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất

___________________ 

Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ và Vụ trưởng Vụ pháp chế;

          Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư hướng dẫn đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất.

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

          Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

          1. Thông tư này hướng dẫn nội dung, quy trình đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, đánh giá trình độ và năng lực công nghệ các ngành, lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam, bao gồm: công nghiệp chế biến, chế tạo, lắp ráp và các ngành công nghiệp hỗ trợ.

          2. Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng kết quả đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, trình độ và năng lực công nghệ sản xuất các ngành, lĩnh vực sản xuất tại Việt Nam làm cơ sở để nắm bắt được hiện trạng công nghệ sản xuất và khả năng khai thác và làm chủ, đổi mới, nghiên cứu và phát triển công nghệ, từ đó đề xuất chính sách, đưa ra giải pháp nhằm nâng cao trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực.

          Điều 2. Giải thích từ ngữ

          Trong Thông tư này, các từ ngữ và khái niệm dưới đây được hiểu như sau:

          1. Trình độ và năng lực công nghệ sản xuất là mức độ đạt được của hiện trạng công nghệ, khả năng tổ chức, khai thác công nghệ hiện có, khả năng hấp thụ, làm chủ, nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực.

          2. Đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp là việc phân tích, xác định hiện trạng, hiệu quả sử dụng, khai thác công nghệ sản xuất và đánh giá khả năng tổ chức, khai thác công nghệ hiện có, khả năng hấp thụ, làm chủ, nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

          3. Đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của ngành, lĩnh vực sản xuất là việc phân tích, tổng hợp các kết quả đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực sản xuất.

          4. Hệ số đồng bộ về trình độ và năng lực công nghệ sản xuất là hệ số thể hiện vai trò tác động một cách đồng bộ của các nhóm tiêu chí thành phần tới việc hình thành trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

          5. Ngành, lĩnh vực sản xuất là tập hợp các doanh nghiệp sản xuất cùng một nhóm sản phẩm thuộc phân ngành cấp 2 hoặc cấp 3 của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, lắp ráp và các ngành công nghiệp hỗ trợ được phân loại theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

          6. Máy móc, thiết bị là một kết cấu hoàn chỉnh, gồm các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau để vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng được thiết kế.

          7. Dây chuyền công nghệ là hệ thống các máy móc, thiết bị, công cụ, phương tiện được bố trí lắp đặt, kết nối liên hoàn tại một địa điểm nhất định theo sơ đồ, quy trình công nghệ đã thiết kế, bảo đảm vận hành đồng bộ để sản xuất.

          8. Số lao động là tổng số người làm việc của doanh nghiệp trong năm liền kề trước năm thực hiện đánh giá trình độ, năng lực công nghệ sản xuất, không tính những người có thời gian làm việc dưới 03 tháng.

          Điều 3. Nguyên tắc đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất

          1. Trình độ và năng lực công nghệ sản xuất được đánh giá thông qua việc phân tích, đánh giá tổng hợp năm nhóm yếu tố thành phần bao gồm: nhóm hiện trạng công nghệ, thiết bị sản xuất (nhóm T); nhóm hiệu quả khai thác công nghệ (nhóm E); nhóm năng lực tổ chức, quản lý (nhóm O); nhóm năng lực nghiên cứu phát triển (nhóm R) và nhóm năng lực đổi mới sáng tạo (nhóm I), kết hợp với kết quả đánh giá hệ số đồng bộ về trình độ và năng lực công nghệ sản xuất.

          2. Đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất sử dụng phương pháp định lượng theo thang điểm chung 100 điểm cho tổng số 26 tiêu chí để đưa về cùng một mặt bằng đánh giá, trong đó nhóm T tối đa 30 điểm cho 7 tiêu chí, nhóm E tối đa 20 điểm cho 5 tiêu chí, nhóm O tối đa 19 điểm cho 5 tiêu chí, nhóm R tối đa 17 điểm cho 5 tiêu chí, nhóm I tối đa 14 điểm cho 4 tiêu chí. Căn cứ vào tổng số điểm đạt được của các tiêu chí và hệ số đồng bộ về trình độ và năng lực công nghệ sản xuất để phân loại trình độ và năng lực công nghệ sản xuất. Thông tin, số liệu dùng để xác định điểm của các tiêu chí được điều tra, thu thập tại các doanh nghiệp. Bộ mẫu phiếu điều tra quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.

          3. Hệ số đồng bộ về trình độ và năng lực công nghệ sản xuất được tính toán dựa trên số điểm đạt được của các nhóm T, E, O, R, I.

          4. Điểm của các tiêu chí 4, 5, 6 tại Điều 4 và tiêu chí 8 tại Điều 5 của Thông tư này được xác định dựa trên chuẩn so sánh của mỗi ngành theo quy định tại Phụ lục II của Thông tư này. Trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành có liên quan, Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, điều chỉnh chuẩn so sánh cho phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ.

