• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 14/08/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 01/08/2011
BỘ Y TẾ
Số: 4021/2003/QĐ-BYT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Toàn quốc, ngày 30 tháng 7 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành “Quy định đánh giá vệ sinh an toàn 20 chất phụ gia thực phẩm”

______________________________________

 
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 49/CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 08/12/1995 của Chính phủ về việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước đối với chất lượng hàng hóa;

Căn cứ Quyết định số 14/1999/QĐ-TTg ngày 14/02/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học đào tạo, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế và Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định đánh giá vệ sinh an toàn 20 chất phụ gia thực phẩm”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng; Chánh Thanh tra, Vụ trưởng Khoa học đào tạo, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm; Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng Y tế ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG

(Đã ký)

Trần Chí Liêm


QUY ĐỊNH

ĐÁNH GIÁ VỆ SINH AN TOÀN 20 CHẤT PHỤ GIA THỰC PHẨM
(ban hành kèm theo Quyết định số 4021/2003/QĐ-BYT ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

_________________________________________

 I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này đưa ra các yêu cầu bắt buộc về vệ sinh an toàn đối với các chất phụ gia thực phẩm, được sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Đối tượng áp dụng: Quy định này bắt buộc áp dụng đối với các tổ chức cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phụ gia thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Giải thích từ ngữ: Trong Quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

a. Phụ gia thực phẩm: Là những chất không được coi là thực phẩm hoặc một thành phần của thực phẩm. Phụ gia thực phẩm có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được chủ động cho vào với mục đích đáp ứng yêu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển và bảo quản thực phẩm. Phụ gia thực phẩm không bao gồm các chất ô nhiễm, các chất bổ sung vào thực phẩm với mục đích tăng thêm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

Phụ gia thực phẩm trong danh mục là các chất phụ gia trong Quy định danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế;

b. Yêu cầu vệ sinh an toàn đối với phụ gia thực phẩm: Là việc đảm bảo các phụ gia thực phẩm được sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh có hàm lượng các chất độc hại, định lượng chất chính không vượt quá giới hạn cho phép theo Quy định này;

c. Phương pháp thử: Là các phương pháp phát hiện, xác định hàm lượng chất chính, đánh giá hàm lượng các chất độc hại trong sản phẩm phụ gia thực phẩm đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn theo Quy định này.

4. Các tổ chức cá nhân chỉ được phép sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các phụ gia thực phẩm trong danh mục theo quy định hiện hành của Bộ Y tế và có chứng nhận phù hợp các yêu cầu về vệ sinh an toàn theo Quy định này do cơ quan có thẩm quyền cấp.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Quy định đánh giá vệ sinh an toàn Acid sorbic                         Phụ lục 1

2. Quy định đánh giá vệ sinh an toàn Kali sorbat                          Phụ lục 2

3. Quy định đánh giá vệ sinh an toàn Calci sorbat                        Phụ lục 3

4. Quy định đánh giá vệ sinh an toàn Natri benzoat                      Phụ lục 4

5. Quy định đánh giá vệ sinh an toàn Kali benzoat                        Phụ lục 5

6. Quy định đánh giá vệ sinh an toàn Etyl p-hydroxybenzoat       Phụ lục 6

7. Quy định đánh giá vệ sinh an toàn Propyl p-hydroxybenzoat   Phụ lục 7

8. Quy định đánh giá vệ sinh an toàn Metyl p-hydroxybenzoat    Phụ lục 8

9. Quy định đánh giá vệ sinh an toàn Kali nitrat                           Phụ lục 9

10. Quy định đánh giá vệ sinh an toàn ter-Butyl hydroquinon (TBHQ)    Phụ lục 10

11. Quy định đánh giá vệ sinh an toàn Butyl hydroxyanisol (BHA) Phụ lục 11

12. Quy định đánh giá vệ sinh an toàn Butyl hydroxytoluen (BHT) Phụ lục 12

13. Quy định đánh giá vệ sinh an toàn Mannitol                           Phụ lục 13

14. Quy định đánh giá vệ sinh an toàn Aspartam                          Phụ lục 14

15. Quy định đánh giá vệ sinh an toàn Isomalt                              Phụ lục 15

16. Quy định đánh giá vệ sinh an toàn Sucraloza                          Phụ lục 16

17. Quy định đánh giá vệ sinh an toàn Red 2G                             Phụ lục 17

18. Quy định đánh giá vệ sinh an toàn Green S                             Phụ lục 18

19. Quy định đánh giá vệ sinh an toàn Brilliant black                   Phụ lục 19

20. Quy định đánh giá vệ sinh an toàn Brown HT                        Phụ lục 20

III. HƯỚNG DẪN CHUNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THỬ

Các phương pháp thử được áp dụng cho việc đánh giá hàm lượng các chất độc hại của 20 chất phụ gia thực phẩm tại mục 2 nêu trên (Phụ lục 21).

IV. XỬ LÝ VI PHẠM

Các tổ chức cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phụ gia thực phẩm vi phạm Quy định này, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Trần Chí Liêm

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.