• Hiệu lực: Hết hiệu lực một phần
  • Ngày có hiệu lực: 01/05/2003
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Số: 06/2003/PL-UBTVQH11
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Phòng, ngày 9 tháng 1 năm 2003

 

 

 

 

 

 

PHÁP LỆNH

Dân số

----

Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vữngcủa đất nước;

Để nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong côngtác dân số; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tăng cường, thống nhấtquản lý nhà nước về dân số;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12năm 2001 của Quốc hội Khóa X, kỳ họp thứ 10;

Căn cứ vào Nghị quyết số 12/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 củaQuốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 2 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh củaQuốc hội nhiệm kỳ Khóa XI (2002- 2007) và năm 2003;

Pháp lệnh này quy định về dân số.

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.

1.Pháp lệnh này quy định về quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, chất lượngdân số, các biện pháp thực hiện công tác dân số và quản lý nhà nước về dân số.

2.Pháp lệnh này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chứcchính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinhtế, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơquan, tổ chức, cá nhân); tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam,người nước ngoài thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ướcquốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy địnhkhác.

Điều 2.Nguyên tắc của công tác dân số.

1.Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vựcdân số phù hợp với sự phát triển kinh tế -xã hội, chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và toàn xã hội.

2.Bảo đảm việc chủ động, tự nguyện, bình đẳng của mỗi cá nhân, gia đình trongkiểm soát sinh sản, chăm sóc sức khỏe sinh sản, lựa chọn nơi cư trú và thựchiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số.

3.Kết hợp giữa quyền và lợi ích của cá nhân, gia đình với lợi ích của cộng đồngvà toàn xã hội; thực hiện quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ,hạnh phúc và bền vững.

Điều 3.Giải thích từ ngữ.

TrongPháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.Dân số là tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địalý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.

2.Quy mô dân số là số người sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lýkinh tế hoặc một đơn vị hành chính tại thời điểm nhất định.

3.Cơ cấu dân số là tổng số dân được phânloại theo giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tìnhtrạng hôn nhân và các đặc trưng khác.

4. cấu dân số gìà là dân số có người già chiếm tỷlệ cao.

5.Phân bố dân cư là sự phân chia tổng số dân theo khu vực, vòng địa lý kinhtế hoặc một đơn vị hành chính.

6.Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ vàtinh thần của toàn bộ dân số.

7.Di cư là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vị hànhchính này tới cư trú ởđơn vị hành chínhkhác.

8.Sức khoẻ sinh sản là sự thể hiện các trạng thái về thể chất, tinh thầnvà xã hội liên quan đến hoạt động và chức năng sinh sản của mỗi người.

9.Kế hoạch hóa gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợchồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cáchgiữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợpvới chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình.

10.Công tác dân số là việc quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động tácđộng đến quy mô dân số cơ cấu dân số, phân bố dân cư và nâng cao chất lượng dânsố.

11.Chỉ số phát triển con người (HDI) là số liệu tổng hợp để đánh giá mức độphát triển con người, được xác định qua tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dụcvà thu nhập bình quân đầu người.

12.Mức sinh thay thế là mức sinh tính bình quân trong toàn xã hội thì mỗi cặpvợ chồng có hai con.

13.Dịch vụ dân số là các hoạt động phục vụ công tác dân số, bao gồm cung cấpthông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn, tư vấn về dân số (sauđây gọi chung là tuyên truyền, tư vấn); cung cấp biện pháp chăm sóc sức khỏesinh sản, kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dân số và các hoạt độngkhác theo quy định của pháp luật.

14.Đăng ký dân số là việc thu thập và cập nhật những thông tin cơ bản về dânsố của mỗi người dân theo từng thời gian.

15.Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là hệ thống thông tin được thu thập quađăng ký dân số của toàn bộ dân cư và được thiết lập trên mạng điện tử.

Điều 4.Quyền và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số.

1.Công dân có các quyền sau đây:

a)Được cung cấp thông tin về dân số,

b)Được cung cấp các dịch vụ dân số có chất lượng, thuận tiện, an toàn và được giữbí mật theo quy định của pháp luật;

c)Lựa chọn các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình vànâng cao chất lượng dân số,

d)Lựa chọn nơi cư trú phù hợp với quy định của pháp luật.

