• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 27/01/2006
  • Ngày hết hiệu lực: 30/11/2009
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 73/2005/QĐ-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày 30 tháng 12 năm 2005

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Ban hành Chương trình đào tạo an ninh hàng không dân dụng

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật hàng không dân dụng Việt Nam ngày 26/12/1991 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 20/4/1995;

Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 11/2000/NĐ-CP ngày 03/5/2000 của Chính phủ ban hành Quy chế bảo đảm an ninh hàng không dân dụng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Chương trình đào tạo an ninh hàng không dân dụng".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO AN NINH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 73/2005/QĐ-BGTVT,
ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục tiêu chung Chương trình

1. Nhằm đào tạo người làm công tác an ninh hàng không dân dụng có kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ an ninh hàng không dân dụng.

2. Bồi dưỡng nghiệp vụ an ninh cho cán bộ, nhân viên an ninh hàng không và các cá nhân làm việc tại các vị trí liên quan đến công tác đảm bảo an ninh đối với hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam.

3. Thống nhất nội dung, thời lượng giảng dạy; phân cấp giảng dạy cho các cơ sở thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng theo từng chương trình cụ thể.

Điều 2. Hệ thống Chương trình đào tạo an ninh hàng không dân dụng

Hệ thống đào tạo an ninh hàng không dân dụng bao gồm:

1. Chương trình đào tạo cơ bản nghiệp vụ an ninh hàng không (hệ đào tạo nghề dài hạn);

2. Chương trình đào tạo cơ bản nghiệp vụ an ninh hàng không (hệ đào tạo nghề ngắn hạn);

3. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát an ninh hàng không;

4. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý an ninh hàng không;

5. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý khủng hoảng an ninh hàng không;

6. Chương trình bồi dưỡng giáo viên an ninh hàng không;

7. Chương trình bồi dưỡng thanh tra an ninh hàng không;

8. Các chương trình bồi dưỡng kiến thức an ninh hàng không;

9. Chương trình khóa bồi dưỡng định kỳ và nâng cao.

CHƯƠNG II
CHƯƠNG TRÌNH CÁC KHÓA ĐÀO TẠO
AN NINH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG

Điều 3. Chương trình đào tạo cơ bản nghiệp vụ an ninh hàng không (hệ đào tạo dài hạn)

1. Mục tiêu: Trang bị cho học viên hệ thống kiến thức vững vàng, thành thạo kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ kiểm soát an ninh; kiểm tra, soi chiếu an ninh

2. Đối tượng:

a) Công dân Việt Nam từ 18 đến 30 tuổi;

b) Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;

c) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng;

d) Không có tiền án, tiền sự, hoặc đang chịu sự quản chế của các cơ quan pháp luật;

đ) Có đủ sức khỏe theo quy định;

e) Nam cao từ 1,65 m trở lên, nữ cao từ 1,58 m trở lên;

g) Ngoại hình cân đối, không có dị tật ở mặt, không nói lắp, nói ngọng;

h) Thị lực mỗi mắt 10/10 (không đeo kính).

3. Thời gian đào tạo: 18 tháng.

4. Nội dung chương trình: Khóa đào tạo được thực hiện với nội dung và thời gian theo quy định trong các bảng sau:

a) Phân phối thời gian toàn khóa đào tạo

 

STT

Nội dung các hoạt động
trong kế hoạch đào tạo

Số tuần

Tỷ lệ thời gian đào tạo

1

Thời gian học tập

- Thời gian thực học

- Ôn thi (học kỳ, hết môn, tốt nghiệp)

68

63

5

87,2%

80,7%

6,5%

2

Thời gian cho các hoạt động chung

- Khai, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học

- Nghỉ hè, lễ, tết

Lao động công ích, dự phòng

10

1

7

2

12,8%

Tổng cộng

78 tuần

100%

 

 

b) Phân phối thời gian các môn học

STT

Nội dung

Số tuần

Số tiết

I.

