• Hiệu lực: Hết hiệu lực một phần
  • Ngày có hiệu lực: 16/07/2016
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số: 09/2016/TT-BNNPTNT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày 1 tháng 6 năm 2016

THÔNG TƯ

                                Quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y

________________

Căn cứ Luật thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn chi tiết thi hành khoản 2 và 3 Điều 74 của Luật thú y, cụ thể như sau:

1. Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y.

2. Quy trình kiểm soát giết mổ động vật; quy trình, hồ sơ kiểm tra vệ sinh thú y; mẫu dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y; quy định việc xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động giết mổ động vật trên cạn, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y

1. Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ theo quy định tại mục 1 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định tại mục 2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định tại mục 3 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Yêu cầu đối với động vật đưa vào giết mổ

1. Động vật đưa vào giết mổ phải khỏe mạnh, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; đối với động vật bị tổn thương, kiệt sức do quá trình vận chuyển, không có khả năng phục hồi nhưng không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm được phép giết mổ trước.

2. Có nguồn gốc rõ ràng.

Chương II

QUY TRÌNH KIỂM SOÁT GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN

 Mục 1

QUY TRÌNH KIỂM SOÁT GIẾT MỔ CÁC LOẠI GIA SÚC NUÔI

Điều 5. Kiểm tra trước giết mổ

1. Kiểm tra hồ sơ, sổ sách ghi chép nguồn gốc động vật đưa vào giết mổ của cơ sở giết mổ; Giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật theo quy định.

2. Kiểm tra việc thực hiện các quy định vệ sinh đối với người tham gia giết mổ; trang phục bảo hộ trong lúc làm việc.

3. Kiểm tra lâm sàng động vật:

a) Phải được tiến hành tại khu vực chờ giết mổ, có đủ ánh sáng;

b) Quan sát các biểu hiện lâm sàng của động vật: Trường hợp phát hiện động vật có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, phải cách ly động vật và kiểm tra lại toàn đàn. Mọi trường hợp động vật có dấu hiệu bất thường đều phải được đánh dấu, tách riêng, theo dõi và xử lý theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này;

c) Chỉ cho phép giết mổ gia súc đáp ứng yêu cầu tại Điều 4, sạch, được lưu giữ tại khu vực chờ giết mổ để bảo đảm gia súc trở về trạng thái bình thường và đã được kiểm tra lâm sàng trước khi giết mổ;

d) Đối với động vật lưu giữ chưa giết mổ sau 24 giờ, phải tái kiểm tra lâm sàng.

4. Lập sổ theo dõi và ghi chép những thông tin cần thiết trước giết mổ bao gồm:

a) Tên chủ động vật;

b) Nơi xuất phát của động vật;

c) Loại động vật;

d) Số lượng động vật trong cùng một lô;

đ) Thời gian nhập;

e) Kết quả kiểm tra trước khi giết mổ (triệu chứng lâm sàng, thân nhiệt của động vật trong trường hợp có biểu hiện bất thường);

g) Số lượng, lý do động vật chưa được giết mổ;

h) Biện pháp xử lý;

i) Chữ ký của nhân viên thú y.

5. Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ ở cơ sở giết mổ trước và sau khi giết mổ, định kỳ theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thú y (sau đây gọi là cơ quan thú y).

Điều 6. Kiểm tra sau giết mổ các loại gia súc nuôi

1. Thực hiện khám đầu, phủ tạng (phổi, tim, gan, thận, lách, dạ dày, ruột) và khám thân thịt để phát hiện các dấu hiệu bất thường, dấu hiệu bệnh lý. Quy trình kiểm tra theo hướng dẫn cụ thể tại mục 4 và mục 5 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Kiểm tra thân thịt, phủ tạng sau giết mổ phải được tiến hành ngay sau khi tách phủ tạng, rửa sạch thân thịt và hạn chế tối đa làm thay đổi phẩm chất của thân thịt trong quá trình kiểm tra. Vết cắt trên thân thịt phải chính xác ở vị trí cần kiểm tra, thực hiện cắt dọc để hạn chế diện tích tiếp xúc của thân thịt với môi trường ngoài.

