• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/02/2018
  • Ngày hết hiệu lực: 01/12/2021
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 133/2017/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Phòng, ngày 15 tháng 12 năm 2017

THÔNG TƯ

Quy định về giao dịch điện tử trong

hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước

 

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số; Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP;Nghị định số 170/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP và Nghị định số 106/2011/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định số 156/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2007/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về giao dịch điện tử (GDĐT) trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước (KBNN), bao gồm:

1.GDĐT giữa KBNN với các đơn vị giao dịch về quản lý thu, chi quỹ ngân sách nhà nước (NSNN) và các quỹ tài chính nhà nước tại KBNN.

2.GDĐT giữa KBNN với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại nơi KBNN mở tài khoản về thanh toán điện tử tập trung và trao đổi thông tin, dữ liệu thu NSNN.

3. GDĐT giữa KBNN với các đơn vị cung cấp thông tin để lập Báo cáo tài chính nhà nước.

4. GDĐT giữa KBNN với các cơ quan trong ngành tài chính về quản lý thu, chi quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước tại KBNN.

5.Các GDĐTtrong nội bộ hệ thống KBNN.

6. GDĐT giữa KBNN với các tổ chức có liên quan về việc thực hiện các giao dịch quản lý ngân quỹ nhà nước và các GDĐT khác trong hoạt động nghiệp vụ KBNN (nếu có).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1.  Các đơn vị thuộc hệ thống KBNN.

2.  Các đơn vị giao dịch có GDĐT với KBNN.

3.  Các cơ quantrong ngành tài chính có GDĐT với KBNN.

4.  Các ngân hàng thương mại nơi KBNN mở tài khoản.

5.  Các đơn vị cung cấp thông tin để lập Báo cáo tài chính nhà nước.

6.  Các tổ chức có GDĐT với KBNN trong hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nướcvà các GDĐT khác trong hoạt động nghiệp vụ KBNN (nếu có).

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. GDĐT trong hoạt động nghiệp vụ KBNN là các giao dịch được thực hiện bằng phương thức điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN, bao gồm các giao dịch quy định tại Điều 1 Thông tư này.

2. Chứng từ điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử trong hoạt độngnghiệp vụ KBNN. Chứng từ điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN là một hình thức của thông điệp dữ liệu có nội dung trao đổi, giao dịch về tài chính, tiền tệ liên quan đến hoạt động nghiệp vụ KBNN được quy định tại Điều 7 Thông tư này.

3. Văn bản điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN làcác văn bản được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu (không bao gồm các chứng từ điện tử quy định tại Khoản 2 Điều này) được quy định tại Điều 8 Thông tư này.

4. Tài khoản đăng nhập Trang thông tin dịch vụ công của KBNN là tài khoản do KBNN cấp cho các đơn vị giao dịch(bao gồm tên đăng nhập và mật khẩu) để thực hiện các GDĐT thông quaTrang thông tin dịch vụ công của KBNN.

5. Cổng thông tin điện tử KBNN là Cổng thông tin thành phần thuộc Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, là nơi truy cập thông tin tập trung của toàn hệ thống KBNN và thực hiện công bố các thông tin chính thức của KBNN trên mạng internet, đáp ứng nhiệm vụ thông tin tuyên truyền của KBNN và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến thuộc lĩnh vực KBNN.

6. Trang thông tin dịch vụ công của KBNNlà Trang thông tin dịch vụ công trên Cổng thông tin điện tử KBNN, nơi các đơn vị giao dịch truy cập và thực hiện các GDĐT theo quy định tại Mục 2Chương II Thông tư này.

7. Đơn vị sử dụng NSNN là đơn vị dự toán ngân sách được giao trực tiếp quản lý, sử dụng NSNN.

8.Đơn vị giao dịch bao gồm: các đơn vị sử dụng NSNN; các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế có mở tài khoản giao dịch tại KBNN.

9. Các đơn vị cung cấp thông tin để lập Báo cáo tài chính nhà nước (sau đây gọi tắt là đơn vị cung cấp thông tin) là những đơn vị được quy định tại Điểm c, d, đ, e và g Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 25/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về Báo cáo tài chính nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 25/2017/NĐ-CP).

10. Các tổ chức khác là những đơn vị có GDĐT với KBNN trong hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nướcvà các GDĐT khác trong hoạt động nghiệp vụ KBNN (nếu có).

11. Chứng từ chuyển tiền là chứng từ do đơn vị giao dịch lập để đề nghị KBNN trích tài khoản của mình chi trả cho người thụ hưởng theo quy định tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN(sau đây gọi tắt là Thông tư số 77/2017/TT-BTC).

12. Hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư là các văn bản (bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính) do đơn vị giao dịch chỉ gửi một lần đến KBNN (trừ trường hợp phải bổ sung, điều chỉnh) theo quy định của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 08/2016/TT-BTC); Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC; Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách qua KBNNvà quy định của pháp luật hiện hành đối với các trường hợp đặc thù khác.

Điều 4. Nguyên tắc GDĐT trong hoạt động nghiệp vụ KBNN

1. Các đơn vị giao dịch, đơn vị cung cấp thông tin và tổ chức khác khi thực hiện các GDĐT với KBNN phải tuân thủ nguyên tắc rõ ràng, công bằng, trung thực, an toàn, hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng, phù hợp với Luật Giao dịch điện tử,đảm bảo các yêu cầu về quy trình nghiệp vụ, tiêu chuẩn kỹ thuật trong GDĐT do Bộ Tài chính và KBNN quy định (theo phân cấp).

2. Khi thực hiện các GDĐT với KBNN,các đơn vị giao dịch, đơn vị cung cấp thông tinvà tổ chức khác được lựa chọn công nghệ thông tin và phương tiện điện tử phù hợp để thực hiện. Trường hợp KBNN đồng thời chấp nhận giao dịch theo phương thức nộp hồ sơ, chứng từ, văn bản bằng giấy tại KBNN và giao dịch bằng phương thức điện tử, các đơn vị giao dịch, đơn vị cung cấp thông tin và tổ chức khác được quyền lựa chọn phương thức giao dịch với KBNN.

