• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 25/05/2016
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Số: 1210/2016/UBTVQH13
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày 25 tháng 5 năm 2016

NGHỊ QUYẾT VỀ PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13;

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13;

Căn cứ Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12;

Xét đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 04/TTr-CP ngày 11 tháng 01 năm 2016,

QUYẾT NGHỊ:

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi phân loại đô thị

  1. Thành phố trực thuộc trung ương được phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I.
  2. Thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại I hoặc đô thị loại II hoặc đô thị loại III.
  3. Thị xã được phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại III hoặc đô thị loại IV.
  4. Thị trấn được phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại IV hoặc đô thị loại V.
  5. Khu vực dự kiến hình thành đô thị trong tương lai được phân loại theo tiêu chí loại đô thị tương ứng.

Điều 2. Nguyên tắc phân loại đô thị

  1. Việc phân loại đô thị được thực hiện trên cơ sở Chương trình phát triến đô thị quốc gia, Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh và Chương trình phát triển từng đô thị để quản lý phát triển đô thị, bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh, tế - xã hội.
  2. Đô thị được quy hoạch và đầu tư xây dựng đạt tiêu chí của loại đô thị nào thì được xem xét, đánh giá theo loại đô thị tương ứng.
  3. Đánh giá phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị trong tương lai là một trong những cơ sở để thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị.
  4. Việc phân loại đô thị được thực hiện bằng phương pháp tính điểm. Điểm phân loại đô thị là tổng số điểm đạt được của các tiêu chí.

CHƯƠNG II

TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ

Điều 3. Đô thị loại đặc biệt          

  1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
    1.  Vị trí, chức năng, vai trò là Thủ đô hoặc trung tâm tổng họp cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;
    2.  Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuấn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
  2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 5.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 3.000.000 người trở lên.
  3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 3.000 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 12.000 người/km2 trở lến.
  4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 70% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 90% trở lên.
  5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Điều 4. Đô thị loại I

1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:

a) Vị trí, chức năng, vai trò ià trung tâm tổng họp cấp quốc gia, cấp vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, vãn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước;

b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

  1. Quy mô dân số:
    1. Đô thị là thành phố trực thuộc trung, ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 1.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên;
    2. Đô thị là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 200.000 người trở lên.
  2. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km2 trở lên.
  3. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 85% trở lên.
  4. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuấn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Điều 5. Đô thị loại II

  1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
    1. Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp vùng, cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng liên tỉnh;
    2. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
  2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 200.000 người trở lên; khu vực nộì thành đạt từ 100.000 người trở lên.
  3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.800 ngưòi/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 8.000 người/km2 trở lên.
  4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 80% trở lên.

Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Điều 6. Đô thị loại III

  1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
    1. Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng họp hoặc trung tâm chuyên ngành về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng liên tỉnh;
    2. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
  2. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 100.000 người trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ 50.000 người trở ỉên.
  3.  Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.400 người/km2 trở lên; khu vực nội thành, nội thị tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 7.000 người/km2 trở lên.
  4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 60% trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ 75% trở lên.
  5. Trình độ phát triển, cơ sở hạ tầng kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Điều 7. Đô thị loại IV

  1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội:
    1.  Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh, cấp huyện về kinh tế, tài chính, vãn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp huyện, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện;
    2. Cơ cấu và trình độ phát triền kính tế - xã hội đạt các tiêu chuấn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
  2.  Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 50.000 người trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 20.000 người trở lên.
  3. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.200 người/km2 trở lên; khu vực nội thị (nếu có) tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 6.000 người/km2 trở lên.
  4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 70% trở lến.
  5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Điều 8. Đô thị loại V

  1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát ừiển kinh tế - xã hội:

a) Vị trí, chức năng, vai trò là trung tâm hành chính hoặc trung tâm tổng hợp cấp huyện hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc cụm liên xã;

b) Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

  1. Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 4.000 người trở lên.
  2. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.000 người/km2 trở lên; mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 5.000 người/km2 trở lên.
  3. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên.
  4. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Điều 9. Phân loại đô thị áp dụng cho một số đô thị có tính chất đặc thù

  1. Đô thị là trung tâm du lịch, khoa học và công nghệ, giáo dục, đào tạo thì tiêu chí quy mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn nhưng tối thiểu đạt 70% mức quy định; các tiêu chí khác phải bảo đảm mức quy định của loại đô thị tương ứng.
  2. Đô thị loại III, loại IV và loại V ở miền núi, vùng cao, có đường biên giới quốc gia thì tiêu chí quy mô dân số có thể thấp hơn nhưng tối thiểu đạt 50% mức quy định; các tiêu chí khác tối thiểu đạt 70% mức quy định của loại đô thị tương ứng.
  3. Đô thị ở hải đảo thì tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị tối thiểu đạt 50% mức quy định; các tiêu chí về quy mô dân số, mật độ dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và tiêu chuẩn về kinh tế - xã hội tối thiểu đạt 30% mức quy định của loại đô thị tương ứng.

CHƯƠNG III

TÍNH ĐIỂM, THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ

Điều 10. Tính điểm phân loại đô thị

  1. Việc phân loại đô thị được tính bằng phương pháp tính điểm, tổng số điềm của các tiêu chí tối đa là 100 điểm.
  2. Khung điểm phân loại đô thị của các tiêu chí như sau:
    1. Tiêu chí về vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đô thị tối đa 20 điểm;
    2. Các tiêu chí về quy mô dân số, mật độ dân số, tỷ ỉệ lao động phi nông nghiệp của đô thị tôi đa 20 điêm. Trong đó, tiêu chí về quy mô dân số tối đa đạt 8 điểm; mật độ dân số tối đa đạt 6 điểm; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối đa đạt 6 điểm;
    3. Tiêu chí về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị gồm hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường và kiến trúc, cảnh quan đô thị tôi đa đạt 60 điểm.