3. Trong trường hợp phát hiện thấy có dấu hiệu bệnh tích ở thân thịt, phủ tạng, phải đánh dấu, tách riêng và đưa tới khu xử lý để kiểm tra lại lần cuối trước khi đưa ra quyết định xử lý; đóng dấu “XỬ LÝ V.S.T.Y” hoặc dấu “HỦY” sau khi có quyết định xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.

4. Thân thịt và phủ tạng của cùng một con gia súc phải được đánh dấu giống nhau để tránh nhầm lẫn; phủ tạng phải được kiểm tra tuần tự từng bộ phận để phát hiện những dấu hiệu bất thường.

5. Đóng dấu kiểm soát giết mổ, dán tem vệ sinh thú y hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với thân thịt, phủ tạng, phụ phẩm ăn được bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển sản phẩm động vật theo quy định.

Mục 2

QUY TRÌNH KIỂM SOÁT GIẾT MỔ CÁC LOẠI GIA CẦM NUÔI

Điều 7. Kiểm tra trước giết mổ

1. Thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b, d khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 5 của Thông tư này.

2. Việc kiểm tra lâm sàng tình trạng sức khoẻ của gia cầm thực hiện tại nơi có đủ ánh sáng và khi được treo lên dây chuyền giết mổ (đối với cơ sở giết mổ công nghiệp và bán công nghiệp) nhằm phát hiện gia cầm quá yếu, còi cọc hoặc gia cầm có biểu hiện mắc bệnh truyền nhiễm để có các biện pháp xử lý thích hợp.

3. Sau khi kiểm tra lâm sàng, gia cầm khoẻ mạnh phải sớm được đưa vào giết mổ.

Điều 8. Kiểm tra sau giết mổ các loại gia cầm nuôi

1. Khám thân thịt và phủ tạng: Quy trình kiểm tra theo hướng dẫn cụ thể tại mục 6 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Việc kiểm tra sau giết mổ thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 6 của Thông tư này; thân thịt và phủ tạng của từng con gia cầm phải được để cùng nhau, tránh nhầm lẫn.

Mục 3

QUY TRÌNH KIỂM SOÁT GIẾT MỔ CÁC LOẠI ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN KHÁC DÙNG LÀM THỰC PHẨM

Điều 9. Quy trình kiểm soát giết mổ các loại động vật trên cạn khác dùng làm thực phẩm

1. Kiểm tra trước giết mổ: Thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.

  1. Kiểm tra sau giết mổ:
  1. Khám thân thịt và phủ tạng: Quy trình kiểm tra theo hướng dẫn cụ thể tại mục 4.1, điểm a, c mục 4.2 và điểm a, b mục 4.3 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
  2. Việc kiểm tra sau giết mổ thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 6 của Thông tư này.

Mục 4

XỬ LÝ ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT KHÔNG BẢO ĐẢM

 YÊU CẦU VỆ SINH THÚ Y

Điều 10. Nguyên tắc xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y

1. Việc xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật phải thực hiện ngay và được cơ quan thú y, nhân viên thú y hướng dẫn, giám sát, kiểm tra.

2. Những người trực tiếp thực hiện xử lý động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh nguy hiểm phải được trang bị bảo hộ lao động.

3. Địa điểm xử lý vệ sinh thú y phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

4. Địa điểm, trang thiết bị, dụng cụ xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phải được vệ sinh, khử trùng sau mỗi lần xử lý.

5. Chủ động vật phải chịu mọi chi phí trong thời gian nuôi cách ly, theo dõi; chủ lô hàng sản phẩm động vật phải chịu mọi chi phí bảo quản sản phẩm động vật đến khi có kết luận của cơ quan thú y.