Các môn học chung

10 = 12,7%

270

1

Chính trị

1,8

45

2

Pháp luật

0,6

15

3

Giáo dục thể chất

1,2

45

4

Giáo dục quốc phòng

1,6

45

5

Tin học cơ bản

1,8

45

6

Tiếng Anh giao tiếp

3

75

II.

Các môn học cơ sở

11,2 = 14,4%

284

1

Giới thiệu khái quát về ngành hàng không dân dụng

1,2

30

2

Giới thiệu về cảng hàng không, tầu bay

0,6

15

3

Pháp luật đại cương

2,4

60

4

Pháp luật về an ninh hàng không

1,96

49

5

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử

1,2

30

6

Công tác quản lý điều hành bay

0,8

20

7

Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không

1,2

30

8

An toàn sân đỗ cảng hàng không

1,2

30

9

Cơ cấu tổ chức của cảng hàng không, hãng hàng không, trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam

0,8

20

III

Các môn học chuyên ngành

41,8 = 53,6%

1160

1

Võ thuật

7,3

220

2

Tiếng Anh chuyên ngành an ninh hàng không

6,4

160

3

Nghiệp vụ cơ bản về an ninh hàng không

9,2

230

3.1

Thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm

1

25

3.2

Bảo vệ hiện trường

1,2

30

3.3

Công tác xác minh, báo cáo vụ việc, cách lập biên bản vụ việc

1,6

40

3.4

Thiết bị an ninh hàng không

1,4

35

3.5

Hàng hóa nguy hiểm

1,2

30

3.6

Vũ khí và thiết bị phá hoại; cách sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ

1,8

45

3.7

Các loại khẩn nguy và phòng chống cháy, nổ

1

25

4.

Nghiệp vụ chuyên ngành an ninh hàng không

14

350

4.1

Nghiệp vụ kiểm soát an ninh

7,6

190

4.1.1

Tuần tra và canh gác

1,6

40

4.1.2

Hộ tống người và hàng

1,4

35

4.1.3

Bảo vệ tầu bay

1,4

35

4.1.4

Duy trì an ninh khu vực nhà ga

1,4

35

4.1.5

Kiểm soát ra vào đối với người và phương tiện giao thông

1,8

45

4.2

Nghiệp vụ kiểm tra, soi chiếu

6,4

160

4.2.1

Kiểm tra, soi chiếu an ninh

3,6

90

4.2.2

Kiểm tra trực quan hành khách

1,4

35

4.2.3

Kiểm tra trực quan hành lý, hàng hóa

1,4

35

5

Thực tập

5

200

 

Điều 4. Chương trình đào tạo cơ bản nghiệp vụ an ninh hàng không (hệ đào tạo nghề ngắn hạn)

Chương trình đào tạo cơ bản về nghiệp vụ an ninh hàng không, hệ đào tạo nghề ngắn hạn: Chương trình khóa đào tạo kiểm soát an ninh gồm các nội dung quy định tại mục I, II, III, IV, VI của khoản 5 Điều này và Chương trình khóa đào tạo soi chiếu an ninh gồm các nội dung quy định tại mục I, II, III, V, VI của khoản 5 Điều này.

1. Mục tiêu: Trang bị cho học viên hệ thống kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ về kiểm soát an ninh; kiểm tra, soi chiếu an ninh.

2. Đối tượng:

a) Công dân Việt Nam từ 18 đến 30 tuổi;

b) Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;

c) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng;

d) Không có tiền án, tiền sự, hoặc đang chịu sự quản chế của các cơ quan pháp luật;

đ) Có đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật;

e) Nam cao từ 1,65m trở lên, nữ cao từ 1,58m trở lên;

g) Ngoại hình cân đối, không có dị tật ở mặt, không nói lắp, nói ngọng;

h) Thị lực mỗi mắt 10/10 (không đeo kính);

i) Tiếng Anh trình độ a đối với khóa đào tạo kiểm soát an ninh;

k) Trình độ B đối với khóa đào tạo soi chiếu an ninh.