3.Các đơn vị giao dịch, đơn vị cung cấp thông tinvà tổ chức khác đã hoàn thành việc thực hiện GDĐT trong hoạt động nghiệp vụ KBNN theo quy định tại Thông tư này, thì không phải thực hiện các phương thức giao dịch khác và được công nhận đã hoàn thành thủ tục theo quy định.

4. GDĐT giữa KBNN với các cơ quan trong ngành tài chính (cơ quan tài chính, Thuế, Hải quan) được thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính; giữa KBNN với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phù hợp với quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn; giữa KBNN với các ngân hàng thương mại được thực hiện theo thỏa thuận giữa KBNN và ngân hàng thương mại về thanh toán song phương điện tử tập trung và tổ chức phối hợp thu NSNN, phù hợp với Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn Luật.

5. Toàn bộ các danh mục mã liên quan GDĐT trong hoạt động nghiệp vụ KBNN được sử dụng thống nhất từ hệ thống danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực tài chính quy định tại Thông tư số 18/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 2 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về việc xây dựng và khai thác, sử dụng hệ thống danh mục điện tử dùng chung trong lĩnh vực tài chính.

6. KBNN chủ động thực hiện từng phần hoặc toàn bộ giao dịch bằng phương tiện điện tử trong nội bộ KBNN, giữa KBNN với các đơn vị giao dịch, đơn vị cung cấp thông tin và tổ chức khác; được phépứng dụng công nghệ sinh trắc học và các phương thức xác thực khác đối với các GDĐT trong hoạt động nghiệp vụ KBNN, phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều 5. Điều kiện thực hiện GDĐT tronghoạt động nghiệp vụ KBNN

1. Điều kiện GDĐT giữa các đơn vị giao dịch với KBNN, bao gồm:

a) Các đơn vị giao dịch phải có chứng thư số đang còn hiệu lực do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp hoặc được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị.

b) Các đơn vị giao dịch phải có máy tính và kết nối mạng internet; có 01 địa chỉ thư điện tử đã thông báo với KBNN để sử dụng cho tất cả các giao dịch trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

c) Các đơn vị giao dịch phải có thông báo tham gia vàđược KBNN chấp thuận,cấp tài khoản đăng nhập Trang thông tin dịch vụ công của KBNN để sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của KBNN.

2.Điều kiện GDĐT giữa KBNN với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại về thanh toán điện tử liên ngân hàng được thực hiện theo các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Điều kiện GDĐT giữa KBNN với ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản về thanh toán song phương điện tử tập trung và tổ chức phối hợp thu NSNN được thực hiện theo thỏa thuận giữa KBNN (Trung ương) với từng hệ thống ngân hàng thương mại, phù hợp với quy định của pháp luật.

4. Điều kiện GDĐT giữa KBNN với các đơn vị cung cấp thông tin được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2017/NĐ-CP.

5. Điều kiện GDĐT giữa KBNN với các tổ chức khác được thực hiện theo thỏa thuận giữa KBNN (Trung ương) với từng tổ chức đó, phù hợp với quy định của pháp luật.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1

CHỮ KÝ SỐ, CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ, VĂN BẢN ĐIỆN TỬ VÀ

BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ

 

Điều 6. Chữ ký số

1. Chữ ký số sử dụng trong các GDĐT với KBNN (trừchữ ký số trongtrong thanh toán điện tử liên ngân hàng quy định tại Khoản 3 Điều này) là chữ ký số tương ứng với chứng thư số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp hoặc được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị.

2. Việc sử dụng chữ ký số giữa các đơn vị giao dịch với KBNN được thực hiện theo quy định sau:

a) Trước khi sử dụng chữ ký số để thực hiện các GDĐT với KBNN, các đơn vị giao dịch phải thông báo chữ ký số của các cá nhân liên quan thuộc đơn vị giao dịch tham gia GDĐT với KBNN. Chữ ký số của các cá nhân tham gia GDĐT với KBNN phải gắn với từng chức danh tham gia và theo từng loại giao dịch cụ thể.

Chữ ký số được thông báo để ký chức danh chủ tài khoản hoặc người được ủy quyền (chữ ký thứ nhất); kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán hoặc người được ủy quyền (chữ ký thứ hai) trên các chứng từ chuyển tiền qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN phải là chữ ký số tương ứng của người đã được KBNN chấp thuận ký chữ ký thứ nhất và ký chữ ký thứ hai trong hồ sơ mở và sử dụng tài khoản của đơn vị giao dịch theo quy định tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN trong điều kiện áp dụng hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (sau đây gọi tắt là Thông tư số 61/2014/TT-BTC).

Số lượng chữ ký số thông báo cho chữ ký thứ nhất và chữ ký thứ hai không được vượt quá số lượng người ký chữ ký tương ứng quy định tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC.

b) Trường hợp thay đổi các thông tin đã thông báo, gia hạn, tạm dừng hoặc thay đổi chứng thư số; thay đổi cặp khóa, các đơn vị tham gia GDĐT phải có thông báo sửa đổi, bổ sung thông tin chữ ký số với KBNN.

3. Việc sử dụng chữ ký số trong thanh toán điện tử liên ngân hàng giữa KBNN (Trung ương) và KBNN cấp tỉnh với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mạiđược thực hiện theo các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

4. Việc sử dụng chữ ký số trong thanh toán song phương điện tử tập trung và trao đổi dữ liệu về thu NSNN giữa các đơn vị KBNN với ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản được thực hiện theo thỏa thuận giữa KBNN (Trung ương) với từng hệ thống ngân hàng thương mại. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh thay đổi các thông tin liên quan đến công thức chữ ký số, chứng thư số nhân danh hệ thống mình, thì bên có thay đổi phải thông báo cho bên kia chậm nhất trước một (01) tháng kể từ thời điểm áp dụng thay đổi.

5. Việc sử dụng chữ ký số trong giao dịch cung cấp thông tin để lập Báo cáo tài chính nhà nước giữa KBNN với các đơn vị cung cấp thông tin được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

6. Việc sử dụng chữ ký số trong GDĐT giữa KBNN với các tổ chức khác được thực hiện theo thỏa thuận giữa KBNN (Trung ương) với từng tổ chức đó.

