QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH LAI CHÂU
V/v: Ban hành Quy định về phụ thu đối với khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
_______________________________
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ban hành ngày 10/12/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ của UBND cấp tỉnh;
- Căn cứ Luật Khoáng sản của Quốc hội, ban hành ngày 03/4/1996;
- Căn cứ Công văn số 233/CV-HĐ ngày 16/12/2004 của Thường trực HĐND tỉnh về việc đồng ý cho quy định phụ thu đối với khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phụ thu đối với khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông (bà); Chánh Văn phòng HĐND-UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Tài nguyên Môi trường; Cục trưởng Cục thuế tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị và Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Nguyễn Minh Quang
|
QUI ĐỊNH
VỀ PHỤ THU ĐỐI VỚI KHAI THÁC, CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU.
(Kèm theo Quyết định số: 93/2004/QĐ-UB ngày 24/12/2004 của UBND tỉnh).
________________________
1. Đối tượng phải nộp phụ thu.
Các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế khi tham gia khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu dưới mọi hình thức theo thẩm quyền của UBND tỉnh cấp giấy phép, đều là đối tượng phải nộp phụ thu khai thác khoáng sản.
2. Các loại khoáng sản tỉnh phụ thu khai thác.
Các loại khoáng sản được khai thác, chế biến trên địa bàn tỉnh Lai Châu thuộc đối tượng tỉnh phụ thu khai thác gồm:
- Khoáng sản kim loại.
- Khoáng sản không kim loại (trừ đá, cát, sỏi, đất làm vật liệu xây dựng thông thường).
- Nước khoáng, nóng thiên nhiên.
3. Các căn cứ để tỉnh phụ thu khai thác khoáng sản.
a/ Sản lượng tỉnh phụ thu:
- Sản lượng tài nguyên khoáng sản để tỉnh phụ thu là sản lượng thương phẩm khai thác thực tế (xác định trên cơ sở sản lượng xuất bán qua hoá đơn theo qui định của Bộ Tài chính).
- Diện tích khu vực được phép khai thác (đối với khoáng sản là vàng).
- Công suất khai thác ghi trong giấy phép (đối với nước khoáng, nóng thiên nhiên).
b/ Giá tỉnh phụ thu khai thác:
- Là giá thành nguyên khai để tỉnh thuế tài nguyên hoặc giá bán một đơn vị sản phẩm tài nguyên khoáng sản trên thị trường; cụ thể tuỳ theo từng dự án, từng thời điểm và loại khoáng sản được phép khai thác, chế biến.
- Là giá khoán trên một đơn vị diện tích (m2) hoặc thể tích (m3).
c/ Mức phụ thu khai thác khoáng sản (theo biểu đính kèm).
Căn cứ vào giá trị của từng loại khoáng sản, điều kiện khai thác, thị trưòng tiêu thụ... Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì phối hợp cùng các ngành liên quan xác định mức phụ thu phù hợp với khung mức phụ thu được quy định (trừ trường hợp đặc biệt) để trình UBND tỉnh quyết định.
4. Cách tỉnh phụ thu khai thác khoáng sản.
T = M x A x Gt
Trong đó:
T: Giá trị phụ thu phải nộp.
M: Mức tỉnh phụ thu.
A: Sản lượng tỉnh phụ thu.
Gt: Giá tỉnh phụ thu.
THU KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
STT
|
NHÓM LOẠI KHOÁNG SẢN KHAI THÁC
|
MỨC PHỤ THU
|
I
|
Khoáng sản kim lọai.
|
|
1
|
Khoáng sản kim loại đen (sắt, man gan, crom, titan ...)
|
30 % - 40 %
|
2
|
Khoáng sản kim loại màu.
|
|
|
- Vàng sa khoáng.
|
10- 20 triệu đồng/ha/năm
|
|
- Đất hiếm.
|
20 % - 30 %
|
|
- Bạc kim, Thiếc, Wonfram, Bạc, Antimon...
|
30 % - 40 %
|
|
- Chì, Kẽm, Đồng, Niken, Molipden, Nhôm, Thuỷ ngân, Bauxit.
|
20 % - 30 %
|
|
- Các khoáng sản kim loại mầu khác.
|
20 % - 30 %
|
II
|
Khoáng sản không kim loại
|
|
1
|
Khoáng sản không kim loại làm vật liệu xây dựng cao cấp (Đá phiến đen ốp lát và lợp, Granit...).
|
10 % - 20 %
|
2
|
Khoáng sản không kim loại dùng trong sản xuất công nghiệp (Barit, Fluorit, Cao lanh, Pyrit, Acsen...).
|
10 % - 20 %
|
3
|
Than.
|
5 % - 10 %
|
4
|
Đá quý.
|
30 % - 40 %
|
5
|
Các loại khoáng sản khác.
|
5 % - 10 %
|