• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2018
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 20/2018/TT-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày 26 tháng 4 năm 2018

THÔNG TƯ

Quy định về thông tin, chỉ dẫn, trang thiết bị phục vụ khách hàng,

thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt

_____________________

Căn cứ Luật Đường sắt số 06/2017/QH14 ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;

B trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về thông tin, chỉ dẫn, trang thiết bị phục vụ khách hàng, thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt.

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về thông tin, chỉ dẫn, trang thiết bị phục vụ khách hàng, thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt trong quá trình vận hành, khai thác trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến vận hành, khai thác phương tiện giao thông đường sắt trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và  đường sắt chuyên dùng.

Điều 3. Gii thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.     Phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt là các phương tiện có động cơ, tự di chuyển được dùng để bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, thi công công trình đường sắt; để cứu hộ, cứu nạn trong tai nạn giao thông đường sắt và phương tiện có tính năng chuyên dùng khác di chuyển trên đường sắt.

2.     Toa xe động lực là toa xe có lắp động cơ để tự di chuyển trên đường sắt.

3.     Toa xe đường sắt đô thị bao gồm: toa xe động lực có buồng lái (Mc), toa xe động lực không có buồng lái (M), toa xe kéo theo không có buồng lái (T), toa xe kéo theo có buồng lái (Tc).

 

Chương II

THÔNG TIN, CHỈ DẪN, TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG

 

Điều 4. Thông tin, chỉ dẫn trên phương tiện giao thông đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng

1.     Bên ngoài toa xe khách phải có biển số thứ tự của toa xe theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo để chỉ dẫn cho khách hàng khi tàu tác nghiệp khách hàng tại ga. Biển số thứ tự bên ngoài toa xe phải trùng số thứ tự với biển số trong toa xe.

2.     Bên trong toa xe khách phải có biển số thứ tự của toa xe, số chỗ để chỉ dẫn khách hàng, bảng thông tin bằng chữ viết hoặc điện tử và hệ thống truyền thanh để cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng về hành trình của tàu, tên ga dừng đỗ trên tuyến đường, cách xử lý tình huống khi xảy ra hỏa hoạn, sự cố, tai nạn; nội quy đi tàu; các biển hiệu bằng chữ hoặc bằng hình vẽ để chỉ dẫn sử dụng các trang thiết bị an toàn, chữa cháy, chỗ ưu tiên của khách hàng, nhà vệ sinh.

3.     Ký hiệu, thông tin, chỉ dẫn phải rõ ràng, dễ hiểu; bố trí ở nơi dễ thấy, dễ đọc. Chỉ dẫn bằng chữ cho khách hàng trên toa xe phải được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Hệ thống phát thanh phải phát bằng tiếng Việt và tiếng Anh để hướng dẫn khách hàng trên tàu khách.

Điều 5. Thông tin, chỉ dẫn trên phương tiện giao thông đường sắt đô thị

1.     Toa xe đường sắt đô thị phải có thông tin, chỉ dẫn bằng chữ, hình vẽ, phát thanh, bảng thông tin bằng chữ viết hoặc điện tử để cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng về hành trình của tàu, tên ga dừng đỗ và ga tiếp theo trên tuyến đường, hướng dẫn cách xử lý khi xảy ra tình huống khẩn cấp; chỉ dẫn sử dụng các trang thiết bị an toàn, chữa cháy, chỗ ưu tiên của khách hàng. Riêng với toa xe điều khiển đầu đoàn tàu, bên ngoài toa xe phải có thông tin điểm đến của đoàn tàu.

2.     Thông tin, chỉ dẫn phải rõ ràng, dễ hiểu; bố trí ở nơi dễ thấy, dễ đọc. Chỉ dẫn bằng chữ cho khách hàng trên toa xe phải được viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Điều 6. Trang thiết b phc v khách hàng trên phương tin giao thông đưng st quc gia, đưng st chuyên dùng

1.     Trên toa xe khách phải trang bị tối thiểu gồm các các dụng cụ, thiết bị sau: dụng cụ thoát hiểm; thiết bị, dụng cụ và vật liệu chữa cháy; các trang bị phục vụ hành khách như: điện, nước, thiết bị chiếu sáng, thiết bị làm mát, thông gió, thiết bị vệ sinh. 

2.     Trên đoàn tàu khách, tàu hỗn hợp phải được trang bị tủ thuốc, dụng cụ sơ cứu; dụng cụ và vật liệu để sửa chữa đơn giản; thiết bị cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng. 

Điều 7. Trang thiết bị phục vụ khách hàng trên phương tiện giao thông đường sắt đô thị

Toa xe đường sắt đô thị phải trang bị tối thiểu gồm các dụng cụ thiết bị sau: dụng cụ thoát hiểm; thiết bị chiếu sáng; thiết bị điều hòa không khí, thông gió; thiết bị truyền thanh; ghế ngồi ưu tiên; thiết bị chữa cháy; thiết bị cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng; hộp thuốc sơ cấp cứu khách hàng.

Chương III

THIẾT BỊ AN TOÀN TRÊN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 8. Thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt quốc gia

1.     Đầu máy kéo tàu, phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt phải có đồng hồ báo tốc độ, thiết bị ghi tốc độ và dữ liệu chạy tàu, thiết bị chống ngủ gật.