7. Việc sử dụng chữ ký số giữa KBNN với các cơ quan trong ngành tài chính về trao đổi thông tin, dữ liệu liên quan đến tình hình thu, chi NSNN được thực hiện theo các quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

8. Việc sử dụng chữ ký số trong giao dịch thanh toán điện tử liên kho bạc và các GDĐT khác (nếu có) trong nội bộ hệ thống KBNN do Tổng Giám đốc KBNN quy định. Trường hợp KBNN đã triển khai công nghệ sinh trắc học, thì KBNN được phép sử dụng công nghệ sinh trắc học thay thế chữ ký số trong các GDĐT trong nội bộ KBNN.

Điều 7. Chứng từ điện tử

1. Chứng từ điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN:

a) Chứng từ điện tử trong dịch vụ công trực tuyến KBNN, bao gồm: chứng từ chuyển tiền của đơn vị giao dịch gửi KBNN; các chứng từ báo Nợ, báo Có tài khoản do KBNN gửi đơn vị giao dịch qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN và các chứng từ khác theo quy định tại Thông tư số 77/2017/TT-BTC và Thông tư số 08/2016/TT-BTC.

b) Chứng từ điện tử trong GDĐT giữa KBNN với ngân hàng, bao gồm: chứng từ thanh toán điện tử liên ngân hàng giữa KBNN với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại; chứng từ thanh toán song phương điện tử tập trung giữa KBNN với ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản; các chứng từ liên quan đến việc trao đổi thông tin dữ liệu thu NSNN giữa KBNN với ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản.

c) Các chứng từ điện tử giữa KBNN với các tổ chức khác.

d) Các chứng từ điện tử trong GDĐT giữa KBNN với các cơ quan trong ngành tài chính và trong nội bộ hệ thống KBNN.

2. Chứng từ điện tử quy định tại Khoản 1 Điều này (trừ chứng từ thanh toán điện tử liên ngân hàng giữa KBNN với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại; chứng từ thanh toán song phương điện tử tập trung giữa KBNN với ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản) phải đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Điều 17 Luật Kế toán vàđược lập theo đúng định dạng, mẫu, cấu trúc dữ liệu theo các văn bản quy định cụ thể của Bộ Tài chính và KBNN; trong đó, bao gồm một số nội dung chủ yếu sau:

a) Tên và số hiệu của chứng từ.

b) Ngày, tháng, năm lập chứng từ, nhận chứng từ.

c) Tên, địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân lập chứng từ.

d) Tên, địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân nhận chứng từ.

đ) Nội dung của nghiệp vụ phát sinh.

e) Số tiền của nghiệp vụ phát sinh; tổng số tiền của chứng từ ghi bằng số và bằng chữ.

g) Chữ ký, họ và tên của người lập, người kiểm soát, ký duyệt chứng từ và những người có liên quan đến chứng từ theo quy định của pháp luật.

h) Các nội dung khác theo từng loại chứng từ.

Đối với các chứng từ thanh toán điện tử liên ngân hànggiữa KBNN với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đối với các chứng từ thanh toán song phương điện tử tập trung giữa KBNN với ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản được thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chứng từ kế toán ngân hàng và đáp ứng quy định tại Khoản 2 Điều này.

3. Ngoài các thông tin quy định tại Khoản 2 Điều này, cơ quan, tổ chức phát hành chứng từ điện tử có thể thêm lô gô, hình ảnh trang trí hoặc các thông tin khác phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo không che khuất, làm mờ các nội dung bắt buộc thể hiện trên chứng từ. Cỡ chữ của các thông tin tạo thêm không được lớn hơn cỡ chữ của các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Chứng từ điện tử quy định tại Khoản 1 Điều này phải được ký chữ ký số theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

5. Chứng từ điện tử theo quy định tại Điều này có giá trị như chứng từ giấy. Việc chuyển đổi chứng từ điện tử sang chứng từ giấy hoặc ngược lại được thực hiện theo quy định tạiĐiều 7 Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.

6. Việc lưu trữ chứng từ điện tử được thực hiện theo thời hạn do pháp luật quy định như đối với chứng từ giấy. Trong đó:

a) Trường hợp chứng từ điện tử hết thời hạn lưu trữ theo quy định, nhưng có liên quan đến tính toàn vẹn về thông tin của hệ thống thông tin và các chứng từ điện tử đang lưu hành, thì chứng từ điện tử tiếp tục được lưu trữ, cho đến khi việc hủy chứng từ điện tử hoàn toàn không ảnh hưởng đến các GDĐT khác mới được tiêu hủy.

b) Trường hợp chứng từ điện tử không được in ra giấy, mà chỉ lưu trữ trên các phương tiện điện tử, thì phải đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.

Điều 8. Văn bản điện tử

1. Văn bản điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN, bao gồm:

a) Các hồ sơ kiểm soát chi, kiểm soát cam kết chiNSNNdo đơn vị giao dịchlập trực tiếp trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN (theo các mẫu hồ sơ tương ứng của chế độ kiểm soát chi NSNN hiện hành) hoặc được lập trên các chương trình ứng dụng tại đơn vị giao dịchhoặc được chuyển đổi từ hồ sơ bằng giấy sang dạng điện tử gửi kèm chứng từ chuyển tiền (nếu có) qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN; các hồ sơ đơn vị giao dịch gửi KBNN về việc đăng ký sử dụng bổ sung tài khoản hoặc thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN; đăng ký rút tiền mặt của đơn vị giao dịch qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

b) Các thông báo của KBNN gửi đơn vị giao dịch (thông báo về kết quả kiểm soát chi; thông báo kết quả xử lý việc mở và sử dụng tài khoản; thông báo về kết quả đăng ký rút tiền mặt) qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

c) Các văn bản điện tử giữa các đơn vị cung cấp thông tin với KBNN theo quy định tại Điều 16, 17 và 18 Nghị định số 25/2017/NĐ-CP.

d) Các văn bản điện tử giữa KBNN với các tổ chức khác.

đ) Các văn bản điện tử trong GDĐTgiữa KBNN với các cơ quan trong ngành tài chính và trong nội bộ hệ thống KBNN.

2. Các văn bản điện tử quy định tại Khoản 1 Điều này có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy nếu phù hợp với quy định tại Điều 35 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 64/2007/NĐ-CP). Đối với các văn bản điện tử không đáp ứng điều kiện nêu trên, thì thông tin trên văn bản chỉ có giá trị tham khảo.

