• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 10/08/2005
  • Ngày hết hiệu lực: 10/08/2005
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 04/2004/QĐ-BNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cao Bằng, ngày 2 tháng 2 năm 2004

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Ban hành Quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 19/8/1991;

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Chỉ thị số 286/TTg ngày 02/5/1997, của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 245/TTg ngày 2 1/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày l1/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên;

Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Lâm nghiệp,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này "Quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác".

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo Chính phủ và thay thế Quyết định số 02/1999/QĐ-BNN-PTLN ngày 05/01/1999, bổ sung khoản 3 điều 15 Quyết định số 69/2001/QĐ-BNN-KL ngày 26/6/2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chỉ thị số 15/LS-CNR ngày 19/7/1989, Chỉ thị số 03/LS-CNR ngày 08/02//994 của Bộ Lâm nghiệp.

Những quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Cục, Vụ, Viện, Trường có liên quan, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Giám đốc Tổng công ty, Công ty, Doanh nghiệp và các chủ rừng có hoạt động khai thác gỗ và lâm sản khác chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

QUY CHẾ

KHAI THÁC GỖ vÀ LÂM SẢN KHÁC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNN-LN ngày 02 tháng 2 năm 2004

của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh.

1. Đối tượng áp dụng: Việc thiết kế khai thác và khai thác gỗ, lâm sản khác chỉ được tiến hành đối với các khu rừng đã có chủ được pháp luật thừa nhận, bao gồm:

a - Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là chủ rừng) được Nhà nước giao rừng, đất rừng để trồng, quản lý bảo vệ và sản xuất kinh doanh cớ hoạt động khai thác gỗ và lâm sản khác.

b - Đối với những khu rừng chưa có chủ, do chính quyền địa phương sở tại quản lý, không nằm trong đối tượng khai thác gỗ, chỉ được phép tận thu cây ngã đổ, tận dụng cây chết để sử dụng và được khai thác lâm sản ngoài gỗ.

2. Phạm vi điều chỉnh

a. Quy chế này quy định về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực điều chế rừng, thiết kế khai thác, khai thác gỗ và lâm sản khác ở rừng tự nhiên, rừng trồng thuộc các khu rừng sản xuất và rừng phòng hộ; tận thu, tận dụng gỗ và lâm sản khác trên các loại đất lâm nghiệp và đất khác.

b. Mọi đối tượng thuộc các khu rừng đặc dụng không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế này.

Điều 2: Giải thích từ ngữ.

Trong quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Luân kỳ khai thác: Khoảng thời gian giữa 2 lần khai thác chọn kế tiếp nhau.

2. Rừng thuần loài: Rừng tổ thành chỉ có một loài cây hoặc tổ thành 1 loài cây chiếm trên 90% trữ lượng rừng.

3. Rừng hỗn loài khác tuổi: Rừng có nhiều loài cây ở nhiều cấp tuổi khác nhau.

4. Tuổi thành thục công nghệ: Tuổi cho sản phẩm phù hợp với mục đích kinh doanh.

5. Chặt bài thải: Chặt những cây cong queo, sâu bệnh, cây phẩm mục đích kinh chất xấu.

6. Cây đổ vỡ: Cây không có dấu búa bài cây nhưng bị đổ, gãy trong quá trình khai thác chính.

7. Phát luỗng rừng: Phát dây leo, cây bụi trước khi khai thác.

8. Vệ sinh rừng: Băm dập cành, ngọn, xử lý cây chống chày, cây đổ gãy sau khai thác

9. Địa danh khai thác: Tên của lô, khoảnh, tiểu khu được đưa vào khai thác.

10. Lóng gỗ (khúc, đoạn): Một phần gỗ tròn được cắt ra từ cây gỗ theo hai mặt cắt ngang.

11. Gỗ khô lục, lóc lôi: Gỗ chểt đã bị khô, mục hoặc còn lại phần lõi của cây.

12. Khai thác chính: Chặt hạ những cây được phép khai thác theo quyết định mở rừng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

13. Khai thác tận dụng: Chặt hạ những cây gỗ đứng nhưng không phải đối tượng khai thác chính.

14. Tận thu: Công việc thu gom các cây gỗ nằm, cành, ngọn, gốc, rễ.

Điều 3. Những quy định khác.

1. Các khu rừng chưa đến kỳ khai thác và rừng trồng thuộc rừng phòng hộ, đặc dụng được tiến hành chặt nuôi dưỡng, tỉa thưa; các khu rừng được tuyển chọn chuyển hoá thành rừng giống thì phải thực hiện theo các quy định trong quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QPN14-92) và quy phạm xây dựng rừng giống chuyển hoá (QPNl6-93).

2. Việc tỉa thưa, tận dụng gỗ, lâm sản phải tuân thủ theo các quy trình, quy phạm kỹ thuật, phương án điều chế rừng hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc dự án đầu tư được cấp có thẩm qụyền phê duyệt.

Nghiêm cấm việc lợi dụng chặt nuôi dưỡng, làm giàu rừng để khai thác gỗ.

Chương II

XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHẾ RỪNG

Điều 4. Mục đích xây dựng phương án điều chế rừng.

1. Xây dựng một phương án tổ chức rừng nhằm đảm bảo được nguyên tắc cao nhất là sản xuất lâu dài, liên tục với năng suất cao, trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên ổn định phát triển vốn rừng, bảo đảm khả năng cung cấp và phòng hộ của rừng.

2. Xây dựng được một kế hoạch tác nghiệp cụ thể chỉ rõ thời gian và các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho từng khoảnh, tiểu khu rừng trong 1 luân kỳ và cụ thể hoá cho giai đoạn 5 năm để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành và thực thi.

Điều 5. Đối tượng rừng đưa vào điều chế.

Là rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất và rừng phòng hộ đã được cấp có thẩm quyền giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sản xuất kinh doanh theo quy định của Luật pháp.

Rừng của hộ gia đình, cá nhân được giao để quản lý, bảo vệ và được hưởng lợi theo Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp (gọi tắt là Quyết định 178) thì không cần xây dựng phương án điều chế.

Việc xây dựng phương án điều chế rừng do các đơn vị điều tra thiết kế quy định tại khoản 1 điều 13 thực hiện.

Điều 6. Các tài liệu cần thiết để xây dựng phương án.

1. Bản đồ của lâm trường, trong bản đồ phải thể hiện được vị trí địa lý, ranh giới hành chính, hệ thống đường xá, sông suối chính, hiện trạng rừng và đất rừng của chủ rừng.

2. Quyết định phê duyệt phương án quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh.

3. Quyết định thành lập lâm trường, xí nghiệp, công ty hoặc các tổ chức (nếu có).

4. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn

5. Các số liệu về hiện trạng tài nguyên rừng đã được cấp có thẩm quyền công bố trong thời điểm xây dựng phương án.

Điều 7. Điều tra ngoại nghiệp.

1. Xác định, điều chỉnh ranh giới lâm phần, tiểu khu đảm bảo phù hợp giữa bản đồ và thực địa.

2. Xác định diện tích, trữ lượng, trạng thái rừng cho từng khoảnh, tiểu khu.

Phúc tra tài nguyên rừng của các khơảnh, tiểu khu dự kiến đưa vào khai thác trong giai đoạn 5 năm đầu theo quy định tại các quy trình điều tra rừng hiện hành.

3. Xác định địa danh khai thác, trồng rừng và thực hiện các biện pháp lâm sinh trong giai đoạn 5 năm.

Điều 8. Nội dung phương án điều chế.

1. Những đặc điểm cơ bản của đơn vị

a. Vị trí địa lý, đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong phạm vi đơn vị.

b. Hiện trạng đất đai tài nguyên (số hiệu tiểu khu, diện tích tự nhiên, diện tích các loại trạng thái rừng, diện tích không có rừng).

2. Xác định phương thức khai thác và các tiểu khu rừng đưa vào khai thác trong 1 luân kỳ theo từng giai đoạn 5 năm.

3. Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh từng năm của đơn vị trong 5 năm đầu, bao gồm:

a. Khai thác gỗ:

Đối tượng rừng được hoạch định khai thác: rừng giàu, trung bình.

Địa danh khai thác: Theo đơn vị khoảnh, tiểu khu

Sản lượng khai thác: được xác định thông qua các chỉ tiêu:

Luân kỳ khai thác bình quân là 35 năm đối với rừng thường xanh, rừng lá kim, nửa rụng lá rừng hỗn loài vừa tre, nứa, 40 năm đối với rừng khộp và 10 năm đối với rừng kinh doanh gỗ trụ mỏ.

Trữ lượng bình quân của trạng thái rừng đưa vào khai thác

Cường độ khai thác bình quân: thực hiện theo các Điều 11, 12, 13, 14 của quy phạm lâm sinh (QPN 14-92).

b. Khai thác tre nứa:

Địa danh khai thác: Theo đơn vị khoảnh, tiểu khu

Đối tượng, sản lượng khai thác: Xác định theo các Điều từ 97 - 103 quy phạm lâm sinh (QPN 14 -92 ).

c. Nuôi dưỡng rừng.

Địa danh: Theo đơn vị khoảnh, tiểu khu

Đối tượng, biện pháp - tác động: Thực hiện theo các điều trong Chương II quy phạm lâm sinh (QPN 14-92)

Diện tích nuôi dưỡng.

d. Làm giàu rừng:

Địa danh: Theo đơn vị khoảnh, tiểu khu

Diện tích làm giàu rừng

Đối tượng, biện pháp kỹ thuật tác động: Thực hỉện theo các điều của Chương III quy phạm lâm sinh (QPN 14-92).

e. Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi

Địa danh: Theo đơn vị khoảnh, tiểu khu

Diện tích phục hồi rừng

Đối tượng, biện pháp kỹ thuật: thực hiện theo các điều của Chương V Quy phạm các giải pháp lâm sinh (QPN 14-92).

g. Trồng rừng mới:

Diện tích trồng rừng mới

Địa danh: Theo đơn vị khoảnh, tiểu khu

h. Kế hoạch sản xuất nông lâm kết hợp (nêu danh mục, quy mô diện tích).

i. Kế hoạch xây dựng cơ bản: Nhà xưởng, đường xá, công trình phòng chống cháy.

k. Kế hoạch tài chính.

4. Thành quả của phương án:

a. Phương án điều chế (gồm có thuyết minh phương án và hệ thống mẫu biểu quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

b. Bản đồ hiện trạng, quy hoạch theo tỷ lệ 1/25.000.

Điều 9. Nội dung, trình tự thẩm định và phê duyệt phương án điều chế.

