• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 17/10/1989
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 42 TC/CTN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Toàn quốc, ngày 17 tháng 10 năm 1989

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành Chỉ thị số 65-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng giải quyết một số vấn đề cấp bách về kinh tế -xã hội đối với các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc.

__________________________

 Thi hành chỉ thị số 65/HĐBT ngày 12 tháng 6 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng về giải quyết một số vấn đề cấp bách về kinh tế xã hội đối với các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm vận dụng chính sách thuế CTN, thuế hàng hoá, thuế nông nghiệp và thu quốc doanh như sau:

I. VỀ THUẾ CTN VÀ THUẾ HÀNG HOÁ

  1.Đối với sản xuất tiêu thụ công nghiệp:

- Các tổ cức và cá nhân lên miền núi sản xuất các mặt hàng tư liệu sản xuất, mặt hàng xuất khẩu, mặt hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân như nước mắm, nước chấm, sản phẩm chế biên lương thực, thực phẩm, vải dệt được giảm, miễn thuế lợi tức doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng đến 2 năm. Việc miễn giảm đối với từng trường hợp cụ thể do UBND huyện , thị xã quyết định theo đề nghị của cơ quan thuế cung cấp.

- Sản xuất các mặt hàng chịu thuế hàng hoá có thế suất 10% và 15% thì không phải nộp thuế hàng hoá mà chuyển sang nộp thuế doanh nghiệp với thuế suất 5%

- Nếu sản xuất các mặt hàng khác ngoài quy định trên thì phải nộp thuế hàng hoá theo đúng chính sách hiện hành.

2.Đối với các cơ sở làm nghề vận tải;

Tư nhân, cá thể kinh doanh vận tải hàng hoá và hành khách) trong phạm vi các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc được miễn thuế lợi tức từ 3 đến 5 năm. Việc miễn thuế lợi tức đối với từng trường hợp cụ thể do UBND huyện, thị xã quyết định theo đề nghị của cơ quan thuế cùng cấp.

Sau thời hạn được miễn thuế lợi tức, các cơ sở tư nhân, cá thể chỉ phải nộp thuế lợi tức theo thuế suất ấn định 6% tính trên lợi tức chịu thuế.

3.Đối với lưu thông trâu bò:

- Những người dân ở các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc đem trâu, bò, ngựa tự  chăn nuôn bán trong địa phương thì không phải nộp thuế buôn chuyến nhưng nếu bán ngoài tỉnh thì phải nộp thuế buôn chuyến.

- Thương nhân buôn bán trâu bò phải nộp thuế buôn chuyến tại nơi mua.

- Thương nghiệp quốc doanh, HTX mua bán, tư nhân mua trâu bò về giết mổ phải nộp thuế sát sinh theo quy định.

II. VỀ THUẾ NÔNG NGHIỆP,

Ngoài các quy định miễn, giảm thuế nông nghiệp trong Pháp lệnh thuế nông nghiệp hiện hành, các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc còn được xét miễn giảm thuế như sau:

1. Các tổ chức và cá nhân sử dụng đất canh tác có trên 50% trở lên và ruộng bậc thang chiều rộng dưới 1m50 không thể làm đất bằng trâu bò, máy móc thì được xét miễn thuế nông nghiệp trên diện tích ruộng bậc thang đó. Trường hợp diện tích ruộng bậc thang chiều rộng dưới 1m50 chiếm từ 50% diện tích canh tác trở xuống thì không được xem xét miễn thuế nông nghiệp theo thông tư này.

2. Nương rấy định canh được miễn thuế nông nghiệp là nương rẫy của đồng bào ở vùng cao mới định canh, điều kiện sản xuất khó khăn, thu nhập thấp không ổn định, đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

3.Đối với đất mới tăng vụ mà chưa ổn định, thuế nông nghiệp vẫn tính như đạng đất cũ, ví dụ:Đất chủ yếu làm 1 vụ nay làm thêm vụ 2 nhưng thu hoạch chưa ổn định, bấp bênh... thì thuế nông nghiệp vẫn tính theo đất 1 vụ, không tính thuế theo đất 2 vụ.

4.Đối với diện tích đất nông nghiệp sản xuất theo phương thức nông lâm kết hợp được miễn thuế trong các trường hợp.