2.     Phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt phục vụ cứu hộ cứu nạn, thi công cầu, đường sắt có tốc độ thiết kế Vmax ≤ 40km/h hoặc tốc độ vận hành lớn nhất Vmax ≤ 30km/h (theo công lệnh tốc độ chạy tàu công bố) thì không phải lắp thiết bị ghi tốc độ và dữ liệu chạy tàu, thiết bị chống ngủ gật.

3.     Trên đầu máy, phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt phải có thiết bị báo cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

4.     Toa xe khách phải có van hãm khẩn cấp có kẹp chì niêm phong, đồng hồ áp suất còn hạn kiểm định. 

5.     Trên đoàn tàu hàng không có toa xe trưởng tàu phải trang bị thiết bị tín hiệu đuôi tàu theo quy định.

6.     Trên đoàn tàu phải có chèn (sắt hoặc gỗ), pháo hiệu chuyên dùng đường sắt, tín hiệu đèn màu , tín hiệu cầm tay cần thiết.

7.     Tại vị trí làm việc của trưởng tàu phải lắp các thiết bị còn hoạt động bình thường, bao gồm:

a.   Van hãm khẩn cấp có kẹp chì niêm phong; 

b. Đồng hồ áp suất còn hạn kiểm định;

 c. Thiết bị báo tốc độ đoàn tàu;

 d. Thiết bị liên lạc giữa trưởng tàu và lái tàu.

Điều 9. Thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt đô thị

1.     Trên toa xe đường sắt đô thị loại Mc hoặc Tc tại buồng lái phải có ít nhất các thiết bị sau: đồng hồ báo tốc độ, thiết bị bảo vệ đoàn tàu tự động (ATP), thiết bị cảnh báo tự động (AWS), thiết bị ghi tốc độ và dữ liệu chạy tàu, thiết bị chống ngủ gật. Bên ngoài toa xe điều khiển có trang bị camera an ninh (CCTV).

2.     Trên toa xe đường sắt đô thị tại khoang hành khách phải có ít nhất các thiết bị sau: thiết bị cảnh báo khẩn cấp cho lái tàu, thiết bị mở cửa toa xe trong trường hợp khẩn cấp, cần giật van hãm khẩn, còi cảnh báo, thiết bị phát hiện và cảnh báo hỏa hoạn, camera an ninh (CCTV), thiết bị liên lạc giữa khách hàng và lái tàu trong trường hợp cần thiết. 

3.     Đối với phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt phục vụ cứu hộ cứu nạn, thi công cầu đường sắt có tốc độ thiết kế Vmax ≤ 30km/h hoặc tốc độ vận hành lớn nhất Vmax ≤  25km/h (theo công lệnh tốc độ chạy tàu công bố) thì không phải lắp thiết bị ghi tốc độ và dữ liệu chạy tàu, thiết bị chống ngủ gật.

Điều 10. Thiết bị an toàn trên phương tiện đường sắt chuyên dùng

1.     Đầu máy kéo tàu phải có đồng hồ báo tốc độ, thiết bị ghi tốc độ và dữ liệu chạy tàu, thiết bị chống ngủ gật.

2.     Đầu máy chuyên dồn, đầu máy kéo tàu có tốc độ thiết kế Vmax ≤ 30km/h hoặc tốc độ vận hành lớn nhất Vmax ≤  25km/h (theo công lệnh tốc độ chạy tàu công bố) hoạt động chạy tàu trong khu đoạn đường sắt có chiều dài nhỏ hơn 30km thì không phải lắp thiết bị ghi tốc độ và dữ liệu chạy tàu.

3.     Trường hợp đoàn tàu hàng có tốc độ vận hành lớn nhất Vmax ≤ 25km/h (theo công lệnh tốc độ chạy tàu công bố) hoạt động chạy tàu trong khu đoạn đường sắt có chiều dài nhỏ hơn 30km thì không cần thiết phải lắp thiết bị tín hiệu đuôi tàu nhưng phải có biện pháp giám sát áp suất ống hãm ở toa xe cuối đoàn tàu.

4.     Trên đoàn tàu phải có chèn (sắt hoặc gỗ), pháo hiệu chuyên dùng đường sắt, tín hiệu đèn màu, tín hiệu cầm tay cần thiết.

5.     Trên đầu máy phải có thiết bị báo cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Trách nhiệm của chủ phương tiện giao thông đường sắt

1.     Tổ chức thực hiện trang bị các thông tin, chỉ dẫn, thiết bị phục vụ khách hàng, thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Thông tư này.

2.     Chịu trách nhiệm bảo trì, sửa chữa trang thiết bị trên phương tiện theo quy định của nhà chế tạo.

3.     Chịu trách nhiệm kiểm định các thiết bị an toàn trên phương tiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

1.     Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

2.     Bãi bỏ Thông tư số 34/2012/TT-BGTVT ngày 22/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định danh mục, biện pháp bảo đảm an toàn đối với phương tiện động lực chuyên dùng khi khai thác, vận dụng trên đường sắt không bắt buộc phải có thiết bị ghi tốc độ và các thông tin liên quan đến việc điều hành chạy tàu (hộp đen).

Điều 13. Quy định chuyển tiếp 

Đối với các phương tiện giao thông đường sắt thuộc đối tượng áp dụng tại Thông tư số 34/2012/TT-BGTVT ngày 22/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vẫn được thể hiện cho đến lần kiểm định gần nhất tiếp theo của phương tiện 

Điều 14. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Ngọc Đông

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.