• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 08/07/1999
  • Ngày hết hiệu lực: 25/10/2009
CHÍNH PHỦ
Số: 40/1999/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày 23 tháng 6 năm 1999

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về Công an xã

__________ 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Thông báo số 195/TBTWngày 25 tháng 01 năm 1999;

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công an xã, góp phần giữ vững anninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Côngan xã, Công an thị trấn ở những nơi không bố trí lực lượng Công an chính quy (sauđây gọi chung là Công an xã) là lực lượng vũ trang bán chuyên trách là côngcụ trọng yếu của Đảng và Nhà nước ở xã, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) đểđảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở, chịu sự lãnh đạo trực tiếp,toàn diện của cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân xã và sự chỉđạo, hướng dẫn của Công an cấp trên.

Điều 2.Công an xã có trách nhiệm tham mưu cho cấp ủy Đảng và Ủy ban nhân dân xã về công tácbảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; làm nòng cốt xây dựng phong trào quầnchúng bảo vệ an ninh Tổ quốc; thực hiện các biện pháp công tác phòng ngừa, đấutranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự, an toànxã hội theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệlợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trên địa bàn xã.

Điều 3. Côngan xã hoạt động theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của phápluật. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh nghĩa của Công an xã để thực hiệnhành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Điều 4.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các đơnvị lực lượng vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm tham gia xây dựngvà giúp đỡ lực lượng Công an xã thực hiện nhiệm vụ.

 

Chương II

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC VÀ TRANG BỊ CỦA CÔNG ANXÃ

Điều 5.Công an xã có nhiệm vụ sau đây:

1.Nắm vững tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, đề xuấtvới cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân xã và cơ quanCông an cấp trên về những chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trậttự, an toàn xã hội và tổ chức thực hiện những chủ trương, kế hoạch, biện phápđó;

2.Làm nòng cốt trong việc xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc,phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nângcao ý thức cảnh giác cho nhân dân; hướng dẫn các tổ chức quần chúng làm côngtác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã;

3.Thực hiện các biện pháp công tác nghiệp vụ để phòng ngừa và đấu tranh phòng,chống tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật vàhướng dẫn nghiệp vụ của Công an cấp trên;

4.Thực hiện các quy định về công tác phòng cháy, chữa cháy, giữ gìn trật tự côngcộng và trật tự an toàn giao thông, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, chất dễ cháy;quản lý hộ khẩu; kiểm tra việc thực hiện các quy định về an ninh, trật tự trênđịa bàn xã theo thẩm quyền được phân cấp;

5.Lập hồ sơ đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc diện cần ápdụng các biện pháp xử lý hành chính khác trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã xem xét,quyết định. Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, giáo dục đối tượng trênđịa bàn xã theo quy định của pháp luật;

6.Tổ chức bảo vệ hiện trường, cấp cứu nạn nhân; bắt người phạm tội quả tang, tổchức bắt người có lệnh truy nã, người có lệnh truy bắt hành chính đang lẩn trốntrong địa bàn xã; tiếp nhận và dẫn giải người bị bắt lên Công an cấp trên;

7.Xây dựng lực lượng Công an xã thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng,tổ chức và nghiệp vụ. Đẩy mạnh phong trào thi đua vì an ninh Tổ quốc theo tiêuchuẩn và hướng dẫn của Công an cấp trên;

8.Thực hiện các nhiệm vụ khác về an ninh, trật tự, an toàn xã hội do cấp ủy Đảng,Ủy ban nhân dân xã và Công ancấp trên giao.

Điều 6.Công an xã có các quyền hạn sau đây:

1.Kiểm tra đôn đốc các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổchức kinh tế đóng trên địa bàn xã và công dân trong xã thực hiện các quy địnhcủa pháp luật và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân về an ninh, trậttự, an toàn xã hội; kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý nhữnghành vi vi phạm pháp luật;

2.Trong khi tuần tra, canh gác được kiểm tra giấy tờ, hàng hoá, phương tiện đốivới người có dấu hiệu phạm tội hoặc vi phạm hành chính trên địa bàn xã theo quyđịnh của pháp luật;

3.Thực hiện các biện pháp quản lý hành chính và các quyết định xử lý vi phạm hànhchính về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật và hướngdẫn của Công an cấp trên;

4.Trong trường hợp đuổi bắt người phạm tội quả tang, người đang có lệnh truy nã,cấp cứu người bị nạn, được huy động người và phương tiện giao thông của côngdân trên địa bàn xã và phải trả lại ngay các phương tiện giao thông khi tìnhhuống trên đây không còn sau đó phải báo cáo ngay với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và phải chịutrách nhiệm về những quyết định của mình. Trường hợp phương tiện huy động bị hưhỏng thì chủ phương tiện được bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 7. TrưởngCông an xã chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân xã và Công an cấp trên về toàn bộ hoạt động của Côngan xã.

Phótrưởng Công an xã giúp việc Trưởng Công an xã, thực hiện nhiệm vụ theo sự phâncông của Trưởng Công an xã và thay mặt Trưởng Công an xã khi được ủy quyền.

Điều 8. Côngan viên chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các chủ trương, biện pháp, kếhoạch bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn dân cư do mình phụtrách và thực hiện các nhiệm vụ khác về an ninh, trật tự, an toàn xã hội do TrưởngCông an xã giao.

Điều 9.

1.Tổ chức Công an xã gồm có: Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và công anviên.