 

Chương II

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ VÀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

          Điều 4. Nhóm hiện trạng thiết bị, công nghệ (Nhóm T, tối đa 30 điểm)

          1. Tiêu chí 1: Mức độ khấu hao thiết bị, công nghệ (tối đa 5 điểm)

          Mức độ khấu hao thiết bị, công nghệ (sau đây viết tắt là TBCN) là sự giảm dần giá trị sử dụng của TBCN theo thời gian phản ánh thông qua “Hệ số tính toán khấu hao TBCN” (Kkh) được tính bằng công thức sau:

 1/01/clip_image002.gif" width="159" />(%)

Trong đó:

  • G là tổng giá trị các TBCN ban đầu (nguyên giá);
  • Gsx là tổng giá trị TBCN hiện tại (đã được khấu hao).

     Giá trị TBCN được lấy từ báo cáo tài chính năm liền kề trước năm thực hiện đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

          Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

Kkh < 20%                                                                5 điểm

20% ≤ Kkh <40%                                                     4 điểm

40% ≤ Kkh < 60%                                                     3 điểm

60% ≤ Kkh < 80%                                                     2 điểm

Kkh ≥ 80%                                                                1 điểm

          2. Tiêu chí 2: Cường độ vốn thiết bị, công nghệ (tối đa 3 điểm)

          Cường độ vốn TBCN đặc trưng cho vốn đầu tư vào TBCN của doanh nghiệp phản ánh thông qua “Hệ số cường độ vốn TBCN” (K) được tính bằng công thức sau:

1/01/clip_image005.gif" width="119" />    (%)

          Trong đó:

  • Gsx là tổng giá trị TBCN hiện tại;
  • Gđt là tổng giá trị đã đầu tư bao gồm cả thiết bị công nghệ trong ba năm gần nhất.

          Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

K ≥ 75%                                                                         3 điểm

50% ≤ K < 75%                                                             2 điểm

25% ≤ K < 50%                                                             1 điểm

          3. Tiêu chí 3: Mức độ đổi mới thiết bị, công nghệ (tối đa 3 điểm)

          Mức độ đổi mới TBCN là sự đầu tư bổ sung TBCN nhằm thay thế và nâng cấp hệ thống TBCN của doanh nghiệp phản ánh thông qua “Hệ số đổi mới TBCN” (Kđm) được tính bằng công thức sau:

1/01/clip_image007.gif" width="135" />    (%)

          Trong đó:

  • Gtbm là giá trị TBCN mới quy đổi (được lắp đặt và vận hành sản xuất trong thời gian 03 năm tính đến thời điểm đánh giá) và được xác định như sau:
  • Gtbm = (2Gtbm1+ Gtbm2)/2;
  • Gtbm1 là giá trị thiết bị mới lắp đặt để mở rộng sản xuất;
  • Gtbm2 là giá trị thiết bị thay thế thiết bị cũ hỏng (khi sửa chữa). Nếu các TBCN mới lắp đặt hoặc thay thế là các TBCN đã qua sử dụng thì không được tính vào chỉ tiêu này;
  •  Gsx là tổng giá trị TBCN hiện tại.

Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

Kđm ≥ 75%                                                                        3 điểm

50% ≤ Kđm < 75%                                                            2 điểm

25% ≤ Kđm < 50%                                                            1 điểm

          4. Tiêu chí 4: Mức độ tự động hóa và tích hợp sản xuất (tối đa 7 điểm)

          Tiêu chí này đặc trưng cho mức độ hiện đại và hiện trạng tích hợp quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

          Điểm của tiêu chí này được xác định bằng tổng số điểm mức độ tự động hoá của dây chuyền thiết bị công nghệ cộng với tổng số điểm mức độ tích hợp quá trình sản xuất:

          a) Mức độ tự động hóa của dây chuyền thiết bị công nghệ tối đa 3 điểm và phản ánh thông qua “Hệ số tự động hoá” (1/01/clip_image009.gif" width="46" />được tính bằng công thức sau:

1/01/clip_image011.gif" style="float:left;" width="89" />

 

 

Trong đó:

          - Gsx là tổng giá trị TBCN hiện tại;

          - Mtt là tổng số lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất.

          Điểm của mức độ tự động hóa được xác định theo tương quan với hệ số tự động hóa trung bình của từng ngành (Kchuẩn 1) như sau:

  • Ktđh ³ 1,5Kchuẩn 1                                         3 điểm
  • 1,5Kchuẩn 1 > Ktđh ³ Kchuẩn 1                           2 điểm
  • Kchuẩn 1 > Ktđh ³ 0,5Kchuẩn 1                           1 điểm

          b) Mức độ áp dụng giải pháp quản lý sản xuất tự động tối đa 4 điểm và được xác định như sau:

  - Có hệ thống thu thập dữ liệu sản xuất (PDA hoặc SCADA)     1 điểm

  - Có hệ thống thu thập dữ liệu máy móc (MDC)                         1 điểm

- Có triển khai hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS) hoặc hệ thống điều khiển phân tán (DCS)                                                            1 điểm

- Có triển khai hệ thống sản xuất tích hợp (CIM)                        1 điểm

          5. Tiêu chí 5: Tỷ lệ chi phí năng lượng sản xuất (tối đa 4 điểm).

          Tỷ lệ chi phí năng lượng sản xuất đặc trưng cho hiệu quả sản xuất về mặt sử dụng năng lượng phản ánh thông qua “Hệ số chi phí năng lượng” (Knl) được tính bằng công thức sau:

1/01/clip_image013.gif" width="118" />   (%)

          Trong đó :

          - Gnl là tổng giá trị năng lượng (điện, than, củi, xăng, dầu, khí...) đã chi phí;

          - Gsp là tổng giá trị sản phẩm sản xuất trong năm.