Điều 11. Quy trình xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y

Khi phát hiện động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan thú y có thẩm quyền, nhân viên thú y thực hiện như sau:

1. Cách ly động vật ở khu vực riêng;

2.  Lập biên bản ghi nhận tình trạng vệ sinh thú y của động vật, sản phẩm động vật theo Mẫu số 04 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; yêu cầu chủ cơ sở, chủ lô hàng thực hiện các biện pháp xử lý vệ sinh thú y để bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

3. Lấy mẫu động vật, sản phẩm động vật gửi phòng thử nghiệm trong trường hợp cần thiết để kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật và tồn dư thuốc thú y, chất cấm, mầm bệnh theo Mẫu số 03 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

4. Lập biên bản xử lý vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y theo Mẫu số 05 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

5. Thông báo cho chủ cơ sở, chủ lô hàng và các cơ quan liên quan về kết quả xử lý và các yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật được phép sử dụng sau khi xử lý;

6. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện xử lý vệ sinh thú y.

Điều 12. Quy định về xử lý đối với động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ

1. Các biện pháp xử lý bao gồm: Tạm dừng giết mổ; giết mổ ở khu vực riêng; giết mổ bắt buộc, tiêu hủy bắt buộc hoặc chuyển mục đích sử dụng.

2. Động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y được xử lý theo hướng dẫn tại mục 1 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Cục Thú y hướng dẫn biện pháp xử lý bắt buộc đối với động vật mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới.

Điều 13. Quy định về xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y

1. Các biện pháp xử lý bao gồm: Tiêu hủy; xử lý nhiệt; xử lý cơ học; chuyển mục đích sử dụng.

2. Hướng dẫn xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ như sau:

a) Sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm phát hiện trong quá trình giết mổ xử lý theo hướng dẫn tại mục 2 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu về cảm quan xử lý theo hướng dẫn tại mục 3 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Sản phẩm động vật ô nhiễm vi sinh vật không được phép có hoặc vượt quá mức giới hạn cho phép xử lý theo hướng dẫn tại mục 4 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu về các chỉ tiêu tồn dư thuốc kháng sinh hoặc phát hiện tồn dư chất cấm, chất độc xử lý theo hướng dẫn tại mục 5 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Sản phẩm động vật mang ký sinh trùng, ấu trùng của ký sinh trùng xử lý theo hướng dẫn tại mục 6 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương III

QUY ĐỊNH VỀ DẤU KIỂM SOÁT GIẾT MỔ, TEM VỆ SINH THÚ Y

Mục 1

MẪU DẤU KIỂM SOÁT GIẾT MỔ SỬ DỤNG TẠI CƠ  SỞ GIẾT MỔ

ĐỘNG VẬT XUẤT KHẨU

Điều 14. Mẫu dấu kiểm soát giết mổ đóng trên thân thịt gia súc để xuất khẩu

1. Dấu hình tròn, có kích thước: Đ­ường kính vòng ngoài 40 mm, đường kính vòng trong 25 mm, ở giữa có đường phân cách đi qua tâm đường tròn chia đôi dấu thành hai phần bằng nhau. Đường tròn ngoài, đường tròn trong và đường kẻ ngang của dấu có bề rộng là 1 mm.

2. Khoảng cách giữa đường tròn trong và đường tròn ngoài của dấu:

a) Phía trên khắc chữ “K. S. G. M. X. K” (viết tắt của cụm từ kiểm soát giết mổ xuất khẩu), chiều cao của chữ là 4 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm;

b) Phía dưới khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 4 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm.

3. Hình tròn phía trong của dấu khắc mã số của cơ sở giết mổ theo quy định sau:

a) Phía trên khắc mã hiệu của cơ quan quản lý cơ sở giết mổ theo ký tự A hoặc B, C, ..., chiều cao của chữ là 10 mm, bề rộng của nét chữ là 2 mm;

b) Phía d­ưới khắc số hiệu của cơ sở giết mổ theo số thứ tự 1 hoặc 2, 3, ..., chiều cao của chữ số là 10 mm, bề rộng của nét số là 2 mm.

4. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 1 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 15. Mẫu dấu kiểm soát giết mổ đóng trên thân thịt gia cầm để xuất khẩu

1. Dấu hình tròn có kích thước: Đ­ường kính vòng ngoài 30 mm, đường kính vòng trong 20 mm, ở giữa có đường phân cách đi qua tâm đường tròn chia đôi dấu thành hai phần bằng nhau; đường tròn ngoài, đường tròn trong và đường kẻ ngang của dấu có bề rộng là 0,5 mm.

2. Vòng tròn ngoài của dấu:

a) Phía trên khắc chữ “K. S. G. M. X. K” (viết tắt của cụm từ kiểm soát giết mổ xuất khẩu), chiều cao của chữ là 3 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm;

b) Phía dưới khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 3 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm.

3. Hình tròn phía trong của dấu:

a) Phía trên khắc mã số của cơ quan quản lý theo ký tự A hoặc B, C, ..., chiều cao của chữ là 5 mm, bề rộng của nét chữ là 1,5 mm;

b) Phía d­ưới khắc mã số của cơ sở giết mổ theo số thứ tự 1 hoặc 2, 3, ..., chiều cao của chữ số là 5 mm, bề rộng của nét số là 1,5 mm.

4. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 2 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 16. Mẫu dấu kiểm soát giết mổ đóng trên thân thịt gia súc để tiêu thụ nội địa

1. Dấu hình chữ nhật, có kích th­ước: Dài 80 mm, rộng 50 mm, các đường thẳng có bề rộng 1 mm.

2. Dấu được chia thành 3 phần theo chiều dài: Phần trên và phần dưới rộng 13mm, phần giữa rộng 20 mm (không tính đường kẻ).

3. Dọc theo chiều dài ở phía trên của dấu khắc chữ “CỤC THÚ Y”,  chiều cao của chữ là 8 mm, bề rộng của nét chữ là 1,5 mm.

4. Ở giữa dấu khắc chữ “NỘI ĐỊA”, chiều cao của chữ là 12 mm, bề rộng của nét chữ là 2 mm.

5. Dọc theo chiều dài ở phía d­ưới của dấu khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số là 8 mm, bề rộng của nét chữ và số là 1,5 mm.

6. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 3 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; Dấu được dùng đối với thân thịt gia súc không sử dụng để xuất khẩu, nhưng bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y để tiêu thụ nội địa.

Điều 17. Mẫu dấu kiểm soát giết mổ đóng trên thân thịt gia cầm để tiêu thụ nội địa

1. Dấu hình chữ nhật, có kích th­ước: Dài 40 mm, rộng 27 mm, các đường thẳng có bề rộng 0,5 mm.

2. Dấu được chia thành 3 phần theo chiều dài: Phần trên và phần dưới rộng 7,5mm, phần giữa rộng 10 mm (không kể đường kẻ).

3. Dọc theo chiều dài phần trên của dấu khắc chữ “CỤC THÚ Y”,  chiều cao của chữ là 3 mm, bề rộng của nét chữ là 0,5 mm.

4. Ở giữa dấu khắc chữ “NỘI ĐỊA”, chiều cao của chữ là 6 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm.

5. Dọc theo chiều dài phần d­ưới của dấu khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số là 3 mm, bề rộng của nét chữ và số là 0,5 mm.

6. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 4 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; Dấu được dùng đối với thân thịt gia cầm không sử dụng để xuất khẩu, nhưng bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y để tiêu thụ nội địa.

Điều 18. Mẫu dấu dùng để đóng trên thân thịt gia súc phải xử lý vệ sinh thú y

1. Dấu hình ô van, có kích thước:

a) Vòng ngoài có bề rộng 80 mm, chiều cao 50 mm;

b) Vòng trong có bề rộng 60 mm, chiều cao 30 mm;

c) Đường ô van ngoài và đường ô van trong của dấu có bề rộng là 1 mm.