1. Nội dung thẩm định và phê duyệt phương án điều chế:

a. Địa điểm, vị trí, ranh giới.

b. Diện tích do chủ rừng quản lý (đất tự nhiên, đất lâm nghiệp có rừng và không có rừng, đất khác).

c. Tài nguyên hiện có (rừng tự nhiên và rừng trồng phân theo trạng thái và trữ lượng).

d. Tổ chức rừng (số hiệu các tiểu khu rừng, bố trí các loại rừng, tổ chức hành chính của chủ rừng).

e. Bố trí sản xuất cho giai đoạn 5 năm (trồng rừng, nuôi dưỡng, làm giàu rừng, khai thác rừng tự nhiên, rừng trồng, tre nứa và khối lượng xây dựng cơ bản).

g Xác định diện tích, sản lượng được phép khai thác hàng năm và địa danh đưa vào khai thác cho từng giai đoạn 5 năm.

2. Trình tự thẩm định và phê duyệt phương án điều chế

Vào năm cuối của giai đoạn trước các chủ rừng phải tiến hành xây dựng phương án điều chế để phê duyệt theo trình tự sau:

a. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc uỷ quyền cho Chi cục Phát triển lâm nghiệp thẩm định vào cuối quý I để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt vào cuối quý II.

b. Cục trưởng Cục Lâm nghiệp xét duyệt và ban hành quyết định phê duyệt phương án cho từng chủ rừng trong phạm vi cả nước.

Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự toán chi phí trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Nguồn kinh phí được sử dụng từ nguồn đầu tư cho lâm nghiệp.

Chương III

THIẾT KẾ KHAI THÁC; KHAI THÁC GỖ TRE NỨA VÀ LÂM SẢN KHÁC

TRONG RỪNG SẢN XUẤT

Mục l. Thiết kế khai thác và khai thác chính gỗ rừng tự nhiên

(gọi tắt là khai thâc gỗ rìmg tụ nhiên)

Điều 11. Những căn cứ để tiến hành thiết kế khai thác.

1. Địa danh, sản lượng đã hoạch định trong phương án điều chế được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt. Trường hợp có thay đổi địa danh so với phương án điều chế, nếu xét thấy hợp lý thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm văn bản trình Cục Lâm nghiệp đề nghị bổ sung, thay đổi. Khi có ý kiến của Cục Lâm nghiệp mới tiến hành đưa vào thiết kế khai thác.

2. Sản lượng gỗ được phê duyệt trong phương án điều chế.

3. Hạn mức gỗ lớn rừng tự nhiên được phép khai thác hàng năm đo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo.

4. Đối tượng rừng được phép khai thác theo quy định tại Điều 12 của quy chế này và các quy phạm kỹ thuật có liên quan.

Chỉ tiêu khai thác hàng năm phê duyệt trong phương án điều chế rừng, được khống chế bời khối lượng còn diện tích có thể tăng giảm tuỳ theo trạng thái rừng. Sản lượng khai thác hàng năm có thể thấp hơn hoặc cao hơn nhưng tối đa không vượt quá 20% so với sản lượng được phép và phải đảm bảo tổng khối lượng của năm không được vượt tổng khối lượng được duyệt.

Điều 12. Đối tượng rừng được phép thiết kế khai thác.

1. Rừng gỗ tự nhiên thuần loại hoặc hỗn loại khác tuổi, chưa qua khai thác hoặc qua khai thác nhưng đã được nuôi đưỡng đủ thời gian quy định của luân kỳ khai thác đã và phải đảm bảo tiêu chuẩn trữ lượng sau:

a. Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá có trữ lượng:

Đối với các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra đạt trên 90m3/ha

Đối với các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế đạt trên

Đối với các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào đạt 130m3/ha.

b. Đối với rừng khộp đạt trữ lượng trên 100 m3/ha

c. Đối với rừng lá kim đạt trữ lượng trên 130m3/ha

Các đối tượng rừng quy định tại điểm a,b,c Điều này phải có trữ lượng của các cây đạt cấp kính khai thác trong lô lớn hơn 30% tổng trữ /ượng của lô đó.

d. Đối với rừng kinh doanh gỗ trụ mỏ có trữ lượng trên 70m3/ha

e. Đối với rừng hỗn loài với tre, nứa, trữ lượng gỗ phải đạt:

Đối với các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra đạt trên 50m3/ha

Đối với các tỉnh từ Nghệ An trở vào đạt trên 70m3/ha

2. Rừng gỗ tự nhiên thuần loại, đồng tuổi đã đạt tuổi thành thục công nghệ.

3. Đối với rừng của hộ gia đình, cá nhân được giao để quản lý, bảo vệ và được hưởng lợi theo Quyết định số 178 thì việc thiết kế theo quy định tại Điều 32 của quy chế này.

Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan được phép thiết kế khai thác.

1. Đơn vị được phép thiết kế khaỉ thác:

Việc lập hồ sơ thiết kế khai thác và phương án sản xuất phải do cơ quan

Chuyên môn về lâm nghiệp, có đủ tư cách pháp nhân đảm nhiệm, gồm:

a. Các tổ chức thiết kế khai thác chuyên ngành của địa phương do Uỷ ban nhân tỉnh quyết định.

b. Các tổ chức thiết kế thuộc Viện Điều tra quy hoạch rừng, các trường kỹ thuật lâm nghiệp.

2. Trách nhiệm của đơn vị thiết kế khai thác:

a. Thực hiện theo đúng quy định tại Điều 11, 12, 14 của quy chế này.

b. Xác định đúng cây đạt tiêu chuẩn khai thác theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 QPN 14-92.

c. Sử dụng búa và đóng búa bài cây theo đúng quy định về quy chế quản lý, sử dụng búa bài cây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

d. Sai số về sản lượng giữa hồ sơ thiết kế với kết quả nghiệm thu thực tế của chủ rừng cho phép ± 10% ( tính theo toàn lô)

e. Thực hiện đầy đủ trình tự các bước tiến hành và lập hồ sơ thiết kế khai thác theo quy định tại Điều 15 quy chế này

g. Chịu trách nhiệm trước Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và pháp luật về chất lượng và tính trung thực của hồ sơ thiết kế khai thác do mình xây dựng.

Điều 14. Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu trong thiết kế khai thác

1. Phương thức khai thác

a. Khai thác chọn đối với rừng được quy định tại khoản 1 Điều 12

b. Khai thác trắng hoặc khai thác chọn để chuyển thành rừng không đồng tuổi đối với rừng được quy định tại khoản 2 Điều 12.

2. Luân kỳ khai thác được chia theo các cấp luân kỳ sau:

a. Đối với rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng lá kim, rừng gỗ hỗn loài với tre nứa là 35 năm.

b. Đối với rừng khộp là 40 năm

c. Đối với rừng kinh doanh gỗ trụ mỏ là 10 năm

3. Cường độ khai thác: Cường độ khai thác được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa trữ lượng các cây bài chặt trong lô với trữ lượng của lô trước khi khai thác và được quy định như sau:

a. Cường độ khai thác không kể chặt bài thải và đổ vỡ.

Đối với rừng lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng lá kim kinh doanh gỗ lớn thì cường độ khai thác thay đổi theo cấp trữ lượng, cụ thể

Cấp trữ lượng từ 91 - 150m3/ha, cường độ từ 18-23%

Cấp trữ lượng từ 151 - 200m3/ha, cường độ từ 24 - 28%

Cấp trữ lượng từ 201 - 300m3/ha, cường độ từ 29 - 33%

Cấp trữ lượng trên 300m3/ha, cường độ từ 34 - 38%

Đối với rừng gỗ hỗn loài tre nứa, cường độ từ 25 - 30%.

Đối với rừng kinh doanh gỗ trự mỏ

Trữ lượng từ 70 - 100m3/ha, cường độ từ 20 - 25%

Trữ lượng trên 100m3/ha, cường độ từ 26 - 30%.

Đối với rừng khộp cường độ khai thác được tăng lên một cấp so với cấp trữ lượng nói trên.

b. Cường độ khai thác nếu bao gồm cả chặt bài thải và đổ vỡ trong khai thác thì được phép tăng lên nhưng không được vượt quá 45% và không được tạo thành các khoảng trống có diện tích trên 1,500m2.

c. Cường độ khai thác theo quy định trên được xác định ở lô khai thác có độ dốc từ 150 trở xuống, còn độ dốc trên 150 thì cường độ khai thác phải giảm xuống như sau:

Cứ độ dốc tăng lên từ 1- 20 thì cường độ khai thác phải giảm 1%.

4. Cấp kính khai thác tối thiểu đối với rừng kinh doanh gỗ lớn:

a. Đối với các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra

Gỗ nhóm I và II = 45 cm

Gỗ nhóm III đến nhóm VI = 40 cm

Gỗ nhóm VII và VIII = 30 cm

b. Đối với các tỉnh Từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế

Gỗ nhóm I và II = 50 cm

Gỗ nhóm III đến nhóm VI = 45 cm

Gỗ nhóm VII và VIII = 35 cm

c. Đối với các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào

Gỗ nhóm I và II = 50 cm

Gỗ nhóm III đến nhóm VI = 45 cm

Gỗ nhóm VII và VIII = 40 cm

Riêng cấp kính khai thác tối thiểu đối với rừng lá kim là 40 cm và những cây họ dầu thuộc rừng khợp là 35 cm.

5. Tỷ lệ lợi dụng:

Tỷ lệ lợi dụng được lính theo tỷ lệ phần trăm khối lượng sản phẩm so với khối lượng toàn bộ thân cây (thể tích cây đứng), cụ thể như sau

a. Gỗ lớn là gỗ khúc thân tính từ mạch cắt gốc chặt đến mạch cắt ở chiều cao dưới cành. Tuỳ theo phương tiện vận chuyển mà khúc thân có thể cắt đoạn để kéo ra bàn giao. Đơn vị tính là m3.

b. Gỗ tận dụng: Là phần cành, ngọn có đường kính đầu lớn từ 25 cm trở lên, chiều dài từ 1m trở 1ên và những lóng gỗ khúc thân bị rỗng ruột hết toàn bộ chiều dài lóng gỗ, có đường kính phần rỗng ruột chiếm từ 40-70% đường kính của lóng gỗ. Đơn vị tính là m3.

c. Củi: Là phần cành, ngọn có đường kính đầu lớn nhỏ hơn 25 cm, chiều dài từ 1m trở lên và những lóng gỗ khúc thân bị rỗng ruột hết toàn bộ chiều dài lóng gỗ, có đường kính phần rỗng ruột chiếm trên 70% đường kính của lóng gỗ.