Đối với các văn bản điện tử quy định tại Điểm a,b và c Khoản 1 Điều này phải được ký chữ ký số theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

3. Trường hợp đơn vị giao dịch có đề nghị chuyển đổi văn bản điện tử sang văn bản giấy để dùng làm căn cứ pháp lý cho các hoạt động giao dịch, thì KBNN cấp văn bản chuyển đổi có chữ ký và đóng dấu xác nhận của KBNNcho đơn vị giao dịch.

4. Việc quản lý văn bản điện tử được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định số 64/2007/NĐ-CP.

5. Việc lưu trữ văn bản điện tử được thực hiện theo thời hạn do pháp luật quy định như đối với văn bản giấy. Việc thực hiện lưu trữ văn bản điện tử trong một số trường hợp đặc thù được thực hiện tương tự như quy định tại Khoản 6 Điều 7 Thông tư này.

Điều 9. Số định danhgiao dịch

1. Số định danh giao dịch là dãy số duy nhất do hệ thống công nghệ thông tin tự sinh gắn cố định với từng GDĐT tương ứng của từng hệ thống. Số định danh giao dịch được sử dụng để phân biệt, tìm kiếm giữa các GDĐT.

2. KBNN chủ động ứng dụng số định danh giao dịch đối với các GDĐT trong hoạt động nghiệp vụ KBNN.

Điều 10. Bảo mật thông tin trong các GDĐT

1. Việcgửi, truyền, nhận, trao đổi, lưu trữ thông tin về GDĐTtrong hoạt động nghiệp vụ KBNN phải được bảo mật theo quy định của pháp luật.

2. Các đơn vị giao dịch, đơn vị cung cấp thông tin và tổ chứckhác có tham gia GDĐT với KBNN có trách nhiệm đảm bảo tính an toàn, bảo mật, chính xác, toàn vẹn của dữ liệu điện tử trong phạm vi nhiệm vụ của mình và phối hợp với KBNN thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết để đảm bảo tính bảo mật, an toàn trong GDĐT với KBNN.

3. Trong quá trình tham gia dịch vụ công trực tuyến, các đơn vị giao dịch, đơn vị cung cấp thông tin và tổ chức khácphải bảo mật thông tin về tài khoản đăng nhập Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, cụ thể:

a) Đổi mật khẩu ban đầu trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được thông báo tài khoản và mật khẩu đăng nhập Trang thông tin dịch vụ công của KBNN; thực hiện đổi mật khẩu định kỳ (tối đa không quá 03 tháng)để đảm bảo tính an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu trên hệ thống.

b) Không tiết lộ mật khẩu đăng nhập Trang thông tin dịch vụ công của KBNN cho người không có trách nhiệm cập nhật trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

c) Đổi mật khẩu hoặc khóa tài khoản đăng nhập và báo ngay cho bộ phận hỗ trợ để xử lýkhi phát hiện nguy cơ không đảm bảo an toàn về tài khoản đăng nhập Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

Mục 2

GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ

QUATRANG THÔNG TIN DỊCH VỤ CÔNG CỦA KBNN

Điều 11. Thông báo tham gia hệ thống dịch vụ công trực tuyến của KBNN

1. Khi có nhu cầu GDĐT trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, các đơn vị giao dịch nhập và gửi các thông tin thông báo tham gia sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến KBNN qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN (theo mẫu TK01 và TK01-PL ban hành kèm theo Thông tư này). Thông báo tham gia sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến của đơn vị phải được chủ tài khoản(hoặc người được ủy quyền) ký số trước khi gửi KBNN.

2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của đơn vị giao dịch, KBNN kiểm tra và xử lý:

a) Trường hợp kiểm tra phù hợp, KBNN gửi thông báo cho đơn vị giao dịch bằng thư điện tử (vào địa chỉthư điện tử do đơn vị cung cấp tại thông báo tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến)về việc chấp nhận tham gia dịch vụ công trực tuyến của đơn vị; trong đó, thông báo tài khoản đăng nhậpTrang thông tin dịch vụ công của KBNN cho đơn vị giao dịch.

b) Trường hợp kiểm tra không phù hợp, KBNNgửi thông báo bằng thư điện tử (vào địa chỉthư điện tửdo đơn vị cung cấp); trong đó, nêu rõ lý do từ chối cho đơn vị giao dịch được biết.

3. Trong quá trình tham gia hệ thống dịch vụ công trực tuyến của KBNN, trường hợp đơn vị giao dịch:

a)Thay đổi thông tin sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến của KBNN (thay đổi thông tin thành viên đang tham gia; bổ sung thêm thành viên mới tham gia; thông báo ngừng thành viên đang tham gia dịch vụ công trực tuyến của KBNN), thì đơn vị giao dịch nhập các thông tin liên quan trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN (theo mẫu TK02 và các mẫuTK02-PL1, TK02-PL2, TK02-PL3 ban hành kèm theo Thông tư này,tương ứng với từng trường hợp cụ thể) và ký số của chủ tài khoản (hoặc người ủy quyền) gửi đến KBNN nơi mở tài khoản giao dịch.

Căn cứ đề nghị của đơn vị, KBNN kiểm tra và thông báo cho đơn vị giao dịch theo quy trình tương tự quy trình nêu tại Khoản 2 Điều này.

b) Có nhu cầu ngừng tham gia hệ thống dịch vụ công trực tuyến của KBNN, thì đơn vị giao dịch nhập các thông tin liên quan trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN (theo mẫu TK03 ban hành kèm theo Thông tư này) và ký số của chủ tài khoản (hoặc người ủy quyền) gửi đến KBNN nơi mở tài khoản giao dịch.

Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của đơn vị giao dịch, KBNN gửi thông báo xác nhận ngừng sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến qua địa chỉthư điện tử của đơn vị và thông báo trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

c) Có nhu cầu cấp lại mật khẩu đăng nhập Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, thì thực hiện gửi yêu cầu và thiết lập mật khẩu đăng nhập mới qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

d)Sử dụng tài khoản đăng nhập Trang thông tin dịch vụ công của KBNN không đúng mục đích, nội dung tham giaGDĐTvới KBNN, thì KBNN được quyền khóa tài khoản đăng nhập của đơn vị giao dịch.