2. Khoảng cách giữa đường ô van trong và đường ô van ngoài của dấu như sau:

a) Phía trên khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 4 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm;

b) Phía d­ưới khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số là 4mm, bề rộng của nét chữ và số là 1 mm;

3. Hình ô van phía trong của dấu khắc chữ “XỬ LÝ V.S.T.Y” (viết tắt của cụm từ xử lý vệ sinh thú y), chiều cao của chữ là 8 mm, bề rộng của nét chữ là 2 mm.

4. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 5 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 19. Mẫu dấu dùng để đóng trên thân thịt gia cầm phải xử lý vệ sinh thú y

1. Dấu hình ô van, có kích thước: Vòng ngoài có bề rộng 40 mm, chiều cao 30 mm; vòng trong có bề rộng 28 mm, chiều cao 18 mm; đường ô van ngoài và đường ô van trong có bề rộng là 0,5 mm.

2. Khoảng cách giữa đường ô van trong và đường ô van ngoài của dấu:

a) Phía trên khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 3,5 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm;

b) Phía d­ưới khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số là 3,5 mm, bề rộng của nét chữ và số là 1 mm.

3. Hình ô van phía trong của dấu khắc chữ “XỬ LÝ V.S.T.Y” (viết tắt của cụm từ xử lý vệ sinh thú y), chiều cao của chữ là 5 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm.

4. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 6 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 20. Mẫu dấu dùng để đóng trên thân thịt gia súc phải tiêu huỷ

1. Dấu hình tam giác đều được chia thành 3 phần, kích thước mỗi cạnh của tam giác là 80 mm, các đường thẳng có bề rộng là 1 mm.

2. Phần đỉnh của dấu có đường cao là 30 mm (không tính đường kẻ), khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số là 8 mm, bề rộng của nét chữ và số là 1,5 mm.

3. Phần giữa của dấu có đường cao là 22 mm (không tính đường kẻ), khắc chữ “HUỶ”, chiều cao của chữ là 12 mm, bề rộng của nét chữ là 2 mm.

4. Phần đáy của dấu có đường cao là 15 mm (không tính đường kẻ), khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 8 mm, bề rộng của nét chữ là 1,5 mm.

5. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 7 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 21. Mẫu dấu dùng để đóng trên thân thịt gia cầm phải tiêu huỷ

1. Dấu có hình tam giác đều được chia thành 3 phần, kích thước mỗi cạnh của tam giác là 40 mm, các đường thẳng có bề rộng là 1 mm.

2. Phần đỉnh của dấu có đường cao là 16 mm (không tính đường kẻ), khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số là 3 mm, bề rộng của nét chữ và số là 0,5 mm.

3. Phần giữa của dấu có đường cao là 10 mm (không tính đường kẻ), khắc chữ “HUỶ”, chiều cao của chữ là 7 mm, bề rộng của nét chữ là 1,5 mm.

4. Phần đáy của dấu có đường cao là 7,5 mm (không tính đường kẻ), khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 3 mm, bề rộng của nét chữ là 0,5 mm.

5. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 8 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Mục 2

MẪU DẤU KIỂM SOÁT GIẾT MỔ SỬ DỤNG TẠI CƠ  SỞ GIẾT MỔ

TIÊU THỤ NỘI ĐỊA

Điều 22. Mẫu dấu kiểm soát giết mổ đóng trên thân thịt gia súc để tiêu thụ nội địa

1. Hình dáng, kích thước của dấu theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 16 của Thông tư này.

2. Dọc theo chiều dài ở phía trên của dấu khắc tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh “CHI CỤC ........”, chiều cao của chữ là 5-8 mm, bề rộng của nét chữ là 1-1,5 mm.