3. Khoản 3 Điều này không áp dụng với đối tượng đang là cán bộ, nhân viên an ninh hàng không.

4. Thời gian: 13,6 hoặc 18,1 tuần

5. Nội dung chương trình:

STT

Nội dung

Số tiết

I

Các môn học chung

30

1

Giới thiệu ngành hàng không dân dụng Việt Nam

12

2

Vận chuyển hành khách, hàng hóa

15

II

Pháp luật

50

1

Pháp luật đại cương

30

2

Pháp luật về an ninh hàng không

20

III

Nghiệp vụ cơ bản về an ninh hàng không

90

1

Cơ cấu tổ chức của cảng hàng không, hãng hàng không, Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam

10

2

Thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm

10

3

Bảo vệ hiện trường

10

4

Công tác xác minh, báo cáo vụ việc, cách lập biên bản vụ việc

10

5

Thiết bị an ninh hàng không

10

6

Các loại khẩn nguy và phòng chống cháy, nổ

15

7

Vũ khí, thiết bị phá hoại, cách sử dụng vũ khí vào công cụ hỗ trợ

15

8

Hàng hóa nguy hiểm

10

IV

Nghiệp vụ kiểm soát an ninh

125

1

Tuần tra và canh gác

30

2

Hộ tống người và hàng

20

3

Bảo vệ tàu bay

20

4

Duy trì an ninh khu vực nhà ga

20

5

Kiểm soát đối với người và phương tiện hoạt động tại cảng hàng không

35

V

Nghiệp vụ kiểm tra, soi chiếu an ninh

240

1

Tiếng Anh chuyên ngành an ninh hàng không

120

2

Kiểm tra, soi chiếu an ninh

60

3

Kiểm tra trực quan hành khách

30

4

Kiểm tra trực quan hành lý, hàng hóa

30

VI

Thực tập, ôn và thi tốt nghiệp, khai giảng, bế giảng, dự phòng

44

Tổng cộng

- Chương trình khóa đào tạo kiểm soát an ninh (I+II+III+IV+VI)

 

 

- Chương trình khóa đào tạo soi chiếu an ninh (I+II+III+V+VI)

 

339

(13,6 tuần)

454

(18,1 tuần)

 

Điều 5. Chương trình khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát an ninh hàng không

1. Mục tiêu: Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ giám sát an ninh hàng không.

2. Đối tượng:

a) Cán bộ cấp tổ, đội trong lực lượng an ninh hàng không của các cảng hàng không, hãng hàng không;

b) Cán bộ, chuyên viên, nhân viên an ninh Phòng Cảng vụ.

3. Thời gian: 114 tiết.

4. Nội dung chương trình:

STT

Nội dung

Số tiết

1

Tổng quan về khóa học

6

2

Cập nhật pháp luật về an ninh hàng không

20

3

Giám sát an ninh hàng không

16

4

Phương thức hoạt động tiêu chuẩn

4

5

Bảo đảm khai thác hiệu quả trang thiết bị an ninh

4

6

Lập bảng phân công công việc cho tổ, đội an ninh

5

7

Triển khai nhiệm vụ cho nhân viên an ninh

6

8

Giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ

6

9

Giám sát việc tuân thủ các phương thức hoạt động tiêu chuẩn

14

10

Đánh giá về nhân viên an ninh

5

11

Người giám sát và huấn luyện nhân viên an ninh tập sự

4

12

Phương thức ứng phó với khẩn nguy và can thiệp bất hợp pháp

6

13

Giám sát xử lý các vụ việc an ninh hàng không

6

14

Ôn tập và kiểm tra, khai giảng, bế giảng, dự phòng

12

Tổng cộng

114

Điều 6. Chương trình khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý an ninh hàng không

1. Mục tiêu: Trang bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về quản lý an ninh hàng không.

2. Đối tượng: Cán bộ quản lý các cấp, chuyên viên làm công tác quản lý trong lực lượng an ninh hàng không.

