• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 10/09/2000
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 104/2000/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày 25 tháng 8 năm 2000

QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNGCHÍNH PHỦ

Về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đếnnăm 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu đến năm 2020: Tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia vớisố lượng ít nhất 60 lít/người/ngày, sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốtvệ sinh cá nhân, giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã.

b) Mục tiêu đến năm 2010: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh số lượng 60 lít/người/ngày,70% gia đình và dân cư nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệsinh cá nhân.

c) Một số nội dung cần chú ý:

Tập trung cố gắng để chậm nhấtđến năm 2005, tất cả các nhà trẻ, trường học và các cơ sở giáo dục khác, cácbệnh viện, trạm xá, công sở, chợ ở nông thôn có đủ nước sạch và có đủ hố xí hợpvệ sinh.

Kiểm soát việc chăn nuôi tạigia đình, chăn nuôi tập trung, sản xuất của làng nghề để giữ sạch vệ sinh môitrường làng, xã.

Chống cạn kiệt, chống ô nhiễm,bảo vệ chất lượng nguồn nước ngầm, nước mặt tại các hồ, ao, sông, suối...

2. Phương châm, nguyên tắc vàphạm vi thực hiện

a) Phương châm:

Phát huy nội lực của dân cưnông thôn, dựa vào nhu cầu, trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư, xâydựng và quản lý, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong các dịchvụ cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Người sử dụng góp phần quyết địnhmô hình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn phù hợp với khả năng cung cấp tàichính, tổ chức thực hiện và quản lý công trình. Nhà nước đóng vai trò hướng dẫnvà trợ cấp cho các gia đình thuộc diện chính sách, cho người nghèo, vùng dântộc ít người và một số vùng đặc biệt khó khăn khác.

Hình thành thị trường nước sạchvà dịch vụ vệ sinh nông thôn theo định hướng của Nhà nước.

b) Nguyên tắc cơ bản là phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hộitừng vùng đảm bảo hoạt động lâu dài của hệ thống cung cấp nước sạch, vệ sinhnông thôn.

c) Phạm vi thực hiện Chiến lược bao gồm toàn bộ các vùng nông thôn trong cả nước.

3. Các giải pháp chủ yếu

a) Đẩy mạnh xã hội hoá hoạtđộng cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.

Xã hội hoá lĩnh vực cấp nướcsạch và vệ sinh nông thôn là vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để khuyếnkhích sự tham gia của nhân dân, của các thành phần kinh tế và toàn xã hội vàosự phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn nhằm nâng cao điều kiện sốngvà tăng cường sức khoẻ cho dân cư nông thôn, cụ thể là:

Tuyên truyền giáo dục: nhằmnâng cao nhu cầu dùng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, nâng cao sự hiểu biếtcủa người dân về vệ sinh và mối liên quan giữa cấp nước vệ sinh với sức khoẻ vàsự phát triển xã hội.

Hoạt động tuyên truyền giáo dụcđược thực hiện ở tất cả các cấp thông qua mạng lưới đài truyền hình, phátthanh, báo chí ở Trung ương và địa phương, các đoàn thể xã hội, nhà trường vàmạng lưới tuyên truyền viên tại cơ sở.

Tổ chức sự tham gia của cộngđồng: nhằm huy động toàn dân tham gia vào các hoạt động cấp nước sạch và vệsinh nông thôn, đa dạng hoá các mô hình đầu tư, tạo điều kiện thuận tiện chocác thành phần kinh tế để hộ gia đình, các nhóm, hợp tác xã, doanh nghiệp dândoanh... giúp nhau tự góp vốn, vay vốn tín dụng của Nhà nước; tham gia vận hành,bảo dưỡng, quản lý và kinh doanh các công trình, dịch vụ cấp nước sạch và vệsinh nông thôn.

Ban hành các chính sách khuyếnkhích xã hội hoá: các cơ quan của Chính phủ trong phạm vi quyền hạn của mìnhcần sớm ban hành các chính sách liên quan về thủ tục cấp phép, về đất đai, vềthuế, phí, lệ phí, tín dụng, bảo hiểm nhằm khuyến khích các tổ chức và cá nhântham gia phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn theo định hướng của Nhànước.

b) Tạo thêm nguồn vốn, thànhlập hệ thống tín dụng và hệ thống trợ cấp phục vụ việc phát triển cấp nước sạchvà vệ sinh nông thôn.