          Gnl và Gsp được lấy từ báo cáo tài chính năm liền kề trước năm thực hiện đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

          Điểm của tiêu chí này được xác định theo tương quan với hệ số chi phí năng lượng trung bình của từng ngành (Kchuẩn 2) như sau:

  • Knl £  0,25Kchuẩn 2                                                4 điểm
  • 0,25Kchuẩn 2  < Knl £  0,5Kchuẩn 2                             3 điểm
  • 0,5Kchuẩn 2  < Knl £  Kchuẩn 2                                   2 điểm

  - Knl > Kchuẩn 2                                                        1 điểm

          6. Tiêu chí 6: Tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu sản xuất (tối đa 4 điểm).

          Tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu sản xuất đặc trưng cho hiệu quả sản xuất về mặt sử dụng nguyên vật liệu phản ánh thông qua “Hệ số chi phí nguyên vật liệu” (Knvl) được tính bằng công thức sau:

1/01/clip_image015.gif" width="130" />   (%)

          Trong đó:

          - Gnvl là tổng giá trị nguyên vật liệu (tất cả các loại nguyên vật liệu) đã chi phí trong năm;

          - Gsp là tổng giá trị sản phẩm sản xuất trong năm.

          Gnvl và Gsp được lấy từ báo cáo tài chính năm liền kề trước năm thực hiện đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

          Điểm của tiêu chí này được xác định theo tương quan với hệ số chi phí nguyên, vật liệu trung bình của từng ngành (Kchuẩn 3)  như sau:

  • Knvl £  0,25 Kchuẩn 3                                                         4 điểm
  • 0,25Kchuẩn 3  < Knvl £  0,5Kchuẩn 3                                       3 điểm
  • 0,5Kchuẩn 3  < Knvl £  Kchuẩn 3                                              2 điểm
  • Kchuẩn 3  < Knvl £  2Kchuẩn 3                                                 1 điểm

          7. Tiêu chí 7: Tiêu chuẩn sản phẩm của dây chuyền công nghệ sản xuất (tối đa 4 điểm).

          Tiêu chuẩn sản phẩm của dây chuyền sản xuất được xác định thông qua mức độ tiên tiến của tiêu chuẩn chất lượng mà sản phẩm của dây chuyền công nghệ sản xuất có thể đáp ứng.

          Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

  • Sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn cơ sở nhưng các chỉ tiêu của tiêu chuẩn cơ sở tiên tiến hơn các chỉ tiêu của tiêu chuẩn quốc tế                4 điểm
  • Sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế                                     3 điểm
  • Sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia                                    2 điểm
  • Sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn cơ sở                                         1 điểm

          Điều 5. Nhóm hiệu quả khai thác công nghệ (Nhóm E, tối đa 20 điểm)

            1. Tiêu chí 8: Năng suất lao động (tối đa 5 điểm).

          Năng suất lao động thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, là giá trị gia tăng bình quân của một lao động tạo ra trong một năm phản ánh thông qua “Hệ số năng suất” (Kns) được xác định bằng công thức sau:

1/01/clip_image017.gif" width="77" />

          Trong đó:

  • Av là giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất được tính bằng tổng giá trị sản xuất sản phẩm trừ đi chi phí nguyên vật liệu trong một năm;
  • M là tổng số lao động.

          Điểm của tiêu chí này được xác định theo tương quan với hệ số năng suất lao động trung bình của ngành (Kchuẩn 4) như sau:

  • Kns  ³ 3,0Kchuẩn 4                                                              5 điểm
  • 3,0Kchuẩn 4  > Kns ³ 2,0Kchuẩn 4                                             4 điểm
  • 2,0Kchuẩn 4  > Kns ³ 1,0Kchuẩn 4                                              3 điểm
  • Kchuẩn 4  > Kns ³ 0,5Kchuẩn 4                                                  2 điểm
  • 0,5Kchuẩn 4 > Kns ³ 0,25Kchuẩn 4                                            1 điểm

2. Tiêu chí 9: Mức độ áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất (tối đa 3 điểm).

Tiêu chí này để đánh giá tính toàn diện, hệ thống, phổ biến và hiệu quả của việc áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất của doanh nghiệp.

Điểm của tiêu chí này được xác định là tổng số điểm của các hoạt động sau:

- Có chương trình, giải pháp đồng bộ, hệ thống thúc đẩy việc áp dụng các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất                           1 điểm

- Số lượng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất được áp dụng hoặc hiệu quả kinh tế mang lại tăng dần trong 3 năm gần nhất               1 điểm

- Đã có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất được áp dụng trong thực tiễn                                                                                  1 điểm

3. Tiêu chí 10. Năng lực bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, dây chuyền, thiết bị của doanh nghiệp (tối đa 4 điểm).