3. Thời gian: 81 tiết

4. Nội dung chương trình:

STT

Nội dung

Số tiết

1

Tổng quan về khóa học

6

2

Cập nhật pháp luật về an ninh hàng không

8

3

Các Chương trình an ninh hàng không

6

4

Quản lý an ninh tại một cảng hàng không, hãng hàng không

7

5

Quản lý các nguồn tài chính

3

6

Quản lý nguồn nhân lực

7

7

Tuyển chọn và đào tạo huấn luyện

4

8

Quản lý hồ sơ tài liệu

4

9

Các phương thức hoạt động

8

10

Khảo sát, thanh tra, kiểm tra an ninh

4

11

Kế hoạch khẩn nguy về an ninh hàng không

4

12

Quản lý việc ứng phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp

8

13

Ôn tập và kiểm tra, khai giảng, bế giảng, dự phòng

12

Tổng cộng

81

Điều 7. Chương trình khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý khủng hoảng an ninh hàng không

1. Mục tiêu: Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản lý khủng hoảng an ninh hàng không.

2. Đối tượng:

a) Cán bộ quản lý các cấp trong lực lượng an ninh hàng không; lực lượng khẩn nguy, cứu nạn hàng không.

b) Cán bộ lãnh đạo các cảng hàng không, hãng hàng không và các đơn vị tham gia thực hiện phương án khẩn nguy.

3. Thời gian: 51 tiết.

4. Nội dung chương trình:

STT

Nội dung

Số tiết

1

Tổng quan về khóa học

7

2

Khái quát về quản lý khủng hoảng

6

3

Kế hoạch quản lý khủng hoảng

7

4

Đội quản lý khủng hoảng

8

5

Trang thiết bị phục vụ cho quản lý khủng hoảng

4

6

Thực hành quản lý khủng hoảng

8

7

Ôn tập và kiểm tra, khai giảng, bế giảng, dự phòng

11

Tổng cộng

51

 

Điều 8. Chương trình khóa học bồi dưỡng giáo viên an ninh hàng không kiêm nhiệm

1. Mục tiêu: Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm để giảng dạy về an ninh hàng không.

2. Đối tượng: Cán bộ trong lực lượng an ninh hàng không

3. Thời gian: 70 tiết

4. Nội dung chương trình:

TT

Nội dung

Số tiết

1

Tổng quan về khóa học

4

2

Vai trò của giáo viên an ninh và khóa huấn luyện tiêu chuẩn (STP)

8

3

Nguyên tắc dạy và học

4

4

Tổ chức khóa học

3

5

Chuẩn bị trang, thiết bị giảng dạy

3

6

Tổng quan về triển khai khóa bồi dưỡng

4

7

Cách trình bày tài liệu

6

8

Phương pháp giảng dạy

4

9

Làm quen với tài liệu khóa huấn luyện tiêu chuẩn

8

10

Trình bày theo nhóm

20

11

Kiểm tra, khai giảng, bế giảng, dự phòng

6

Tổng cộng

70

 

Điều 9. Chương trình khóa học bồi dưỡng thanh tra an ninh hàng không

1. Mục tiêu: Trang bị cho học viên kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra về an ninh hàng không.

2. Đối tượng: Cán bộ trong lực lượng an ninh hàng không, thanh tra viên hàng không.

3. Thời gian: 59 tiết

4. Nội dung chương trình:

TT

Nội dung

Số tiết

1

Tổng quan về khóa học

5

2

Định nghĩa và nội dung công tác thanh tra, kiểm tra an ninh hàng không

5

3

Công tác chuẩn bị thanh tra, kiểm tra

6

4

Phương pháp thanh tra, kiểm tra

4

5

Kỹ năng thanh tra, kiểm tra

6

6

Thực tập, viết báo cáo thanh tra, kiểm tra

30

7

Khai giảng, bế giảng, dự phòng

3

Tổng cộng

59

 

Điều 10. Các chương trình khóa học bồi dưỡng kiến thức về an ninh hàng không

Mục tiêu: Trang bị cho học viên kiến thức cần thiết về an ninh hàng không và xử lý tình huống về an ninh hàng không.

