• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày hết hiệu lực: 18/11/2015
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Số: 44-CT/UB
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Phòng, ngày 28 tháng 8 năm 1990

 

CHỈ THỊ

Kiểm tra và xét cấp đăng ký sản xuất kinh doanh

năm 1990-1991 đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại thành phố Hải Phòng

____________________________

Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành các Nghị định số 27,28,29/HĐBT ngày 9/3/1998 “Về các chính sách đối với kinh tế tập thể, kinh tế tư doanh, kinh tế gia đình sản xuất công nghiệp, dịch vụ sản xuất, xây dựng, vận tải”; Quyết định số 193/HĐBT ngày 23/12/1998 “Về kinh doanh thương mại về dịch vụ ở thị trường trong nước”.

Thành phố Hải Phòng đã triển khai thực hiện các chính sách nói trên đạt kết quả bước đầu; phát huy khả năng của các thành phần kinh tế, phát triển sản xuât hang hóa, dịch vụ và kinh doanh thương mại thị trường thành phố sống động, mua bán thuận lợi…

Bên cạnh những kết quả đó, việc quản lý nhà nước về kinh tế đối với các doanh nghiệp và xét cấp đăng ký sản xuất kinh doanh còn nhiều sơ hở.

Tình trạng sản xuất-kinh doanh, không có đăng ký, sai đăng ký; không đăng ký chất lượng sản phẩm; làm hàng giả; kinh doanh thượng mại trái phép; trốn lậu thuế … vẫn còn tiếp diễn.

Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước của các ngành các cấp về kinh tế trong việc xét cấp đăng ký sản xuất- kinh doanh năm 1990-1991; Ủy ban Nhân dân thành phố chỉ thị:

1- Kể từ ngày 15/9/1990, tiến hành trên toàn thành phốviệc kiểm tra và xét cấp đăng ký sản xuất kinh-doanh theo mẫu kiểu mới cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải, dịch vụ và kinh doanh thương mại, thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

Việc kiểm tra và xét cấp đăng ký sản xuất-kinh doanh mới phải được tiến hành thực hiện xong trước ngày 30/10/1990 để đưa công tác này vào nề nếp.

2- Để việc xét cấp đăng ký sản xuất-kinh doanh thực hiện đúng chính sách Nhà nước và phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố, nay thống nhất như sau:

- Bất cứ doanh nghiệp nào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thành phố đều phải làm đơn (hoặc tờ trình) xin các cấp chính quyền (theo phân cấp quản lý) cho phép thành lập.Trường hợp xin thành lập hợp tác xã, công ty tư doanh, xí nghiệp tư doanh còn phải có phương án hoạt động, điều lệ hoạt động.

- Sau khi được cấp chính quyền cho phép thành lập, các doanh nghiệp phải đến các phòng quản lý chuyên ngành của Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã xin xét cấp đăng ký sản xuất - kinh doanh. Tùy tình hình, các Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã có thể phân cấp cho các Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn cấp đăng ký sản xuất-kinh doanh cho các hộ có thể và quản lý kinh tế gia đình.

- Chỉ sau khi được cấp giấy đăng ký sản xuất-kinh doanh, các đơn vị doanh nghiệp mới được Công an thành phố cho phép khắc dấu và ngân hàng cho mở tài khoản.

- Các chủ doanh nghiệp phải hoạt động đúng, giấy phép đăng ký sản xuất-kinh doanh; chấp hành nghiêm túc các chính sách cơ chế quản lý kinh tế; thực hiện đúng pháp lệnh thống kê kế toán; nộp thuế theo chính sách; chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước.

- Các doanh nghiệp muốn sản xuất-kinh doanh các ngành nghề dưới đây, phải được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định và cấp giấy phép:

+ Sản xuất và lưu thông vũ khí, thuốc nổ, thuốc độc, hóa chất độc.

+ Khai thác các loại khoáng sản quý hiếm.

+ Sản xuât và cung ứng điện, nước có quy mô lớn

+ Sản xuât các phương tiện phát sóng truyền tin và khai thác bưu điện viễn thông, truyền thanh, truyền hình, xuất bản.

+ Vận tải viễn dương và vận tải đường không.

+ Chuyên kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.

+ Du lịch nước ngoài.

- Các chủ doanh nghiệp, sản xuất-kinh doanh các mặt hàng dưới đây, phải được các Sở quản lý chuyên nghành cấp giấy phép hành nghề, trước khi các Ủy ban Nhân dân, huyện thị xã xét cấp đăng ký kinh doanh:

+ Nghề vận tải sông, ven biển về vận tải bộ bằng cơ giới.

