• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 07/04/2012
  • Ngày hết hiệu lực: 01/06/2013
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 10/2012/TT-BNNPTNT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày 22 tháng 2 năm 2012

THÔNG TƯ

Về việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam

____________________

 

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001;

Căn cứ Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam như sau:

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này:

1. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, Phụ lục 1 kèm theo gồm:

a) Thuốc sử dụng trong Nông nghiệp:

- Thuốc trừ sâu: 662 hoạt chất với 1549 tên thương phẩm

- Thuốc trừ bệnh: 468 hoạt chất với 1098 tên thương phẩm.

- Thuốc trừ cỏ: 195 hoạt chất với 584 tên thương phẩm.

- Thuốc trừ chuột: 10 hoạt chất với 21 tên thương phẩm.

- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 49 hoạt chất với 133 tên thương phẩm.

- Chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 9 tên thương phẩm.

- Thuốc trừ ốc: 21 hoạt chất với 120 tên thương phẩm.

- Chất hỗ trợ (chất trải): 5 hoạt chất với 6 tên thương phẩm

b. Thuốc trừ mối: 12 hoạt chất với 16 tên thương phẩm

c. Thuốc bảo quản lâm sản: 5 hoạt chất với 7 tên thương phẩm

d. Thuốc khử trùng kho: 5 hoạt chất với 5 tên thương phẩm

e. Thuốc sử dụng cho sân golf:

- Thuốc trừ sâu: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm

- Thuốc trừ bệnh: 3 hoạt chất với 3 tên thương phẩm.

- Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm.

- Thuốc điều hoà sinh trưởng: 1 hoạt chất với 1 tên thương phẩm

2. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam, Phụ lục 2 kèm theo gồm:

a. Thuốc sử dụng trong Nông nghiệp

- Thuốc trừ sâu: 4 hoạt chất với 7 tên thương phẩm

- Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất với 2 tên thương phẩm

b. Thuốc trừ mối: 2 hoạt chất với 2 tên thương phẩm

c. Thuốc bảo quản lâm sản: 5 hoạt chất với 5 tên thương phẩm

d. Thuốc khử trùng kho: 3 hoạt chất với 9 tên thương phẩm

3. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam, Phụ lục 3 kèm theo gồm:

a. Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 21 hoạt chất

Thuốc trừ bệnh: 6 hoạt chất

b) Thuốc trừ chuột: 1 hoạt chất

c) Thuốc trừ cỏ: 1 hoạt chất

Điều 2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại thuốc bảo vệ thực vật theo Thông tư này được thực hiện theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

Điều 3. Cục Bảo vệ thực vật chịu trách nhiệm hướng dẫn sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam.

Điều 4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Thay thế các Thông tư số 73/2011/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 10 năm 2011, số 36/2011/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 5. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Bùi Bá Bổng

 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.