• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 15/02/2021
BỘ CÔNG THƯƠNG
Số: 54/2020/TT-BCT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày 31 tháng 12 năm 2020

 

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 54/2020/TT-BCT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 18/2019/TT-BCT">18/2019/TT-BCT NGÀY 30 THÁNG 9 NĂM 2019 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG VÀ THÔNG TƯ SỐ 20/2019/TT-BCT">20/2019/TT-BCT NGÀY 30 THÁNG 10 NĂM 2019 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG QUY ĐỊNH KIỂM TRA NỘI BỘ VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Pháp lệnh Quản lý thị trường ngày 08 tháng 3 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP">98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 148/2016/NĐ-CP">148/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường; Nghị định số 78/2019/NĐ-CP">78/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 148/2016/NĐ-CP">148/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường;

Căn cNghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 97/2017/NĐ-CP">97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định s 81/2013/NĐ-CP">81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 19/2020/NĐ-CP">19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật vxử lý vi phạm hành chính;

Căn cNghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức;

Căn cứ Quyết định s 34/2018/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường;

Theo đnghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Qun thị trường;

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư s 18/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưng Bộ Công thương quy định vhoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường và Thông tư số 20/2019/TT-BCT">20/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định kiểm tra nội bộ việc chp hành pháp luật trong hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 18/2019/TT-BCT">18/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường

1. Điểm c khoản 1 Điều 1 được sửa đổi như sau:

“c) Chế độ trách nhiệm của công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (sau đây gọi tắt là công chức lãnh đạo) đối với vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường;”

2. Điều 2 được sửa đổi như sau:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Thiếu trách nhiệm là việc công chức không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật có liên quan trong khi thực hiện hoạt động công vụ cụ thể.

2. Buông lỏng quản lý là việc công chức lãnh đạo không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; tổ chức thực hiện không kịp thời, không đúng, không đầy đủ các quy định của pháp luật và chỉ đạo của cơ quan cấp trên; không có chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực hiện hoạt động công vụ của công chức, cơ quan Quản lý thị trường thuộc phạm vi phụ trách, quản lý; không thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, phòng ngừa hoặc hạn chế hậu quả của hành vi vi phạm do công chức, cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường thuộc phạm vi phụ trách, quản lý gây ra; phát hiện vi phạm mà xử lý không nghiêm minh hoặc báo cáo không kịp thời với người có thẩm quyền.”

3. Khoản 3 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Hoạt động công vụ thực hiện bên ngoài trụ sở cơ quan, đơn vị của công chức làm việc tại các Đội Quản lý thị trường thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, các phòng nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường và công chức khác được giao thực hiện hoạt động công vụ quy định tại các điểm e, h, i, k, l và m khoản 2 Điều 4 của Thông tư này phải được ghi trong sổ Nhật ký công tác theo quy định. Việc cấp phát, sử dụng sổ Nhật ký công tác thực hiện như sau:

a) Tổng cục Quản lý thị trường (sau đây gọi tắt là Tổng cục) thực hiện mua sắm tập trung từ nguồn ngân sách được giao hằng năm và giao quản lý cấp, phát sổ Nhật ký công tác;

b) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường sử dụng sổ Nhật ký công tác trực tiếp hoặc giao công chức của cơ quan, đơn vị thực hiện việc lưu giữ, quản lý, ghi sổ Nhật ký công tác tại nơi làm việc theo quy định;

c) Các Đội Quản lý thị trường liên huyện hoặc có từ 02 (hai) nơi làm việc trở lên được sử dụng đồng thời nhiều sổ Nhật ký công tác; tại mỗi huyện hoặc tại mỗi nơi làm việc của Đội Quản lý thị trường sử dụng cùng lúc không quá 01 (một) sổ Nhật ký công tác.”

4. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 6. Những việc công chức không được làm trong hoạt động công vụ

1. Những việc công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ, văn hóa giao tiếp, kỷ luật hành chính trong hoạt động công vụ:

a) Không chấp hành các quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị; tự ý nghỉ việc mà không có lý do chính dáng;

b) Không sử dụng hoặc sử dụng trang phục Quản lý thị trường, biển hiệu, phù hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu của lực lượng quản lý thị trường không đúng quy định;

c) Uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích ngay trước, trong giờ làm việc và trong giờ nghỉ giữa giờ làm việc hoặc trong tình trạng say rượu, bia, chất kích thích khi đang thi hành hoạt động công vụ; hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá;

d) Có hành vi, cử chỉ, thái độ không đúng mực, lăng mạ, bôi nhọ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan, đơn vị và đồng nghiệp trong hoạt động công vụ;

đ) Không giải quyết hoặc không tham mưu, ban hành văn bản trả lời liên quan đến chế độ, chính sách đúng thời hạn làm ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa hợp pháp hoặc quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân;

e) Không thực hiện hoặc thực hiện tiếp nhận, xử lý thông tin, đơn của tổ chức, cá nhân không đúng quy định;

g) Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không trung thực với người có thẩm quyền khi được giao thực hiện hoạt động công vụ;

h) Không thực hiện hoặc thực hiện việc lưu giữ, quản lý, ghi sổ Nhật ký công tác không đúng quy định;

i) Quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ không đúng quy định.

2. Những việc công chức không được làm liên quan đến quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng:

a) Sử dụng tài sản công, tài chính công và trang thiết bị công vào việc riêng hoặc nhằm mục đích vụ lợi;

b) Tham mưu, phê duyệt, ban hành kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành nhằm mục đích vụ lợi hoặc trái với chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhũng nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của tổ chức, cá nhân được thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính;

d) Thu tiền xử phạt không đúng quy định nhằm mục đích vụ lợi; tham ô, chiếm đoạt, làm thất thoát hoặc sử dụng trái quy định của pháp luật tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu;

đ) Những việc công chức không được làm khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

3. Những việc công chức không được làm liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường:

a) Buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao;

b) Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, về thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước;

c) Ban hành các điều kiện, yêu cầu, thủ tục không đúng quy định của pháp luật trong việc xây dựng định hướng chương trình kiểm tra, kế hoạch kiểm tra, tiếp nhận, xử lý thông tin, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính;

d) Ban hành quyết định thanh tra chuyên ngành, quyết định kiểm tra, quyết định về xử lý vi phạm hành chính không có đủ căn cứ, không đúng thẩm quyền, nhiệm vụ được giao;

đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ văn bản chỉ đạo, kế hoạch kiểm tra, quyết định thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền;

e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật trong thanh tra chuyên ngành, kiểm tra và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ làm ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa hợp pháp hoặc quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân;

g) In, tổ chức in, phát hành các mẫu quyết định, biên bản không đúng quy định; tự ý trao đổi, mua, bán, vay, mượn mẫu quyết định, biên bản in sẵn sử dụng trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; sử dụng, ghi các mẫu biên bản, quyết định không đúng quy định khi thiết lập hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; làm mất, làm hư hỏng mẫu biên bản, quyết định in sẵn sử dụng trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính được cấp phát;

h) Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính;

i) Tham mưu, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không có đầy đủ chứng cứ chứng minh vi phạm hành chính hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không kịp thời, không nghiêm minh, không đúng thẩm quyền, thủ tục, đối tượng theo quy định của pháp luật;

k) Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hoặc áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

l) Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;

m) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính; dung túng, bao che, hạn chế quyền của tổ chức, cá nhân được thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính;

n) Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức bị xử phạt; việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện;

o) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra nội bộ, kết luận kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra nội bộ, kết luận kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

p) Không giải quyết hoặc giải quyết không kịp thời khiếu nại, tố cáo trong thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.