Điều 12. Thời gian gửi, xử lý chứng từ điện tử và văn bản điện tử

1. Thời gian gửi chứng từ điện tử hoặc văn bản điện tử của các đơn vị giao dịch đến Trang thông tin dịch vụ công của KBNN được thực hiện liên tục 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, không loại trừ ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết.

2.Các đơn vị KBNN thực hiện tiếp nhận chứng từ điện tửhoặc văn bản điện tử của đơn vị giao dịch trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN trong giờ hành chính của ngày làm việc. Cụ thể:

a) Trường hợp chứng từ điện tử hoặc văn bản điện tử của đơn vị giao dịch được gửi ngoài giờ hành chính hoặc vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết, KBNN sẽ tiếp nhận vào ngày làm việc tiếp theo.

b) Trường hợp chứng từ điện tử hoặc văn bản điện tử của đơn vị giao dịch được tiếp nhận qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN chưa đầy đủ và hợp lệ, KBNN có hướng dẫn cụ thểqua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN cho đơn vị giao dịch để bổ sung hoặc hoàn thiện.

3. Thời gian KBNN xử lý hồ sơ kiểm soát chi NSNN được tính từ thời điểm KBNN tiếp nhận đầy đủ hồ sơ và chứng từ hợp pháp hợp lệ, đảm bảo theo đúng quy định của Bộ Tài chính đối với từng khoản chi.

         Điều 13. Gửi và trả kết quả đối với hồ sơ kiểm soát chi

1.     Phương thức gửi hồ sơ

a) Đối với chứng từ chuyển tiền và bảng kê chứng từ thanh toán/tạm ứng, đơn vị lập theo các mẫu tương ứng với từng loại đề nghị tạm ứng/thanh toán (chi thường xuyên; chi đầu tư; chi từ tài khoản của đơn vị giao dịch) và gửi cho KBNN trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

b) Đối với hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư (không loại trừ trường hợp có bổ sung, điều chỉnh), thì đơn vị giao dịch phải gửi KBNN bằng văn bản giấy.

c) Đối với hồ sơ khác, đơn vị giao dịch gửi qua Trang thông tin dịch vụ công trực tuyến của KBNN theo hướng dẫn trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN bằng các hình thức: lập trực tiếp trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN; hoặc lập trên các chương trình ứng dụng tại đơn vị giao dịch; hoặc được chuyển đổi từ hồ sơ bằng giấy thành tệp tin điện tử (file) theo định dạng “.pdf”.

2. Ký số hồ sơ

a) Các đề nghị cam kết chi hoặc đề nghị điều chỉnh cam kết chi, điều chỉnh hợp đồng hoặc hủy hợp đồng, hủy cam kết chi; chứng từ chuyển tiền và bảng kê chứng từ thanh toán/tạm ứng do đơn vị giao dịch nhập trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN phải có đầy đủ chữ ký số của người phụ trách kế toán (hoặc người được ủy quyền) và chủ tài khoản (hoặc người ủy quyền) của đơn vị giao dịch.

b) Các hồ sơ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này (trừ đề nghị cam kết chi hoặc đề nghị điều chỉnh cam kết chi, điều chỉnh hợp đồng hoặc hủy hợp đồng, hủy cam kết chi) phải được chủ tài khoản (hoặc người được ủy quyền) ký chữ ký số.

3. Quy trình gửi hồ sơ kiểm soát chi:

a) Đơn vị giao dịch sử dụng tài khoản đăng nhập để truy cập vào Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, lập đề nghị cam kết chi NSNNhoặc đề nghị  tạm ứng, thanh toán hoặc đề nghị hạch toán ghi thu, ghi chi nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài gửi KBNN nơi giao dịch cùng các hồ sơcó liên quan phải gửi kèm theo chế độ quy định.Việc gửi và ký số trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

b) Sau khi đơn vị giao dịch hoàn thành thủ tục gửi hồ sơ trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, Trang thông tin dịch vụ công của KBNN tự động kiểm tra, nếu phù hợp theo quy định thì gửi thông báo phản hồi về việc ghi nhận hồ sơ của đơn vị giao dịch đã được gửi tới Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

Trường hợp kiểm tra không phù hợp, Trang thông tin dịch vụ công của KBNN có thông báo phản hồi nêu rõ lý do từ chối tiếp nhận hồ sơ để đơn vị giao dịch biết và hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định.

4.Kiểm tra và trả kết quả hồ sơ của đơn vị giao dịch:

Căn cứ hồ sơ của đơn vị giao dịch gửi và được tiếp nhận trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, KBNN kiểm tra sơ bộ, nếu hồ sơ chưa đảm bảo đúng và đầy đủ theo chế độ quy định, thì KBNN gửi trả lại hồ sơ cho đơn vị giao dịch và thông báo rõ lý do từ chối đối với từng loại hồ sơ (trong đó, nêu rõ tên các loại hồ sơ và nội dung cần bổ sung, hoàn thiện) qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN vàthư điện tử của đơn vị.

Trường hợp sau khi kiểm tra sơ bộ, nếu hồ sơ đảm bảo đúng và đầy đủ theo chế độ quy định, KBNN tiếp nhận hồ sơ, làm thủ tục kiểm soát cam kết chi, hoặc ghi thu, ghi chi,hoặc kiểm soát chi theo chế độ quy định.Cụ thể:

a) Đối với hồ sơ đề nghị cam kết chi hoặc đề nghị điều chỉnh cam kết chi, điều chỉnh hợp đồng/hủy hợp đồng, hủy cam kết chi: KBNN kiểm tra, nếu phù hợp thì thực hiện ghi nhận hoặc điều chỉnh hoặc hủy hợp đồng, cam kết chi và thông báo cho đơn vị được biết thông qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN. Trường hợp không phù hợp thì từ chối ghi nhận hoặc điều chỉnh hoặc hủy hợp đồng, cam kết chi của đơn vị và thông báo rõ lý do cho đơn vị được biết thông qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

b) Đối với hồ sơ đề nghị tạm ứng, thanh toán:

- Đối với hồ sơ đề nghị tạm ứng, thanh toán (trừ đề nghị tạm ứng, thanh toán đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo hình thức ghi thu, ghi chi): KBNN kiểm tra các điều kiện chi theo chế độ quy định, nếu phù hợp thì làm thủ tục thanh toán vàgửi chứng từ báo Nợ (có chữ ký số theo quy định) cho đơn vị giao dịch qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN để đơn vị in chứng từ phục hồi làm căn cứ hạch toán kế toán. Trường hợp giá trị chấp nhận tạm ứng, thanh toán của KBNN chênh lệch với số vốn đề nghị tạm ứng, thanh toán của đơn vị, thì KBNN lập thông báo kết quả kiểm soát thanh toán theo quy định (có gắn chữ ký số) và gửi đơn vị qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN; sau đó, đơn vị lập lại chứng từ chuyển tiền với số tiền đúng bằng số tiền được KBNN chấp nhận thanh toán, ký số và gửi KBNN để thực hiện thanh toán.