+ Nghề xây dựng cơ bản với quy mô vừa và lớn.

+ Sản xuất dược phẩm, bia, rượu, đúc gang, đồng, chì, thiếc và kinh doanh các mặt hàng vật tư-kỹ thuật quan trọng như: sắt, thép, đồng, thiếc, chì, phân hóa học…

+ Làm ngân hàng, tín dụng và sản xuất-kinh doanh kim khí quí, đá quý.

+ Sửa chữa súng săn, sữa chữa các phượng tiện phát sóng vô tuyến, viễn thông, khắc dấu.

+ Sản xuất hàng điện-máy, xe đạp.

+ Làm ghạch, ngói nung; sử dụng lò hơi trong thành phố và xử lý các chất thải công nghiệp.

3- Để thống nhất mẫu biểu đăng ký sản xuất-kinh doanh, Ủy ban Nhân dân thành phố giao cho các Sở: Công nghiệp, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thương nghiệp nghiên cứu, lập mẫu biểu mới trình Ủy ban Nhân dân thành phố duyệt vào đầu tháng 9/1990 để kịp ban hành và hướng dẫn cho các Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã tiến hành cấp phát đăng ký sản xuất kinh doanh mới.

- Nguồn kinh phí để in mẫu biểu đăng ký sản xuất-kinh doanh mới về các chi phí phát sinh trong quá trình cấp phát kể cả việc thu lệ phí xét cấp đăng ký sản xuất kinh doanh, giao cho sở Tài chính chủ trì cùng các ngành, các cấp liên quan bàn cụ thể, trình Ủy ban Nhân dân thành phố quyết định trước ngày 10/9/1990.

4- Việc kiểm tra, cấp phát đăng ký sản xuất-kinh doanh là nhiệm vụ thường xuyên của Ủy ban Nhân dân quận, huyện,thị xã, phường, xã.

Song, để việc kiểm tra và xét cấp đăng ký sản xuất-kinh doanh lần này của toàn thành phố đi vào nền nếp, Ủy ban Nhân dân thành phố giao cho Ban chỉ đạo quản lý thị trường thành phố, theo chức năng của mình chủ trì cùng với các Sở, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra một số cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh về: việc thành lập; đăng ký sản xuất-kinh doanh; thực hiện các chính sách quản lý kinh tế; mở sổ sách thống kê kế toán; mở tài khoản tại ngân hàng; thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Đồng thời kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện đúng tiến độ và nội dung đợt xét cấp đăng ký sản xuất-kinh doanh năm 1990-1991. hàng tháng, tổng hợp tình hình kiểm tra, xét cấp đăng ký sản xuất-kinh doanh báo cáo về Ủy ban Nhân dân thành phố vào ngày 30 cuối tháng.

5- Các trường hợp cần xử lý ngay:

- Những đơn vị ngoài quốc doanh nếu chưa được các cấp có thẩm quyền cho phép thành lập, hoạc chưa được cấp giấy.

- Đăng ký sản xuất-kinh doanh, mà vẫn hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ thuộc quyền quản lý, thì Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã phải ra quyết định đình chỉ ngay mọi hoạt động kinh doanh; phải truy thu thuế và có thể phạt theo chính sách hiện hành.

- Mọi doanh nghiệp dù đang ở loại hình kinh tế nào, nếu đã biến dạnh và không còn khả năng hoạt động theo đúng mô hình đã đăng ký, thì các cấp có thẩm quyền phải đưa họ về đúng loại hình quy định, và xét cấp đăng ký sản xuất kinh doanh theo mô hình mới hoặc cho giải thể theo thẩm quyền.

- Những doanh nghiệp cố tình hoạt động không đúng đăng ký sản xuât-kinh doanh; khai sai doanh số, trốn lậu thuế và nộp thuế không đúng kỳ hạn; sản xuất không đăng ký chất lượng sản phẩm; làm hàng giả, gây ô nhiễm môi trường, nhất là thải các chất độc hại trong khu vực dân cư… phải được xử lý nghiêm theo chính nếu cần có thể truy tố trước pháp luật.

Nhận được chỉ thị này, các ngành ,các cấp liên quan cần tiến hành tổ chức thực hiện ngay.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, báo cáo về Ủy ban Nhân dân thành phố giải quyết./.

Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Bá Dư

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.