4. Những việc công chức không được làm liên quan đến phát ngôn, cung cấp thông tin, bảo vệ bí mật nhà nước:

a) Phát ngôn hoặc cung cấp cho báo chí những thông tin không chính xác, thiếu trung thực liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính khi chưa có kết luận chính thức bằng văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Cố tình phát ngôn hoặc cung cấp cho báo chí, đăng tải trên mạng xã hội những thông tin sai sự thật nhằm xuyên tạc, bôi nhọ về bản chất, hình ảnh hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường;

c) Nhân danh cơ quan Quản lý thị trường thực hiện phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí mà không phải là người được giao nhiệm vụ phát ngôn theo quy định; phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước;

d) Tiết lộ trái phép thông tin liên quan đến bí mật nhà nước; sử dụng thông tin, tài liệu có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác để cung cấp, tư vấn trái phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc để khiếu nại, tố cáo trái pháp luật gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5. Các hành vi khác không được làm trong hoạt động công vụ theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật khác có liên quan.”.

5. Khoản 3 Điều 7 được sửa đổi như sau:

“3. Trường hợp công chức thực hiện hành vi được quy định tại khoản 5 Điều 6 của Thông tư này, người có thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường căn cứ vào quy định của pháp luật có liên quan để quyết định việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa được quy định tại khoản 2 Điều này.”

6. Điểm b và điểm c khoản 3 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 7 của Thông tư này phải được ghi thành văn bản, lưu tại cơ quan của người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa. Việc áp dụng biện pháp quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 7 của Thông tư này phải được thể hiện bằng quyết định của người có thẩm quyền;

c) Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa của người có thẩm quyền phải gửi đến cơ quan Quản lý thị trường cấp trên để báo cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để phối hợp thực hiện;”

7. Khoản 2 Điều 12 được sửa đổi như sau:

“2. Nguyên tắc xem xét trách nhiệm của công chức lãnh đạo thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và pháp luật khác có liên quan.”

8. Điều 15 được sửa đổi như sau:

“Điều 15. Nguyên tắc khen thưởng đối với tập thể, cá nhân của cơ quan Quản lý thị trường có thành tích trong hoạt động công vụ

Nguyên tắc khen thưởng được thực hiện theo khoản 2 Điều 6 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2013); Điều 3 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng; khoản 3, khoản 5, khoản 6, khoản 9 và khoản 10 Điều 2 Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP">91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.”

9. Điều 16 được sửa đổi như sau:

“Điều 16. Công tác khen thưởng đối với tập thể, cá nhân của cơ quan Quản lý thị trường có thành tích trong hoạt động công vụ

Hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định, trao tặng; hồ sơ xét khen thưởng; quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng; Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; lưu trữ hồ sơ khen thưởng; quỹ thi đua, khen thưởng; tước và phục hồi danh hiệu; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tập thể trong công tác khen thưởng được thực hiện theo Thông tư số 40/2019/TT-BCT">40/2019/TT-BCT ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn thi hành công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Công Thương.”

10. Bãi bỏ Điều 10, Điều 11, Điều 13 và Điều 14.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2019/TT-BCT">20/2019/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động công vụ của lực lượng Quản lý thị trường

1. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 1 như sau:

“1a. Hoạt động kiểm tra nội bộ quy định tại khoản 1 Điều này không bao gồm kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP">19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”

2. Điểm c khoản 2 Điều 5 được sửa đổi như sau:

“c) Khi thực hiện kiểm tra nhanh về đạo đức công vụ, văn hóa giao tiếp, kỷ luật hành chính hoặc việc chấp hành quy định của pháp luật của cơ quan, đơn vị, công chức Quản lý thị trường tại nơi đang tiến hành kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ (sau đây gọi tắt là kiểm tra nhanh).”

3. Điểm c, điểm d và điểm e khoản 1 Điều 6 được sửa đổi như sau:

“c) Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường;

d) Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đạo đức công vụ, văn hóa giao tiếp, kỷ luật hành chính;

e) Kiểm tra việc thực hiện các hoạt động công vụ khác của cơ quan, công chức Quản lý thị trường theo quy định của pháp luật và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1a Điều 1 của Thông tư này.”