Các hộ gia đình dành một phầnthu nhập và Nhà nước dành ngân sách thích đáng dưới hình thức vốn trợ cấp vàvốn vay tín dụng ưu đãi để phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư và thu hút vốn nước ngoài để pháttriển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn dưới nhiều hình thức.

Hình thành hệ thống tín dụngcho nhân dân vay vốn xây dựng công trình cấp nước sạch và vệ sinh với lãi suất ưuđãi, hệ thống trợ cấp nhằm hỗ trợ gia đình chính sách, hỗ trợ người nghèo, cácvùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước và hỗ trợ việc xây dựng các hệ thống cấp nướctập trung.

Từ năm 2000 đến 2020 cố gắnghuy động các nguồn vốn để có được khoảng 50.000 tỷ đồng góp phần hoàn thành cơbản mục tiêu cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn ở nước ta.

Trong từng kỳ kế hoạch, các cơquan có trách nhiệm cần xác định kinh phí cụ thể để huy động và quản lý cácnguồn vốn theo pháp luật hiện hành.

c) Đào tạo nguồn nhân lực, đưakhoa học, công nghệ vào phục vụ sự nghiệp cấp nước và vệ sinh nông thôn.

Đào tạo, phát triển nguồn nhânlực:

Bồi dưỡng cán bộ ở Trung ươngvà cấp tỉnh về Chiến lược quốc gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn. Phát triểnnguồn nhân lực cân đối và đồng bộ ở các cấp, các ngành, coi trọng việc huấnluyện nhân viên thực thi ở cấp huyện, xã. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo,tăng cường năng lực đào tạo, phát triển các trung tâm đào tạo của các tỉnh.

Á<span lang="EN-USstyle=" font-size:12.0pt;font-family:'times"="">p dụngkhoa học, công nghệ:

Điều tra nắm vững các nguồn nước,phân phối sử dụng hợp lý và tiết kiệm nước. Đặc biệt coi trọng việc quản lý,bảo vệ nguồn nước và có kế hoạch dự phòng khi gặp thiên tai. Thử nghiệm và ápdụng các công nghệ nhằm giải quyết cấp nước cho những vùng gặp nhiều khó khănnhư vùng bị nhiễm mặn, hải đảo, vùng núi đá, vùng bị hạn hán, lũ lụt. Sớm giảiquyết một số vấn đề cấp bách như: vệ sinh tại các vùng bị ngập lụt; thay thếcầu tiêu trên mặt nước bằng loại cầu tiêu văn minh và hợp vệ sinh hơn. Tiếp tụccải tiến hố xí hai ngăn và nhà tiêu dội nước đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh.

Chọn lọc và cải tiến các côngnghệ truyền thống gắn với việc tiếp thu kinh nghiệm quốc tế áp dụng các côngnghệ tiên tiến nhằm công nghiệp hoá, hiện đại hoá cấp nước sạch, vệ sinh nôngthôn. Khuyến khích nghiên cứu và sản xuất vật tư thiết bị trong nước, tại chỗphục vụ cho cấp nước và vệ sinh nông thôn. Việc nghiên cứu bao gồm cả các lĩnhvực thông tin giáo dục truyền thông, phát triển nguồn nhân lực và các mô hìnhquản lý, đầu tư.

Phổ biến các loại công nghệ cấpnước sạch và vệ sinh đã được thực tế thừa nhận giúp người sử dụng lựa chọn (vídụ: biogaz, xây bể chứa nước mưa ở vùng núi đá, hải đảo...). Sớm loại bỏ cáccông nghệ lạc hậu hoặc có hại cho sức khoẻ và gây ô nhiễm môi trường.

d) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế tronglĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn dưới nhiều hình thức hợp tác đa phương,hợp tác song phương, hợp tác với các tổ chức phi Chính phủ về các mặt:

Trao đổi các kinh nghiệm về tổchức quản lý, cơ chế chính sách nhằm phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nôngthôn.

Phát triển nguồn nhân lực.

Chuyển giao công nghệ cấp nướcsạch và vệ sinh nông thôn.

Tài trợ nguồn vốn bao gồm vốnviện trợ không hoàn lại và vốn cho vay tín dụng ưu đãi.

e) Tăng cường hiệu quả quản lýnhà nước về cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.