Tiêu chí này để đánh giá khả năng tự thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, dây chuyền, thiết bị của doanh nghiệp, được xác định qua các cấp độ tăng dần bao gồm: Khả năng tự thực hiện hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa khi có sự cố với nguồn phụ tùng thay thế chủ động (bảo dưỡng, sửa chữa sự cố); Khả năng tự thực hiện hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa theo các kế hoạch đã được lập và theo quy định của nhà sản xuất (bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ); Khả năng tự thực hiện hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa nhằm loại bỏ các khiếm khuyết trong hệ thống để nâng cao hiệu suất (bảo dưỡng, sửa chữa chuyên sâu); Khả năng tự thực hiện việc chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cao hiệu quả hệ thống trên cơ sở phân tích các dữ liệu và độ tin cậy của máy móc, trang thiết bị (bảo dưỡng, sửa chữa chẩn đoán tổng thể).

Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

          - Bảo dưỡng, sửa chữa chẩn đoán tổng thể                            4 điểm

          - Bảo dưỡng, sửa chữa chuyên sâu                                        3 điểm

          - Bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ                                              2 điểm

          - Bảo dưỡng, sửa chữa sự cố                                                 1 điểm

          4. Tiêu chí 11: Khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ (tối đa 4 điểm).

          Tiêu chí này để đánh giá khả năng tiếp nhận chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp được xác định qua các cấp độ năng lực tăng dần bao gồm các mức độ như sau: nhận chuyển giao dây chuyền, thiết bị công nghệ đồng bộ theo phương thức chìa khóa trao tay; mua bản quyền hoặc nhận cấp phép công nghệ của đối tác để sản xuất; mua công nghệ cụ thể để điều chỉnh, cải tiến và tích hợp vào dây chuyền thiết kế của doanh nghiệp để phục vụ sản xuất; mua phát minh, sáng chế để tự hoàn thiện, phát triển công nghệ và ứng dụng vào sản xuất.

Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

- Mua phát minh, sáng chế để tự hoàn thiện, phát triển công nghệ và ứng dụng vào sản xuất                                                                                    4 điểm

- Mua công nghệ cụ thể để điều chỉnh, cải tiến và tích hợp vào dây chuyền thiết kế của doanh nghiệp để phục vụ sản xuất                                     3 điểm

          - Mua bản quyền hoặc cấp phép công nghệ của đối tác để sản xuất 2 điểm

          - Nhận chuyển giao dây chuyền, thiết bị công nghệ đồng bộ theo phương thức chìa khóa trao tay                                                                               1 điểm

          5. Tiêu chí 12: Chất lượng nguồn nhân lực (tối đa 4 điểm).

          Nguồn nhân lực bao gồm lực lượng lao động trực tiếp sản xuất và lực lượng cán bộ nghiệp vụ, quản lý, lãnh đạo. Chất lượng nguồn nhân lực phản ánh thông qua “Hệ số chất lượng nguồn nhân lực” (H) được xác định bằng công thức sau:

1/01/clip_image019.gif" width="312" />  (%)

     Trong đó:

  • H1 là tỷ lệ số công nhân đã qua huấn luyện nghề, số công nhân bậc cao hoặc nghệ nhân trên số trực tiếp tham gia sản xuất;
  • H2 là tỷ lệ số cán bộ quản lý (có trình độ đại học trở lên đồng thời có kinh nghiệm từ 03 năm trở lên), số cán bộ nghiệp vụ (có trình độ đại học trở lên phù hợp với chức danh lãnh đạo và nghiệp vụ trong doanh nghiệp) trên số lao động gián tiếp;
  • M là tổng số lao động;
  • Mcn là số công nhân đã qua huấn luyện nghề;
  • Mbc  là số công nhân bậc cao hoặc nghệ nhân;
  • Mtt là số lao động trực tiếp sản xuất;
  • Mql là số cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ đại học trở lên đồng thời có kinh nghiệm từ 03 năm trở lên, phù hợp với chức danh quản lý trong doanh nghiệp;
  • Mnv là số cán bộ nghiệp vụ có trình độ cao đẳng trở lên, phù hợp với chức danh nghiệp vụ trong doanh nghiệp;
  • Mgt là tổng số cán bộ khối gián tiếp (không trực tiếp tham gia sản xuất) trong doanh nghiệp, Mgt = M - Mtt.

Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

 H ≥ 25%                                                                4 điểm

 25% > H ≥ 15%                                                      3 điểm

 15% > H ≥ 5%                                                        2 điểm

 5% > H ≥ 2,5%                                                       1 điểm

          Điều 6. Nhóm năng lực tổ chức - quản lý (Nhóm O, tối đa 19 điểm)

          1. Tiêu chí 13: Tỷ lệ chi phí cho đào tạo, huấn luyện (tối đa 3 điểm).

          Tiêu chí này thể hiện mức độ đầu tư cho đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ nhân lực và nghiên cứu phát triển công nghệ, sản phẩm của doanh nghiệp phản ánh thông qua “Hệ số chi phí đào tạo, huấn luyện” (Kđthl) được xác định bằng công thức sau:

1/01/clip_image021.gif" width="139" />   (%)

          Trong đó:

          - Gđthl là tổng chi phí cho đào tạo, huấn luyện (trong 3 năm gần nhất);

          - Gdt là tổng doanh thu trong (trong 3 năm gần nhất).

