• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 04/03/1994
  • Ngày hết hiệu lực: 16/05/2003
CHÍNH PHỦ
Số: 15/CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày 4 tháng 3 năm 1994

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Nhiệm vụ, quyện hạn và ccơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị định số 15-CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với ngành, lĩnh vực;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ;

 

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xây dựng, vật liệu xây dựng, nhà, công trình công cộng và kiến trúc, quy hoạch phát triến đô thị - nông thôn trong cả nước.

Điều 2. Bộ Xây dựng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định tại Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ phương hướng chiến lược và biện pháp lớn về phát triển xây dựng, nhà, công trình công cộng và vật liệu xây dựng; quy hoạch tổng thể về xây dựng đô thị loại 2 trở lên, các khu công nghiệp quan trọng, các vùng kinh tế tập trung theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện sau khi được Chính phủ phê duyệt.

2. Xây dựng trình Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách thuộc các lĩnh vực do Bộ Xây dựng phụ trách hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền.

3. Chủ trì xét duyệt hoặc xét duyệt theo thẩm quyền các đồ án thiết kế quy hoạch, thiết kế kỹ thuật các công trình xây dựng theo quy định của Chính phủ; thu thập và thống nhất quản lý các số liệu, tài liệu khảo sát, thiết kế các công trình do Chính phủ quản lý.

4. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.

5. Quản lý Nhà nước về nhà và các loại công thự thuộc sở hữu Nhà nước theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 51-CP ngày 10/8/1993.

6. Quản lý Nhà nước về công trình công cộng đô thị (bao gồm đường sá, cấp thoát nước, chiếu sáng, cây xanh, vệ sinh môi trường) và các cụm dân cư nông thôn.

7. Quản lý việc cấp phép hành nghề xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng theo quy định của Chính phủ.

8. Chỉ đạo kiểm tra việc sử dụng đất xây dựng trong quy hoạch đã được duyệt theo đúng Luật Đất đai đã quy định.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng gồm có:

1. Cơ quan giúp việc Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:

Cục Quản lý nhà.

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.

Vụ Quản lý kiến trúc, quy hoạch xây dựng đô thị - nông thôn và công trình công cộng gọi tắt là Vụ Quản lý kiến trúc và quy hoạch.

Vụ Quản lý vật liệu xây dựng.

Vụ Chính sách xây dựng.

Vụ Tổ chức lao động.

Thanh tra xây dựng.

Vụ Kế hoạch - thống kê.

Vụ Tài chính - Kế toán.

Vụ Hợp tác quốc tế.

Vụ Khoa học - công nghệ.

Văn phòng Bộ.

2. Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ:

Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn.

Viện Khoa học kỹ thuật xây dựng.

Viện Tiêu chuẩn hoá xây dựng.

Viện Kinh tế xây dựng.

Viện Vật liệu xây dựng.

Trường Đại học Kiến trúc Hà nội.

Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh.

Các tổ chức sự nghiệp khác gồm Viện, Trung tâm, Trường Trung học và công nhân trực thuộc Bộ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng thoả thuận với các Bộ liên quan và Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ sắp xếp lại trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Căn cứ Nghị định này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ nói trên.

Điều 4. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Bãi bỏ Nghị định số 59-HĐBT ngày 14/4/1988 và các Quy định khác trước đây trái với Nghị định này.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

Đang cập nhật

(Đã ký)

 

Võ Văn Kiệt

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.