• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 31/01/2000
  • Ngày hết hiệu lực: 20/10/2012
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Số: 02/2000/CT-NHNN15
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cao Bằng, ngày 31 tháng 1 năm 2000
Ngân hàng Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

CHỈ THỊ CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Về việc triển khai các nhiệm vụ nhằm củng cố,

hoàn thiện và tăng cường quản lý hệ thống quỹ tín dụngnhân dân sau giai đoạn thí điểm

 

Sau6 năm thực hiện Quyết định số 390/TTg ngày 27/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ vềtriển khai đề án thí điểm thành lập Quỹ tín dụng nhân dân, có thể khẳng địnhchủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển mô hình này là đúng đắn, phù hợpvới yêu cầu phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn và nguyện vọngcủa đông đảo quần chúng nhân dân. Thông qua việc huy động vốn và cho vay tạichỗ đối với các thành viên trên tinh thần tương trợ lẫn nhau, hệ thống quỹ tíndụng nhân dân đã góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh, xoá đói giảm nghèovà nâng cao đời sống của nhân dân, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi tại cácvùng nông thôn. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì qua tổngkết 6 năm thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân cũng cho thấy thực tế đã bộclộ những tồn tại, yếu kém phát sinh như: một số quỹ tín dụng nhân dân chưa bámsát mục tiêu, tính chất hoạt động là tương trợ cộng đồng, có biểu hiện chạytheo lợi nhuận; chưa chấp hành nghiêm túc các quy định về chế độ tín dụng, lãisuất, tài chính, hạch toán kế toán; trình độ cán bộ còn bất cập so với yêu cầuthực tế; mối liên kết giữa các quỹ tín dụng nhân dân còn lỏng lẻo v.v..

Nhằmtiếp tục củng cố, hoàn thiện và tăng cường quản lý đối với hệ thống quỹ tíndụng nhân dân trong thời gian tới, đặc biệt là sau khi kết thúc giai đoạn thíđiểm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị liên quan trong ngànhNgân hàng quán triệt và thực hiện tốt những biện pháp sau:

1.Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là tập trung củng cố, chấnchỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân, tạm thờikhông phát triển thêm số lượng quỹ; xem xét thu hồi giấy phép đối với những quỹyếu kém, không có khả năng tồn tại hoặc nếu để tồn tại sẽ ảnh hưởng xấu đến cảhệ thống; hoàn thiện mô hình tổ chức và hệ thống cơ chế chính sách nhằm tạo cơsở và nền tảng vững chắc cho quỹ tín dụng nhân dân hoạt động đúng hướng, antoàn.

2.Trước mắt, trong khi các cơ chế, chính sách mới về quỹ tín dụng nhân dân chưa đượcban hành, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện theo các văn bản quyphạm pháp luật hiện hành. Trong quá trình triển khai các nhiệm vụ sau giai đoạnthí điểm, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chỉ đạo các quỹtín dụng cơ sở, quỹ tín dụng khu vực trên địa bàn hoạt động an toàn, hiệu quả.

3.Khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ sau đây trên cơ sở đã tổng kết thí điểm quỹtín dụng nhân dân:

a)Hoàn chỉnh Báo cáo tổng kết thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân trình Thườngvụ Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuyết định về việc chấm dứt thí điểm thành lập quỹ tín dụng nhân dân.

b)Hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án củng cố và hoàn thiệnnhằm phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân sau tổng kết thí điểm và nhữngnăm kế tiếp.

c)Trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ, chínhquyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội đối với quỹ tín dụng nhândân sau khi kết thúc thí điểm và phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước củaNgân hàng Nhà nước và Uỷ ban Nhân dân các cấp đối với hoạt động của quỹ tíndụng nhân dân nhằm đảm bảo các quỹ hoạt động đúng hướng, an toàn.

4)Thành lập Ban chỉ đạo của ngành về củng cố và hoàn thiện hệ thống quỹ tín dụngnhân dân, do một đồng chí Phó Thống đốc làm Trưởng ban để chỉ đạo triển khai Đềán củng cố quỹ tín dụng nhân dân sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,trong đó tập trung vào những nội dung trọng tâm sau đây:

a)Hoàn thiện mô hình quỹ tín dụng nhân dân theo hướng xây dựng hệ thống quỹ tíndụng nhân dân bao gồm tổ chức trực tiếp kinh doanh phục vụ thành viên và tổchức liên kết phát triển hệ thống; trong đó, mỗi quỹ tín dụng nhân dân là đơnvị kinh tế tự chủ, hoạt động độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính,nhưng được liên kết chặt chẽ để quản lý hoạt động và thực hiện điều hoà vốn,thanh toán và các dịch vụ khác thông suốt, nhanh nhạy trong toàn hệ thống; đồngthời có sự kiểm soát trong nội bộ hệ thống, bảo đảm cho hoạt động của các quỹtín dụng nhân dân có hiệu quả, an toàn, đúng pháp luật.

b)Xây dựng lộ trình để chuyển mô hình quỹ tín dụng nhân dân 3 cấp thành mô hình 2cấp; có bước đi thích hợp để phát triển Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương hoạtđộng theo quy định như Ngân hàng thương mại nhằm tạo nguồn lực hỗ trợ cho cả hệthống, đồng thời đóng vai trò hướng dẫn, đào tạo và giám sát, kiểm tra đối vớicác quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

c)Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định về tổ chức và hoạt động của quỹ tíndụng nhân dân trình Chính phủ ban hành, trong đó khẳng định quỹ tín dụng nhândân cơ sở là tổ chức được thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bìnhđẳng, tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính nhằm mục tiêu tương trợ, hợp táctrong nội bộ các thành viên trên địa bàn một xã, phường, thị trấn.