2.Công dân có các nghĩa vụ sau đây:

a)Thực hiện kế hoạch hóa gia đình; xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bìnhđẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững;

b)Thực hiện các biện pháp phù hợp để nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần củabản thân và các thành viên trong gia đình;

c)Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội, cộng đồng trong việc điều chỉnh quy môdân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, nâng cao chất lượng dân số,

d)Thực hiện các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật cóliên quan đến công tác dân số.

Điều 5.Trách nhiệm của Nhà nước, cơ quan, tổ chức trong công tác dân số.

1.Nhà nước có chính sách, biện pháp để triển khai công tác dân số, thực hiện xãhội hóa công tác dân số, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho công tác dân số phùhợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2.Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, hợp tác, giúp đỡ,hỗ trợ chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, nâng caochất lượng dân số, ưu tiên đối với người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số,vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn.

3.Cơ quan quản lý nhà nước về dân sốcó trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác dân số, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chứcthành viên của Mặt trận để triển khai công tác dân số, thanh tra, kiểm tra việcthi hành pháp luật về dân số.

4.Cơ quan, tổ chức trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

a)Lồng ghép các yếu tố dân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triểnkinh tế - xã hội;

b)Tuyên truyền, vận động thực hiện công tác dân số,

c)Cung cấp các loại dịch vụ dân số,

d)Tổ chức thực hiện pháp luật về dânsố trong cơ quan, tổ chức mình.

Điều 6.Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và các đoàn thể nhân dân trong công tác dân số.

Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thểnhân dân có trách nhiệm:

1.Tham gia ý kiến vào việc hoạch định chính sách xây dựng quy hoạch, kế hoạch dânsố và các văn bản quy phạm pháp luật về dân số;

2.Tổ chức thực hiện công tác dân sốtrong hệ thống của mình;

3.Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và toàn dân thực hiện pháp luật vềdân số;

4.Giám sát việc thực hiện pháp luật về dân số.

Điều 7.Các hành vi bị nghiêm cấm.

Nghiêmcấm các hành vi sau đây:

1.Cản trở, cưỡng bức việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình;

2.Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức;

3.Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp phương tiện tránh thai giả, không bảođảm tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn sửdụng, chưa được phép lưu hành; .

4.Di cư và cư trú trái pháp luật;

5.Tuyên truyền, phổ biến hoặc đưa ra những thông tin có nội dung trái với chínhsách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có ảnh hưởng xấu đếncông tác dân số và đời sống xã hội;

6.Nhân bản vô tính người.

Chương II

QUY MÔ, CƠ CẤU DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ

Mục 1. QUY MÔ DÂN SỐ

Điều 8.Điều chỉnh quy mô dân số.

1.Nhà nước điều chỉnh quy mô dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội,tài nguyên, môi trường thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế -xã hội, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình để điều chỉnh mứcsinh và ổn định quy mô dân số ở mứchợp lý.

2.Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệmđối với các chương trình, dự án về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa giađình. Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân các cấp chịutrách nhiệm đối với các chương trình, dự án về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kếhoạch hóa gia đình trên địa bàn địa phương.

Điều 9. Kế hoạch hóa gia đình.

1.Kế hoạch hóa gia đình là biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh góp phần bảođảm cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

2.Biện pháp thực hiện kế hoạch hóa gia đình bao gồm:

a)Tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ, bảo đảm để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động,tự nguyện thực hiện kế hoạch hóa gia đình;

b)Cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình bảo đảm chất lượng, thuận tiện, antoàn và đến tận người dân;

c)Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần, thực hiện các chính sách bảo hiểmđể tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình sâu rộng trongnhân dân.

3.Nhà nước hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chương trình,dự án về kế hoạch hóa gia đình; ưu tiên đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hộiđặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người nghèo, ngườicó hoàn cảnh khó khăn và người chưa đến tuổi thành niên.

Điều 10.Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện kếhoạch hóa gia đình.