Tuỳ theo đặc tính lơài cây chãt, điều kiện địa hình, cự ly vận chuyển, khả năng tiêu thụ mà tỷ lệ lợi dụng được phép thiết kế trong giới hạn sau:

Gỗ lớn: 60% trở /ên

Gỗ tận dụng 10% trở lên

Củi = 5% trở 1ên

Trong trường hợp có chặt bài thải, vệ sinh rừng, thì khối lượng sản phẩm tận dụng được thống kê riêng trong biểu sản phẩm khai thác và việc đóng búa bài cây theo quy định tại Điều 34 dưới đây.

Đối với những cây chặt hạ trên đường vận xuất, vận chuyển, bãi gỗ nếu đường kính khúc thân ở đoạn gốc từ 25 cm trở lên được tính là gỗ lớn và nhỏ hơn 25 cm được tính vào gỗ tận dụng.

d. Đối với gỗ trụ mỏ tỷ lệ lợi dụng như sau:

Gỗ lớn khúc thân (Ø >25 cm) từ 10 - 15 %

Gỗ trụ mỏ (Ø < 24 cm ) từ 65 - 70%

Củi từ 5% trở lên

Điều 15. Nội dung chủ yếu của công tác thiết kế khai thác.

1. Xác minh rừng: Trước khi thiết kế khai thác phải tiến hành xác minh rừng theo các nội dung sau:

a. Sơ thám: Khảo sát địa hình mô tả cụ thể về độ cao, độ dốc, hệ thống sông suối vv. xác định vị trí tiểu khu được phép đưa vào khai thác trong phương án điều chế xác định trạng thái rừng đối chiếu giữa bản đồ với thực tế để bổ sung cho hợp lý.

b. Phân chia lô, khoảnh trên thực địa (đối với kinh doanh gỗ lớn thì diện tích lô từ 5-15 ha).

c. Phát đường ranh giới lô, khoảnh, đo đạc và lập bản đồ tỷ lệ 1/5000 trong phạm vi khu khai thác. Đường ranh giới lô rộng 1m, đường ranh giới khoảnh rộng 15m và đánh dấu sơn vào cây trên đường ranh giới ở hai mặt đối diện của lô, khoảnh, tiểu khu với ký hiệu sau: Ranh giới Lô đánh 1 vạch sơn ngang, Khoảnh 2 vạch sơn ngang song song, tiểu khu 3 vạch sơn ngang song song.

d. Đóng cọc mốc đường lô, đường khoảnh và ghi mã số của lô, khoảnh (đối với khoảnh ghi chữ số La mã, đối với lô ghi theo bảng chữ cái tiếng Việt).

e. Lập ô tiêu chuẩn (diện tích các ô tiêu chuẩn = 2% diện tích thiết kê) để thu thập tài liệu, về chiều cao bình quân, đường kính bình quân, trữ lượng, độ tàn che, tổ thành loài cây, tổng số cây, tổng số cây đạt cấp kính khai thác... Trên cơ sở đó dự kiến cường độ khai thác.

2. Thiết kế ngoại nghiệp.

a. Dựa vào cường độ khai thác dự kiến tiến hành đóng búa bài đối với cây đạt chuẩn cấp kính khai thác theo quy định tại khoản 4 Điều 14 (không bài những cây tiêu thuộc nhóm IA và hạn chế bài những cây thuộc nhóm IIA quy định tại Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ ), những cây bài thải, cây phải chặt để, làm đường vận xuất, vận chuyển, bãi gỗ. Kỹ thuật đóng búa bài cây thực hiện Quy định quản lý, sử dụng búa bài cây và búa kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Riêng đối với gỗ trụ mỏ thì bài cây bằng dấu sơn.

b. Đo đếm các cây bài chặt.

Đo đường kính hoặc chu vi cây tại vị trí 1,3 m tính từ gốc lên (Dl,3), đánh số cây bài bằng dấu sơn theo từng lô và đo trực tiếp từng cây , số liệu ghi vào phiếu thứ tự bài cây

Đo chiều cao dưới cành theo phương pháp đo trực tiếp từng cây bằng thước đo cao và mục trắc chiều cao vút ngọn đồng thời xác định tên cây, số liệu thu thập ghi vào phiếu bài cây.

Việc đo đếm cây bài chặt bao gổm cả những cây trên đường vận chuyển, vận xuất và bãi gỗ có Đ1,3 từ 25 cm trở lên.

Nếu không xác định được tên cây thì ghi ký hiệu ''SP'' vào phiếu bài cây, căn cứ đặc tính của cây để tạm xếp vào nhóm thích hợp. Trường hợp một loài cây nào đó chưa được xếp vàơ bảng phân loại 8 nhóm gỗ, mà có khối lượng nhỏ hơn 500 m3 trong phạm vi một tỉnh thì dựa vào đặc tính gỗ và thị hiếu của thị trường để xếp vào nhóm thích hợp; nếu khối lượng từ 500 m3 trở lên thì phải lấy mẫu đưa về Viện Khoa học Lâm nghiệp để giám định và xếp lơại. Trong khi chờ kết quả giám định, được tạm thời xếp vàơ nhóm gỗ thích hợp để lập hồ sơ thiết kế trình duyệt.

c. Xác định loại hình vận xuất, vận chuyển, lựa chọn vị trí và thiết kế sơ bộ các công trình sản xuất ở trơng khu khai thác, bao gồm: mạng lưới đường vận xuất, vận chuyển, hệ thống bãi gỗ và các công trình phụ trợ khác nhưng phải đảm bảo hạn chế tối đa việc phải chặt cây để xây dựng công trình.

Việc xác định vị trí bãi giao phải tuân theo nguyên tắc đảm bảo cự ly vận xuất vận chuyển hợp lý để phát huy tối đa năng suất của phương tiện vận xuất, có thể thực hiện giao nhận cả trong mùa mưa, nhưng phải thuận tiện cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản 1ý nhà nước đối với chủ rừng .

d. Thiết kế các công trình sản xuất khác nếu có

3. Tính toán nội nghiệp:

a. Tính toán các chỉ tiêu lâm học chủ yếu theo lô, khoảnh, tiểu khu.

b. Căn cứ vào phiếu bài cây để tính toán thể tích cây đứng theơ công thức v = GHf (G: Tiết diện ngang tại vị trí 1,3m; H: Chiều cao vút ngọn ; f: hình số độ thon) và sản lượng thương phẩm, tỷ lệ lợi dụng cho từng cây, từ đó tổng hợp cho lô, khoảnh, tiểu khu.

c. xác định chính xác cường độ khai thác cho phù hợp với quy định tại Khoản 3 Điều 14 nếu vượt quá quy định phải tiến hành điều chỉnh lại số cây bài trơng khâu ngoại nghiệp.

d. Tính toán sản lượng thương phẩm theo loài, cấp kính và nhóm gỗ.

e. Tính toán các công trình sản xuất trong khu khai thác như: đường vận xuất, chuyển, kho bãi gỗ v.v...

g. Lập phương án sản xuất cho từng đơn vị chủ rừng bao gồm, mạng lưới đường vận xuất, vận chuyển, hệ thống kho bãi gỗ, tính toán chi phí sản xuất (công hoặc tiền đầu tư cho một đơn vị sản phẩm); dự tính thuế tài nguyên, kinh phí trích lại để đầu tư vận cho khâu lâm sinh, lập kế hoạch khối lượng khâu lâm sinh, dự toán giá thành...

h. Sản lượng gỗ lớn trong hồ sơ thiết kế phải đảm bảo theo quy định tại Khoản 3 Điều 11

Sản lượng gỗ khai thác trên đường vận xuất, vận chuyển, bãi gỗ được thống kê riêng trong biểu sản phẩm khai thác và không tính vào chỉ tiêu khai thác gỗ lớn mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao kế hoạch.

4. Phương pháp đo đếm và tính toán thực hiện theo quy trình của Viện Điều tra quy hoạch rừng đã được Bộ phê duyệt.

5. Lập hồ sơ thiết kế khai thác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 16. Thẩm định thiết kế ngoại nghiệp. Việc thẩm định thiết kế ngoại nghiệp do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc uỷ quyền Chi cục Phát triển lâm nghiệp chủ trì, cùng với chủ rừng và đơn vị thiết kế thực hiện theo nội dung chính như sau:

1. Đối tượng rừng được phép khai thác theo quy định tại Điều 12 và các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu quy định tại Điều 14 của quy chế này.

2. Địa danh khu khai thác phải phù hợp với phương án điều chế rừng trong giai đoạn được duyệt hoặc văn bản bổ sung địa danh khai thác của Cục Lâm nghiệp.

3. Kiểm tra đánh giá về hệ thống cọc mốc và đường phân lô, khoảnh theo quy định tại Điều 15.

4. Kiểm tra tính hợp lý của các đường vận xuất và bãi gỗ (trong trường hợp phải chặt cây để làm đường và bãi gỗ).

5. Kiểm tra tính chính xác và chất lượng bài cây

6. Khối lượng thẩm định quy định tại các khoản 1,2,3,4,7 như sau:

a. Nếu 1 khoảnh có 1 lô thì thẩm định 1 lô

b. Nếu l khoảnh có từ 2-4 lô thì thẩm định 2 lô

c. Nếu 1 khoảnh có từ 5 lô trở lên thì thẩm định 50% số lô và lấy tròn số lô.

7. Thẩm định trữ lượng theo phương pháp lập ô tiêu chuẩn với diện tích thẩm định là 1% diện tích của lô đưa vào thẩm định theo quy định tại khoản 6 Điều này.

8. Thẩm định chất lượng cây bài và sản lượng khai thác

a) Khối lượng thẩm định tính theo đơn vị chủ rừng:

Từ 15 lô trở xuống: thẩm định l lô

Từ 16 đến 25 lô: thẩm định 2 lô

Trên 25 lô thẩm định 3 lô.

b) Phương pháp thẩm định:

Thẩm định chất lượng bài cây trên lô thẩm định tiến hành thống kê toàn bộ cây có dấu búa bài theơ nhóm gỗ.

Thẩm định sản lượng tiến hành đo đếm ngẫu nhiên 30% cây bài chặt của lô thẩm định. Phương pháp đơ đếm theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 15.

Việc tính toán các chỉ tiêu trên được sử dụng theo phương pháp của bên thiết kế.

9. Kết quả thẩm định được ghi vào biên bản theo mẫu quy định và bổ sung vào hồ sơ thiết kế để làm cơ sở phê duyệt. Kmh phí thẩm định tính vào chi phí thiết kế khai thác.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng định mức trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

10. Đánh giá và xử lý: Việc xử lý sai số về các chỉ tiêu quy định tại Điều 16 như sau:

a. Sai số quy định tại Khoản 1 và Khoản 2: Không chấp nhận

b. Sai số quy định tại Khoản 3,4,5: Yêu cầu đơn vị thiết kế bổ sung

c. Sai số quy định tại Khoản 7,8: Cho phép ± 10%, nếu vượt quá giới hạn trên phải tiến hành hiệu chỉnh lại từ khâu ngoại nghiệp.