Hệ thống văn bản quản lý: trướcnăm 2005 cần hoàn thiện, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quy phạm phápluật, các quy chế, quy định, tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hiện Luật Tài nguyênnước, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân và các văn bản phápluật khác; hình thành cơ chế, chính sách vừa đáp ứng nhu cầu của người dân, vừaphù hợp với điều kiện tự nhiên xã hội của từng vùng: miền núi, đồng bằng sôngHồng, khu vực ven biển và các hải đảo, đồng bằng sông Cửu Long...; xây dựng hệthống văn bản pháp quy để bảo vệ lợi ích của người sử dụng nước sạch và dịch vụvệ sinh trong cơ chế thị trường.

Công tác quy hoạch: trên cơ sởChiến lược quốc gia cần khẩn trương hoàn thành trong thời gian sớm nhất quyhoạch cấp nước sạch và vệ sinh các khu dân cư nông thôn, chú ý đầy đủ đến điềukiện tự nhiên, xã hội của từng vùng.

Về cải tiến tổ chức: tận dụng,kiện toàn, sắp xếp lại cho hợp lý các tổ chức hiện có về cấp nước sạch và vệsinh nông thôn ở các cấp, đặc biệt là đơn vị cơ sở, thôn, bản. Tập trung đầumối để chủ trì, phối hợp nhiệm vụ cấp nước sạch và môi trường nông thôn vào BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn; phân công trách nhiệm rõ ràng và có cơ chếphối hợp tốt giữa các Bộ, ngành và các tổ chức xã hội; Bộ Y tế có trách nhiệmhoàn chỉnh và tận dụng bộ máy y tế cơ sở vào thực hiện nhiệm vụ bảo đảm vệ sinhnông thôn, xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống, sinh hoạt,nhà tiêu hợp vệ sinh, đề ra các quy định về tái sử dụng phân người làm phânbón, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn trên.

Trách nhiệm của cấp Trung ươnglà đề ra các chính sách và cơ chế, kế hoạch phát triển cấp nước sạch và vệ sinhnông thôn, đồng thời quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực thi các chính sáchvà cơ chế, kế hoạch đã được phê duyệt theo mục tiêu cấp nước sạch và vệ sinhnông thôn đã đề ra.

Trách nhiệm của các cấp chínhquyền địa phương: Uỷ ban nhân dân tỉnh là cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyềncao nhất trong việc thực hiện Chiến lược cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn ởmỗi tỉnh; thiết lập cơ cấu tổ chức phù hợp ở địa phương; lập quy hoạch cấp nướcnông thôn và kế hoạch hàng năm; chỉ đạo các huyện và các ngành của tỉnh thựchiện kế hoạch cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn: bảo đảm kinh phí địa phươngvà thu hút các nguồn vốn của các nhà tài trợ cho phát triển cấp nước sạch và vệsinh nông thôn trong địa bàn của mình.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và cácBộ, ngành có liên quan, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngtriển khai thực hiện Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đếnnăm 2020.

2. Căn cứ Chiến lược này, BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phươngliên quan, xây dựng kế hoạch khung định kỳ 5 năm 1 lần. Trước mắt cần khẩn trươngtổng kết công tác quản lý nhà nước về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôntrong thời gian qua, từ đó xây dựng kế hoạch cho Chương trình mục tiêu quốc gianước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong những năm 2000 - 2005, làm cơsở xây dựng kế hoạch hàng năm, để Chương trình mục tiêu quốc gia này trở thànhcông cụ chủ yếu thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nôngthôn đến năm 2020.

3. Để Thủ tướng Chính phủ xemxét phê duyệt nhằm phối hợp chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêuQuốc gia có tầm quan trọng đặc biệt này, theo Quyết định của Thủ tướng Chínhphủ về quản lý các Chương trình Quốc gia (số: 531/TTg ngày 08 tháng 8 năm1996), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần khẩn trương trình:

Thành phần Ban Chủ nhiệm Chươngtrình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn bao gồm đạidiện có thẩm quyền của các Bộ, ngành có liên quan tham gia.

Quy chế hoạt động của Ban Chủnhiệm Chương trình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức xãhội và nghề nghiệp và Chủ tịch <span lang="EN-USstyle=" font-size:12.0pt;font-family:'times"="">y bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hànhQuyết định này./.

KT. THỦ TƯỚNG

Phó Thủ tướng

(Đã ký)

 

Nguyễn Công Tạn

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.