1.Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền:

a)Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phùhợp với lứa tuổi tình trạng sức khỏe, điều kiện học tập, lao động, công tác,thu nhập và nuôi dạy con của cá nhân, cặp vợ chồng trên cơ sở bình đẳng;

b)Lựa chọn, sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

2.Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ:

a)Sử dụng các biện pháp tránh thai;

b)Bảo vệ sức khỏe và thực hiện các biện pháp phòng, tránh các bệnh nhiễm khuẩn đườngsinh sản và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS;

c)Thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạchhóa gia đình.

Điều 11.Tuyên truyền và tư vấn về kế hoạch hóa gia đình.

1.Cơ quan quản lý nhà nước về dân sốcó trách nhiệm xây dựng chương trình, nội dung tuyên truyền, tư vấn về kế hoạchhóa gia đình; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức thựchiện tuyên truyền, tư vấn về kế hoạch hóa gia đình.

2.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyềnđược tiếp nhận thông tin, tham gia tuyên truyền, tư vấn việc thực hiện kế hoạchhóa gia đình.

3.Các cơ quan thông tin tuyên truyền có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến phápluật về dân số và kế hoạch hóa gia đình. Nội dung và hình thức tuyên truyềnphải phù hợp và dễ hiểu đối với từng nhóm đối tượng.

Điều 12.Cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.

1.Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, nhập khẩu, cungứng phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo quyđịnh của pháp luật.

2.Tổ chức, cá nhân cung cấp phươngtiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình có trách nhiệm bảo đảm chất lượngphương tiện, dịch vụ, kỹ thuật an toàn, thuận tiện; theo dõi, giải quyết cáctác dụng phụ và tai biến cho người sử dụng (nếu có).

Mục 2. CẤU DÂN SỐ

Điều 13.Điều chỉnh cơ cấu dân số.

1.Nhà nước điều chỉnh cơ cấu dân số nhằm bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý về giớitính, độ tuổi, trình độ học vấn, ngành nghề và các đặc trưng khác; bảo vệ vàtạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát triển.

2.Việc điều chỉnh cơ cấu dân số được thực hiện thông qua các chương trình, dự ánphát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương. Nhà nước có chính sách; cơ quan, tổ chức có biệnpháp phát triển các dịch vụ xã hội phù hợp với cơ cấu dân số già trong tươnglai.

Điều 14.Bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý.

1.Nhà nước có chính sách và biện pháp cần thiết ngăn chặn việc lựa chọn giới tínhthai nhi để bảo đảm cân bằng giới tính theo quy luật sinh sản tự nhiên; điềuchỉnh mức sinh nhầm tạo cơ cấu dân số hợp lý về giới tính, độ tuổi.

2.Nhà nước thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật,đào tạo ngành nghề, sử dụng lao động phù hợp với giới tính, độ tuổi, dân tộc vàsự phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương.

3.Cơ quan, tổ chức có trách nhiệmxây dựng chính sách và lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải bảo đảm sựcân đối về giới tính, độ tuổi, cơ cấu ngành nghề ở mỗi khu vực, vùng địa lý kinhtế và từng đơn vị hành chính.

Điều 15.Bảo vệ các dân tộc thiểu số.

1.Nhà nước có chính sách, biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ về vật chất, tinh thần chođồng bào các dân tộc thiểu số ở vùngcó điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xãhội khó khăn bằng các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, xóa đóigiảm nghèo và đáp ứng nhu cầu dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóagia đình, nâng cao chất lượng dân số.

2.Cơ quan, tổ chức, cá nhân trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, tư vấn, hướngdẫn, giúp đỡ các dân tộc thiểu số trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinhsản, kế hoạch hóa gia đình.

Mục 3. PHÂN BỐ DÂN CƯ

Điều 16.Phân bố dân cư hợp lý.

1.Nhà nước thực hiện việc phân bố dân cư hợp lýgiữa các khu vực, vùng địa lý kinh tế và các đơn vị hành chính bằng các chươngtrình, dự án khai thác tiềm năng đất đai, tài nguyên để phát huy thế mạnh củatừng nơi về phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ an ninh, quốc phòng.

2.Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cótrách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch phân bố dân cư phù hợp với các khu vực,vùng địa lý kinh tế và các đơn vị hành chính, ưu tiên đầu tư cho những vùng cóđiều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xãhội khó khăn, mật độ dân số thấp nhằm tạo việc làm và điều kiện sống tốt để thuhút lao động.

