• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 02/06/2012
BỘ QUỐC PHÒNG-BỘ NỘI VỤ
Số: 35/2012/TTLT-BQP-BNV
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2012

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Quy định các chức danh tương đương để xét khen thưởng đối với cán bộ chỉ huy, quản lý có quá trình cống hiến trong Quân đội nhân dân Việt Nam

 

 
  1/01/clip_image001.gif" width="222" />

 

 

 

Căn cứ Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ Chính trị về Căn cứ Luật Thi dua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Cân cứ Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 thắng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một sô'điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng; Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ; Nghị định số 36/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định hệ thống nhóm chức vụ, cấp bậc quân hàm cao nhất tương ứng của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và địa bàn trọng yếu về quân sự, quốc phòng;

Bộ Quốc phòng - Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch quy định các chức danh tương đương để xét khen thưởng đối với cán bộ chỉ huy, quản lý có quá trình cống hiến trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

 

Chương I

 QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều l. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định các chức danh tương đương để xét khen thưởng đối với cán bộ chi huy, quản lý có quá trình cống hiến trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng đã hoặc đang đảm nhiệm một trong các chức vụ tương đương Phó Trung đoàn trưởng trở lên. Cụ thể:

1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng đã hoặc đang đảm nhiệm một trong các chức vụ chỉ huy, quản lý cơ quan, đơn vị tương đương chức vụ Phó Trung đoàn trưởng trở lên, đã đến tuổi nghỉ hưu hoặc đã nghỉ hưu, đã chuyển công tác ra ngoài Quân đội, kể cả các trường hợp đã hy sinh, từ trần có thành tích đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và có quá trình cống hiến trong Quân đội nhân dân Việt Nam nhưng chưa được khen

2. Cán bộ Quân dội đã được khen thưởng theo Thông tri số 38-TT/TW ngày 25 tháng 10 năm 1984 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa V) về việc khen thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập (sau đây gọi tắt là Thông tri số 38-TT/TW), đủ tiêu chuẩn quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điểu của Luật Thi đua, Khen thưởng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 42/2010/NĐ-CP).

Điều 3. Nguyên tắc, căn cứ xác định chức danh được xét khen thưởng

1. Nguyên tắc xếp chức danh tương đương để xét khen thưởng

Người được xếp chức danh tương đương để xét khen thưởng quá trình cống hiến phải là người được cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy, quản lý cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam, được xếp cùng nhóm chức vụ, được hưởng cùng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo với chức danh quy định tại Nghị định số 36/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định hệ thống nhóm chức vụ, cấp bậc quân hàm cao nhất tương ứng của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và địa bàn trọng yếu về quân sự, quốc phòng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 36/2010/NĐ-CP) và Nghị định sô 42/2010/NĐ-CP.

2. Căn cứ xếp chức danh tương đương để xét khen thưởng

a) Quy định ban hành kèm theo Quyết đinh số 67-QD/TW ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ;

b) Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 21 tháng 12 năm 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngấy 03 tháng 6 năm 2008;         

c) Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 25/CP);

d) Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP);     

e) Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nội dung Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 76/2009/NĐ-CP);

g) Nghị định số 36/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ;

h) Quyết định số 64/2011/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức vụ tương đương có cấp bậc quân hàm cao nhất là cấp Tướng của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam;

i) Công văn số 4921-CV/BTCTW ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Ban Tổ chức Trung ương về hướng dẫn chức danh tương đương để xét khen thưởng với một hình thức khen thưởng cao nhất tương ứng với chức vụ đảm nhiệm theo tiêu chuẩn đã được quy định tại Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003.

Điêu 4. Nguyên tắc xét khen thưởng

1. Việc xét khen thưởng cho cán bộ có quá trình Cống hiến, mỗi trường hợp chi được xem xét một lần vào năm cuối của quá trình công tác (trước khi nghỉ chế độ) với một hình thức khen thưởng cao nhất tương ứng với chức vụ đảm nhiệm theo tiêu chuẩn đã được quy định tại Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003.

