• Hiệu lực: Còn hiệu lực
HĐND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Số: 06/NQ-HĐND12
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Phòng, ngày 20 tháng 7 năm 2000

 

NGHỊ QUYẾT

Của Hội đồng Nhân dân thành phố Hải Phòng Về lập lại trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường

và nếp sống văn minh đô thị

______________

Hội đồng nhân dân thành phố khoá XII, kỳ họp thứ 3. Sau khi nghe Ủy ban nhân dân thảnh phố trình đề án về thực hiện lập lại trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và nếp sống văn minh đô thị; Nghe báo cáo thuyết trình của ban văn hoá xã hội - Hội đồng nhân dân thành phố và ý kiến của nhân dân, Hội đồng nhân dân thành phố đã thảo luận và quyết nghị:

I. VỀ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH

Trong những năm vừa qua, thực hiện các Nghị định của Chính phủ về trật tự giao thông, vsdt nhất là trong những tháng vừa qua, thực hiện công điện số 434/CV- TU của Thường trực Thành Ủy, Chi thị số 12/CT-UB của Thường trực Thành Ủy, Chỉ thị số 12/CT-UB của Ủy ban nhân dân thành phố, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường đã được duy trì ở một số địa bàn trọng điểm, các nút giao thông quan trọng và vỉa hè đã được sắp xếp gọn gàng hơn. Các cửa ô ra vào thành phố phong quang hơn, tạo được sự đồng tình ủng hộ, tin tưởng của nhân dân. Song kết quả đạt được còn hạn chế, thiếu tính vững chắc. Tình hình trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, nếp sống văn minh đô thị còn nhiều tồn tại. Tình trạng coi thường kỷ cương, luật lệ, vi phạm trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường còn diễn ra ở nhiều nơi, nhất là nội thành, nội thị, làm cho đường chưa thông, hè chưa thoáng, đô thị chưa thật sự xanh, sạch, đẹp, văn minh.

Tình hình trên đây có nguyên nhân khách quan, song chủ yếu là chưa trở thành việc làm của toàn dân. Công tác tuyên truyền giáo dục chưa sâu rộng chưa trở thành ý thức tự giác của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, đơn vị. Công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ thường xuyên, liên tục; Việc xử lý vi phạm chưa thật nghiêm, có lúc có nơi còn biểu hiện tiêu cực làm hạn chế kết quả, giảm lòng tin của dân.

II. CHỦ TRƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP

Lập lại trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, nhưng là việc lớn có nhiều khó khăn phức tạp.

Để đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này, Hội đồng nhân dân thành phố chủ trương:

 1. Chủ trương

Phát động phong trào toàn dân thực hiện “Làm chủ hè, đường, sạch phường, đẹp phố", tiến hành toàn diện, thường xuyên, lâu dài, bền vững; Lấy tinh thần làm chủ là động lực chính, lấy nhân dân địa phương, đơn vị là cơ sở thực hiện. Nhằm tạo sự chuyển biến rõ trong 6 tháng cuối năm và bền vững trong những năm sau.

Phương châm thực hiện:

+ Kết hợp giữa xây và chống, lấy tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục là chính, kết hợp với biện pháp hành chính và xử lý nghiêm minh để mọi người, mọi nhà, mọi tổ dân phố tự giác thực hiện.

+ Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của các cấp, các ngành. Phân cấp mạnh mẽ cho cơ sở, nhất là phường, xã, thị trấn, thị tứ.

+ Huy động mọi nguồn vốn, từng bước đầu tư cơ sử vật chất, thực hiện phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả.

2. Các biện pháp chủ yếu

a.Công tác tuyên truyền  giáo dục:

Nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp, các ngành, của địa phương, đơn vị, của mỗi người dân trong việc thực hiện trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và nếp sống văn minh đô thị. Sử dụng nhiều hình thức, biện pháp thường xuyên tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng, về luật pháp và các quy định về trật tự giao thông, vệ sinh môi trường, nếp sống văn minh đô thị đến từng người, từng nhà để mỗi người dân, mỗi tổ chức, đơn vị ...tự giác, tích cực thực hiện.

-   Hàng tuần vào chiều thứ sáu, mọi cơ quan, xí nghiệp và nhân dân đều tiến hành làm vệ sinh khu vực làm việc và sinh sống.

b.Công tác sắp xếp, qui hoạch, quản lý:

-  Trên cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện luật, các Nghị định, các quy định về bảo  đảm trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, nếp sống văn minh đô thị và thực tế thành phố.