Điều 17. Phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác cho chủ rừng.

Căn cứ hồ sơ thiết kế khai thác đã xây dựng và biên bản thẩm định ngơại nghiệp quy định tại Điều 16 và các quy định tại quy chế này, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức xét duyệt và phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác cho từng chủ rừng theo các nội dung chủ yếu sau:

l. Đối tượng rừng được phép đưa vào khai thác

2. Địa danh được phép khai thác trong đó ghi cụ thể tên tiểu khu, khoảnh, lô.

3. Diện tích đưa vào khai thác theo tiểu khu, khoảnh, lô.

4. Sản lượng được phép khai thác, bao gồm gỗ lớn, gỗ tận dụng và củi theo tiểu khu, khoảnh, lô

5. Chủng loại gỗ: Theo nhóm và cấp kính.

6. Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu.

7. Các chỉ tiêu xây dựng cơ bản dự kiến chi phí nhân công hoặc giá thành khai thác và tiêu thụ sản phẩm.

8. Các chỉ tiêu lâm sinh.

9. Phê duyệt hệ thống bãi giao theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 15 cho các chủ rừng, đồng thời thông báo cho Chi cục Kiểm lâm để làm căn cứ đóng búa kiểm lâm tại bãi giao và công bố công khai để mọi người theo dõi, giám sát.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát tllển nông thôn chịu trách nhiệm trước Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các chỉ tiêu, kỹ thuật của hồ sơ khai thác đã duyệt.

Điều 18. Thủ tục trình duyệt và ra quyết định mở rừng khai thác.

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp và phê duyệt hồ sơ tổng hợp cho toàn tỉnh sau đó lập tờ trình báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh trong tháng 11 của năm trước.

2. Căn cứ hồ sơ tổng hợp và tờ trình của Sở, Uỷ ban Nhân dân tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ thiết kế khai thác chậm nhất vào ngày 15/12 của năm trước theo các chỉ tiêu quy định tại Điều 17.

3. Thẩm định hồ sơ thiết kế khai thác cho các địa phương.

Căn cứ hồ sơ quy định tại Điều 33 và sản lượng được phép khai thác trong năm, Cục Lâm nghiệp tiến hành lập phiếu thẩm định hồ sơ cho các địa phương. Theo các nội dung quy định tại Điều 34 của quy chế này.

4. Quyết định mở rừng:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định mở rừng khai thác cho từng tỉnh và toàn quốc vào tháng l kèm theo phụ lục chi tiết diện tích, địa danh, sản lượng, được phép khai thác.

5. Cấp phép khai thác.

Trên cơ sở quyết định mở rừng khai thác của Bộ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép khai thác trực tiếp cho từng chủ rừng theo lô và theo từng đợt khi chủ rừng hoàn thành khai thác các lô đã cấp phép mới tiến hành cấp phép cho các lô tiếp theo và tổ chức kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện (không cấp phép cho đơn vị khai thác). Nếu khai thác chưa hết diện tích mà đủ sản lượng ghi trong giấy phép khai thác thì không cấp phép khai thác cho các diện tích còn lại. Diện tích để lại không khai thác nếu tập trung một lô hay một phần lô (từ l/2 lô trở lên) được phép đưa vào kế hoạch khai thác của năm sau.

6. Nếu do điều kiện khách quan phải thay đổi địa danh khai thác so với quyết định mở rừng của Bộ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trình Bộ xin thay đổi địa danh và kèm theo hồ sơ thiết kế khai thác của địa danh mới để Bộ xem xét quyết định.

Quyết định mở rừng của Bộ và giấy phép khai thác được gời cho Chi cục Kiểm lâm và địa phương sở tại để làm căn cứ kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện .

Điều 19. Những quy định trong quá trình khai thác.

l. Điều kiện để tổ chức khai thác: Sau khi có giấy phép khai thác, chủ rừng mới được tiến hành tổ chức khai thác.

2. Các hình thức tổ chức khai thác: Chủ rừng được quyền chủ động tổ chức khai thác theo đúng nội dung giấy phép khai thác của Sở và quyết định mở rừng của Bộ theo các hình thức sau:

a. Tổ chức đấu thầu bán cây đứng theo các quy định hiện hành.

b. Tổ chức đấu thầu khai thác

c. Tự tổ chức khai thác (giao cho các đơn vị trực thuộc tự khai thác).

3. Giao nhận khu khai thác: chủ rừng bàn giao hồ sơ và hiện trường cho đơn vị khai thác và lập biên bản theo các nội dung sau

a. Hồ sơ thiết kế khai thác được duyệt theo đúng quyết định mở rừng của Bộ, giấy phép khai thác, bản đồ khu khai thác, phiếu bài cây.

b. Ranh giới khu khai thác theo lô, khoảnh, tiểu khu hệ thống cọc mốc, dấu búa bài cây; tổng số cây bài chặt, sản lượng gỗ lớn được phép khai thác, tỷ lệ lợi dụng gỗ và sản lượng gỗ tận dụng phải thực hiện; mạng lưới đường vận xuất, vận chuyển, địa điểm kho bãi gỗ dự kiến mở.

Hồ sơ và biên bản bàn giao được gửi l bộ cho hạt kiểm lâm sở tại để giám sát việc thực hiện.

4. Chuẩn bị khai thác. Trước khi khai thác, đơn vị khai thác phải tiến hành các công việc sau:

a. Phát luỗng rừng toàn diện hay cục bộ (trừ rừng khộp) để đảm bảo an toàn cho quá trình khai thác

b. Làm mới, sửa chữa đường vận xuất, vận chuyển và kho bãi gỗ trong khu khai thác. Trường hợp phải thay đổi tuyến đường vận xuất, vận chuyển, bãi gỗ so với hồ sơ thiết kế khai thác được duyệt, chủ rừng báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra xác nhận, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập tờ trình xin thay đổi và bổ sung sản lượng gỗ tận dụng trên đường vận xuất, vận chuyển để Bộ xem xét, quyết định.

5. Khai thác thực hiện theo các quy định sau

a. Khai thác phải đúng địa danh cho phép.

b. Chặt hạ đúng những cây đã có dấu bài chặt và khai thác phải tập trung dứt điểm từng lô và phải chặt hết tối thiểu là 90% số cây có dấu búa bài chặt trong lô.

c. Khi khai thác hết lô chủ rừng phải tổ chức vận xuất ngay ra bãi giao và đo đếm đánh số thứ tự vào đầu lóng gỗ bằng sơn, lập lý lịch của từng lóng theo số thứ tự trên đầu lóng gỗ và tính toán khối lượng gỗ lớn. Đối với những lô cuối cùng trong kế hoạch khai thác hàng năm của chủ rừng, nếu khai thác đã đủ tổng khối lượng gỗ lớn theo quyết định mở rừng cho toàn bộ khu khai thác (không tính riêng cho từng lô, khoảnh tiểu khu) mà chưa hết số cây bài chặt thì phải ngừng ngay việc chặt hạ, số diện tích chưa khai thác được xử lý theo quy định tại Khoản 5 Điều 18. Sai số cho phép giữa tổng khối lượng gỗ lớn do chủ rừng đo đếm với tổng khối lượng gỗ lớn trong hồ sơ thiết kế là ± 10%.

d. Chặt hạ xơng phải tiến hành ngay việc cắt khúc, cắt cành, ngọn; số lóng gỗ phải khớp đúng với số cây bài chặt có dấu búa bài cây.

e. Chiều cao gốc chặt tính từ mặt đất cao nhất được quy định như sau: Chiều cao gốc chặt tối đa không quá 1 lần đường kính của cây gỗ ở vị trí Dl,3

g. Sau khi vận xuất gỗ ra bãi giao, chủ rừng báo với hạt kiểm lẩm sở tại để kiểm tra, xác nhận và đóng búa kiểm 1âm theo quy định hiện hành.

i. Khai thác đúng quy trình kỹ thuật

6. Vệ sinh rừng: Sau khi kết thúc khai thác và vận xuất gỗ ra khỏi lô, chủ rừng phải tiến hành ngay việc chặt những cây đổ, gẫy phát sinh trong quá trình chặt hạ, cây bài thải và vệ sinh rừng. Sản phẩm thu được bổ xung vào khối, lượng gỗ tận dụng trong khai thác chính của chủ rừng. Công tác vệ sinh rừng phải được hoàn thành trong thời hạn khai thác gỗ quy định tại Khoản 8 điều này.

7. Lập biên bản bàn giao rừng sau khai thác giữa chủ rừng với đơn vị khai thác.

8. Thời hạn khai thác: quy định từ ngày 1 tháng 1 đến 31 tháng 3 của năm sau.

Điều 20. Nghiệm thu đóng cửa rừng sau khai thác

1. Kiểm tra rừng sau khai thác: Sau khi hoàn thành khai thác hoặc hết thời hạn khai thác (31/3) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc uỷ quyền Chi cục Phát triển lâm nghiệp chủ trì phối hợp với Hạt kiểm lâm sở tại cùng chủ rừng và đơn vị khai thác tiến hành kiểm tra hiện trường, lập biên bản đánh giá việc thực hiện khai thác theo các nội dung sau:

a. Kết quả thực hiện so với hồ sơ thiết kế giấy phép khai thác và quyết định mở rừng về địa danh, diện tích hệ thống đường vận xuất, vận chuyển, kho bãi gỗ.

b. Kỹ thuật khai thác như gốc chặt, tỷ lệ cây đổ gẫy và xử lý cây đổ gãy sau khai thác, tình hình lợi dụng gỗ, số cây chặt không có dấu bài, số cây bài mà không chặt...

c. Về công tác luỗng rừng và vệ sinh rừng.

d. Nhận xét đánh giá chung về hiện trường khai thác và kiến nghị đối với chủ rừng, đơn vị khai thác về những thiếu sót (nếu có), đề xuất hình thức xử lý đối với những sai phạm (nếu có).

e. Kiểm tra nghiệm thu đóng búa kiểm lâm: Sau khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc uỷ quyền Chi cục Phát triển lâm nghiệp kiểm tra đóng búa bài cây bổ sung mới tiến hành nghiệm thu đóng búa kiểm lâm như sau:

Cơ quan kiểm lâm kiểm tra ngẫu nhiên 30% khối lượng gỗ của một hay nhiều lô đã khai thác.

