• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 07/01/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 01/09/2015
QUỐC HỘI
Số: 31/2001/QH10
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày 25 tháng 12 năm 2001

LUẬT

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội

 

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1997.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội:

1- Điểm 1 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;"

2- Khoản 1 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1- Tổng số đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không quá năm trăm người."

3- Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 9

Căn cứ vào số lượng đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 8 của Luật này, căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, để bảo đảm tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong Quốc hội, sau khi trao đổi ý kiến với Ban thường trực Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, chậm nhất là chín mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến về:

1- Cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội;

2- Số lượng đại biểu Quốc hội được bầu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương".

4- Bổ sung Điều 10a như sau:

"Điều 10a

Số đại biểu Quốc hội là phụ nữ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch Ban chấp hành trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm để phụ nữ có số đại biểu thích đáng."

5- Đoạn thứ nhất của Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Chậm nhất là một trăm lẻ năm ngày trước ngày bầu cử, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập Hội đồng bầu cử từ mười lăm đến hai mươi mốt người, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các uỷ viên là đại diện Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một số cơ quan, tổ chức hữu quan."

6- Đoạn thứ nhất của Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Chậm nhất là chín mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi thống nhất với Uỷ ban nhân dân và Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định thành lập Uỷ ban bầu cử từ bảy đến mười một người, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và các uỷ viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, một số cơ quan, tổ chức hữu quan."

7- Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 23

1- Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.

2- Người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu hai mươi bốn giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả lại tự do hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.

3- Người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Toà án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù, bị bắt tạm giam hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xoá tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri."

8- Khoản 1 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"1- Công dân ứng cử đại biểu Quốc hội (người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) theo quy định của Luật này phải nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là sáu mươi lăm ngày trước ngày bầu cử.

Hồ sơ ứng cử gồm:

a) Đơn xin ứng cử;

b) Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú;

c) Tiểu sử tóm tắt và ba ảnh màu cỡ 4 cm x 6 cm."

9- Điểm 5 Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"5- Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính về giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành chính.

Những người đã có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội mà đến thời điểm bắt đầu bầu cử bị khởi tố về hình sự, bị bắt giữ vì phạm tội quả tang hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Hội đồng bầu cử xoá tên trong danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội."

10- Đoạn thứ nhất và đoạn thứ hai của Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở trung ương do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức chậm nhất là tám mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, thành phần gồm Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện Ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận.

Hội nghị hiệp thương thoả thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương được bầu làm đại biểu Quốc hội trên cơ sở dự kiến do Uỷ ban thường vụ Quốc hội gửi đến. Đại diện Hội đồng bầu cử, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ được mời dự Hội nghị này."

11- Đoạn thứ nhất và đoạn thứ hai của Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức chậm nhất là tám mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, thành phần gồm Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, đại diện Ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc và đại diện Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Hội nghị hiệp thương thoả thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được bầu làm đại biểu Quốc hội trên cơ sở dự kiến do Uỷ ban thường vụ Quốc hội gửi đến. Đại diện Uỷ ban bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được mời dự Hội nghị này."

12- Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 32

Căn cứ vào kết quả hiệp thương lần thứ nhất quy định tại các điều 30 và 31 của Luật này, chậm nhất là tám mươi ngày trước ngày bầu cử, Uỷ ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương được bầu làm đại biểu Quốc hội."

13- Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 33

Trên cơ sở điều chỉnh lần thứ nhất của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương được phân bổ số lượng đại biểu tiến hành giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội."

14- Đoạn thứ nhất và đoạn thứ hai của Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở trung ương do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức chậm nhất là sáu mươi ngày trước ngày bầu cử, thành phần Hội nghị như quy định tại Điều 30 của Luật này.

Hội nghị hiệp thương căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu được bầu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ nhất để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội và gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú."

15- Đoạn thứ nhất và đoạn thứ hai của Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức chậm nhất là sáu mươi ngày trước ngày bầu cử, thành phần Hội nghị như quy định tại Điều 31 của Luật này.

Hội nghị hiệp thương căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu được bầu của các

 

Chủ tịch Quốc hội

(Đã ký)

 

Nguyễn Văn An

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.