-  Tiếp tục tiến hành phân luồng, phân tuyến, biển báo giao thông, quy định các loại phương tiện không được phép, được phép tham gia giao thông trong thành phố vào những thời điểm nhất định, quy định thời gian hoạt động cụ thể của các nhóm phương tiện giao thông, sắp xếp các chợ, quy định địa điểm, tuyến đường, hè phố được tạm thời họp chợ, bán hàng, dịch vụ và diện tích được sử dụng. Quy định thời gian được hoạt động trong ngày, địa điểm bố trí các công trình vệ sinh công cộng về thu gom, xử lý rác, về việc đóng phí vệ sinh, các hình thức xử lý vi phạm...Tất cả các quy định được thông báo công khai, rộng rãi để nhân dân biết, thực hiện và giám sát thực hiện.

- Triển khai thực hiện mô hình xã hội hóa việc thu gom rác.

-  Xây dựng quy chế phân cấp rõ trách nhiệm, quyền hạn của các ngành chuyên môn và chính quyền địa phương, của các hộ dân ở mặt đường. Xác định rõ mối quan hệ giữa ngành và cấp trong việc quản lý các công trình cơ sở hạ tầng vả thực hiện các quy định về trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường đô thị. Giao rõ trách nhiệm và quyền hạn của cấp phường, xã, thị trấn, thị tứ, khu du lịch trong việc quản lý hè đường, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trên địa bàn.

-  Xây dựng cơ chế thu, chi, thưởng, phạt; Giao cho Kho bạc thành phố hướng dẫn và ủy quyền chính quyền xã, phường, thị trấn được trực tiếp thu và quản lý tiền phạt tại chỗ. Ngân sách thành phố đầu tư lại cho phường, xã, thị trấn 100% tiền thu phạt.

Phát huy hiểu quả các mô hình tự quản và coi trọng việc xã hội hoá công tác trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố, các đoàn thể, các tổ chức xã hội có chương trình hành động cụ thể thực hiện.

- Kiện toàn và phát huy mạnh mẽ các ban chỉ đạo từ thành phố xuống địa phương. Nghiên cứu để kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý đô thị của thị xã các huyện ven đô, thị trấn Cát Bà.

3.Về đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phương tiện quản lý

-  Thành phố căn cứ nguồn tài chính hàng năm và có cơ chế thích hợp để huy động vốn đầu tư cho các công trình cấp bách và các trang thiết bị, phương tiện cần thiết, cụ thể. Sắp xếp lại chợ, cải tạo xây dựng một số chợ; Trước hết là chợ Đôn Niệm, chợ Bến Phà Kiến An.

-   Nâng cấp các hè, phố, bó vỉa với cơ chế “ Nhà nước và nhân dân có cửa nhà ở mặt đường cùng làm”. Trước mắt từ nay đến cuối năm làm thí điểm ở 1 phường và một số trục đường chính, dải trung tâm sau đó triển khai toàn thành phố.

-   Làm tiếp ô đổ rác số 2 tại bãi rác Tràng Cát.

-   Xoá nhà vệ sinh thùng ở các phố trung tâm thuộc 4 quận và thị xã Đồ Sơn.

-   Giao cho Ủy ban Nhân dân thành phố thẩm định và chỉ đạo thực hiện đề án cải tiến quy trình thu gom rác của Công ty Môi trường đô thị.

-   Tiếp tục cải tạo nâng cấp các đường ngõ, thoát nước, ánh sáng trong toàn thành phố, trước mắt tập trung ở các xóm của khu dân cư Trại Chuối (Hồng Bàng), Cát Bi, Lạc Viên, Đông Khê ( Ngô Quyền), Lán Bè ( Lê Chân) và Vườn Chay ( Kiến An). Cải tạo bể phốt, đường, thoát nước các khu cầu Tre, Vạn Mỹ, An Dương, Quán Toan.

-   Tiếp tục đầu tư để mỗi phường cố một hệ thống truyền thanh (những nơi chưa có) và ngân sách thành phố cùng ngành Công an trang bị xe phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát của lực lượng Công an các phường.

Hội đồng Nhân dân thành phố giao cho Ủy ban Nhân dân thành phố, xây dựng thành các chương trình cụ thể có nội dung và có thời gian tiến hành để tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Giao Thường trực Hội đồng Nhân dân thành phố, các ban của Hội đồng Nhân dân thảnh phố kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này./.

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Trần Sáng

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.