2. Những cán bộ đã được khen thưởng Huân chương Độc lập theo Thông tri số 38-TT/TW, sau đó tiếp tục công tác, đảm nhiệm các chức vụ trong Quân đội, nếu đủ tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP thì tiếp tục được xét khen thưởng; hình thức, mức hạng khen thưởng có thể cao hơn, bằng hoặc thấp hơn mức khen thưởng trước theo Thông tri số 38-TT/TW.

3. Các trường hợp đã được khen thưởng theo Thông tri số 38-TT/TW, sau đó nghỉ hưu, hy sinh, từ trần, nay đối chiếư với tiêu chuẩn quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, nếu đủ tiêu chuẩn đạt mức khen thưởng cao hơn mức đã được khen trước đây thì được xét điều chỉnh nâng mức khen thưởng phù hợp; nếu chỉ đạt mức khen thưởng đã được khen thưởng trước đây thì không đề nghị khen thưởng nữa.

4. Những cán bộ đã có thời gian công tác trong Quân đội nhân dân Việt Nam sau đó chuyển công tác ra ngoài Quân đội, khi xét khen thưởng quá trình cống hiến được tính thời gian đã đảm nhiệm chức vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

5. Việc xét khen thưởng đối với các trường hợp vi phạm kỷ luật

a) Không khen thưởng đối với cá nhân bị kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng; bị kỷ luật buộc thôi việc; bị tước danh hiệu quân nhân; bị tước quân hàm sĩ quan hoặc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp; bị tòa án tuyên phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên.

b) Hạ một mức khen thưởng đối với cá nhân bị kỷ luật lưu Đảng; bị khai trừ ra khỏi Đảng sau đó được kết nạp lại; hoặc bị xử phạt một trong các hình thức kỷ luật: giáng cấp bậc quân hàm, hạ bậc lương, cách chức, giáng chức, cảnh cáo.

c) Chưa xét khen thưởng đối với các trường hợp đang xem xét xử lý kỷ luật; cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra hoặc có đơn thư khiếu nại tố cáo chưa được xác minh, làm rd theo quy đinh của pháp luật về khiếu nại tố cáo.

d) Các hình thức kỷ luật tính từ khỉ giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đến thời điểm xét khen thưởng. Mỗi hình thức kỷ luật của cá nhân chỉ xem xét một lần đối với một hình thức khen thưởng (nếu hình thức kỷ luật đã xem xét trong lần khen thưởng trước thì trong lần xét khen thưởng sau không xem xét hình thức kỷ luật đó nữa).

Điều 5. Thẩm quyền trình khen thưởng

1. Những cán bộ hiện đang công tác, do đơn vị trực tiếp quản lý cá nhân đó xem xét, lập hổ sơ trình cấp trên theo hệ thống tổ chức đơn vị trong quân đội.

2. Những cán bộ đã nghỉ hưu, hy sinh, từ trần, việc xem xét và lập hồ sơ đề nghị khen thưởng do cơ quan quân sự địa phương từ cấp huyện và tương đương ữở lên đảm nhiệm, trình cấp trên trực tiếp theo hệ thống tổ chức đơn vị trong Quân đội.

 

Chương II

CÁC CHỨC DANH TƯƠNG ĐƯƠNG ĐỂ XÉT KHEN THƯỞNG

 

Mục 1

CHỨC DANH TƯƠNG ĐƯƠNG ĐỂ XÉT KHEN THƯỞNG HUÂN CHƯƠNG SAO VÀNG, HUÂN CHƯƠNG HỔ CHÍ MINH, HUÂN CHƯƠNG ĐỘC LẬP

Điều 6. Chức danh được xét hình thức khen thưởng tương đương chức danh Bộ trưởng, Trưởng ban của Đảng ở Trung ương

1. Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việl Nam; Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam;

2. Sĩ quan có cấp bậc quân hàm Đại tướng, Thượng tướng.

Điều 7. Chức danh được xét hình thức khen thưởng tương đương chức danh Thứ trưởng, Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương

1. Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam;

2. Chủ nhiệm, Chính ủy (Phó Chủ nhiệm về Chính trị) tổng cục: Hậu cần, Kỹ thuật, Công nghiệp quốc phòng; Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục Tình báo;

3. Chính ủy, Giám đốc Học viện Quốc phòng; Tư lệnh, Chính ủy (Phó Tư lệnh về Chính trị): Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng.