1. Chương trình 1

a) Đối tượng: Người lái và tiếp viên hàng không.

b) Thời gian: 44 tiết

c) Nội dung Chương trình:

STT

Nội dung

Số tiết

1

Tổng quan về khóa học

5

2

Pháp luật và chương trình an ninh hàng không; Quy chế, quy trình phục vụ chuyên cơ

5

3

Hệ thống các biện pháp đối phó

4

4

Nhận biết vật cấm và thiết bị phá hoại

3

5

Bảo vệ, kiểm tra máy bay

4

6

Phương thức ứng phó đối với các vi phạm, can thiệp bất hợp pháp; chuyên chở hành khách có nguy cơ đe dọa cao

4

7

Ứng phó với đe dọa đánh bom tầu bay trên mặt đất, trong khi bay

4

8

Ứng phó với trường hợp không tặc, thương lượng và quản lý khủng hoảng

7

9

Phối hợp hành động, thông tin liên lạc giữa tiếp viên hàng không và người lái

3

10

Kiểm tra, khai giảng, bế giảng, dự phòng

5

Tổng cộng

44

 

2. Chương trình 2

a) Đối tượng: Trợ lý khai thác, chuyên viên giám sát khai thác của hãng hàng không, nhân viên điều hành - khai thác bay.

b) Thời gian: 28 tiết

c) Nội dung Chương trình:

TT

Nội dung

Số tiết

1

Tổng quan về khóa học

5

2

Hệ thống các biện pháp đối phó

3

3

Phương thức ứng phó với các tình huống khẩn nguy an ninh

4

4

Các Chương trình an ninh hàng không

5

5

Ứng phó của hãng hàng không đối với các hành vi can thiệp bất hợp pháp

4

6

Hội ý an ninh với tổ bay

2

7

Kiểm tra, khai giảng, bế giảng, dự phòng

5

Tổng cộng

28

 

3. Chương trình 3

a) Đối tượng: Trưởng, Phó Trưởng đại diện của hãng hàng không

b) Thời gian: 35 tiết

c) Nội dung Chương trình

TT

Nội dung

Số tiết

1

Tổng quan về khóa học

4

2

Hệ thống các biện pháp đối phó

3

3

Pháp luật về an ninh hàng không, chương trình an ninh hàng không

8

4

Quản lý các nguồn lực an ninh

4

5

Phương thức ứng phó các tình huống khẩn nguy an ninh

3

6

Quản lý an ninh tại sân bay

3

7

Ứng phó của hãng hàng không đối với các hành vi can thiệp bất hợp pháp

5

8

Kiểm tra, khai giảng, bế giảng, dự phòng

5

Tổng cộng

35

 

4. Chương trình 4

a) Đối tượng: Nhân viên phục vụ hành khách, nhân viên tài liệu chất xếp, nhân viên điều phối (Co-ordinator), nhân viên bốc xếp, vận chuyển, nhân viên bán vé máy bay.

b) Thời gian: 25 tiết

c) Nội dung Chương trình:

TT

Nội dung

Số tiết

1

Tổng quan về khóa học

5

2

Hệ thống các biện pháp đối phó

3

3

Pháp luật và Chương trình an ninh hàng không

5

4

Biện pháp an ninh quá trình bán vé, làm thủ tục hành khách, hành lý

3

5

Biện pháp an ninh tại điểm kiểm tra soi chiếu và cửa lên tầu bay

4

6

Kiểm tra, khai giảng, bế giảng, dự phòng

5

Tổng cộng

25

 

5. Chương trình 5

a) Đối tượng: Cán bộ, nhân viên của công ty sản xuất, chế biến cung ứng suất ăn

b) Thời gian: 21 tiết

c) Nội dung chương trình:

TT

Nội dung

Số tiết

1

Tổng quan về khóa học

4

2

Hệ thống các biện pháp đối phó

2

3

Pháp luật, chương trình an ninh hàng không liên quan tới kiểm soát suất ăn

3

4

Các quy trình, biện pháp bảo đảm an ninh cho suất ăn

3

5

Xử lý các tình huống khẩn nguy an ninh

4

6

Kiểm tra, khai giảng, bế giảng, dự phòng

5

Tổng cộng

21

 