Điều 17.Phân bố dân cư nông thôn.

1.Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích phát triển toàn diện nông thôn,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nôngthôn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng để hạn chế động lực di dânra đô thị.

2.y ban nhân dân các cấp trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các chương trình,dự án cho vay vốn, tạo việc làm, tăng thu nhập, xây dựng vùng kinh tế mới, thựchiện chính sách định canh, định cư để ổn định đời sống của đồng bào các dân tộcthiểu số hạn chế du canh, du cư và di cư tự phát.

Điều 18.Phân bố dân cư đô thị.

1.Nhà nước có chính sách và biện pháp cần thiết để hạn chế tập trung đông dân cư vàomột số đô thị lớn; thực hiện việc quy hoạch phát triển đô thị, kết hợp xây dựngđô thị lớn, vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho việc phân bố dân cư hợp lý.

2.Nhà nước có chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, người sửdụng lao động tại các đô thị tạo điều kiện về chỗ ở cho người lao động từ nơi khácđến.

3.y ban nhân dân các cấp trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý dân cư, quản lý đôthị, quản lý lao động từ nơi khác đến.

Điều 19.Di cư trong nước và di cư quốc tế.

1.Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho di cư trong nước và di cư quốc tế phù hợpvới quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước có người di cư hoặcngười nhập cư.

2.y ban nhân dân các cấp thựchiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống của nhân dânnhằm giảm động lực di cư tự phát, giải quyết kịp thời các vấn đề của di cư tựphát theo quy định của pháp luật.

Chương III

CHẤT LƯỢNG DÂN SỐ

Điều 20.Nâng cao chất lượng dân số.

1.Nâng cao chất lượng dân số là chính sách cơ bản của Nhà nước trong sự nghiệpphát triển đất nước.

2.Nhà nước thực hiện chính sách nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệvà tinh thần nhằm nâng cao chỉ số phát triển con người của Việt Nam lên mứctiên tiến của thế giới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Điều 21.Biện pháp nâng cao chất lượng dân số

Cácbiện pháp nâng cao chất lượng dân số bao gồm:

1.Bảo đảm quyền cơ bản của con người; quyền phát triển đầy đủ, bình đẳng về thểchất, trí tuệ, tinh thần; hỗ trợ nâng cao những chỉ số cơ bản về chiều cao, cânnặng, sức bền; tăng tuổi thọ bình quân; nâng cao trình độ học vấn và tăng thunhập bình quân đầu người;

2.Tuyên truyền, tư vấn và giúp đỡ nhân dân hiểuvà chủ động, tự nguyện thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số,

3.Đa dạng hóa các loại hình cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng, đặc biệt vềgiáo dục, y tế để cải thiện chất lượng sống và nâng cao chất lượng dân số,

4.Thực hiện chính sách và biện pháp hỗ trợ đối với vùng có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, ngườinghèo, người có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao chất lượng dân số.

Điều 22.Trách nhiệm nâng cao chất lượng dân số

1.Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thực hiệncác biện pháp nâng cao chất lượng dân số, thông qua các chương trình, dự ánphát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng hệ thốngan sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

2.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có tráchnhiệm thực hiện công tác bảo vệ sức khỏe và rèn luyện thân thể, nâng cao trìnhđộ giáo dục và phát triển trí tuệ, phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xãhội, giữ gìn giá trị văn hóa, tinh thần và bảo vệ môi trường sinh thái.

3.Cơ quan quản lý nhà nước về dân sốcó trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng và triểnkhai thực hiện mô hình nâng cao chất lượng dân số với phát triển gia đình bềnvững, mô hình tác động nâng cao chất lượng dân số cộng đồng; cung cấp thôngtin, tuyên truyền, tư vấn và giúp đỡ gia đình, cá nhân thực hiện các biện phápnâng cao chất lượng dân số.

4.Cơ quan, tổ chức, cá nhân đượccung cấp thông tin, hướng dẫn, giúp đỡ và tự nguyện thực hiện các biện phápnâng cao chất lượng dân số.

Điều 23.Biện pháp hỗ trợ sinh sản.