- Đối với hồ sơ đề nghị tạm ứng, thanh toán cho các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, sau khi thực hiện kiểm soát chi theo chế độ quy định, nếu phù hợp thì KBNN làm thủ tục xác nhận cho đơn vị và gửi Giấy đề nghị thanh toán có xác nhận của KBNN (có chữ ký số theo quy định)cho đơn vị giao dịch qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN để đơn vị in chứng từ phục hồi làm căn cứ rút vốn.

Trường hợp kiểm soát chi trướcvà giá trị chấp nhận tạm ứng/thanh toán của KBNN chênh lệch với số vốn đề nghị tạm ứng/thanh toán của đơn vị, thì KBNN lập thông báo kết quả kiểm soát thanh toán theo quy định (có chữ ký số theo quy định) và gửi đơn vị qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

Trường hợp kiểm soát chi sau và giá trị chấp nhận tạm ứng, thanh toán của KBNN chênh lệch với số vốn đề nghị tạm ứng, thanh toán của đơn vị, thì KBNN lập thông báo kết quả kiểm soát thanh toán theo quy định (có chữ ký số theo quy định) và gửi đơn vị qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN; KBNN thực hiện trừ số chênh lệch vào lần thanh toán tiếp theo.

- Trường hợp KBNN đã phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ di động và đơn vị giao dịch có đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ di động về việc thông báo sự biến động số dư tài khoản qua tin nhắn điện thoại di động, thì KBNN chuyển thông tin về chứng từ báo Nợ cho nhà cung cấp dịch vụ di động để chuyển tin nhắn thông báo biến động số dư tài khoản đếnđơn vị giao dịch.

- Trường hợp kiểm tra không hợp lệ, KBNN gửi trả hồ sơ và nêu rõ lý do từ chối tiếp nhận cho đơn vị giao dịch qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

- Trường hợp đơn vị không đồng ý hoặc có điều chỉnh với thông báo kết quả kiểm soát của KBNN, thì đơn vị gửi thông báo cho KBNN qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN hoặc liên hệ trực tiếp với KBNN nơi giao dịch để phối hợp cùng xử lý.

c) Đối với đề nghị hạch toán ghi thu, ghi chi nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài: KBNN kiểm tra, nếu phù hợp thì thực hiện ký số xác nhận Giấy đề nghị hạch toán ghi thu, ghi chi theo đề nghị của đơn vị giao dịch qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN và làm thủ tục hạch toán ghi thu, ghi chi theo chế độ quy định. Trường hợp không phù hợp,thì KBNNtừ chối hạch toán ghi thu, ghi chi của đơn vị và thông báorõ lý do cho đơn vị được biết thông qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

d) Việc in các chứng từ phục hồi được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Thông tư này. Mẫu chứng từ phục hồi được thực hiện theo các mẫu tương ứng ban hành kèm theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC. Trên các chứng từ phục hồi của đơn vị phải có đầy đủ chữ ký và họ tên của người đã thực hiện chuyển đổi từ chứng từ điện tử thành chứng từ giấy.

Điều 14. Gửi và trả kết quả đối với hồ sơ đăng ký sử dụng bổ sung tài khoản hoặc thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký

1. Gửi hồ sơ đăng ký sử dụng bổ sung tài khoản hoặc thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký:

a) Đơn vị giao dịch sử dụng tài khoản đăng nhập để truy cập vào Trang thông tin dịch vụ công của KBNN vàthực hiện quét (scan) hồ sơ đăng ký sử dụng bổ sung tài khoản hoặc thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký theo quy định tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC(đã được ký và đóng dấu) để chuyển đổi các hồ sơ giấy thành tệp tin điện tử (file) theo định dạng “.pdf”; sau đó, gửi KBNN nơi đơn vị giao dịch qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN. Hồ sơ đăng ký sử dụng bổ sung tài khoản hoặc thay đổi mẫu dấu, mẫu chữ ký gửi qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN phải được kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán của đơn vị hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật phê duyệt trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, chủ tài khoản hoặc người được ủy quyền làm chủ tài khoản theo quy định của pháp luật (người giữ chức danh chủ tài khoản trong hồ sơ đăng ký sử dụng tài khoản tại KBNN) ký chữ ký sốtrước khi gửi KBNN. 

Trường hợp đơn vị giao dịch gửi bổ sung hồ sơ pháp lý (Quyết định bổ nhiệm lại người đăng ký chủ tài khoản, kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán) qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, thì đơn vị giao dịch ghi rõ nội dung giao dịch trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN là gửi bổ sung văn bản bổ nhiệm lại chức vụ; đồng thời, thực hiện quét (scan) các văn bản liên quan đến việc bổ nhiệm lại và ký chữ ký số của chủ tài khoản gửi KBNN.

b) Sau khi đơn vị giao dịch hoàn thành thủ tục gửi hồ sơ tại Trang thông tin dịch vụ công của KBNN theo quy định tại Điểma Khoản này, Trang thông tin dịch vụ công của KBNN tự động kiểm tra và xử lý theo quy trình tương tự nêu tại ĐiểmbKhoản 3 Điều 13 Thông tư này.

2. Kiểm tra và trả kết quả hồ sơ của đơn vị giao dịch:

Căn cứ hồ sơ của đơn vị giao dịch gửi tới và đã được tiếp nhận trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, KBNN kiểm tra và xử lý theo quy định tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC. Cụ thể:

a) Trường hợp kiểm tra nếu phù hợp, thì KBNN lập Thông báo tài khoản của đơn vị mở tại KBNN(theo mẫu 07/MTK-DVC ban hành kèm theo Thông tư này) gửi đơn vị giao dịch qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.Căn cứ thông báo của KBNN, đơn vị giao dịch thực hiện in phục hồi 01 bản Thông báo tài khoản của đơn vị mở tại KBNN theo quy định tại Khoản 3 Điều8 Thông tư này để lưu hồ sơ mở tài khoản của đơn vị giao dịch.