Mục 2

CHỨC DANH TƯƠNG ĐƯƠNG ĐỂ XÉT KHEN THƯỞNG HUÂN CHƯƠNG QUÂN CÔNG, HUÂN CHƯƠNG BẢO VỆ TỔ QUỐC

Điều 8. Chức danh được xét hình thức khen thưởng tương đương chức danh Bộ trưởng

1. Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam;

2. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;

3. Sĩ quan có cấp bậc quân hàm Đại tướng, Thượng tướng.

Điều 9. Chức danh được xét hình thức khen thưởng tương đương chức danh Tư lệnh Quân khu

1. Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam;

2. Chủ nhiệm, Chính ủy (Phó Chủ nhiệm về Chính trị) tổng cục: Hậu cần, Kỹ thuật, Công nghiệp quốc phòng; Tư lệnh, Chính ủy (Phó Tư lệnh về Chính trị): Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chính ủy (Phó Tư lệnh về Chính tộ) Quân khu;

3. Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương, Tổng cục trường Tổng cục Tình báo, Chính ủy Tổng cục

4. Các chức vụ khác có nhóm chức vụ là nhóm 3, hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hệ số 1,25 quy định tại Nghị định số 76/2009/NĐ-CP hoặc hệ số 1,20 quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP hoặc hệ số 1,00 quy định Nghị định số 25/CP.

Điều 10. Chức danh được xét hình thức khen thưởng tương đương chức danh Tư lệnh Quân đoàn

1. Phó Tư lệnh, Phó Chính uỷ: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chính uỷ (Phó Tư lệnh về Chính trị) Quân đoàn; Tư lệnh, Chính uỷ (Phó Tư lệnh về Chính trị) Binh chủng; Tư lệnh, Chính uỷ Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội;

2. Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng; Cục trưởng: Cục Tài chính, Cục Đối ngoại, Cục Kế hoạch và Đầu tư, Cục Điều tra hình sự, Cục Tác chiến, Cục Quân huấn, Cục Quân lực, Cục Nhà trường, Cục Dân quân tự vệ, Cục Tác chiến Điện tử, Cục Công nghệ Thồng tin, Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Cục Tổ chức, Cục Cán bộ, Cục Tuyên huấn, Cục Bảo vệ, Cục Quân y;

3. Chánh án Toà án Quân sự Trung ương, Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự Trung ương; Cục trưởng, Chính ủy Cục Cảnh sát biển Việt Nam; Viện trưởng, Chính uỷ Viện Khoa học và Công nghệ quân sự; Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự; Giám đốc, Chính uỷ (Phó Giám đốc về Chính trị) Bệnh viện Trung ương Quân đội 108;

4. Giám đốc, Chính uỷ (Phó Giám đốc về Chính trị) các Học viện: Lục quân, Chính trị, Hậu cần, Quân y, Kỹ thuật quân sự; Phó Giám đốc, Phó Chính ủy Học viện Quốc phòng; Hiệu trưởng, Chính uỷ (Phó Hiệu tracing về Chính trị) các Trường: Sĩ quan Lục quân 1, Sĩ quan Lục quân 2, Sĩ quan Chính trị;

5. ủy viên chuyên ưách Uỷ ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương; Cục trưởng: Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng; Cục Khoa học Công nghê và Môi trương; Cục Dân vận; Chính ủy: Cục Quân huấn, Cục Tác chiến Điện tử, Cục Bảo vệ, Cục Quân y; Tư lệnh, Chính uỷ Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Giám đốc, Chính ủy Học viện: Hải quân, Phòng không - Không quân, Biên phòng, Khoa học quân sự; Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân, Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dân, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội;

6. Các chức vụ khác có nhóm chức vụ là nhóm 4, hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo có hệ số 1,10 quy định tại Nghị định số 76/2009/NĐ-CP và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP hoặc hệ sô' 0,90 quy định tại Nghị định số 25/CP.

