• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 02/01/1991
  • Ngày hết hiệu lực: 01/04/2000
QUỐC HỘI
Số: Không số
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày 21 tháng 12 năm 1990

LUẬT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT VỀ SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

 

Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 30 tháng 12 năm 1981.

Điều 1.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như sau:

1- Khoản 2 Điều 7 về hệ thống quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, được sửa đổi, bổ sung như sau:

"2. Cấp tá có 4 bậc:

Đại tá;

Thượng tá;

Trung tá;

Thiếu tá."

2- Điều 9 về thời hạn xét thăng quân hàm, được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 9.

Thời hạn xét thăng quân hàm được quy định như sau:

Thiếu uý lên trung uý: 2 năm;

Trung uý lên thượng uý: 3 năm;

Thượng uý lên đại uý: 3 năm;

Đại uý lên thiếu tá: 4 năm;

Thiếu tá lên trung tá: 4 năm;

Trung tá lên thượng tá: 4 năm;

Thượng tá lên đại tá: 4 năm.

Việc xét thăng quân hàm cấp tướng không quy định thời hạn.

Thời gian học tập tại trường được tính vào thời hạn để xét thăng quân hàm.

Trong thời chiến, thời hạn xét thăng quân hàm có thể được rút ngắn theo quy định của Hội đồng bộ trưởng."

3- Đoạn 2 Điều 12 về hệ thống chức vụ trong quân đội, được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Mỗi chức vụ được bố trí nhiều nhất ba bậc quân hàm kế tiếp. Trong trường hợp sĩ quan có bậc quân hàm cao nhất của chức vụ đang đảm nhiệm, đủ tiêu chuẩn và đã đến thời hạn xét thăng quân hàm, nhưng không có nhu cầu bổ nhiệm chức vụ cao hơn, thì không thăng quân hàm mà được xét nâng mức lương theo quy định về chế độ tiền lương của sĩ quan."

4- Điều 32 về hạn tuổi phục vụ của sĩ quan, được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 32.

Hạn tuổi phục vụ của sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị được quy định như sau:

 

Cấp bậc tại ngũ

Tuổi
hạng một

Tuổi dự bị
hạng hai

Tuổi
dự bị

Cấp uý

Thiếu tá

Trung tá

Thượng tá

Đại tá

Thiếu tướng và chuẩn đô đốc hải quân

38

43

48

52

55

60

43

48

52

55

58

63

48

52

55

58

60

65

 

Đối với sĩ quan có bậc quân hàm từ trung tướng và phó đô đốc hải quân trở lên thì không quy định hạn tuổi phục vụ; trong trường hợp vì điều kiện sức khoẻ hoặc do năng lực mà không đảm đương được nhiệm vụ, thì thực hiện chế độ nghỉ hưu."

5- Điều 33 về việc kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan, được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 33.

Căn cứ vào nhu cầu của Quân đội và phẩm chất, năng lực, sức khoẻ của từng sĩ quan, hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan có thể kéo dài đến hết hạn tuổi dự bị hạng một; đối với sĩ quan làm công tác nghiên cứu khoa học và giáo viên các trường trong quân đội, thì có thể kéo dài đến hết hạn tuổi dự bị hạng hai; trong trường hợp đặc biệt thì có thể kéo dài trên hạn tuổi dự bị hạng hai.

Người có thẩm quyền thăng quân hàm đối với sĩ quan ở cấp bậc nào, thì có quyền kéo dài hạn tuổi phục vụ tại ngũ đối với sĩ quan ở cấp bậc đó."

6- Điều 39 về chế độ tiền lương và phụ cấp của sĩ quan, được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 39.

Sĩ quan tại ngũ được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp do Hội đồng bộ trưởng quy đinh.

Bảng lương của sĩ quan căn cứ vào cấp bậc quân hàm và chức vụ được quy định phù hợp với tính chất nhiệm vụ của quân đội.

Phụ cấp thâm niên được tính theo thời gian sĩ quan phục vụ tại ngũ; sĩ quan làm nhiệm vụ có tính chất đặc thù còn được hưởng các khoản phụ cấp khác."

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1990.

 

Chủ tịch Quốc hội

(Đã ký)

 

Lê Quang Đạo

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.