          Điểm của tiêu chí này được xác định  như sau:

           Kđthl ≥ 2%                                                                       3 điểm

           2% > Kđthl ≥ 1%                                                              2 điểm

           1% > Kđthl ≥ 0,5%                                                           1 điểm

          2. Tiêu chí 14: Thông tin phục vụ sản xuất, quản lý (tối đa 5 điểm).

          Tiêu chí được xác định thông việc áp dụng 06 nội dung thông tin phục vụ quản lý bao gồm: hệ thống thực hành sản xuất (MES), Lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP), Quản lý vòng đời sản phẩm (PLM), Quản lý dữ liệu sản phẩm (PDM), Hệ thống lập kế hoạch sản xuất (PPS), Quản lý chuỗi cung ứng (SCM).

          Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

  • Áp dụng 5 trong 6 nội dung thông tin                                     5 điểm
  • Áp dụng 4 trong 6 nội dung thông tin                                      4 điểm
  • Áp dụng 3 trong 6 nội dung thông tin                                      3 điểm
  • Áp dụng 2 trong 6 nội dung thông tin                                      2 điểm
  • Áp dụng 1 trong 6 nội dung thông tin                                      1 điểm

          3. Tiêu chí 15: Quản lý hiệu suất thiết bị tổng thể (tối đa 5 điểm).                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             

          Tiêu chí này thể hiện hiệu quả tổ chức, quản lý thiết bị sản xuất trong doanh nghiệp phản ánh thông qua “Chỉ số hiệu suất thiết bị tổng thể” (Ktbtt) được xác định bằng công thức sau:

1/01/clip_image023.gif" width="207" />   (%)

     Trong đó:

          - H là hiệu suất thiết bị;

          - Q là tỉ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng;

          - Ptt là tổng sản lượng sản phẩm được sản xuất thực tế trung bình của ba năm trước liền kề năm đánh giá;

          - P là tổng sản lượng sản phẩm theo công suất thiết kế một năm;

          - Gđ là tổng giá trị sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng của ba năm trước liền kề năm đánh giá;

          - Gsp là tổng giá trị sản phẩm sản xuất của ba năm trước liền kề năm đánh giá.

          Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

Ktbtt ³ 75%                                                                    5 điểm

75% > Ktbtt  ³  60%                                                      4 điểm

60% > Ktbtt  ³  45%                                                      3 điểm

45% > Ktbtt  ³  30%                                                       2 điểm

30% > Ktbtt  ³  15%                                                      1 điểm

  4. Tiêu chí 16: Áp dụng tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (tối đa 3 điểm)                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             

          Tiêu chí này xem xét mức độ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo các mô hình tiên tiến và công cụ cải tiến năng suất, chất lượng trong doanh nghiệp.

          Điểm của tiêu chí này được xác định qua việc doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp các mức tiêu chuẩn hệ thống quản lý, cụ thể như sau:

          - Đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (đã được cấp chứng chỉ chứng nhận)                                                                                 2 điểm

          - Đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến                1 điểm

          - Đối với trường hợp hệ thống quản lý chất lượng được tích hợp cùng với việc áp dụng công cụ cải tiến năng suất, chất lượng thì được cộng thêm 1 điểm

          5. Tiêu chí 17: Bảo vệ môi trường (tối đa 3 điểm).

          Tiêu chí này phản ánh năng lực xử lý chất thải và bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

          Điểm của tiêu chí này được xác định qua việc doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý môi trường phù hợp đạt các mức tiêu chuẩn như sau:

            - Đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường tiên tiến (đã được cấp chứng chỉ), có hệ thống xử lý chất thải đáp ứng quy định, có hệ thống tái chế và tái sử dụng chất thải                                                                              3 điểm

            - Đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường tiên tiến (đã được cấp chứng chỉ), có hệ thống xử lý chất thải đáp ứng quy định                               2 điểm

            - Đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường tiên tiến, có hệ thống xử lý chất thải đáp ứng quy định                                                                     1 điểm

          Điều 7. Nhóm năng lực nghiên cứu, phát triển (Nhóm R, tối đa 17 điểm)

          1. Tiêu chí 18: Ứng dụng công nghệ thông tin (tối đa 3 điểm).

          Tiêu chí này thể hiện mức độ đầu tư và ứng dụng trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và nhân lực công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.     

          Điểm của tiêu chí này được xác định qua việc doanh nghiệp có các hoạt động đầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (phần cứng và phần mềm) đáp ứng được các nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

- Có hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm tích hợp được ứng dụng trên toàn bộ hoạt động quản lý và tác nghiệp đến từng bộ phận                       3 điểm

- Có hệ thống phần cứng, phần mềm đủ để tự động hóa các quy trình tác nghiệp, kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp    2 điểm

- Có hệ thống phần cứng, phần mềm đủ để triển khai một số ứng dụng thường xuyên                                                                                             1 điểm

            2. Tiêu chí 19: Chi phí thông tin (tối đa 3 điểm).

          Tiêu chí này thể hiện mức độ đầu tư cho công nghệ thông tin (phần cứng, phần mềm, dữ liệu, dịch vụ, bảo mật, thông tin,…) của doanh nghiệp phản ánh thông qua “Hệ số tỷ lệ chi phí thông tin” (Ktt) được xác định bằng công thức sau:

                                      Ktt =   1/01/clip_image025.gif" width="29" />.100   (%)

  Trong đó:

  • Gtt là tổng chi phí thông tin (kể cả cước điện thoại, internet,...) trong 3 năm gần nhất;
  • Gcp là tổng chi phí của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất.

  Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

Ktt ≥ 0,25%                                                                   3 điểm

0,25% > Ktt ≥ 0,05%                                                     2 điểm

0,05% > Ktt ≥ 0,01%                                                     1 điểm

          3. Tiêu chí 20: Nhân lực dành cho nghiên cứu, phát triển (tối đa 4 điểm).

Tỷ lệ nhân lực cho nghiên cứu, phát triển và đào tạo (H5) được xác định bằng công thức sau:

H5 = 1/01/clip_image027.gif" width="42" />.100    (%)

Trong đó:

- Mr&d là số nhân lực R&D;

- M là tổng số lao động.

          Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

          Đối với doanh nghiệp lớn có tổng nguồn vốn trên 1000 tỷ đồng và tổng số lao động trên 3000 người

          H5 ≥ 1% và Mr&d ≥ 50                                                           4 điểm

          H5 ≥ 0,8% và Mr&d ≥ 40                                                        3 điểm

          H5 ≥ 0,6% và Mr&d ≥ 30                                                        2 điểm

          H5 ≥ 0,4% và Mr&d ≥ 20                                                        1 điểm

          Đối với doanh nghiệp lớn có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 200 người

          H5 ≥ 2,5% và Mr&d ≥ 15                                                        4 điểm

          H5 ≥ 2,0% và Mr&d ≥ 12                                                        3 điểm

          H5 ≥ 1,5% và Mr&d ≥ 9                                                          2 điểm

          H5 ≥ 1,0% và Mr&d ≥ 6                                                          1 điểm

          Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

          H5 ≥ 5%                                                                                4 điểm

          H5 ≥ 4%                                                                                3 điểm

          H5 ≥ 3%                                                                                2 điểm

          H5 ≥ 2%                                                                                1 điểm

          4. Tiêu chí 21: Hạ tầng dành cho nghiên cứu, phát triển (tối đa 3 điểm).

Tiêu chí này xác định hạ tầng doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm.

          Điểm của tiêu chí này được xác định theo hạ tầng nghiên cứu, phát triển trong doanh nghiệp như sau:

          - Có viện, trung tâm nghiên cứu, phát triển trực thuộc           3 điểm      

          - Có bộ phận nghiên cứu, phát triển chuyên trách và các trung tâm, phòng thí nghiệm (chế tạo, thử nghiệm) đáp ứng nhu cầu                     2 điểm

          - Có bộ phận hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm (có thể kiêm nhiệm)                                                                                     1 điểm

5. Tiêu chí 22: Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển (tối đa 4 điểm).

Tiêu chí này thể hiện sự đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ, sản phẩm của doanh nghiệp. Điểm của tiêu chí này được xác định bằng tổng điểm của hai thành phần như sau:

- Doanh nghiệp có thành lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ: 1 điểm

- Doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, phát triển: tối đa 3 điểm và được phản ánh thông qua “Tỷ lệ chi phí cho nghiên cứu, phát triển” (Kr&d) được xác định bằng công thức sau:

1/01/clip_image029.gif" width="124" />  (%)

Trong đó:

          - Gđt là tổng chi phí cho đào tạo và nghiên cứu, phát triển trong 3 năm gần nhất;

          - Gdt là tổng doanh thu trong 3 năm gần nhất.

Điểm tương ứng với tỷ lệ chi phí được xác định như sau:

          Đối với doanh nghiệp lớn có tổng nguồn vốn trên 1000 tỷ đồng và tổng số lao động trên 3000 người

          Kr&d ≥ 0,1%                                                                           3 điểm

          Kr&d ≥ 0,06%                                                                         2 điểm

          Kr&d ≥ 0,02%                                                                         1 điểm

          Đối với doanh nghiệp lớn có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ đồng và tổng số lao động trên 200 người

          Kr&d ≥ 0,5%                                                                           3 điểm

          Kr&d ≥ 0,3%                                                                           2 điểm

          Kr&d ≥ 0,1%                                                                           1 điểm

          Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

          Kr&d ≥ 1%                                                                              3 điểm

          Kr&d ≥ 0,6%                                                                           2 điểm

          Kr&d ≥ 0,2%                                                                           1 điểm

          Điều 8. Nhóm năng lực đổi mới sáng tạo (Nhóm I, tối đa 14 điểm)

          1. Tiêu chí 23: Kết quả nghiên cứu, phát triển sản phẩm (tối đa 4 điểm).

Tiêu chí này nhằm đánh giá khả năng nghiên cứu cải tiến, điều chỉnh cũng như phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp và hiệu quả đạt được thông qua hoạt động này.

Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

     - Tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới trên thị trường              3 điểm

     - Tạo ra sản phẩm mới về tính năng                                 2 điểm

     - Tạo ra sản phẩm mới về kiểu dáng                                 1 điểm

     - Doanh thu của sản phẩm mới chiếm trên 5% tổng doanh thu trở lên trong năm vừa qua                                                              cộng thêm 1 điểm

          2. Tiêu chí 24: Kết quả nghiên cứu, phát triển công nghệ (tối đa 4 điểm).

          Kết quả nghiên cứu, phát triển công nghệ thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong việc cải tiến, điều chỉnh các công nghệ hiện có cũng như nghiên cứu, phát triển các công nghệ mới để sản xuất sản phẩm.