4. Điều 8 được sửa đổi như sau:

“Điều 8. Số lần kiểm tra nội bộ trong một năm và thời gian thực hiện kiểm tra nội bộ

1. Số lần kiểm tra nội bộ trong một năm:

a) Kiểm tra nội bộ định kỳ không quá 01 (một) lần kiểm tra trong một năm đối với 01 (một) Cục và tương đương; không quá 02 (hai) lần kiểm tra trong một năm đối với 01 (một) Đội Quản lý thị trường và tương đương;

b) Không giới hạn số lần kiểm tra nội bộ đột xuất đối với một công chức, cơ quan, đơn vị Quản lý thị trường trong một năm.

2. Thời gian trực tiếp thực hiện một cuộc kiểm tra nội bộ định kỳ tại nơi được kiểm tra:

a) Thời gian trực tiếp thực hiện một cuộc kiểm tra nội bộ của Tổng cục không quá 07 ngày làm việc; trường hợp phức tạp, ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo hoặc nơi đi lại khó khăn thì thời gian kiểm tra có thể kéo dài thêm nhưng không quá 05 ngày làm việc;

b) Thời gian trực tiếp thực hiện một cuộc kiểm tra nội bộ của Cục không quá 05 ngày làm việc; trường hợp phức tạp, ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo hoặc nơi đi lại khó khăn thì thời gian kiểm tra có thể kéo dài thêm nhưng không quá 03 ngày làm việc.

3. Thời gian trực tiếp thực hiện một cuộc kiểm tra nội bộ đột xuất tại nơi được kiểm tra:

a) Thời gian trực tiếp thực hiện một cuộc kiểm tra nội bộ đột xuất trong trường hợp quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 5 của Thông tư này được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Thời gian trực tiếp thực hiện một cuộc kiểm tra nhanh quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Thông tư này không quá 03 giờ làm việc. Trường hợp phát hiện công chức đang thực hiện hoặc vừa thực hiện xong hành vi trái pháp luật nhưng chưa kịp xóa dấu vết thì thời gian trực tiếp kiểm tra có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 ngày làm việc.

4. Thời gian trực tiếp thực hiện kiểm tra nội bộ được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra nội bộ đến ngày kết thúc việc kiểm tra nội bộ trực tiếp tại nơi được kiểm tra.

5. Việc kéo dài thời gian trực tiếp thực hiện một cuộc kiểm tra nội bộ quy định tại khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này do người quyết định kiểm tra quyết định bằng văn bản. Trưởng Đoàn kiểm tra quyết định việc kéo dài thời gian trực tiếp kiểm tra đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này và phải ghi rõ lý do kéo dài thời gian kiểm tra tại biên bản kiểm tra nội bộ.”.

5. Điểm a khoản 2 Điều 11 được sửa đổi như sau:

“a) Trưởng Đoàn kiểm tra phải là công chức giữ ngạch Kiểm soát viên thị trường hoặc tương đương trở lên và đáp ứng các quy định tại điểm b khoản này;”

6. Khoản 1 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra nội bộ, công chức, cơ quan Quản lý thị trường được kiểm tra nội bộ có trách nhiệm:

a) Tổ chức thực hiện kịp thời và đầy đủ các nội dung kiến nghị đã được nêu tại kết luận kiểm tra; thực hiện ngay các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục vi phạm;

b) Tiến hành xem xét xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý đối với công chức có hành vi vi phạm pháp luật (nếu có);

c) Báo cáo kết quả việc thực hiện kết luận kiểm tra với người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trực tiếp và người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra.”.

Điều 3. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2021.

2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Công Thương (Tổng cục Quản lý thị trường) để xem xét, hướng dẫn, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Công báo;
- Website Chính phủ, website Bộ Công Thương;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các Vụ, Cục thuộc Bộ Công Thương;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Cục QLTT các tỉnh, TP trực thuộc trung ương;
- Lưu: VT, TCQLTT (05).

   
   

 

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Hồng Diên

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.