• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/02/2008
  • Ngày hết hiệu lực: 18/11/2015
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Số: 05/2008/CT-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Phòng, ngày 1 tháng 2 năm 2008

UỶ BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

 
             Số: 05/2008/CT-UBND

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

               Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


                                                         Hải Phòng, ngày 01 tháng 2 năm 2008

 

CHỈ THỊ

Về việc tăng cường chấp hành pháp luật lao động trong các

 doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố

___________

Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hải Phòng, số cuộc đình công không đúng pháp luật có xu hướng gia tăng, chủ yếu do tranh chấp về quyền và lợi ích của người lao động. Mặt khác, do giá cả tăng nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đời sống của người lao động, trong một số vụ đình công đã có hiện tượng lôi kéo, kích động người lao động đình công.

 Để ngăn chặn và hạn chế xảy ra đình công không đúng pháp luật, đảm bảo hoạt động đình công tuân thủ quy định pháp luật, giải quyết kịp thời các cuộc đình công, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động; đồng thời xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, góp phần cải thiện, ổn định môi trường đầu tư và bảo đảm an ninh trật tự ở địa phương, trong thời gian tới, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố yêu cầu các cấp, các ngành, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố thực hiện các nội dung sau:

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện chỉ đạo đẩy mạnh công tác phổ biến pháp luật, đặc biệt chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến trong các doanh nghiệp để nâng cao hiểu biết pháp luật, nhận thức đầy đủ về quyền, nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn để phát hiện và giải quyết kịp thời các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động; tăng cường cán bộ chuyên trách công tác lao động của quận, huyện; nhanh chóng quyết định công nhận các Hoà giải viên lao động; căn cứ pháp luật lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác để khẩn trương xem xét, xử lý kịp thời đối với hành vi vi phạm pháp luật của các bên.

2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn pháp luật lao động tới các doanh nghiệp trên địa bàn để người sử dụng lao động nhận thức đầy đủ về quyền, nghĩa vụ mình trong quan hệ lao động; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn để phát hiện và giải quyết kịp thời các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật lao động; chỉ đạo Chánh thanh tra lao động thực hiện công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình vi phạm pháp luật lao động của các doanh nghiệp và việc xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ; Khi có đình công xảy ra, kịp thời phối hợp với các cơ quan, ban, ngành là thành viên Tổ công tác nắm bắt tình hình, tham gia những nội dung thuộc về chế độ, chính sách trong quan hệ lao động, đề xuất giải pháp, kiến nghị theo từng nội dung của các bên; giải đáp và hướng dẫn thực hiện những kiến nghị của các bên có liên quan đến đình công, tranh chấp lao động; cùng với Trọng tài lao động thành phố đề xuất phương án tiếp tục hoà giải và phương án thương lượng; hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động cụ thể và khả thi; không chấp thuận đăng ký các thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động thiếu cụ thể, dễ gây nhầm lẫn và không khả thi; nghiên cứu lập đề án xây dựng quan hệ lao động lành mạnh trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố.

3. Liên đoàn Lao động thành phố chỉ đạo Liên đoàn Lao động các quận, huyện; công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp thường xuyên tiếp xúc với người lao động để nắm tình hình tư tưởng, nguyện vọng, yêu cầu, kiến nghị của người lao động, xác định rõ nguyên nhân tranh chấp lao động và đình công. Vận động công nhân trở lại làm việc; tham gia hướng dẫn, giải đáp chế độ chính sách có liên quan đến quan hệ lao động và đình công; tham gia góp ý, đề xuất phương án hoà giải và thương lượng khi có đình công xảy ra; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực của các tổ chức công đoàn cơ sở, chú trọng bồi dưỡng kỹ năng tập hợp người lao động, thương lượng, đàm phán; hướng dẫn các doanh nghiệp khẩn trương thành lập công đoàn cơ sở khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

4. Công an thành phố chỉ đạo các phòng chuyên môn, công an các quận, huyện thường xuyên bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình, phát hiện kịp thời các mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ doanh nghiệp, chủ động có biện pháp ngăn chặn các hành vi, biểu hiện quá khích, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp kích động đình công và gây rối trật tự xã hội; ngăn chặn và không để kẻ xấu và các thế lực thù địch lợi dụng đình công, bãi công gây mất ổn định an ninh chính trị. Khi có đình công xảy ra kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố, Tổ công tác để có biện pháp xử lý.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Khu chế xuất Hải Phòng rà soát và tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; thông tin kịp thời, đầy đủ tình hình đình công vừa qua và các chủ trương, biện pháp của Chính phủ và thành phố về tăng cường quản lý lao động tại các doanh nghiệp; chủ động có các biện pháp phòng ngừa và phối hợp chặt chẽ với Tổ công tác để giải quyết hiệu quả các cuộc đình công.

6. Báo Hải Phòng, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng phối hợp với các thành viên khác trong Ban Chỉ đạo đạo tăng cường chấp hành pháp luật lao động trong các doanh nghiệp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhất là pháp luật lao động đến các tầng lớp nhân dân, người lao động và người sử dụng lao động; phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình vi phạm pháp luật lao động của các doanh nghiệp và các xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền.

7. Liên minh các Hợp tác xã, các Sở quản lý chuyên ngành, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Hải Phòng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhất là pháp luật lao động đến người lao động và người sử dụng lao động, chủ động phối hợp với các cơ quan trong giải quyết đình công, kịp thời nắm bắt và báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố các thông tin về tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của ngành.

8. Các doanh nghiệp nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của Chính phủ về mức lương tối thiểu áp dụng từ ngày 01/01/2008, xây dựng kế hoạch và thực hiện chi trả trả lương, tiền thưởng, phụ cấp đầy đủ và đúng hạn đối với người lao động, đặc biệt là vào dịp lễ, tết; chấp hành Quy chế thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn ban hành kèm theo Nghị định số 87/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ, đảm bảo công bằng và công khai về các quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động trong doanh nghiệp; thực hiện báo cáo, cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin liên quan, phối hợp chặt chẽ với Tổ công tác để xác định nguyên nhân và có các biện pháp giải quyết vụ việc có hiệu quả; chủ động đối thoại, thương lượng hoà giải với người lao động; thực hiện đúng các cam kết đạt được thông qua hoà giải, thương lượng; thực hiện các biện pháp giải quyết các tồn tại sau đình công; khẩn trương thành lập và tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn cơ sở hoạt động theo quy định của Luật Công đoàn và pháp luật có liên quan.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện; Giám đốc các Sở, ngành; Thủ trưởng các cơ quan liên quan và các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

CHỦ TỊCH

                                       

 

 

 

                                             Trịnh Quang Sử

 

TM. Ủy ban nhân dân

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Trịnh Quang Sử

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.