Phương pháp nghiệm thu và vị trí đo đếm, khối lượng khuyết tật được trừ thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 69/2001/QĐ-BNN-KL

Nếu khối lượng kiểm tra ngẫu nhiên của cơ quan kiểm lâm và khối lượng trong lý lịch gỗ do chủ rừng lập (tính theo khối lượng đã trừ khuyết tật) mà sai lệch thì được xử lý như quy định tại Khoản 3 Điều 14 Quyết định số 69/2001/QĐ-BNN-KL. Trong đó sai số được tính theo tổng khối lượng gỗ đề nghị kiểm tra, đóng búa (không tính theo chủng loại và nhóm gỗ). Riêng đối với gỗ tận dụng được nghiệm thu theo thực tế.

2. Về đóng búa bài cây bổ sung và phương pháp đo đếm nghiệm thu đóng búa kiểm lâm thực hiện theo Quyết định số 69/2001/QĐ-BNN-KL ngày 26/6/2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Đóng cửa rừng sau khai thác:

Căn cứ kết quả kiểm tra sau khai thác theo quy định tại Điều 20, Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định đóng cửa rừng khai thác. Quyết định của sở được gửi cho địa phương và Hạt kiểm lâm sở tại để theo dõi. Khi có quyết định đóng cửa rừng khai thác, chủ rừng lập lý lịch của khu rừng để đưa vào chế độ quản lý, bảo vệ theo quy định hiện hành.

Mục 2. Khai thác tận dụng.

Điều 21. Đối tượng rừng khai thác tận dụng.

1. Các khu rừng phải khai thác để chuyển đổi mục đích sử dụng, có đầy đủ các thủ tục theo đúng quy định hiện hành (khai thác mỏ, hồ đập nước, đường xá giao thông, các công trình xây dựng, trồng cây nông nghiệp, cây công nghiệp...).

2. Các khu rừng nghèo kiệt, năng suất chất lượng thấp, cần khai thác để trồng lại rừng có năng suất chất lượng cao hơn theo luận chứng kinh tế kỹ thuật, hoặc dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Rừng nằm trên các tuyến đường khai thác vận xuất, vận chuyển gỗ, kho bãi.

4. Các khu rừng có những cây bị chết đứng do cháy, sâu bệnh hại, trích nhựa hoặc do các yếu tố thời tiết bất lợi.

5. Các cây đứng, mọc rải rác còn sót lại trên nương rẫy cố định, vườn cây công nghiệp, đồng ruộng.

6. Các khu rừng chưa đến kỳ khai thác được tiến hành chặt nuôi dưỡng, chặt tỉa thưa. Các khu rừng được tuyển chọn để chặt chuyển hoá thành rừng giống.

7. Các khu rừng nghèo kiệt được tiến hành làm giàu bằng phương pháp trồng theo băng hoặc theo rạch.

Điều 22. Các bước thiết kế và thủ tục trình duyệt

1. Đối với các đối tượng rừng thuộc khoản 1,2,3, 4 và 5, Điều 21.

a. Xác định rõ ranh giới, diện tích theo 1ô, khoảnh, tiểu khu hoặc theo cung đoạn của khu vực khai thác tận dụng đã được cấp có thẩm quyền cho phép.

b. Đo đếm và đóng búa bài cây toàn bộ cây có đường kính từ 25cm trở lên ở vị trí 1,3m tính từ mặt đất và đánh dấu sơn ở những cây gỗ nhỏ có đường kính từ 10 cm trở lên đến dưới 25 cm.

c. Tính toán khối lượng sản phẩm chính (đường kính từ 25cm trở lên) có thể tận dụng theo kích thước, chủng loại, nhóm gỗ.

d. Ước tính khối lượng sản phẩm gỗ nhỏ, củi có thể tận dụng

e. Sở Nông nghiệp và Phát triển nống thôn hoặc uỷ quyền Chi cục phát triển lâm nghiệp chủ trì thẩm định ngoại nghiệp theo nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này.

g. Lập hồ sơ thiết kế khai thác tận dụng,

2. Đối với các đối tượng thuộc khoản 6 và khoản 7 Điều 21 thực hiện như sau:

a. Về nguyên tắc: Phải tưyệt đối tôn trọng các quy định về đối tượng, biện pháp tác động trong quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ, tre nứa (QPN 14-92); quy phạm xây dựng rừng giống chuyển hoá (QPN 16-93) và các chỉ tiêu kỹ thuật sau

Cường độ chặt theo trữ lượng không quá 15% đối với chặt nuôi dưỡng và không quá 30% đối vớí làm giàu rừng.

Gỗ tận dụng các /oại không quá 10m3/ha đối với chặt nuôi dưỡng và

15m3/ha đối với làm giàu rừng

Củi tận dụng không quá 15m3/ha đối với chặt nuôi dưỡng và 20m3/ha đối với làm giàu rừng.

b. Xác định phạm vi diện tích, theo tiểu khu, khoảnh, lô.

c. Bố trí băng chặt, băng chừa hoặc rạch theo đúng kỹ thuật làm giàu rừng

d. Bài cây, đóng búa những cây có khả năng tận dụng có đường bnh từ 25 cm trở lên trên băng chặt.

e. Đóng búa bài cây cho những cây có khả năng tận dụng có đường kính từ 25 cm trở lên đối với nuôi dưỡng rừng, Cây bài chặt là những cây cong queo, sâu bệnh, già cỗi, cụt ngọn, cây phi mục đích kinh tế. Những cây chặt thải loại hoặc ken chết không tận thu chỉ cần bài bằng sơn.

g. Tính toán khối lượng sản phẩm có khả năng tận dụng.

h. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Chi cục Phát triển lâm nghiệp thẩm định ngoại nghiệp theo nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này.

i. Lập hồ sơ thiết kế khai thác tận dụng

3. Thủ tục trình duyệt:

a. Đối tượng thuộc Khoản 3 Điều 21: được thiết kế và trình duyệt đồng thời với hồ sơ thiết kế khai thác chính gỗ rừng tự nhiên quy định tại mục I chương III.

b. Đối tượng thuộc khoản 5, Điều 21 thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép khai thác tận dụng

c. Các đối tượng quy định tại khoản 1,2,4,6 và 7 Điều 21 được thực hiện như quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, nhưng trước khi Uỷ ban nhân dân tỉnh ra Quyết định cho phép khai thác tận dụng phải có ý bến thẩm định bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

4. Các đối tượng quy định tại Điều 21 nhưng là rừng trồng thì việc thiết kế khai thác, thủ tục trình duyệt thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 28.

Điều 23. Những quy định trong quá trình khai thác tận dụng.

1. Khai thác tận dụng ở đối tượng thuộc Khoản 4,6,7 phải tuân thủ các quy trình quy phạm nhằm đảm bảo tái sinh, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến cây còn lại, không mở đường vận xuất, vận chuyển và kho bãi mới mà phải lợi dụng các công trình đã có hoặc đường mòn để vận xuất, vận chuyển.

2. Các đối tượng còn lại thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 19, Mục 1, Chương III.

3. Khai thác tận dụng phải đúng địa điểm, đúng diện tích, đúng đối tượng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và cấp phép. Nghiêm cấm lợi dụng chặt nuôi dưỡng làm giàu rừng để khai thác gỗ và chặt gỗ nơi khác đưa vào khu vực được phép khai thác tận dụng.

4. Bảo đảm tận dụng tối đa gỗ và 1âm sản trong quá trình khai thác tận dụng.

5. Xử lý cành ngọn sau khi khai thác:

6. Sau khi khai thác tận dụng tiến hành nghiệm thu rừng theo quy định tại Điều 43 quy chế này.

Mục 3. Tận thu gỗ nằm các loại trong rừng tự nhiên

(gọi tắt là tận thu)

Điều 24. Đối tượng và địa điểm tận thu

l. Đối tượng tận thu: là các loại gỗ khô lục, lóc lõi, gỗ cháy, gỗ khô thuộc dạng gỗ nằm (bao gồm các loại gỗ thân, cành, ngọn, bìa bãp, hộp, gốc, rễ...) với mọi kích thước chửng loại.

2. Địa điểm tận thu: Là các đối tượng trên hiện còn nằm trên hai loại đất, cụ thể

a. Đất Lâm nghiệp: Gỗ còn bỏ lại trên các hiện trường khai thác cũ, trên nương rẫy bỏ hoang

b. Đất nông nghiệp: Gỗ nằm trên nương rẫy cố định, đồng ruộng, vườn cây công nghiệp, cây ăn quả.

Điều 25. Thiết kế tận thu, thủ tục trình duyệt và tận thu.

1. Thiết kế tận thu:

a. Đối với gỗ nằm trên hiện trường khai thác cũ: Tiến hành thu gom ở từng lô tập kết tại đường phân lô, sau đó thống kê cụ thể số lóng, số khúc, số cây số tấm; đo kích thước, tính khối lượng theo chủng loại gỗ cho từng lô, khoảnh, tiểu khu; đóng búa bài cây những lóng, khúc, cây gỗ có đường kính đầu lớn từ 25cm trở lên và các hộp gỗ có chiều dày 10cm trở lên, số còn lại đánh dấu sơn; lập lý lịch những cây, lóng, khúc, hộp có đóng búa bài cây, thống kê ước tính khối lượng đối với số gỗ còn lại

b. Đối với gỗ nằm trên các hiện trường còn lại thì tiến hành thống kê tại chỗ theo trình tự quy định tại điểm a, khoản 1 điều này.

c. Lập hồ sơ tận thu gồm:

Tờ trình của chủ rừng

Các văn bản cho phép tận thu của cấp có thẩm quyền

Biểu chi tiết địa danh, sản lượng, đối tượng, kích cỡ của sản phẩm tận thu.

d. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc uỷ quyền Chi cục Phát triển lâm nghiệp chủ trì cùng chủ rừng tiến hành lập biên bản kiểm tra hiện trường.

2. Thủ tục trình duyệt:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt hồ sơ thiết kế và tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép tận thu đối với gỗ nằm trên đất nông nghiệp quy định tại điểm b Khoản 2,Điều. 24. Đối với gỗ thuộc nhóm IIA quy định tại Nghị định 48/2002/NĐ-CP và đối với gố nằm trên đất lâm nghiệp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 24 thì phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và chấp thuận bằng văn bản.

3. Tổ chức tận thu: Tận thu phải đúng địa điểm, điện tích, đối tượng đã được cấp có thẩm quyền cho phép. Nếu tận thu trong hiện trường khai thác cũ thì không được mở đường mới mà phải lợi dụng đường có sẵn. Nghiêm cấm lợi dụng đưa gỗ nơi khác vào khu vực được phép tận thu.

Mục 4. Khai thác tre nứa và lâm sản ngoài gỗ, tre nứa

thuộc rừng tự nhiên.

Điều 26. Khai thác tre, nứa

1. Đối tượng: Rừng tre nứa có độ che phủ trên 70% và có số cây già và cây vừa trên 40% tổng số cây.