Định mức, phân bổ và phương pháp tính điểm, phương pháp thu thập, tính toán sô liệu của từng tiêu chuân của các tiêu chí tại khoản này được quy định tại các Phụ lục 1, 2 và 3 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

3. Đô thị được công nhận loại đô thị khi các tiêu chí đạt mức tối thiểu và tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 75 điểm trở lên.

Điều 11. Thẩm quyền quyết định phân loại đô thị

  1. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đô thị loại đặc biệt, loại I và loại II.
  2. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định công nhận đô thị loại III và loại IV.
  3. Chủ tịch Úy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận đô thị loại V.

Điều 12. Lập đề án phân loại đô thị

1. Trách nhiệm lập đề án phân loại đô thị:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập đề án phân loại đô thị cho các đô thị loại đặc biệt và loại I là thành phố trực thuộc trung ương;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập đề án phân loại đô thị cho các đô thị loại I là thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại II, loại III, loại IV và loại V.

  1. Đề án phân loại đô thị gồm thuyết minh đề án, các phụ lục đề án và phim minh họa về thực trạng phát triển đô thị:
    1. Phần thuyết minh đề án nêu lý do và sự cần thiết, khái quát quá trình lịch sử hình thành và phát triển của đô thị, đánh giá hiện trạng phát triển đô thị và chất lượng công trình hạ tầng đô thị, tổng hợp các tiêu chuấn phân loại đô thị và đánh giá phân loại đô thị, báo cáo tóm tắt chương trình phát triển đô thị và kế hoạch nâng cao chất lượng đô thị các giai đoạn tiếp theo, kết luận và kiến nghị;
    2. Các phụ lục kèm theo đề án gồm văn bản pháp lý, bảng biểu số liệu liên quan đến đề án và các bản vẽ thu nhỏ (A3) về sơ đồ vị trí mối liên hệ vùng (01 bản), bản đô địa giới hành chính đô thị (01 bản), bản đồ hiện trạng xây dựng đô thị và vị trí các dự án đang triển khai thực hiện (01 bản), sơ đô định hướng phát triển không gian (01 bản), bản đô quy hoạch đợt đầu giai đoạn ngắn hạn (02 bản vẽ thể hiện các nội dung quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật), số liệu đánh giá phân loại đô thị phải lấy năm trước liền kề với năm trình đề án và số liệu đề án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp hoặc công bố;

c) Phim minh họa về thực trạng phát triển đô thị đề nghị phân loại từ 20 đến 25 phút.

  1. Đối với thị trấn được dự kiến mở rộng phạm vi đô thị để thành lập đơn vị hành chính đô thị mới mà phạm vi mở rộng đó vẫn thuộc địa giới đơn vị hành chính cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tố chức lập đề án phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đơn vị hành chính đô thị mới trình cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận đạt tiêu chí phân loại đô thị.

Đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương dự kiến mở rộng phạm vi đô thị để thành lập đơn vị hành chính đô thị, mà phạm vi mở rộng đó vẫn thuộc địa giới hành chính cấp tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập đề án phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đơn vị hành chính đô thị mới trình cơ quan có thấm quyền quyết định công nhận đạt tiêu chí phân loại đô thị.

  1. Kinh phí phân loại đô thị do ngân sách nhà nước bảo đảm.

Điều 13. Trình tự, thủ tục phân loại đô thị

  1. Trách nhiệm thẩm định đề án phân loại đô thị:
    1. Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị đối với đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III và loại IV;
    2. Sở Xây dựng tố chức thẩm định đề án phân loại đô thị loại V.
  2. Nội dung thẩm định:
    1. Đề án và trinh tự, thủ tục lập đề án;
    2. Căn cứ pháp lý, sự phù hợp với định hướng phát triển hệ thống đô thị quốc gia, vùng liên tỉnh, tỉnh và định hướng phát triển của đô thị;
    3.  Kiểm tra, đối chiếu nội dung đề án so với thực trạng phát triến đô thị;
    4. Đánh giá các tiêu chí phân loại đô thị.
  3. Đề án trình thẩm định gồm tờ trình của ủy ban nhân dân và nghị quyết của Hội đồng nhân dân có thẩm quyền; đề án phân loại đô thị; các văn bản pháp lý có liên quan.
  4. Cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ đề án theo quy định tại Nghị quyết này.
  5. Người có thẩm quyền phân loại đô thị quy định tại Điều 11 của Nghị quyết này có trách nhiệm xem xét, quyết định công nhận loại đô thị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình, đề án phân loại đô thị và báo cáo thẩm định.

CHƯƠNG IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Quy định chuyền tiếp

  1. Đối với các đô thị đã có quyết định công nhận loại đô thị trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì không phải phân loại lại, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
  2. Đối với đô thị đã có đề án phân loại đô thị trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức thấm định và trình người có thẩm quyền ban hành quyết định công nhận phân loại đô thị theo quy định của Nghị quyết này.
  3. Đối với đô thị được công nhận loại đô thị trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực mà phạm ví phân loại đô thị không trùng với phạm vi ranh giới đơn vị hành chính dự kiến thành lập thì khi xét thành lập phải rà soát để công nhận loại đô thị phù hợp với Nghị quyết này.
  4. Đối với đô thị đã được công nhận loại đô thị trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực mà có dự kiến mở rộng phạm vi nội thành, nội thị để thành lập quận hoặc phường và đề án thành lập quận, phường đã được trình cơ quan thấm định thì khu vực nội thành, nội thị đó không phải phân loại lại; còn khu vực dự kiến mở rộng phải được Bộ Xây dựng đánh giá đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Điều 15. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, từ ngày ký.

 

TM. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Thị Kim Ngân

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.