Điều 11. Chức danh được xét hình thức khen thưởng tương đương chức danh Phó Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn trưởng

1. Cục trưởng: Cục Kinh tế, Cục Cơ yếu, Cục Chính sách, Cục Doanh ữại, Cục Quản lý Công nghệ, Cục Thi hành án, Cục Hậu cần thuộc Bộ tổng Tham mưu, Cục Huấn luyện-Đào tạo thuộc Học viện Quốc phòng, Cục Phòng không Lục quân thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân; Cục Trinh sát, Phòng chống ma túy, Cửa khẩu thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;

2. Cục trưởng, Chính ủy: Cục Bản đồt Cục Quân nhu, Cục Vận tải, Cục Xăng dầu, Cục Quân khí, Cục Xe máy, Cục Kỹ thuật Binh chủng;

3. Trợ lý ủy viên Bộ Chính trị, Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Chánh Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu, Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị;

4. Tham mưu trưởng: Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Tổng cục Tình báo, Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng;

5. Cục trưởng các cục thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ: Cục Cơ yếu 893, Cục Quản lỷ kỹ thuật nghiệp vụ mật mã; Cục trưởng các cục: Điệp báo Chiến lược, Quân báo - Trinh sát, Chỉ huy trưởng Trung tâm phối hợp tình báo (701), Viện trưởng Viện 70, Viện trưởng Viện 78, Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế về quốc phòng thuộc Tổng cục Tình báo; Tùy viên Quốc phòng thuộc Cơ quan Tùy viên Quốc phòng loại 1;

6. Cục trưởng Cục Chính trị (Chủ nhiệm Chính trị) trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng CỊ1C Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Tổng cục Tinh báo, Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn, Bộ đội Biên phòng, Học viện Quốc phòng;

7. Phó Tham mưu trưởng, Phó Cục trưởng Cục Chính tn (Phó Chủ nhiệm Chính trị): Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn, Bộ đội Biên phòng;

8. Tư lệnh, Chính ủy (Phó Tư lệnh về Chính trị) Binh đoàn; Tư lệnh, Chính ủy Bộ Tư lệnh thành phố Hồ CM Minh; Tư lệnh, Chính ủy Vùng Hải quân;

9. Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Viện trưởng Viện 69 trực thuộc Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;

10. Giám đốc Học viện Kỹ thuật mật mã; Hiệu trưởng, Chính ủy các Trường: Sĩ quan Không quân, Sĩ quan Pháo binh, Sĩ quan Tăng thiết giáp, Sĩ quan Đặc công, Sĩ quan Thông tin, Sĩ quan Hóa học, Sĩ quan Công binh, Sĩ quan Kỹ thuật quân sự, Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội; Giám đốc: Trung tâm Thông tin khoa học quân sự, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội, Bảo tàng Lịch sử quân sự; Giám đốc, Chính ủy: Trung tâm Nhiệt đcd Việt - Nga, Bệnh viện 175, Bệnh viên 103, Viện Y học cổ truyền, Viện Bỏng Quốc gia;

11. Chỉ huy trưởng, Chính uỷ (Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị): Bộ chỉ huy quân sự, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chính ủy Sư đoàn (Phó Sư đoàn trưởng về Chính trị);

12. Các chức vụ khác có nhóm chức vụ là nhóm 5, nhóm 6, hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hệ số từ 1,00 đến 0,90 quy đinh tại Nghị định số' 76/2009/NĐ-CP và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, hoặc từ 0,80 đến 0,70 quy định tại Nghị định số 25/CP.

Điều 12. Chức danh được xét hình thức khen thưởng tương đương chức danh Phó Sư đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng

1. Chánh Văn phòng, Uỷ viên chuyên trách Uỷ ban kiểm tra Đảng uỷ, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Toà án quân sự, Phó Chánh Thanh tra quốc phòng, Giám đốc, Chính uỷ (Phó Giám đốc về Chính trị) Bệnh viện quân y: Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Đoàn trưởng, Chính uỷ (Phó Đoàn trưởng về Chính trị) các Đoàn Trinh sát đặc nhiệm, Chi huy trưởng, Chính uỷ, Phó chỉ huy trưởng các Trung tâm Trinh sát kỹ thuật thuộc Tổng cục Tình báo;

3. Các chức vụ khác có nhóm chức vụ là nhóm 7, hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo có hệ số 0,80 quy định tại Nghị định số 76/2009/NĐ-CP và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP hoặc hệ số 0,60 quy định tại Nghị định số 25/CP.