2. Các chỉ tiêu kỹ thuật: Phải bảo đảm tuân thủ các quy trình quy phạm đã ban hành.

a. Luân kỳ khai thác 2 - 4 năm

b. Cường độ từ l/4 đến 2/3 số cây

c. Đối với loài mọc bụi mỗi bụi để lại ít nhất 10 cây.

d. Tuổi cây khai thác trên 2 năm.

3. Thiết kế khai thác

a. Phân chia danh giới, đóng mốc bảng lô, khoảnh trên thực địa

b. Lập bản đồ tỷ lệ l/5000 khu khai thác

c. Phân định rõ địa danh điện tích khai thác

đ. Đo đếm số cây

e. Tính toán sản lượng khai thác theo số cây hoặc quy ra tấn cho từng ô và tổng hợp theo khoảnh, tiểu khu.

4. Thủ tục trình duyệt và tiến hành khai thác:

Chủ rừng lập hồ sơ thiết kế khai thác theo các nội dung kỹ thuật nêu trên và Sở Nông nghiệp và Phát triển thôn tổng duyêt thiết kế, cấp giấy phép khai thác. Giấy phép khai thác được gửi cho hạt kiểm lâm sở tại để làm cơ sở kiểm tra, gíám sát.

Điều 27. Khai thác, thu hái lâm sản ngoài gỗ, tre nứa.

1. Khai thác lâm sản tập trung trong một số lô liền vùng, liền khoảnh do chủ rừng thực hiện: Chủ rừng phải tiến hành, thống kê theo lô, khoảnh, tiểu khu sau đó trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp phép.

2. Đối với khai thác lâm sản phân tán không liền vùng, liền khoảnh, rải rác ở nhiều lô do tổ chức, cá nhân thực hiện nhưng không thuộc nhóm IA quy định tại Nghị định 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 thì ngườí thu hái làm đơn xin phép thu hái (trong đó cần nêu cụ thể địa điểm, khối lượng) để chủ rừng xác nhận và gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp phép thu hái nhưng phải đảm bảo nguyên tắc không làm tổn hại đến sự phát triển của loại sản phẩm đó.

3. Đối với việc thu mua lâm sản người thu mua chỉ cần làm đơn xin phép Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc uỷ quyền Chi cục Phát triển lâm nghiệp để được cấp giấy phép thu mua. Trong đơn ghi rõ chủng loại, khối 1ượng và địa điểm thu mua.

4. Đối với lâm sản thuộc nhóm IIA Nghị định 48/2002/NĐ-CP và khai thác nhựa, vỏ đối với rừng tự nhiên kinh doanh gỗ lớn thì phải có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi cấp phép.

Mục 5. Khai thác rừng trồng của các chủ rừng và gỗ vườn, gỗ rừng tự

nhiên Khoanh nuôi tái sinh được giao theo Nghị định sế 02/CP ngày 15/1/1994 và Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ và rừng thuộc sở hữu của hộ gia đình.

Điều 28. Khai thác rừng trồng tập trung của tổ chức Nhà nước bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại.

1. Các chỉ tiêu kỹ thuật:

a. Tuổi khai thác:

Tuổi khai thác rừng trổng được xác định tuỳ theo loài cây, yêu cầu chất lượng, quy cách sản phẩm của rừng trồng và do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định theo đề nghị của chủ rừng.

b. Phương thức khai thác: chặt trắng toàn diện hoặc chặt trắng theo lô. Sau khi khai thác phải trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp.

c. Tỷ lệ lợi dụng:

Gỗ nguyên liệu từ 70-80%

Củi từ 10-15%.

2. Hồ sơ khai thác: Việc lập hồ sơ khai thác được tiến hành đơn giản, không cần phải đo đếm ngoại nghiệp, chỉ cần mục trắc và kết hợp với tài hệu, bản đồ sẵn có để lập hổ sơ cụ thể như sau:

a. Xác định địa danh, diện tích khu khai thác

b. Xác định tuổi, trữ lượng, tỷ lệ lợi dụng và sản lượng

c. Lập bản đồ khu khai thác tỷ lệ l/5000

d. Lập phương án trồng lại rừng

e. Tổng hợp hồ sơ khai thác cho từng chủ rừng.

3. Thủ tục cấp giấy phép khai thác:

a. Đối với các đơn vị thuộc tỉnh do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hồ sơ và cấp giấy phép khai thác.

b. Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Cục duyệt Lâm nghlệp phê duyệt và cấp phép khai thác.

c. Đối với các đơn vị thuộc các Bộ, Ngành khác do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc uỷ quyền Chi cục Phát triển Lâm nghlệp thẩm định làm cơ sở các Bộ, Ngành chủ quản phê duyệt hồ sơ cấp giấy phép khai thác cho chủ rừng và cho các Bộ, Ngành chủ quản phê duyệt hồ sơ cấp giấy phép khai thác cho chủ rừng và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, tổng hợp.

d. Các qụyết định và giấy phép nêu tại điểm a, điểm b, điểm c được gửi cho Hạt Kiểm lâm sở tại để kiểm tra giám sát.

Điều 29. Khai thác rừng trồng, gỗ vườn, cây trồng phân tản do chủ rừng tự đầu tư gây trồng hoăc vay ưu đãi.

l. Tuổi khai thác

a) Nếu do chủ rừng tự bỏ vốn để trồng rừng thì tuổi khai thác do chủ rừng tự quyết định.

Nếu rừng trồng bằng nguổn vốn vay của nhà nước liãi suất thông thường

hoặc ưu đãi) hoặc bằng các nguồn vốn vay của các tổ chức khác mà nhà nước bảo lãnh thì tuổi khai thác do chủ đầu tư (đơn vị trực tiếp vay vốn) quyết định, nhưng phải phù hợp với chu kỳ khai thác của lơài cây ghi trong đự án đầu tư được duyệt.

2. Thủ tục khai thác

a) Đối với điểm a, khoản 1 Điều này nếu tên cây khai thác không trùng với tên cây rừng tự nhiên thì khi khai thác với mục đích thương mại chủ rừng chỉ cần báo cáo với Uỷ ban nhân dân xã xác nhận là gỗ hợp pháp và được tự chủ trong khai thác và tự do lưu thông tiêu thụ sản phẩm. Nếu có tên trùng với cây rừng tự nhiên nhưng không thuộc danh mục nhóm IA quy định tại Nghị định số 48/2002/NĐ-CP của Chính phủ, trước khi khai thác chủ rừng báo với Uỷ ban nhân .dân xã và Hạt kiểm lâm sở tại xác nhận đóng búa bài cây, búa kiểm lâm và được tự do lưu thông.

b) Đối với điểm b, khoản l Điều này chủ rừng lập hồ sơ thiết kế khai thác theo quy định tại Điều 28. Chủ đầu tư (đơn vị trực tiếp vay vốn trồng rừng) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc uỷ quyền Chi cục Phát triển lâm nghiệp phê duyệt hồ sơ và chủ đầu tư cấp phép khai thác. Sau khi khai thác chủ rừng báo với Hạt kiểm lâm sở tại xác nhận để lưu thông.

Điều 30. Khai thác rừng trồng của hộ gia đình, cá nhân bằng nguồn vốn viện trợ, vốn ngân sách Nhà nước.

Đối với rừng trổng bằng nguồn vốn viện trợ, vốn ngân sách Nhà nước: Thực hiện theo quy định cụ thể đối với từng dự án.

 

Điều 31. Chặt nuôi dưỡng (tỉa thưa) đối với rừng trồng

l . Trường hợp không có tận thu lâm sản do chủ rừng tự quyết định.

2. Trường hợp có tận thu lâm sản.

a. Đối với rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn vay ưu đãi theo quy định sau:

Các chỉ tiêu kỹ thuật:

Phải tôn trọng quy trình quy phạm tỉa thưa rừng

Cường độ chặt không quá 50%. Cụ thể:

Đối với trường hợp tỉa chợn, cường độ chặt theo số cây mật độ (% số cây chặt trên tổng số cây) phải lớn hơn cường độ chặt theo thể tích (% trữ lượng chặt trên tổng trữ lượng).

Đối với trường hợp tỉa cơ học, cường độ chặt theo số cây bằng cường độ chặt theo thể tích.

Cây bài chặt là cây sinh trưởng kém, cong queo, sâu bệnh, cụt ngợn, cây chết.

Tiến hành lập hồ sơ tỉa thưa:

Xác định địa đanh, diện tích khu vực tỉa thưa

Bài cây bằng dấu sơn đối với trường hợp tỉa chọn; đánh đấu hàng chặt hoặc quy định cách bao nhiêu cây chặt 1 cây đối với trường hợp tỉa cơ học.

Lập hồ sơ ghi rõ tuổi, chiều cao, đường kính, số cây, thể tích của lâm phần.

Xác định cường độ chặt

Tính toán số cây chặt và số cây để lại

Xác định thể tích chặt và thể tích để lại

Xác định sản lượng

Thủ tục trình duyệt:

Các đơn vị thuộc tỉnh do sở duyệt và cấp giấy phép tỉa thưa

Các đơn vị không trực thuộc tỉnh do chủ đầu tư (đơn vị vay vốn) duyệt và cấp giấy phép tỉa thưa. Hồ sơ giấy phép gửi cho Hạt kiểm lâm sở tại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi.

b. Đối với rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn: chủ rừng được tự chủ trong việc thực hiện.

Điều 32. Khai thác gỗ rừng tự nhiên khoanh nuôi tái sinh được giao theo Nghị định số 02/CP ngày 15/1/1994 và Nghị định số 163/1999-NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ do chủ rừng tự bỏ vốn; rừng thuộc sở hữu của, hộ gia đình.

a. Khai thác để sử dụng cho nhu cầu củi, gỗ gia dụng cho chủ rừng: chủ rừng cần báo cáo với Uỷ ban nhân dân xã sở tại.

b. Khai thác thương mại: Khi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác theo quy định tại chỉ Điều 12 thì chủ rừng làm đơn đề nghị. và thống kê số cây cần chặt hạ, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra đóng búa bài cây và cấp phép khai thác.

Sau khi khai thác xong chủ rừng báo cáo Hạt hểm lâm sở tại kiểm tra, xác nhận và đóng búa kiểm lâm.

Mục 6. Quy định về thẩm định hồ sơ thiết kế khai thác

Điều 33. Hồ sơ thiết kế khai thác gởi về Bộ thẩm định

1. Văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ thiết kế khai thác của địa phương.

2. Biên bản thẩm định rừng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Chi cục phát triển lâm nghiệp theo quy định tại Điều 16.

