• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 02/10/2009
  • Ngày hết hiệu lực: 19/10/2012
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Số: 23/2009/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày 22 tháng 9 năm 2009

QUYẾT ĐỊNH

Về việc Ban hành Quy định mức chi đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp

__________________

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ về qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 09/2007/TTLT-BTP-BTC ngày 15/11/2007 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;

Căn cứ Nghị Quyết số 149/2009/NQ-HĐND ngày 14/7/2009 Về việc Quy định mức chi đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân các cấp; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - Ngân sách Hội đồng Nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức chi đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân các cấp;

(Có quy định chi tiết kèm theo)

Điều 2.  Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.  

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

 

Lò Văn Giàng


 

QUY ĐỊNH

Mức chi đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp

(Ban hành  kèm theo Quyết đinh số 23/2009/QĐ-UBND

ngày 22 tháng 9 năm 2009 của UBND tỉnh Lai Châu)

____________________

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Mức chi cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện, Thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện); Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Xã, Phường, Thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) bao gồm: kinh phí lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, khảo sát, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã gồm các loại văn bản sau:

- Dự thảo Nghị quyết có quy phạm pháp luật của HĐND các cấp;

- Dự thảo Quyết định, Chỉ thị có quy phạm pháp luật của UBND các cấp;

2. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị được cấp có thẩm quyền giao. Kinh phí xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán  cơ quan, đơn vị. Căn cứ vào dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao; chương trình, kế hoạch xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong năm, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm bố trí kinh phí để thực hiện chương trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với tiến độ triển khai nhiệm vụ, trong phạm vi dự toán ngân sách đã được giao.

3. Trường hợp phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật đột xuất, khẩn cấp, bổ sung vào chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã; văn bản quy phạm pháp luật có trong chương trình nhưng chuyển sang năm sau hoặc tạm dừng thực hiện, cơ quan chủ trì soạn thảo phải kịp thời thông báo đến cơ quan tài chính, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Uỷ ban nhân dân, cơ quan tư pháp cùng cấp để tổng hợp, bổ sung và điều chỉnh kinh phí cho phù hợp.

4. Trường hợp cơ quan, đơn vị được tổ chức, cá nhân nước ngoài viện trợ, tài trợ kinh phí để xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì phải thực hiện chi tiêu theo đúng các nội dung chi và mức chi được quy định tại văn bản này; trường hợp có cam kết khác giữa các tổ chức, cá nhân viện trợ, tài trợ với cơ quan, đơn vị được nhận kinh phí viện trợ, tài trợ thì thực hiện theo cam kết đã thoả thuận.

5. Cơ quan được phân công chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm sử dụng kinh phí được cấp đúng mục đích, đúng nội dung, đúng chế độ chi tiêu tài chính hiện hành và những quy định tại văn bản này.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

1. Nội dung chi:

a)  Chi cho Công tác lập dự kiến chương trình xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định, Chỉ thị của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh:

Chi tổ chức các cuộc họp xét duyệt chương trình xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; Quyết định, Chỉ thị của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh hàng năm.

b) Công tác soạn thảo, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật:

- Chi điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng quan hệ xã hội; rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật để đánh giá, tổng kết tình hình thi hành pháp  luật; nghiên cứu thông tin tư liệu có liên quan đến nội dung dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

- Chi xây dựng đề cương.

- Mua tư liệu phục vụ cho công tác soạn thảo văn bản.

- Chi hợp đồng nghiên cứu, hợp đồng soạn thảo.

- Chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo để lấy ý kiến, chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo trong quá trình soạn thảo.

- Chi tổ chức lấy ý kiến rộng rãi góp ý vào dự thảo.

- Các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp hoạt động nghiên cứu, soạn thảo văn bản (nếu có).

c) Chi cho công tác thẩm tra của các Ban của Hội đồng Nhân dân đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

d) Chi cho công tác thẩm định của cơ quan Tư pháp đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân cùng cấp trình; Quyết định, Chỉ thị của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; góp ý của cơ quan Tư pháp đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân cấp huyện; góp ý của Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh đối với Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp không do Uỷ ban Nhân dân trình.