6. Chương trình 6

a) Đối tượng: Thợ kỹ thuật sửa chữa, bảo dưỡng máy bay nhân viên phục vụ máy bay (Lái xe, vận hành trang thiết bị, vệ sinh máy bay).

b) Thời gian: 20 tiết

c) Nội dung Chương trình

TT

Nội dung

Số tiết

1

Tổng quan về khóa học

5

2

Hệ thống các biện pháp đối phó

2

3

Nhận biết các vật cấm và thiết bị phá hoại

3

4

Các biện pháp an ninh trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa máy bay

5

5

Kiểm tra, khai giảng, bế giảng, dự phòng

5

Tổng cộng

20

 

7. Chương trình 7

a) Đối tượng: Trợ lý, nhân viên hàng hóa của hãng hàng không, công ty giao nhận và đại lý hàng hóa, nhân viên chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện, thư tín bằng đường hàng không.

b) Thời gian: 39 tiết

c) Nội dung Chương trình:

TT

Nội dung

Số tiết

1

Tổng quan về khóa học

3

2

Nhận thức về an ninh hàng hóa

8

3

Phương thức và quản lý an ninh với hàng hóa, thư tín, bưu phẩm, bưu kiện

13

4

Soi chiếu hàng hóa và các biện pháp kiểm soát an ninh khác

10

5

Kiểm tra, khai giảng, bế giảng, dự phòng

5

Tổng cộng

39

 

8. Chương trình 8

a) Đối tượng: Cán bộ, nhân viên của cảng hàng không, cơ quan quản lý điều hành bay và doanh nghiệp hoạt động tại các khu vực hạn chế của cảng hàng không (trừ các đối tượng quy định tại Chương trình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7) Điều này.

b) Thời gian: 20 tiết

c) Nội dung Chương trình:

TT

Nội dung

Số tiết

1

Tổng quan về khóa học

5

2

Hệ thống các biện pháp đối phó

2

3

Pháp luật và Chương trình an ninh

4

4

Nhận biết vật cấm, thiết bị phá hoại và ứng phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp

4

5

Kiểm tra, khai giảng, bế giảng, dự phòng

5

Tổng cộng

20

 

9. Chương trình 9

a) Đối tượng: Nhân viên kiêm nhiệm công tác an ninh tại các cảng hàng không địa phương.

b) Thời gian: 64 tiết

c) Nội dung Chương trình:

TT

Nội dung

Số tiết

1

Pháp luật có liên quan đến công tác an ninh hàng không

15

2

Thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm

8

3

Bảo vệ hiện trường

8

4

Tuần tra và canh gác

10

5

Bảo vệ tầu bay

8

6

Kiểm soát người và phương tiện hoạt động tại cảng hàng không

10

7

Kiểm tra, khai giảng, bế giảng, dự phòng

5

Tổng cộng

64

 

Điều 11. Chương trình khóa học bồi dưỡng định kỳ và nâng cao

1. Bồi dưỡng định kỳ về an ninh hàng không được tổ chức 02 năm một lần nhằm ôn luyện và cập nhật kiến thức, quy định mới về an ninh hàng không cho các đối tượng đã hoàn thành các khóa học quy định tại Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 của Chương trình này.

2. Bồi dưỡng nâng cao về nghiệp vụ an ninh hàng không được tổ chức căn cứ vào điều kiện và nhu cầu thực tế; nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho lực lượng an ninh hàng không.

CHƯƠNG III
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Điều 12. Cục hàng không Việt Nam

1. Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương trình này của các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan; đánh giá hiệu quả của Chương trình và đề xuất bổ sung, sửa đổi Chương trình này khi cần thiết.

2. Quy định nội dung chương trình, thời lượng các bài học và việc tổ chức khóa học bồi dưỡng định kỳ và nâng cao.

3. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn giáo viên an ninh hàng không kiêm nhiệm và mẫu giấy chứng nhận cấp cho đối tượng tốt nghiệp khóa học bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ.