+Đất rừng nhưng tranh thủ trồng xen cây ngắn ngày trong thời kỳ cây chưa khép tán thì được miễn thuế nông nghiệp đối với cây trồng xen;

+Đất sản xuất nông nghiệp có trồng xen các loại cây lấy gỗ, lấy lá làm bóng mắt thì không tính thuế nông nghiệp đối với các loại cây làm bóng mát.

5.Đối với đất trong cây công nghiệp dài ngày, rừng gia dụng, rừng đặc sản có thời hạn thu hoạch ít nhất là 5 năm của một chu kỳ sản xuất thì được miễn thuế nông nghiệp trong thời gian 3 năm kể từ năm đầu có thu hoạch sản phẩm.

6.Để cơ sở xem xét và quyết định việc làm giảm, miễn thuế nông nghiệp nhưng đơn vị, cá nhân có sử dụng các loại đất nêu trên ở các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc phải làm tờ khai diện tích xin miễn, giảm thuế. Uỷ ban nhân dân xã, huyện chỉ đạo cơ quan thuế nông nghiệp, quản lý ruộng đất kiểm tra, nếu cần thiết thì đo đạc lại, xác nhận và làm tờ trình UBND tỉnh khi phê duyệt, quyết định thời hạn miễn giảm thuế nông nghiệp.

III. VỀ CHẾ ĐỘ THU QUỐC DOANH VÀ NỘP LỢI NHUẬN;

1. Các mặt hàng thuộc NXQDĐP sản xuất được miễn thu quốc doanh gồm:

- Công cụ lao động: máy móc phục vụ nông nghiệp, máy công cụ , máy cắt gọt kim loại, sửa chữa cơ khí nông nghiệp, công cụ cầm tay phục vụ nông nghiệp.

- Sản phẩm nông nghiệp: Cây, con và nghề cá

- Các sản phẩm hàng hoá do các trường phổ thông, sự phạm, dạy nghề... sản xuất và tiêu thụ với quy mô nhỏ chủ yếu để phục vụ giảng dậy và học tập không mang tính chất kinh doanh.

2. Giảm thu quốc doanh đối với các sản phẩm; nước mắm, nước chấm, sản phẩn chế biến từ màu, các loại đường, mật, bánh kẹo, nước giải khát, các hàng tiêu dùng bằng kim khí sành sứ, gốm , thuỷ tinh, hoạt động giao thông, vận tải...

Theo quyết định số 188 CT ngày 21 tháng 6 năm 1988, của Chủ tịch HĐBT quy định chế độ TQD thì việc miễn giảm TQD đối với XNĐT thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, đối với các XNTƯ thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính. Các xí nghiệp quốc doanh địa phương (hoặc TƯ) có sản xuất các mặt hàng thuộc diện miễn, giảm thuế nói trên làm tờ trình có xác nhận của cơ  quan tài chính gửi UBND tỉnh, thành phố (hoặc Bộ Tài chính) xem xét ra quyết định cụ thể.

3. Về phân phối lợi nhuận: Các xí nghiệp quốc doanh TƯ và XNQĐDP thực hiện chế độ phân phối lợi nhuận quy định tại thông tư số 78 TC/CN và số 12 TC/CN của Bộ Tài chính.

4.Đối với tiền nuôi trồng

- Miễn thu tiền nuôi rừng đối với số gỗ và lâm sản đồng bào định canh, định cư khai thác rừng tự nhiên để làm nhà, xây dựng trường học, bệnh xá.

-Đối với các đơn vị quốc doanh, HTX, cá thể được phép khai thác gỗ và lâm sản khác phải nộp tiền nuôi rừng theo quy định của Nhà nước.

IV. Về tỷ lệ điều tiết các nguồn thu phát sinh trên địa bàn các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc giưã ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được thi hành theo công văn số 980TC/NSNN ngày 28 tháng 7 năm 1989 của Bộ Tài chính. Khi nào Nhà nước ban hàng chế độ phân cấp ngân sách mới thì việc điều tiết các nguồn thu giưã trung ương và địa phương sẽ thi hành theo chế độ phân cấp mới.

Trong quá trình thi hành thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị UBND tỉnh, thành phố đặc khu phản ánh cho Bộ Tài chính biết để giải quyết.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Chu Tam Thức

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.