đ) Chi cho công tác xây dựng văn bản góp ý kiến của Công chức Tư pháp - Hộ tịch vào dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân cấp xã, Quyết định, Chỉ thị của Uỷ ban Nhân dân cấp xã.

2. Mức chi cho công tác xây dựng văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh, huyện, xã như sau:

S

T

T

NỘI DUNG CHI

MỨC CHI CHO TỪNG LOẠI VBQPPL

CẤP TỈNH

CẤP HUYỆN

CẤP  XÃ

Nghị quyết,

Chỉ thị, quyết định

Nghị quyết

Chỉ thị, quyết định

Nghị quyết

Chỉ thị, quyết định

  1.  

Chi xây dựng đề cương

500.000 đồng/đề cương

 350.000

đồng/đề  cương

350.000 đồng/đề cương

245.000 đồng/đề cương

245.000 đồng/đề cương

172.000 đồng/đề cương

  1.  

Chi soạn thảo dự thảo văn bản

2.000.000 đồng/văn bản dự thảo

1.400.000 đồng/ văn bản dự thảo

 1.400.000 đồng/văn bản dự thảo

980.000 đồng/ văn bản dự thảo

980.000 đồng/văn bản dự thảo

686.000 đồng/ văn bản dự thảo

  1.  

Chi soạn thảo báo  cáo thẩm định,  báo cáo thẩm tra

200.000 đồng/

báo cáo

140.000 đồng/

báo cáo

140.000 đồng/

báo cáo

98.000 đồng/

báo cáo

Không

Không

  1.  

Chi góp ý vào dự thảo văn bản

100.000 đồng/báo cáo

70.000 đồng/báo cáo

70.000 đồng/báo cáo

49.000    đồng/báo cáo

49.000 đồng/báo cáo

34.000 đồng/báo cáo

  1.  

Chi soạn thảo báo cáo chỉnh lý của cơ quan chủ trì soạn thảo  văn bản

100.000 đồng/

báo cáo

70.000

đồng/

báo cáo

70.000 đồng/

báo cáo

49.000

đồng/

báo cáo

49.000 đồng/

báo cáo

34.000

đồng/

báo cáo

  1.  

Chi cho cá nhân tham gia hội thảo; phục vụ

50.000 đồng/

người buổi

35.000

đồng/

người buổi

35.000

đồng/

người buổi

25.000 đồng

/người buổi

25.000 đồng/

người buổi

18.000 đồng/

người buổi

  1.  

Chi lấy ý kiến theo phiếu điều tra, phiếu lấy ý kiến được duyệt

20.000

đồng/

phiếu

14.000 đồng/

phiếu

14.000 đồng/

phiếu

10.000 đồng/

phiếu

10.000

đồng/

phiếu

7.000 đồng/

phiếu

  1.  

Chi cho công tác tổng hợp và xây dựng bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý vào dự thảo

100.000

đồng/

bản tổng hợp

70.000

đồng/

bản tổng hợp

70.000 đồng/bản tổng hợp

49.000

đồng/

bản tổng hợp

49.000 đồng/bản tổng hợp

34.000

đồng/

bản tổng hợp

Riêng các khoản chi: mua tư liệu phục vụ cho công tác soạn thảo văn bản; các khoản chi phí khác phục vụ trực tiếp hoạt động nghiên cứu, soạn thảo văn bản do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật căn cứ thực tế quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.

3. Mức chi tối đa đối với từng loại văn bản của HĐND, UBND các cấp:

a. Đối với công tác soạn thảo các loại văn bản của HĐND, UBND các cấp tuỳ vào tính chất phức tạp của các văn bản mức chi tối đa không được vượt quá mức chi cụ thể như sau:

-  Đối với dự thảo Nghị quyết mức chi tối đa được quy định như sau:

+  Cấp tỉnh  mức chi tối đa không quá 5.000.000 đồng/văn bản.