d)Sớm ban hành Điều lệ mẫu về hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương vàquỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

đ)Ban hành quy chế thanh tra, giám sát đối với hoạt động của quỹ tín dụng nhândân. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ giữa bộ phận quản lý và bộ phận thanhtra, giám sát quỹ tín dụng nhân dân tại Ngân hàng Nhà nước; trên cơ sở đó tiếptục hoàn thiện bộ máy tổ chức, tăng cường đào tạo để nâng cao trình độ cán bộthực hiện công tác quản lý, thanh tra quỹ tín dụng nhân dân nhằm đáp ứng yêucầu công tác quản lý đối với quỹ tín dụng nhân dân trong giai đoạn mới.

e)Nghiên cứu đề nghị các bộ, ngành có liên quan và Chính phủ có biện pháp hỗ trợcần thiết trong quá trình triển khai đề án củng cố, hoàn thiện quỹ tín dụngnhân dân nhằm bảo đảm thực hiện được các mục tiêu đề ra; đồng thời có chínhsách ưu đãi lâu dài, ổn định ( về thuế, bảo hiểm, xử lý rủi ro, cơ chế tàichính...) để hỗ trợ quỹ tín dụng nhân dân phát triển đúng hướng, lành mạnh.

5)Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngchịu trách nhiệm trước Thống đốc chỉ đạo chấn chỉnh, củng cố toàn diện về tổchức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn theo hướng:

a)Đối với các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đã được chuyển đổi hoạt động theo Luậthợp tác xã đang hoạt động có hiệu quả: cần phát huy những mặt mạnh, xem xét cácmặt yếu kém tồn tại để có biện pháp khắc phục, bảo đảm quỹ tín dụng hoạt độngtheo đúng mục tiêu, đúng quy định của pháp luật; xem xét cho phép một số quỹtín dụng nhân dân cơ sở có đủ điều kiện triển khai làm đại lý cho vay vốn củaNgân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo đểrút kinh nghiệm áp dụng rộng rãi trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

b)Đối với các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở không đủ điều kiện chuyển đổi hoặc đãchuyển đổi theo Luật hợp tác xã nhưng hoạt động yếu kém, có nguy cơ mất khảnăng chi trả, mất khả năng thanh toán không thể củng cố vươn lên được, phảikiên quyết thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động. Phương án xử lý phải đề racác giải pháp cụ thể, cách thức tiến hành đối với từng quỹ, có tính đến đặc thùcủa địa phương, trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt, đồng thời báocáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để có sự phối hợp trong chỉ đạo xử lý, hạn chếđến mức thấp nhất những biến động gây mất ổn định tình hình kinh tế-xã hội trênđịa bàn.

c)Xây dựng phương án xử lý đối với các quỹ tín dụng nhân dân liên xã, liên phườngtheo hướng chỉ hoạt động trên phạm vi 1 xã, 1 phường; sáp nhập các quỹ tín dụngnhân dân đô thị với các ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động trên địabàn, nơi không có Ngân hàng thương mại cổ phần thì có phương án thu hẹp hoạtđộng từng phần, tiến tới thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động. Việc xử lýđối với các quỹ này cần hết sức thận trọng, tránh gây xáo trộn, gây mất ổn địnhở địa phương, thời gian hoàn thành chậm nhất cuối năm 2001.

6)Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương phải tập trung kiện toàn, củng cố tổ chức đểcó đủ khả năng thực hiện vai trò là trung tâm liên kết hệ thống quỹ tín dụngnhân dân. Xây dựng phương án thành lập các chi nhánh tại những nơi trọng điểmđể có thể trực tiếp phục vụ các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, thay thế vai tròcủa các quỹ tín dụng nhân dân khu vực. Nghiên cứu triển khai thực hiện một cáchcó hiệu quả một số nhiệm vụ của tổ chức liên kết phát triển hệ thống quỹ tíndụng nhân dân.

7)Tăng cường đào tạo cán bộ cho quỹ tín dụng nhân dân để thực hiện tiêu chuẩn hoácác chức danh chủ chốt như Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành, Kếtoán trưởng, Trưởng ban kiểm soát và cán bộ nghiệp vụ của quỹ tín dụng nhândân. Xem xét, rà soát các chức danh chủ chốt của quỹ tín dụng nhân dân, bảo đảmtuân thủ các tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý,điều hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Giao Vụ Các tổ chức tín dụnghợp tác phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước xây dựng chươngtrình cụ thể về đào tạo và đào tạo lại cán bộ với các phương án và hình thứcđào tạo khác nhau để đáp ứng nhu cầu về cán bộ của các quỹ tín dụng nhân dân.

8)Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết của nhân dân về bảnchất, mục tiêu, phạm vi hoạt động, trách nhiệm và quyền tự chủ trong kinh doanhquỹ tín dụng nhân dân.

9)Ban chỉ đạo của ngành về củng cố và hoàn thiện hệ thống quỹ tín dụng nhân dân,các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, trong phạm vi chức năng, nhiệmvụ của đơn vị có trách nhiệm triển khai, phối hợp triển khai các nội dung củaChỉ thị này nhằm củng cố, hoàn thiện và tăng cường quản lý đối với hệ thống quỹtín dụng nhân dân sau giai đoạn thí điểm.

Trongquá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, đơn vị báo cáo Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước để giải quyết./.

Thống đốc

(Đã ký)

 

Lê Đức Thuý

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.