Điểm của tiêu chí này được xác định như sau:

          - Có công nghệ mới được bảo hộ dưới dạng bằng sáng chế và được thương mại hóa                                                                                            4 điểm

          - Có công nghệ mới được chấp nhận đăng ký hoặc được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích                                                                           3 điểm

          - Có công nghệ đã được nghiên cứu, phát triển nhưng đang ở mức thử nghiệm hay quy mô phòng thí nghiệm                                             2 điểm

          - Có công nghệ (quy trình, bí quyết, phương thức sản xuất, thiết bị công nghệ, kiểu dáng công nghiệp,...) đang được tiến hành nghiên cứu    1 điểm

          3. Tiêu chí 25: Năng lực liên kết hợp tác nghiên cứu, phát triển (tối đa 2 điểm).

          Năng lực liên kết hợp tác nghiên cứu, phát triển là khả năng liên kết và hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm của doanh nghiệp với các đối tác bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm: doanh nghiệp, tổ chức, viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước.

          Điểm của tiêu chí này được xác định theo hoạt động hợp tác đầu tư của doanh nghiệp với các doanh nghiệp, tổ chức, viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước như sau:

          - Có đầu tư theo hình thức cùng thực hiện dự án nghiên cứu, phát triển công nghệ sản phẩm mới                                                                          2 điểm

          - Có đầu tư cho hoạt động hợp tác theo hình thức thuê chuyên gia hỗ trợ, tiếp nhận (mua) kết quả nghiên cứu, đào tạo cho nhân lực cho đội ngũ nghiên cứu, phát triển                                                                                    1 điểm

          4. Tiêu chí 26: Năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp (tối đa là 4 điểm).

          Năng lực chuyển đổi số là khả năng ứng dụng và triển khai nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quá trình, phương thức sản xuất được đánh giá qua các hoạt động bao gồm:

          a) Có xây dựng chiến lược chuyển đổi số hoặc sản xuất thông minh tại doanh nghiệp, tối đa 1 điểm  

          b) Mức độ ứng dụng và phát triển các công nghệ số, bao gồm: Điện toán đám mây, robot tiên tiến, in 3D, thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR), kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big data), tích hợp hệ thống, mô hình hóa, an ninh mạng, chuỗi khối (blockchain), vật liệu mới v.v…phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp, tối đa 3 điểm:

          Đã triển khai trong toàn bộ trong nhà máy                         3 điểm

          Đã triển khai tại một số bộ phận                                         2 điểm

          Đang nghiên cứu để áp dụng tại doanh nghiệp                   1 điểm

         

Chương III

PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH

ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ VÀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

          Điều 9. Phương pháp đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp

          1. Xác định số điểm từng nhóm tiêu chí đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất và tổng số điểm các nhóm tiêu chí đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

2. Tính toán hệ số mức độ đồng bộ của trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp theo hướng dẫn tại mục 3, Phụ lục III của Thông tư này.

          3. Phân loại trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp theo 04 mức căn cứ trên tổng số điểm các thành phần trình độ và năng lực công nghệ sản xuất đạt được và hệ số mức độ đồng bộ của trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

a) Trình độ và năng lực công nghệ sản xuất lạc hậu khi hệ số mức độ đồng bộ nhỏ hơn 0,3 và tổng số điểm nhỏ hơn 35 điểm;

          b) Trình độ và năng lực công nghệ sản xuất trung bình khi hệ số mức độ đồng bộ từ 0,3 trở lên và tổng số điểm từ 35 điểm đến dưới 60 điểm;

          c) Trình độ và năng lực công nghệ sản xuất trung bình tiên tiến khi hệ số mức độ đồng bộ từ 0,5 trở lên và tổng số điểm từ 60 điểm đến dưới 75 điểm;

          d) Trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến khi hệ số mức độ đồng bộ từ 0,65 trở lên và tổng số điểm từ 75 điểm trở lên.

          Điều 10. Phương pháp đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của ngành, lĩnh vực sản xuất

          1. Xác định số điểm từng nhóm thành phần trình độ và năng lực công nghệ sản xuất và tổng số điểm các nhóm thành phần trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của ngành, lĩnh vực sản xuất theo hướng dẫn trong mục 4 và mục 5, Phụ lục III của thông tư này.

2. Tính toán hệ số mức độ đồng bộ của trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của ngành, lĩnh vực sản xuất theo hướng dẫn tại mục 6, Phụ lục III của Thông tư này.

          3. Phân loại trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của ngành, lĩnh vực sản xuất dựa trên tổng số điểm đạt được và hệ số mức độ đồng bộ của trình độ và năng lực công nghệ của ngành, lĩnh vực (thực hiện tương tự như hướng dẫn đối với doanh nghiệp tại khoản 3, Điều 9 Thông tư này).