Đối với trường hợp đơn vị gửi bổ sung hồ sơ pháp lý, thì KBNN kiểm tra và xử lý theo quy định tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC; KBNN không lập thông báo gửi đơn vị giao dịch. 

b) Trường hợp kiểm tra nếu không phù hợp, thì KBNN từ chối và thông báo rõ lý do từ chối cho đơn vị giao dịch được biết qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

Điều 15. Đăng ký rút tiền mặt

1. Các đơn vị sử dụng NSNN có nhu cầu rút tiền mặt trong một ngày (một hoặc nhiều lần thanh toán) vượt mức quy định tại Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15tháng 02năm 2017 của Bộ Tài chính quy địnhquản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN (sau đây gọi tắt là Thông tư số 13/2017/TT-BTC), thì trước ít nhất 01 ngày làm việc, các đơn vị sử dụng NSNN sử dụng tài khoản đăng nhập để truy cập vào Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, nhập đầy đủ các thông tin trên Thông báo nhu cầu rút tiền mặt (theo mẫu 01 ban hành kèm Thông tư số 13/2017/TT-BTC) gửi KBNN nơi đơn vị giao dịch. Trang thông tin dịch vụ công của KBNN tự động kiểm tra, cụ thể:

a) Trường hợp phù hợp thì gửi thông báo phản hồi về việc ghi nhận Thông báo nhu cầu rút tiền mặt của đơn vị sử dụng NSNN đã được gửi tới Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

b) Trường hợp kiểm tra không phù hợp, thì thông báo phản hồi nêu rõ lý do từ chối tiếp nhận Thông báo nhu cầu rút tiền mặt của đơn vị sử dụng NSNN để đơn vị được biết và hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định.

2.Căn cứ Thông báo nhu cầu rút tiền mặt của đơn vị sử dụng NSNN đã được gửi tới và tiếp nhận trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, KBNN kiểm travà xử lý theo quy định tại Thông tư số 13/2017/TT-BTC.

Điều 16. Tra cứu thông tin và đối chiếu số dư tài khoản

         1. Tra cứu thông tin

Đơn vị giao dịch sử dụng tài khoản đăng nhập truy cập vào Trang thông tin dịch vụ công của KBNN (mục tra cứu thông tin) để theo dõi thông tin về tình hình xử lý chứng từ điện tử, văn bản điện tử hoặc tình hình tài khoản của đơn vị giao dịch tại KBNN.

2. Đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản

a) Đơn vị giao dịch sử dụng tài khoản đăng nhập vào Trang thông tin dịch vụ công của KBNN để gửi đề nghị đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản của đơn vị giao dịch mở tại KBNN định kỳ theo quy định (tùy theo từng loại tài khoản). Căn cứ đề nghị của đơn vị giao dịch, KBNN kiểm tra và gửi kết quả đối chiếu, xác nhận (có chữ ký số) cho đơn vị qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

b) Mẫu đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản được thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 17. Xử lý sự cố

1. Trường hợp gặp sự cố trong quá trình thực hiện GDĐT trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, mà do lỗi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của đơn vị giao dịch, thì đơn vị giao dịch phải tự khắc phục sự cố.

2. Trường hợp gặp sự cố do lỗi tại Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, KBNN có trách nhiệm thông báo cho đơn vị giao dịch được biết về sự cố của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, thời gian hệ thống tiếp tục vận hành.

3. Trong thời gian chưa khắc phục được sự cốquy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, các đơn vị giao dịch thực hiện giao dịch tại các đơn vị KBNN theo phương thức nộp hồ sơ, chứng từ, văn bản bằng giấy tại KBNN.

Điều 18. Các khoản chi phí

1. Các khoản kinh phí phát sinh của đơn vị sử dụng NSNN để thực hiện GDĐT với KBNN bao gồm:

a) Các khoản kinh phí mua sắm trang thiết bị văn phòng (nếu có) để tham gia GDĐT với KBNN.

b) Các khoản kinh phí mua chứng thư số công cộng của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; cước thuê bao internet của đơn vị sử dụng NSNN để tham gia GDĐT với KBNN; phí sử dụng tin nhắn thông báo sự biến động số dư tài khoản mà đơn vị sử dụng NSNN trả cho nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.

c) Chi phí khác (nếu có).

2. Các khoản kinh phí quy định tại Khoản 1 Điều này là một khoản chi của NSNN và được hạch toán, quyết toán theo chế độ quy định.

Mục 3

GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ GIỮA KBNN VỚI NGÂN HÀNG

Điều 19. GDĐT giữa KBNN với các ngân hàng

1.  Nội dung GDĐT bao gồm:

a) Thanh toán điện tử liên ngân hàng giữa KBNN với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại.

b) Thanh toán song phương điện tử tập trung giữa KBNN với các ngân hàng thương mại nơi KBNN mở tài khoản.

c) Trao đổi thông tin, dữ liệu về thu NSNN.

2.  Quy trình GDĐT:

a) Quy trìnhthanh toán điện tử liên ngân hànggiữa KBNN với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

b) Quy trình thanh toán song phương điện tử tập trung giữa KBNN với các ngân hàng thương mại nơi KBNN mở tài khoản được thực hiện theo thỏa thuận về quy trình thanh toán song phương điện tử tập trung giữa KBNN (Trung ương) và từng hệ thống ngân hàng thương mại quy định tại Thông tư số 315/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính về quản lý và sử dụng tài khoản của KBNN mở tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại.

c) Quy trình trao đổi thông tin, dữ liệu về thu NSNN giữa KBNN và ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản được thực hiện theo thỏa thuận phối hợp thu NSNN giữa KBNN (Trung ương) và từng hệ thống ngân hàng thương mại, phù hợp với quy định tại Thông tư số 328/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN; Thông tư số 84/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục thu nộp NSNN đối với các khoản thuế và thu nội địa; Thông tư số 184/2015/TT-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định thủ tục về kê khai, bảo lãnh tiền thuế, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

 

Mục 4

GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ KHÁC

TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ KBNN

 

Điều 20. GDĐT giữa KBNN với các đơn vị cung cấp thông tin và các tổ chức khác

1. Nội dung GDĐT bao gồm các giao dịch trao đổi thông tin, dữ liệu về hồ sơ, chứng từ điện tử liên quan đến các giao dịch cung cấp thông tin để lập Báo cáo tài chính nhà nước; các giao dịch sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc vay bù đắp thiếu hụt tạm thời ngân quỹ nhà nước; các GDĐT khác trong hoạt động nghiệp vụ KBNN (nếu có).