Côngan viên được bố trí theo thôn, làng, ấp, bản.

Căncứ vào đặc điểm, yêu cầu của việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ởđịa phương, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Chủtịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xemxét, quyết định việc bố trí lực lượng công an xã cho phù hợp.

2.Công an xã được sử dụng con dấu riêng.

Điều 10.

1.Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có lý lịch rõ ràng, trong sạch, trungthành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có sức khoẻ, có trình độ văn hoá cầnthiết, có năng lực và hiểu biết nhất định về pháp luật và được nhân dân tín nhiệmthì có thể được lựa chọn tham gia lực lượng Công an xã.

2.Trưởng Công an xã do Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp huyện phê chuẩn.

Phótrưởng Công an xã do Chủ tịch Ủyban nhân dân xã quyết định sau khi thống nhất ý kiến với Trưởng Công an cấphuyện.

Côngan viên do Trưởng Công an xã đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định công nhận.

3.Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên phải được huấn luyện,bồi dưỡng về pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Bộ Công an.

Điều 11.

1.Công an xã được trang bị và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định củapháp luật và hướng dẫn của Công an cấp trên.

2.Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên được cấp Giấy chứngnhận, biển hiệu và các phương tiện cần thiết khác để phục vụ công tác.

 

Chương III

CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH VÀ KINH PHÍ BẢO ĐẢM CHO HOẠT ĐỘNGCỦA CÔNG AN XÃ

Điều 12. Phụcấp hàng tháng đối với Trưởng Công xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên đượcquy định như sau:

1.Trưởng Công an xã được hưởng phụ cấp hàng tháng theo quy định tại khoản 3 Điều3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ về chế độsinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;

2.Một Phó trưởng Công an xã được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng mức phụ cấp củacác chức danh khác thuộc Ủy ban nhân dân xã quy định tạikhoản 5 Điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chínhphủ;

3.Công an viên được hưởng phụ cấp hàng tháng tối thiểu bằng một phần ba (1/3) phụcấp của Trưởng Công an xã.

Căncứ vào điều kiện cụ thể và cân đối nguồn ngân sách của từng địa phương, Chủtịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức phụ cấphàng tháng cho Công an viên từ nguồn ngân sách địa phương.

Điều 13.

1.Trong thời gian tập trung huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, chuyênmôn, nghiệp vụ Công an xã được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định của phápluật; khi đi công tác được thanh toán tiền công tác phí như cán bộ cấp xã.

2.Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên trong khi làm nhiệm vụđấu tranh phòng, chống tội phạm hoặc dũng cảm làm những công việc cấp bách phụcvụ quốc phòng, an ninh, dũng cảm cứu người và tài sản của Nhà nước, của nhândân mà bị hy sinh thì được xem xét công nhận là liệt sĩ; trường hợp bị thương,mất sức lao động từ 21% trở lên thì được hưởng các chế độ chính sách như thươngbinh theo quy định hiện hành. Trong thời gian bị thương phải nằm điều trị tạicác cơ sở y tế quân, dân y thì được thanh toán tiền chi phí điều trị từ nguồnngân sách địa phương.

3.Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã khi nghỉ việc được hưởng chế độ trợcấp quy định tại khoản a, b Điều 4 của Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng01 năm 1998 của Chính phủ.

Điều 14. Kinhphí cho hoạt động của Công an xã được bảo đảm từ các nguồn sau đây:

1.Ngân sách Nhà nước chi cho công tác an ninh;

2.Quỹan ninh, trật tự của địa phương;

3.Kinh phí chi cho hoạt động quản lý, hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã.

 

Chương IV

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 15. Tổchức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng lực lượng Công an xã thì đượckhen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.

Điều 16. TrưởngCông an xã, Phó trưởng Công an xã, Công an viên lập thành tích xuất sắc trongcông tác, chiến đấu thì được xét khen thưởng theo quy định chung của Nhà nướcvà hướng dẫn của Bộ Công an.

Điều 17. Ngườinào mạo danh Công an xã hoặc cản trở, chống đối Công an xã đang thi hành côngvụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặcbị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 18.Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn huy động, sử dụng Công an xã làm tráipháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lýhành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 19. TrưởngCông an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên lợi dụng chức vụ, quyền hạnxâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân hoặc có hành vi vi phạm pháp luậtkhác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hànhchính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phảibồi thường cho người bị hại theo quy định của pháp luật.

 

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. BộCông an chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp việc xây dựng lực lượng công an xã; quy địnhchương trình, nội dung bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ và phápluật, mẫu giấy chứng nhận, biển hiệu, quy định số lượng, chủng loại vũ khí,công cụ hỗ trợ cho Công an xã; bảo đảm kinh phí huấn luyện, bồi dưỡng chuyênmôn, nghiệp vụ, pháp luật và trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ cho Công an xã.

Điều 21.Ủy ban nhân dân các cấp thựchiện chức năng quản lý, chỉ đạo tổ chức và hoạt động của Công an xã theo thẩmquyền và theo sự chỉ đạo của Công an cấp trên; bố trí trụ sở hoặc địa điểm làmviệc cho Công an xã; cấp kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Công an xã và thựchiện các chế độ, chính sách đối với Công an xã theo quy định của Nghị định nàyvà các quy định khác của pháp luật.

Điều 22. Nghịđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây vềCông an xã trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

BộCông an hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 23.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.