1.Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nam, nữ kiểm tra sức khỏe trước khiđăng ký kết hôn, xét nghiệm gen đối với người có nguy cơ bị khuyết tật về gen,nhiễm chất độc hóa học; tư vấn về gen di truyền; giúp đỡ về vật chất và tinhthần đối với người bị khuyết tật về gen, nhiễm chất độc hóa học, nhiễmHIV/AIDS.

2.Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chấtkỹ thuật phục vụ công nghệ hỗ trợ sinh sản nhằm giúp đỡ người vô sinh, ngườitriệt sản và những người có nhu cầu theo quy định của pháp luật.

Điều 24.Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.

1.Nhà nước có chính sách và biện pháp nhằm loại trừ mọi hình thức phân biệt giới,phân biệt đối xử giữa con trai và con gái, bảo đảm phụ nữ và nam giới có quyềnlợi, nghĩa vụ như nhau trong việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ,hạnh phúc và bền vững.

2.Nhà nước có chính sách khuyến khích duy trì gia đình nhiều thế hệ; mở rộng các dịchvụ xã hội phù hợp với các hình thái gia đình, bảo đảm cho mọi thành viên tronggia đình được hưởng các quyền lợi và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ.

3.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có tráchnhiệm tuyên truyền, tư vấn, giúp đỡ gia đình nâng cao đời sống vật chất, tinhthần và xây dựng cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.

4.Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm hỗ trợ nhau trong việc thực hiệncác biện pháp chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, nângcao đời sống vật chất và tinh thần cho từng thành viên.

Điều 25.Nâng cao chất lượng dân số của cộng đồng.

y ban nhân dân các cấp có tráchnhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế, các dịch vụxã hội, bảo đảm an sinh xã hội nhằm nâng cao chất lượng dân số của cộng đồngtrong phạm vi địa phương.

Chương IV

CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ

Điều 26.Quy hoạch, kế hoạch phát triển dân số

1.Nhà nước đưa quy hoạch, kế hoạch phát triển dân số vào quy hoạch, kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của quốc gia nhằm bảo đảm quy mô, cơ cấu, chất lượng dânsố và phân bố dân cư phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, tàinguyên và môi trường.

2.Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân các cấp đưa quyhoạch, kế hoạch phát triển dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của địa phương mình.

3.Cơ quan, tổ chức trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đưa chỉ tiêu kế hoạch thực hiệncông tác dân số vào kế hoạch hoạt động, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịchvụ của cơ quan, tổ chức mình; định kỳ kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện.

Điều 27.Xã hội hóa công tác dân số.

Nhànước thực hiện xã hội hóa công tác dân số bằng việc huy động mọi cơ quan, tổchức, cá nhân tích cực tham gia công tác dân số. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham giacông tác dân số được hưởng quyền, lợi ích từ công tác dân số.

Điều 28.Huy động nguồn lực cho công tác chân số

1.Nhà nước có chính sách và cơ chế huy động nguồn lực đầu tư cho công tác dân số.

2.Quỹ dân số được thành lập ở Trungương và do cơ quan quản lý nhà nước về dân số quản lý.

3.Quỹ dân số được hình thành từ các nguồn: hỗ trợ của ngân sách nhà nước; đónggóp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

4.Việc huy động và sử dụng quỹ dân số phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Thựchiện giáo dục dân số.

1.Giáo dục dân số được thực hiện trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dụcquốc dân.

2.Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợpvới y ban Dân số, Gia đình và Trẻem chỉ đạo, xây dựng chương trình, nội dung giáo trình về dân số phù hợp vớitừng cấp học, bậc học.

3.Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm tổ chức giảng dạy và họctập theo chương trình, giáo trình quy định.

Điều 30.Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số.

1.Nhà nước có chính sách và biện pháp mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dânsố với các nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủquyền, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật mỗi nước và thông lệ quốc tế.

2.Phạm vi hợp tác quốc tế bao gồm:

a)Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án trong lĩnh vực dân số;

b)Tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong lĩnhvực dân số;

c)Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại trong lĩnh vựcdân số;

d)Đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong lĩnh vực dân số.

3.Nhà nước khuyếnkhích người Việt Nam định cư ở nướcngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia các hoạt động dân số.