          4. Khi tiến hành đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của ngành, lĩnh vực sản xuất phải thực hiện lần lượt các bước sau:

          a) Lựa chọn mẫu doanh nghiệp đại diện cho ngành, lĩnh vực sản xuất;

          b) Đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của từng doanh nghiệp;

          c) Đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của từng ngành, lĩnh vực sản xuất trên cơ sở tính toán, tổng hợp kết quả đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực đó.

          Điều 11. Quy trình đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất

1. Công tác chuẩn bị:

a) Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là cơ quan) thực hiện đánh giá xác định ngành, lĩnh vực cần đánh giá;

b) Cơ quan thực hiện đánh giá thành lập nhóm đánh giá;

c) Nhóm đánh giá xây dựng kế hoạch đánh giá (xác định thời gian, tiến độ và dự toán kinh phí, nội dung thực hiện), phương pháp thực hiện theo khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

d) Tổ chức tập huấn điều tra thu thập thông tin, số liệu, sử dụng phần mềm đánh giá (nếu có), xử lý số liệu (chuẩn hóa số liệu), báo cáo kết quả đánh giá (tính toán và báo cáo) cho các thành viên tham gia.

          2. Tổ chức điều tra thu thập số liệu tại doanh nghiệp:

          a) Thành viên nhóm đánh giá trình độ và năng lực công nghệ đến các doanh nghiệp hướng dẫn cung cấp, thu thập thông tin, số liệu;

b) Các thành viên trong nhóm sử dụng phần mềm đánh giá đối với điều tra trực tiếp tại doanh nghiệp (nếu có);

c) Nhóm đánh giá thông báo lại kết quả đánh giá cho doanh nghiệp sau khi kết thúc điều tra.

          3. Tổ chức điều tra trực tuyến:

          a) Cơ quan thực hiện đánh giá thông báo cho các doanh nghiệp là đối tượng của cuộc điều tra tham gia điều tra trực tuyến và hướng dẫn doanh nghiệp truy cập vào phần mềm đánh giá trực tuyến;

          b) Cơ quan thực hiện đánh giá trả kết quả đánh giá tự động cho doanh nghiệp sau khi kết thúc điều tra thông qua phần mềm xử lý số liệu điều tra trực tuyến;

          c) Cơ quan thực hiện tổng hợp số liệu thông qua hệ thống phần mềm xử lý số liệu điều tra.

          4. Phân tích đánh giá:

          a) Cơ quan thực hiện đánh giá tổng hợp, xử lý số liệu (chuẩn hóa số liệu), báo cáo kết quả đánh giá (tính toán và báo cáo) bằng phần mềm đánh giá;

          b) Hoàn thiện, gửi, lưu giữ các báo cáo và số liệu điều tra.

5. Tổng kết:

          a) Họp báo cáo kết quả đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất;

          b) Hoàn thiện, gửi, lưu giữ các báo cáo và số liệu điều tra.

 

Chương IV

KINH PHÍ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          Điều 12. Kinh phí thực hiện

1. Kinh phí để các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện đánh giá trình độ và năng lực công nghệ của ngành, lĩnh vực được bố trí trong dự toán chi ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định về phân cấp ngân sách của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương hoặc từ các nguồn huy động hợp pháp khác. Nội dung chi, mức chi được áp dụng theo quy định về định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước hiện hành trên cơ sở phù hợp với mức dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm được giao.

2. Việc thanh, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

3. Trường hợp hiệp hội, doanh nghiệp tự tổ chức đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất thì kinh phí do hiệp hội, doanh nghiệp đó tự chi trả.

          Điều 13. Tổ chức thực hiện

1. Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của từng thời kỳ, các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo thực hiện việc đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất thuộc phạm vi quản lý của mình theo hướng dẫn trong Thông tư này và cung cấp kết quả đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu chung toàn quốc.

Doanh nghiệp phối hợp tham gia điều tra sẽ được cung cấp kết quả đánh giá khi hoàn thành. Việc công bố báo cáo điều tra, đánh giá cho bên thứ ba chỉ được thực hiện khi có sự thống nhất của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này, cá nhân tham gia hoạt động đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất có thể vận dụng theo các quy định tại Thông tư này.

3. Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ và Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định Công nghệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, theo dõi cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, ngành triển khai thực hiện hoạt động đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất; phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng phần mềm thu thập (bao gồm điều tra tại chỗ và điều tra trực tuyến), phần mềm xử lý và cập nhật cơ sở dữ liệu chung về trình độ và năng lực công nghệ sản xuất để các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện.

4. Theo nhu cầu của từng thời kỳ, các Bộ, ngành theo chức năng quản lý của mình, căn cứ vào số liệu kết quả đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của kỳ trước và xu hướng phát triển công nghệ, xác định lại chuẩn so sánh của một số tiêu chí phù hợp theo từng ngành, lĩnh vực gửi về Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, thống nhất áp dụng chung trên phạm vi toàn quốc.

          Điều 14. Hiệu lực thi hành

          1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 01 năm 2020 và thay thế Thông tư số 04/2014/TT-BKHCN ngày 08/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn đánh giá trình độ công nghệ sản xuất.

          2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề khó khăn, vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Khoa học và Công nghệ để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trần Văn Tùng

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.