Điều 13. Chức danh được xét hình thức khen thưởng tương đương chức danh Trung đoàn trưỏng, Phó Trung đoàn trưởng

1. Phó Lữ đoàn trưởng, Phó Chính uỷ Lữ đoàn;

2. Chi huy trưởng, Chính trị viên (Phó Chỉ huy trưởng về Chính trị) Ban chỉ huy quân sự cấp huyện; Chính uỷ Trung đoàn (Phó Trung đoàn trưởng về Chính trị);

3. Các chức vụ khác thực hiện theo nguyên tắc xếp chức danh tương đương và có nhóm chức vụ là nhóm 8, nhóm 9, hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo hệ số từ 0,70 đến 0,60 quy định tại Nghị định số 76/2009/NĐ-CP và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP hoặc hệ số từ 0,50 đến 0,40 quy định tại Nghị định số 25/CP của Chính phủ.

 

Chương III

THỜI GIAN CÔNG TÁC, THỜI GIAN GIỮ CHỨC VỤ

 

Điều 14. Cách tính thời gian công tác

1. Người tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1935 về ưước là người có thời gian tham gia hoạt động cách mạng từ ngày 31/12/1935 trở về trước.

2. Người tham gia hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhân đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01/01/1945; người được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương hoặc được kết nạp lại trước ngày 19/8/1945, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận.

3. Người được công nhận là cán bộ tiền khỏíi nghĩa là người tham gia cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước ngày 19/8/1945, được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

4. Người tham gia hoạt động liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là người có thcd gian tham gia công tác liên tục trong khoảng thời gian từ ngày 19/8/1945 đến ngày 30/4/1975.

5. Người tham gia thòi kỳ kháng chiến chống Pháp là người có thời gian tham gia công tác liên tục trong khoảng thcri gian từ ngày 19/8/1945 đến ngày 20/7/1954.

6. Người tham gia thcd kỳ kháng chiến chống Mỹ là người có thời gian tham gia công tác liên tục trong khoảng thời gian sau ngày 20/7/1954 đến ngày 30/4/1975.

7. Người tham gia thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là người tham gia công tác từ sau ngày 30/4/1975 đến nay.

Điều 15. Cách tính thời gian giữ chức vụ

1. Trong khoảng thời gian xét khen thưòng, một cá nhân đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau thì lấy chức vụ cao nhất để làm căn cứ áp dụng tiêu chuẩn khen thưởng.

2. Đối với các trường hợp mà thời gian giữ chức vụ cao nhất không đủ để

cao hơn thl thòi gian đi học được tính vào thời gian giữ chức vụ trước khi đi học; nếu sau khi đi học về giữ chức vụ thấp hơn hoặc không giữ chức vụ chỉ huy, quản lý thì không được tính thời gian đi học theo chức vụ trước khi đi học.

4. Cách tính thời gian đảm nhiệm chức vụ bằng “nhiệm kỳ” thực hiện theo quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phí

Cụ thể như sau: 01 nhiệm kỳ là thời gian giữ chức vụ từ 03 đến 05 nãm; 02 nhiệm kỳ là thcd gian giữ chức vụ từ 08 đến 10 năm; 03 nhiệm kỳ là thcd gian giữ chức vụ từ 13 đến 15 năm. Đối với cấp uỷ đảng trước đây quy định 02 năm rưỡi/01 nhiệm kỳ thì những cá nhân công tác tại thời điểm đó được

 

Chương IV

ĐIỂU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 16. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 23/2009/TT-BQP ngày 25 tháng 5 năm 2009 của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn các chức danh tương đương để xét khen thưởng quá trình cống hiến trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

Điều 17. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Chính trị chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị triển khai thực hiện; Thủ trưởng các đơn vị trong toàn quân có trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Tổng cục Chính trị (qua Cục Tuyên huấn/Tổng cục Chính trị) để xem xét, giải quyết./

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Quốc phòng
Thứ trưởng

KT. BỘ TRƯỞNG Bộ Nội vụ
Thứ trưởng

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Thượng tướng Nguyễn Thành Cung

Trần Thị Hà

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.