4.Các tổ chức quốc tế, các hiệp hội về lĩnh vực dân số của nước ngoài được hoạtđộng trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 31.Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số.

1.Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển và tạo điều kiện nâng cao năng lựcđội ngũ cán bộ làm công tác dân số ở các cấp, chú trọng đối với cán bộchuyên trách và cộng tác viên dân số ở cơ sở

2.y ban nhân dân các cấp có tráchnhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ làm công tác dân số, ổn định đội ngũ cánbộ chuyên trách, cộng tác viên dân số ở cơ sở phù hợp với đặc điểm kinh tế - xãhội của mỗi địa phương.

Điều 32.Nghiên cứu khoa học về dân số.

1.Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhânnghiên cứu khoa học, chú trọng các đề tài nâng cao chất lượng dân số, nhất là ở vùng có điều kiện kinh tế - xãhội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

2.Nhà nước có chính sách để bảo hộ, phổ biến, ứng dụng kết quả đãnghiên cứu về dân số vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội và làm căn cứcho việc hoạch định chính sách, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác dânsố.

3.Các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý nhà nước về dân số có tráchnhiệm áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quản các đềtài nghiên cứu về dân số để ứng dụng trong thực tế đời sống kinh tế - xã hộicủa đất nước.

Chương V

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ

Điều 33.Nội dung quản lý nhà nước về dân số.

Nộidung quản lý nhà nước về dân số bao gồm

1.Xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kếhoạch và các biện pháp thực hiện công tác dân số,

2.Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số,

3.Tổ chức, phối hợp thực hiện côngtác dân số giữa các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhântham gia công tác dân số,

4.Quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước vềdân số,

5.Tổ chức, quản lý công tác thuthập, xử lý, khai thác, lưu trữ thông tin, số liệu về dân số, công tác đăng kýdân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tổng điều tra dân số định kỳ;

6.Tổ chức, quản lý công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác dân số,

7.Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao côngnghệ trong lĩnh vực dân số,

8.Tổ chức, quản lý và thực hiệntuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về dân số,

9.Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số,

10.Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật vềdân số.

Điều 34. quan quản lý nhà nước về dânsố.

1.Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dân số.

2.Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiệnquản lý nhà nước về dân số.

3.Các Bộ, cơ quan ngang Bộtrong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về dânsố theo sự phân công của Chính phủ.

4.Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quanquản lý nhà nước về dân số và trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc phối hợp với Uỷ banDân số, Gia đình và Trẻ em thực hiện quản lý nhà nước về dân số.

5.Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về dân số ở địa phương theo sự phân cấp củaChính phủ.

Điều 35.Đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

1.Nhà nước tổ chức xây dựng và quản lý hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thốngnhất trong phạm vi cả nước. Hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tài sản củaquốc gia.

2.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩavụ cung cấp đầy đủ chính xác các thông tin cơ bản của dân số vá có quyền đượcsử dụng thông tin, số liệu từ hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy địnhcủa pháp luật.

3.Việc xây đựng, quản lý, khai thác và cung cấp thông tin dữ liệu từ hệ cơ sở dữliệu quốc gia về dân cư được thực hiện theo quy định của pháp luật.

4.Chính phủ quy định quy trình, thủ tục, nội dung về đăng ký dân số và hệ cơ sởdữ liệu quốc gia về dân cư.

Điều 36.Khiếu nại, tố cáo.

Việckhiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật vềdân số được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương VI 
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 37.Khen thưởng.

1.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thànhtích trong công tác dân số thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

2.Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư có biện pháp khuyến khích khen thưởng nhữngcá nhân, gia đình thực hiện tốt công tác dân số.

Điều 38.Xử lý vi phạm.

1.Người nào có hành vi vi phạm các quy định. của Pháp lệnh này và các quy địnhkhác của pháp luật có liên quan đến công tác dân số thì tùy theo tính chất, mứcđộ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệmhình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2.Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Pháp lệnh này và cácquy định khác của pháp luật có liên quan đến công tác dân số thì tùy theo tínhchất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 39.Hiệu lực của Pháp lệnh.

Pháplệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2003.

Nhữngquy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Điều 40.Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

Chínhphủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này./.

 

 

TM. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn An

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.