2. Giao KBNN căn cứ nhu cầu và khả năng hạ tầng công nghệ phối hợp với các đơn vị có liên quan xác định nội dung, lộ trình và quy trình thực hiện GDĐT giữa KBNN với các đơn vị cung cấp thông tin và GDĐT giữa KBNN với các tổ chức khác.

Điều 21. GDĐT giữa KBNN với các cơ quan trong ngành tài chính

1. Việc thực hiệnGDĐT giữa KBNN với các cơ quan tài chính, cơ quan Thuế và cơ quan Hải quan được thực hiện theo các quy định hiện hànhcủa Bộ Tài chính về quy trình trao đổi thông tin giữa các cơ quan trong ngành tài chính (Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy trình quản lý thu NSNN theo dự án hiện đại hóa thu, nộp NSNN; Quyết định số 654/QĐ-BTC ngày 02 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính về việc bổ sung quy trình quản lý thu NSNN thuộc dự án hiện đại hóa thu, nộp NSNN ban hành kèm theo Quyết định số 1027/QĐ-BTC ngày 19 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư số 84/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục thu nộp NSNN đối với các khoản thuế và thu nội địa; Thông tư số 184/2015/TT-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định thủ tục về kê khai, bảo lãnh tiền thuế, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; Thông tư số 328/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN).

2. Đối với các loại báo cáo theo quy định phải gửi các cơ quan liên quan, trường hợp đã được KBNN gửi bằng văn bản điện tử có gắn chữ ký số, thì KBNN không phải gửi báo cáo giấy cho các cơ quan đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 22. GDĐT trong nội bộ hệ thống KBNN

1.  Nội dung GDĐT, bao gồm:

         a) Giao dịch về thanh toán điện tử liên kho bạc giữa các đơn vị trong hệ thống KBNN.

         b) Giao dịch về trao đổi thông tin báo cáo giữa các đơn vị trong hệ thống KBNN (báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện, báo cáo tài chính nhà nước và các báo cáo khác - nếu có); trao đổi thông tin về các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản điều hành trong nội bộ hệ thống KBNN dưới hình thức văn bản điện tử.

2.  Căn cứ khả năng hạ tầng công nghệ thông tin, KBNN xây dựng nội dung, lộ trình và quy địnhcụ thể quy trìnhthực hiện cácGDĐT trong nội bộ hệ thống KBNN, đảm bảo phù hợp với quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

 

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 23. Trách nhiệm của các đơn vị

1.  Trách nhiệm của KBNN

a) Xây dựng, quản lý, vận hành Cổng thông tin điện tử của KBNN và Trang thông tin dịch vụ công của KBNN; triển khai các biện pháp kỹ thuật và dự phòng cần thiết để đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật GDĐT trong hoạt động nghiệp vụ KBNN theo đúng các quy định pháp luật của Nhà nước.

b) Tiếp nhận hồ sơ, chứng từ của đơn vị giao dịch và thực hiện trả kết quả điện tử trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN; hướng dẫn, hỗ trợ đơn vị giao dịch trong việc sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của KBNN.

c) Ngừng cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với đơn vị giao dịch vi phạm quy định về bảo mật thông tin quy định tại Điều 10 Thông tư này.

d) Phối hợp với các ngân hàng thương mại, các cơ quan trong ngành tài chính và các tổ chức khác xây dựng và triển khai các GDĐT quy định tại Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Thông tư này.

e) Xây dựng và triển khai quy trình hướng dẫn nội bộ về GDĐT trong hoạt động nghiệp vụ KBNN.

g) Tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại các đơn vị giao dịch ở từng địa bàn, báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định phạm vi địa bàn và các đơn vị giao dịch bắt buộc tham gia GDĐT với KBNN trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN phù hợp với tình hình thực tế.

2.  Trách nhiệm của các đơn vị giao dịch, các đơn vị cung cấp thông tin và các tổ chức khác

a) Quản lý tài khoảnđăng nhập vào Trang thông tin dịch vụ công của KBNN; triển khai các giải pháp để bảo mật thông tin trong GDĐT với KBNN theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

b) Quản lý chữ ký số và đảm bảo tính an toàn, bảo mật, chính xác của chữ ký số trên hồ sơ kiểm soát chi và hồ sơ đăng ký mở tài khoản gửi qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN theo đúng quy định tại Điều 6 Thông tư này.

c) Đảm bảo tính hợp pháp, đầy đủ, chính xác và trung thực đối với hồ sơ, chứng từ điện tử gửi KBNN theo đúng quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

d) Theo dõi, cập nhật, phản hồi các thông tin liên quan đến các GDĐT với KBNN.

Điều 24. Hiệu lực thi hành

1.  Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01tháng 02 năm 2018.

2.  Bãi bỏ Thông tư số 209/2010/TT-BTC ngày 20 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định GDĐT trong hoạt động nghiệp vụ KBNN.

3.  Chấm dứt việc thực hiện thí điểm thủ tục GDĐT đối với dịch vụ công trên Cổng thông tin KBNN theo Quyết định số 2704/QĐ-BTC ngày 17 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thí điểm thủ tục giao dịch điện tử đối với dịch vụ công trên Cổng thông tin KBNN.

4.  Từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các GDĐT chưa hoàn thành được tiếp tục thực hiện theo văn bản của Bộ Tài chính về việc thí điểm thủ tục GDĐT đối với dịch vụ công trên Cổng thông tin KBNN.Các GDĐT mới thực hiện từ ngày01tháng2 năm 2018 được áp dụng theo quy định tại Thông tư này.

Trường hợp các văn bản có liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Huỳnh Quang Hải

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.