• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2005
  • Ngày hết hiệu lực: 30/04/2007
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 144/2005/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cao Bằng, ngày 14 tháng 6 năm 2005

QUYẾT ĐỊNH

Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế

 quản lý tài chính đối với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành kèm theo

Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ

_____________________________

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và tổ chức bộ máy của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 18:

“1. Nguồn kinh phí hoạt động của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam hàng năm được trích từ tiền sinh lời do thực hiện biện pháp bảo toàn các quỹ, theo tỷ lệ phần trăm trên số thực thu bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế hàng năm (phần do người sử dụng lao động và các đối tượng tham gia bảo hiểm đóng).

Kinh phí hoạt động của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam nói trên bao gồm cả kinh phí sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định và chi nghiên cứu khoa học, đào tạo lại; không kể chi đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện đề án công nghệ thông tin được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tỷ lệ trích hàng năm là 3,6% và ổn định trong 3 năm từ 2005 - 2007.

2. Mức chi tiền lương bình quân toàn ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là 2,0 lần so với chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định (kể cả chi tiền lương, tiền công cho lao động hợp đồng theo quy định hiện hành).

Việc phân phối tiền lương của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam phải theo kết quả, chất lượng hoàn thành công việc của từng cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm công bằng, hợp lý, gắn tiền lương với hiệu quả công việc.

3. Khuyến khích Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tinh giản biên chế, tiết kiệm chi quản lý bộ máy trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được sử dụng kinh phí tiết kiệm để chi các nội dung sau:

a) Trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi không quá 3 tháng lương thực tế bình quân của toàn ngành.

b) Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt mức trợ cấp thêm ngoài chính sách chung của Nhà nước cho người lao động trong ngành tự nguyện nghỉ việc khi thực hiện chính sách sắp xếp lao động, tinh giản biên chế và mức trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập cho công chức, viên chức để Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có cơ sở thực hiện.

c) Phần còn lại (sau khi chi các nội dung trên) được bổ sung vào c#c Quỹ bảo hiểm.

4. Việc đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của cán bộ, viên chức ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tính theo hệ số mức lương, phụ cấp quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ và mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

5. Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm xây dựng định mức, chế độ chi tiêu phù hợp với hoạt động của ngành, trên cơ sở vận dụng định mức, chế độ nhà nước quy định và trong phạm vi mức kinh phí được giao khoán quy định tại khoản 1 Điều 18 Quyết định này trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thông qua để thực hiện công khai trong toàn ngành.

6. Trong phạm vi nguồn kinh phí được trích hàng năm, Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam quyết định dự toán chi hoạt động bộ máy của hệ thống Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn chi và hoạt động đặc thù của ngành, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm có hiệu quả.

7. Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có trách nhiệm phân bổ chi hoạt động bộ máy đã được Hội đồng quản lý phê duyệt cho Bảo hiểm Xã hội các cấp phù hợp với nhiệm vụ được giao; bảo đảm kinh phí phân bổ cho Bảo hiểm xã hội các cấp không được vượt so với tổng mức được giao”

2. Sửa đổi khoản 1 Điều 19:

“1. Hàng năm, căn cứ vào mức trích chi hoạt động bộ máy quy định tại khoản 1 Điều 18, Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam lập dự toán chi hoạt động bộ máy của hệ thống Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trình Hội đồng quản lý phê duyệt, gửi Bộ Tài chính theo dõi, giám sát việc thực hiện.”

3. Sửa đổi khoản 1 Điều 20:

“1. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của hệ thống Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được trích từ tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quy định tại khoản 2 Điều 22 Quyết định này.”

4. Sửa đổi Điều 22:

“Tiền sinh lời từ đầu tư, tăng trưởng các Quỹ bảo hiểm hàng năm được phân bổ, sử dụng như sau:

1. Trích kinh phí quản lý của hệ thống Bảo hiểm Xã hội Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 18.

2. Trích vốn đầu tư xây dựng cơ bản của toàn hệ thống theo dự án và đề án công nghệ thông tin được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Phần còn lại được bổ sung vào các Quỹ bảo hiểm.”

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành tõ ngày 01 tháng 07 năm 2005. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều hết hiệu lực thi hành. Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì trình Thủ tướng Chính phủ mức trích chi quản lý bộ máy của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam để áp dụng cho giai đoạn tiếp theo.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.