+  Cấp huyện, thị xã mức chi tối đa không quá 3.500.000 đồng/văn bản

+  Cấp xã mức chi tối đa không quá 2.450.000 đồng/văn bản

-  Đối với dự thảo Chỉ thị, Quyết định mức chi tối đa được quy định như sau:

+ Cấp tỉnh mức chi tối đa không quá 2.000.000 đồng /văn bản.

+ Cấp huyện, thị xã mức chi tối đa không quá 1.400.000 đồng/văn bản

+ Cấp xã mức chi tối đa không quá 980.000 đồng/văn bản

b. Đối với các loại văn bản phức tạp có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của các văn bản mức chi tối đa không được vượt quá mức chi cụ thể sau:

-  Đối với dự thảo Nghị quyết phức tạp có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực mức chi tối đa được quy định như sau:

+ Cấp tỉnh mức chi tối đa không quá 7.000.000 đồng/văn bản

+ Cấp huyện, thị xã mức chi tối đa không quá 4.900.000 đồng/văn bản

+  Cấp xã mức chi tối đa không quá 3.430.000 đồng/văn bản

-  Đối với dự thảo Chỉ thị, Quyết định  phức tạp có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực mức chi tối đa được quy định như sau:

+ Cấp tỉnh mức chi tối đa không quá 4.000.000 đồng/văn bản

+ Cấp huyện, thị xã  mức chi tối đa không quá 2.800.000 đồng/văn bản

+ Cấp xã mức chi tối đa không quá 1.960.000 đồng/văn bản

4. Lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật:

a) Lập dự toán và phân bổ kinh phí:

- Hàng năm căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật các cơ quan, đơn vị  lập dự kiến kế hoạch xây dựng nghị quyết của Hội đồng Nhân dân, Quyết định, Chỉ thị của Uỷ ban Nhân dân cùng cấp; đồng thời lập dự toán kinh phí soạn thảo, xây dựng; kinh phí thẩm định, thẩm tra; kinh phí rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật tổng hợp chung vào dự toán kinh phí thường xuyên hàng năm của các cơ quan, đơn vị gửi cơ quan Tài chính, Văn phòng Uỷ ban Nhân dân, Văn phòng Hội đồng Nhân dân cùng cấp để tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh trình Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua.

- Căn cứ dự toán kinh phí thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phân bổ và sử dụng kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành.

b) Sử dụng và quyết toán kinh phí:

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì trong việc soạn thảo, xây dựng Nghị quyết của HĐND, Quyết định, Chỉ thị của UBND cùng cấp. Căn cứ vào dự toán được giao và tính chất phức tạp của mỗi loại văn bản Quyết định mức chi cụ thể cho từng văn bản và từng nội dung chi quy định tại điểm 2 mục II  và không vượt quá mức chi tối đa đối với từng loại văn bản của HĐND và UBND các cấp quy định tại điểm 3 mục II của quy định này cho các cơ quan, đơn vị tham gia soạn thảo, xây dựng, thẩm định, thẩm tra các văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND các cấp.

- Việc sử dụng kinh phí cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành.

- Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thực chi cho nội dung nào thì hạch toán vào mục chi tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.

- Kinh phí chi cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được phân bổ và quyết toán theo quy định hiện hành. Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện cho công tác xây dựng  văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp phải được quản lý, sử dụng theo đúng định mức tiêu chuẩn tại Quy định này và trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được cấp thẩm quyền giao.

2. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm rà soát lập dự kiến kế hoạch xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định, Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp; đồng thời lập dự toán kinh phí soạn thảo, xây dựng; kinh phí thẩm định, thẩm tra; kinh phí rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật tổng hợp chung vào dự toán kinh phí thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị.

3. Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác xây dựng  văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp báo cáo Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân tỉnh.

TM. Ủy ban nhân dân tỉnh

Chủ tịch

(Đã ký)

 

Lò Văn Giàng

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.