4. Phê duyệt danh sách giáo viên an ninh hàng không kiêm nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam.

5. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, cơ sở đào tạo trong ngành hàng không dân dụng Việt Nam biên soạn giáo trình, tài liệu các khóa đào tạo, bồi dưỡng về an ninh hàng không.

6. Phối hợp và hợp tác với cơ quan, tổ chức, cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế trong công tác đào tạo an ninh hàng không dân dụng.

Điều 13. Trường Hàng không Việt Nam

1. Soạn thảo giáo trình, tài liệu, xây dựng chương trình chi tiết các khóa đào tạo cơ bản; bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về an ninh hàng không quy định tại Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; khoản 8, 9 Điều 10 của Chương trình này.

2. Tổ chức các khóa đào tạo an ninh hàng không quy định tại Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; khoản 8, 9 Điều 10 của Chương trình này.

3. Xây dựng và trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt danh sách giáo viên an ninh hàng không kiêm nhiệm.

4. Đầu tư các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho công tác đào tạo.

Điều 14. Các Cụm Cảng hàng không khu vực

1. Phối hợp với Trường Hàng không Việt Nam soạn thảo giáo trình, tài liệu, xây dựng chương trình chi tiết các khóa học quy định tại khoản 8, 9 Điều 10 của Chương trình này.

2. Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên an ninh hàng không kiêm nhiệm.

Điều 15. Trung tâm huấn luyện bay Tổng công ty Hàng không Việt Nam

1. Soạn thảo tài liệu, chương trình chi tiết, tổ chức các khoa học bồi dưỡng kiến thức về an ninh hàng không cho các đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 10 của Chương trình này và Chương trình đào tạo cảnh vệ trên không.

2. Xây dựng và trình Cục Hàng không Việt Nam phê duyệt danh sách giáo viên an ninh hàng không của Trung tâm huấn luyện bay.

3. Đầu tư các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho công tác đào tạo.

Điều 16. Giáo trình, tài liệu an ninh hàng không

Giáo trình, tài liệu an ninh hàng không phải được biên soạn phù hợp với nội dung, thời gian của từng môn học và được cập nhật, chỉnh lý phù hợp với tình hình thực tế, các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam; tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA).

Điều 17. Cấp bằng, chứng chỉ, chứng nhận

1. Học viên tốt nghiệp các khóa đào tạo cơ bản về an ninh hàng không quy định tại Điều 3, 4 của Chương trình này được cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề theo quy định của pháp luật.

2. Học viên tốt nghiệp các khóa học bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ; khóa học định kỳ, nâng cao về an ninh hàng không quy định tại Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 của Chương trình này được cấp giấy chứng nhận theo mẫu do Cục Hàng không Việt Nam quy định.

Điều 18. Công nhận chứng chỉ, giấy chứng nhận do nước ngoài cấp

Chứng chỉ, giấy chứng nhận các khóa học về an ninh hàng không do Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) và các tổ chức nước ngoài khác cấp được Cục Hàng không Việt Nam công nhận nếu phù hợp với mục tiêu, nội dung của các khóa học quy định trong Chương trình này.

Điều 19. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tổ chức đào tạo an ninh hàng không tại Việt Nam

Các khóa học về an ninh hàng không do tổ chức, cá nhân nước ngoài tổ chức cho các cơ quan, đơn vị trong ngành hàng không dân dụng tại Việt Nam phải được Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận.

Điều 20. Lập kế hoạch báo cáo và lưu trữ hồ sơ đào tạo

1. Cơ sở đào tạo và cơ quan, đơn vị có nhu cầu đào tạo; bồi dưỡng kiến thức; nghiệp vụ an ninh hàng không phải lập kế hoạch đào tạo gửi về Cục Hàng không Việt Nam trước tháng 11 hàng năm.

2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Giao thông vận tải về đào tạo an ninh hàng không dân dụng.

3. Cơ quan, đơn vị, cử người tham gia khóa đào tạo; bồi dưỡng kiến thức; nghiệp vụ an ninh hàng không và cơ sở đào tạo phải lưu trữ các hồ sơ, tài liệu có liên quan theo quy định của pháp luật./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Đào Đình Bình

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.