3. Hồ sơ thiết kế khai thác và phương án sản xuất kinh doanh tổng hợp của toàn tỉnh đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt. Trong đó biểu các chỉ tiêu lâm học chủ yếu được thể hiện chi tiết cho từng lô, biểu chi tiết địa danh sản lượng thể hiện cho tổng lô và có ghi chú tên lô.

4. Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác và phương án sản xuất cho các chủ rừng của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định tại Điều 17

5. Báo cáo thực hiện 10 tháng, ước thực hiện kế hoạch khai thác của năm trước về các chỉ tiêu quy định trong hồ sơ thiết kế khai thác.

Điều 34. Nội dung thẩm định hồ sơ thiết kế khai thác.

1. Cục lâm nghiệp thẩm định hồ sơ thiết kế khai thác theo các nội dung sau:

a. Kiểm tra hồ sơ thiết kế khai thác theo quy định tại Điều 33

b. Kiểm tra tính chính xác của hồ sơ thiết kế khai thác và phiếu thẩm định thiết kế ngoại nghiệp.

c. Thẩm định các chỉ tiêu trong hồ sơ thiết kế khai thác theo quy định tại Điều 14 và Điều 17 của quy chế này.

d. Đối chiếu chi tiết địa danh, sản lượng trong hồ sơ với chi tiết địa danh, sản lượng cho phép trong phương án điều chế. Nếu có thay đổi địa danh khai thác thì xử lý theo khơản 2 Điều 16, nếu chênh lệch về sản lượng gỗ lớn được phép khai thác xử lý theo khoản 4 Điều 11.

2. Cục Lâm nghiệp ban hành thống nhất trong cả nước hệ thống biểu mẫu của phương án Điều chế, hồ sơ thiết kế khai thác, phiếu thẩm định rừng, các loại biên bản nghiệm thu, kiểm tra, bàn giao.

Chương IV

KHAI THÁC GỖ, LÂM SẢN NGOÀI GỖ

TRONG RỪNG PHÒNG HỘ.

Điều 35. Những quy định chung

1. Các hoạt động khải thác phải bảo đảm nguyên tắc duy trì và phát triển khả phòng hộ của rừng. Nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác lâm sản làm suy giảm vốn rừng và khả nãng phòng hộ của rừng.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể tạm thời đình chỉ việc khai thác gỗ rừng tự nhiên thuộc rừng phòng hộ theo yêu cầu của việc bảo vệ rìmg.

3. Việc khai thác gỗ, tre nứa, lâm sản khác trong rừng phòng hộ phải được thể hiện trơng luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc trong dự án xây dựng rừng phòng hộ được cấp có thẩm quyền phê đuyệt. Chủ rừng phải lập kế hoạch khai thác tận dụng cho năm kế hoạch để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.

4. Việc khai thác gỗ, tre nứa, lâm sản khác trong rừng phòng hộ chỉ là kết hợp nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động sống tại chỗ, gắn bó với rừng, tham gia tích cực vào bảo vệ và xây dựng rừng phòng hộ.

Điều 36. Khai thác gỗ, lâm sản khác trong rừng tự nhiên

1. Đối với rừng phòng hộ rất xung yếu:

Được phép khai thác những cây khô chết, đổ gẫy, cụt ngọn và tận thu gỗ nằm thuộc các đối tượng quy định tại Điều 24 để tạo điều kiện thuận lợi cho tái sinh tự nhiên.

2. Đối với rừng phòng hộ xung yếu: Ngoài các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này còn được phép khai thác những cây sâu bệnh, khai thác cây đứng ở những nơi có mật độ quá dầy (độ tàn che từ 0,8 trở lên), với cường độ khai thác không quá 20% (trừ các loại gỗ nhóm IA quy định tại Nghị định số 48/2002/NĐ-CP) và đảm bảo độ tàn che sau khai thác trên 0,6.

3. Thủ tục thiết kế và trình duyệt như sau:

a. Việc thiết kế do cơ quan thiết kế thực hiện như quy định tại Điều 22 theo yêu cầu của chủ rừng

b. Sở Nông nghiện và Phát triển nông thôn hoặc uỷ quyền Chi cục Phát triển lâm nghiệp chủ trì cùng đơn vị thiết kế và chủ rừng tổ chức thẩm định rừng.

4. Thủ tục trình duyệt: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 quy chế này

Điều 37. Khai thác gỗ dối với rừng khoanh nuôi từ đất không có rừng.

1. Đối với rừng do Nhà nước đầu tư thực hiện theo Điều 36.

2. Đối với rừng do chủ rừng được giao hoặc nhận khoán mà tự bỏ vốn đầu tư:

a. Không phân biệt vùng rất xung yếu và xung yếu, khi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác như quy định tại Điều 12 thì được phép khai thác chọn với cường độ tối đa 20%. Trừ gỗ nhóm IA Nghị định số 48/2002/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính phủ. Việc thiết kế khai thác thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b, khoản 2, Điều 15 của quy chế này.

b. Về thủ tục trình duyệt:

Nếu khai thác để giải quyết nhu cầu về củi cho chủ rừng thì chủ rừng làm đơn xin phép Uỷ ban nhân dân xã (đối với trường hợp được giao) hoặc ban quản lý rừng phòng hộ (đối với trường hợp nhận khoán) để kiểm tra cho phép khai thác. Nếu giải quyết nhu cầu gỗ gia dụng, chủ rừng làm đơn xin phép khai thác để Uỷ ban nhân dân xã hoặc ban quản lý xác nhận, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.

Nếu khai thác thương mại: Thủ tục trình duyệt áp dụng như đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 36.

Điều 38. Khai thác tre nứa và lâm sản khác

1. Đối với rừng tre nứa khi rừng đạt độ che phủ trên 80% mới được phép khai thác.

2. Cường độ khai thác tối đa 30% và được khai thác măng.

3. Về thủ tục thiết kế, trình duyệt và tiến hành khai thác thực hiện theo Điều 26.

4. Được phép tận thu các loại lâm sản phụ mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phờng hộ của rừng.

Các thủ tục cấp phép thực hiện theo Điều 27.

Điều 39. Khai thác rừng trồng.

1. Đối với rừng do Nhà nước đầu tư được phép khai thác cây phù trợ, tỉa thưa rừng có mật độ dày. Cường độ khai thác không qụá 20% và đảm bảơ độ tàn che khi khai thác tỉa thưa là lớn hơn hoặc bằng 0,6. Khi rừng khép tán được phép khai thác cây phù trợ, nhưng phải đảm bảo cây trồng chính còn ít nhất là 600 cây/ha, nếu không đủ phải để lại cây phù trợ theo quy định của cây trồng chính.

Khi cây trồng chính đạt tuổi khai thác, thì hàng năm được phép khai thác chọn với cường độ không quá 20% hoạc chặt trắng theo bằng, theo đám nhỏ với diện tích dưới l ha đối với rừng phòng hộ xung yếu và dưới 0,5 ha đối với rừng phòng hộ rất xung yếu, nhưng không vượt quá l/10 diện tích đã trồng thành rừng và phải trồng lại rừng ngay sau vụ kế tiếp.

2. Đối với rừng trồng do ban quản lý hoặc chủ nhận khoán tự đầu tư, khi rừng đạt tuổi khai thác, mỗi năm được phép khai thác không quá l/10 diện tích do chủ rừng đã đầu tư gây trồng thành rừng. Phương thức chặt theo băng hoặc theo đám, băng hoặc đám không được liền kề nhau, có diện tích không quá 1/10 ha ở vùng rất xung yếu và không quá 2 ha ở vùng xung yếu và phải trồng lại rừng ngay sau vụ kế tiếp:

3. Chỉ tiêu khai thác: tuổi khai thác và lập hồ sơ thiết kế khai thác thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 28.

4. Thủ tục trình duyệt: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn duyệt hổ sơ và cấp phép khai thác.

Điều 40. Khai thác tận dụng khi chuyển đổi mục đích sử dụng:

1. Đối tượng như quy định tại khoản 1 Điều 21.

2. Thủ tục khai thác thực hiện theo các quy định tại Điều 22.

Chương V

QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ RÙNG VÀ ĐƠN VỊ KHAI

THÁC; NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÁC CẤP

Mục 1. Đối với chủ rừng và đơn vị khai thác

Điều 41. Bàn giao hiện trường khai thác.

1. Sau khi có thông báo kế hoạch khai thác, chủ rừng có quyền lựa chọn đơn vị thiết kế khai thác và bàn giao các tiểu khu dự kiến đưa vào khai thác cho đơn vị thiết kế khai thác, phối hợp, hướng dẫn đơn vị thiết kế khai thác trong quá trình thực hiện.Kiểm tra, xác nhận hồ sơ do đơn vị thiết kế khai thác thực hiện và chuyển 01 bộ hồ sơ được phép khai thác cho kiểm lâm sở tại để giám sát thực hiện và chịu trách nhiệm trước Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sau khi được cấp phép khai thác, chủ rừng có quyền tự chủ trong tổ chức khai thác theo các hình thức quy định tại Khoản 2, Điều 19. Thực hiện công tác bàn giao hồ sơ và khu rừng khai thác cho đơn vị khai thác theo quy định tại Khoản 3, Điều 19 cả trên hồ sơ và ngoài thực địa. Không bàn giao rừng cho những đơn vị nhận khoán lại của đoan vị khai thác đã được chỉ định theo quy định tại khoản 1 Điều 44 của quy chế này.

Điều 42. Giám sát quá trình khai thác.

1. Căn cứ các quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 19, chủ rừng có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, giám sát bảo đảm khai thác không vượt khối lượng được phép khai thác trơng lô, theo dõi các hoạt động khai thác để kịp thời uốn nắn trong quá trình thực hiện, chỉ đạo khai thác đúng hồ sơ thiết kế khai thác được duyệt; chặt đúng cây bài; đúng quy trình, quy phạm khai thác; đúng khối lượng, chủng loại gỗ, lâm sản; đúng thời hạn khai thác. Tổ chức kiểm tra khi kết thúc từng khâu công việc trong khai thác như: công tác chuẩn bị rừng (bao gổm luỗng phát, làm đường, kho bãi...), kỹ thuật chặt, gốc chặt, cắt khúc và lợi dụng gỗ (sau khi kiểm tra cần có biên bản để theo dõi).

2. Nếu có phát sinh phải kịp thời báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giải quyết.

Điều 43. Nghiệm thu rừng sau khai thác

l. Sau khi kết thúc khai thác ở từng Lô, Khoảnh, chủ rừng cùng đơn vị khai tiến hành kiểm tra hiện trường, đối chiếu với hồ sơ thiết kế khai thác, hợp đồng khai thác hoặc văn bản giao nhiệm vụ khai thác để đánh giá kết quả thực hiện và tình hình rừng sau khai thác theo các nội dung kỹ thuật quy định tại Điều 19 và điều khoản ghi trong hợp đồng khai thác. Đồng thời lập biên bản nhận lại rừng, tổ chức chặt những cây đổ gẫy trong quá trình khai thác để tận dụng gỗ và tiến hành vệ sinh rừng theo quy định tại khoản 6, Điều 19. Sau đó báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra ra quyết định đóng cửa rừng.

2. Báo cáo đơn vị quản lý cấp trên và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về khối lượng, tình hình thực hiện kèm theo biên bản nghiệm thu.

3. Sau khi đóng cửa rừng khai thác, chủ rừng lập hồ sơ, lý lịch của khu rừng để đưa vào chế độ quản lý bảo vệ và thực hiện các biện pháp lâm sinh nhằm phục hồi rừng sau khai thác như trong phương án đã duyệt.

Điều 44. Quyền hạn và nhiệm vụ của đơn vị khai thác.

l. Những đơn vị được phép khai thác: Việc khai thác gỗ rừng tự nhiên, khai thác tận dụng rừng tự nhiên phải do các tổ chức, đơn vị có đăng ký ngành nghề khai thác gỗ trong giấy phép kinh doanh, có đầy đủ lực lượng lao động, xe máy, thiết bị thực hiện các bước công việc đã quy định tại Điều 19 và được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định thực tế về các điều kiện để thực hiện nêu trên.

2. Quyền hạn của đơn vị khai thác:

a. Tham gia đấu thầu mua bán cây đứng

b. Tham gia đấu thầu khai thác

c. Nhận khoán theo hợp đồng.

d. Tự tổ chức khai thác.

3. Trách nhiệm của các đơn vị khai thác:

a. Thực hiện đầy đủ các quy định tại Điều 19, bảo đảm đúng các quy trình, quy phạm về khai thác, các quy định trong thiết kế khai thác và các cam kết trong hợp đồng đã ký kết với chủ rừng.

b. Bảo đảm chặt đúng số cây đã bài chặt, hạn chế tối đa tỷ lệ đổ gẫy, bảo đảm nâng cao tỷ lệ tận dụng gỗ. Khai thác phải dứt điểm theo từng lô nếu đủ sản lượng được phép trong lô nhưng chưa hết cây bài thì phải đình chỉ khai thác và báo cho chủ rừng để kiểm tra và xử lý theo quy định tại điểm c Khoản 5 Điều 19.

c. Khi được nhận nhiệm vụ khai thác thì không được giao hợp đồng khai thác cho đơn vị khác thực hiện.

Mục 2. Đối với cơ quan quản lý làm nghiệp các cấp

Điều 45. Đối với Cục Lâm nghiệp.

l. Hướng dẫn kịp thời các văn bản chỉ đạo của Chính phủ trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khai thác rừng.

2. Trình Bộ trưởng kế hoạch hàng năm về khai thác gỗ và lâm sản khác.

3. Giao chỉ tiêu sản lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên hàng năm cho các tỉnh, thành phố.

4. Tiến hành thẩm định hồ sơ thiết kế khai thác và phương án sản xuất kinh doanh cho các tỉnh, thành phố theo quy định tại Điều 33 và 34.

5. Tổng hợp kế hoạch khai thác gỗ gửi Bộ kế hoạch và đầu tư để giao kế hoạch chính thức cho các địa phương.

6. Trình Bộ để ra quyết định mở rừng khai thác cho các địa phương trong toàn quốc.

7. Kiểm tra việc thực hiện quy trình và quản lý khai thác rừng của các địa phương, đơn vị.

8. Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt phương án điều chế rừng cho các chủ rừng.

9. Xử lý những công việc phát sinh trong quá trình khai thác theo thẩm quyền được Bộ giao phân cấp.

Điều 46. Đối với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm về quản 1ý Nhà nước đối với từng loại rừng trên địa bàn của địa phương. Chỉ đạo các cấp chính quyền huyện, xã thực hiện đầy đủ chức năng quản lý Nhà nước toàn diện trên địa bàn. Từng bước khắc phục và tiến tới chấm dứt tình trạng chặt phá rừng ở mọi hình thức.

2. Thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm, các Ban Ngành hữu quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khai thác rừng, cụ thể:

a. Hướng dẫn chỉ đạo vận dụng thực hiện các vãn bản pháp quy của Nhà nước, của Ngành có liên quan đến khai thác trên địa bàn tỉnh.

b. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xét duyệt hồ sơ thiết kế khai thác của các chủ rừng, tổng hợp hồ sơ khai thác trong toàn tỉnh và cấp phép khai thác cho chủ rừng sau khi có quyết định mở rừng của Bộ Nông nghlệp và Phát triển nông thôn.

c. Chỉ đạo các Sở, Ban ngành liên quan thực hiện các quy định về quản lý khai thác rừng

d. Chỉ đạo kiểm tra chính quyền cấp huyện, xã về chức năng quản lý Nhà nước về khai thác rừng trong địa bàn mình quản lý.

Điều 47. Đối với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

1. Hướng dẫn triển khai tổ chức thực hiện những văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khai thác rừng.

2. Căn cứ chỉ tiêu sản lượng khai thác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao hàng năm, lập kế hoạch phân bổ chỉ tlêu sản lượng cho các chủ rừng, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, chỉ đạo công tác thiết kế khai thác của các chủ rừng theo quy định của quy chế này.

3. Đôn đốc kiểm tra việc thiết kế khai thác, tiến hành thẩm định rừng phê duyệt hồ sơ thiết kế khai thác chơ các đơn vị thuộc tỉnh và tham gia duyệt thiết kế khai thác của các đơn vị không thuộc tỉnh.

4. Tổng hợp kế hoạch khai thác chính toàn tỉnh trình. Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất để có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ, ra quyết định cho phép mở rừng khai thác.

5. Thực hiện việc cấp giấy phép khai thác gỗ và lâm sản cho chủ rừng theo thẩm quyền quy định tại quy chế này và ra quyết định đình chỉ việc khai thác đối với các đơn vị khai thác không thực hiện đúng quy định tại khoản 3 điều 44 của quy chế này để xử lý theo quy định của pháp luật.

6. Sau khi hoàn thành khối lượng khai thác theo giấy phép đã cấp hoặc hết thời hạn khai thác tổ chức nghiệm thu khai thác và ra quyết định đóng cửa rừng. Công bố trước công luận những khu rừng mở cho khai thác và đóng cửa rừng sau khai thác.

7. Quản lý và hướng dẫn sử dụng búa bài cây theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

8. Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm kiểm tra, giám sát việc thực hiện khai thác.

9. Xây dựng các chi phí thiết kế khai thác, thẩm định rừng, đóng búa bài cây bổ sung trong khai thác chính, khai thác tận dụng, tận thu trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Quyết định, đồng thời chỉ đạo thực hiện các quyết định của tỉnh.

10. Phê duyệt và công bố hệ thống bãi giao cho các đơn vị chủ rừng theo quy định của quy chế này.

 

Điều 48. Đối với tổ chức kiểm lâm

1. Kiểm tra và giám sát việc khai thác rừng của các chủ rừng, đơn vị khai thác theo luật định.

2. Phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm các quy định về khai thác lâm sản của các tổ chức và cá nhân trong việc khai thác rừng để kịp thời sử lý theo quy định hiện hành.

3. Thực hiện việc đóng búa kiểm lâm tại bãi giao theo đúng quy định tại Quyết định số 69/2001/QĐ-BNN-KL kiểm tra xác nhận hồ sơ lý lịch gỗ, lâm sản của chủ rừng và tính sai số cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Quyết định 69 và điểm e, khoản 1 Điều 20 của qụy định này đế làm cơ sở cho việc tính thuế tài nguyên (nếu là sản phẩm từ rừng tự nhlên) và lưu thông lâm sản.

4. Chỉ được phép đóng búa kiểm lâm trên các khúc, lóng, phách, hộp đã có dấu búa bài cây và có số thứ tự bằng dấu sơn phù hợp với số thứ tự trên lý lịch gỗ của chủ rừng lập; gỗ lưu hành hợp pháp là phải có dấu búa bài cây và đấu búa kiểm lâm trên cây gỗ.

Mục 3. Chế độ báo cáo và nội dung báo cáo

Điều 49. Hệ thống báo cáo.

Để nắm được thông tin về khai thác hàng năm các đơn vị, các cấp phải báo cáo tình hình khai thác theo hệ thống sau:

1. Các chủ rừng thuộc tỉnh báo cáo lên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng gửi cho huyện sở tại.

2. Các chủ rừng thuộc Công ty hoặc Tổng Công ty không trực thuộc tỉnh báo lên Công ty, Tổng Công ty và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng gửi huyện sở tại.

3. Các chủ rừng thuộc các ngành (Quân đội, Nội vụ, Giáo dục...) báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại.

4. Việc khai thác của hộ gia đình do Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm

thống kê, báo cáo lên phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổng hợp báo cáo lên Uỷ ban nhân dân huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc báo cáo lên các cấp thực hiện vào 15 ngày cuối của năm.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp báo cáo lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân tỉnh vào 15 ngày đầu của năm sau.

Điều 50. Nội dung báo cáo

l. Diện tích khai thác theo các đối tượng và so với hồ sơ thiết kế

2. Khối lượng, chủng loại sản phẩm theo các đối tượng so với hồ sơ thiết kế.

3. Đánh giá tình hình thực hiện quy chế, quy trình, quy phạm.

4. Các vi phạm nếu có và hình thức xử lý đã áp dụng.

5. Các vấn đề khác (giá thành, giá bán, tình hình chế biến, tiêu thụ sản phẩm).

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 51. Quy chế này áp dụng cho mọi hình thức khai thác đối với rừng tự nhiên, rừng trồng, tận thu gỗ, khai thác lâm sản thuộc khu vực rừng sản xuất và rừng phòng hộ.

Quy chế này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng trên công báo Chính phủ và thay thế cho Quy chế khai thác gỗ, lâm sản ban hành kèm theo Quyết định số 02/1999/QĐ-BNN-PTLN ngày 5/1/1999 và bổ sung khoản 3, Điều 15 Quyết định số 69/2001/QĐ-BNN-KL ngày 26/6/2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chỉ thị số 03/LS-CNR ngày 8 tháng 2 năm 1994 Chỉ thị 15/LSCNR ngày 19/7/1989 của Bộ Lâm nghiệp. Những quy định trước đây trái với quy chế này đều được bãi bỏ.

Tất cả mọi tổ chức, cá nhân tác động vào rừng để khai thác gỗ, lâm sản khác đều phải chấp hành các quy định của quy chế này. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Bùi Bá Bổng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.