3. Ở giữa dấu, khắc chữ “K. S. G. M” (viết tắt của cụm từ kiểm soát giết mổ), chiều cao của chữ là 12 mm, bề rộng của nét chữ là 2 mm.

4. Dọc theo chiều dài ở phía d­ưới của dấu khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số, bề rộng của nét chữ cùng một cỡ theo khoản 2 Điều này.

5. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 9 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 23. Mẫu dấu kiểm soát giết mổ đóng trên thân thịt gia cầm để tiêu thụ nội địa

1. Hình dáng, kích thước của dấu theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 17 của Thông tư này.

2. Dọc theo chiều dài phần trên của dấu khắc tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh “CHI CỤC ..........”,  chiều cao của chữ là 1-3 mm, bề rộng của nét chữ là 0,3-0,5 mm.

3. Ở giữa dấu, khắc chữ “K. S. G. M” (viết tắt của cụm từ kiểm soát giết mổ), chiều cao của chữ là 6 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm.

4. Dọc theo chiều dài phần d­ưới của dấu khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số, bề rộng của nét chữ và số cùng một cỡ theo khoản 2 Điều này.

5. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 10 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 24. Mẫu dấu dùng để đóng trên thân thịt gia súc phải xử lý vệ sinh thú y

1. Hình dáng, kích thước của dấu theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này.

2. Khoảng cách giữa đường ô van trong và đường ô van ngoài của dấu:

a) Phía trên khắc tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh “CHI CỤC ..........”, chiều cao của chữ là 2-4 mm, bề rộng của nét chữ là 0,5-1 mm;

b) Phía d­ưới khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số, bề rộng của nét chữ và số cùng một cỡ theo điểm a khoản này.

3. Hình ô van phía trong của dấu khắc chữ “XỬ LÝ V.S.T.Y” (viết tắt của cụm từ xử lý vệ sinh thú y), chiều cao của chữ là 8 mm, bề rộng của nét chữ là 2 mm.

4. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 11 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 25. Mẫu dấu dùng để đóng trên thân thịt gia cầm phải xử lý vệ sinh thú y

1. Hình dáng, kích thước và nội dung của dấu theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 19 của Thông tư này.

2. Khoảng cách giữa đường ô van trong và đường ô van ngoài của dấu:

a) Phía trên khắc tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh “CHI CỤC ..........”, chiều cao của chữ là 1,5-3,5 mm, bề rộng của nét chữ là 0,5-1 mm;

b) Phía d­ưới khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số, bề rộng của nét chữ và số cùng một cỡ theo điểm a khoản này.

4. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 12 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 26. Mẫu dấu dùng để đóng trên thân thịt gia súc phải tiêu huỷ

1. Hình dáng, kích thước và nội dung của dấu theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 20 của Thông tư này.

2. Phần đáy của dấu có khắc tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh “CHI CỤC ..........”, chiều cao của chữ là 5-8 mm, bề rộng của nét chữ là 1-1,5 mm.

3. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 13 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 27. Mẫu dấu dùng để đóng trên thân thịt gia cầm phải tiêu huỷ

1. Hình dáng, kích thước của dấu theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Thông tư này.

2. Phần đỉnh của dấu theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Thông tư này.

3. Phần giữa của dấu theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Thông tư này.

4. Phần đáy của dấu có đường cao là 7,5 mm (không tính đường kẻ), khắc tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh “CHI CỤC ..........”, chiều cao của chữ là 1-3 mm, bề rộng của nét chữ là 0,3-0,5 mm.

5. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 14 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

Mục 3

MẪU TEM VỆ SINH THÚ Y

Điều 28. Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho cơ sở giết mổ động vật xuất khẩucơ sở vừa có xuất khẩu và tiêu thụ nội địa

1. Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật theo hướng dẫn như Hình 15 của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này:

a) Tem hình chữ nhật, có kích th­ước: Dài 60-70 mm, rộng 35-40 mm, các đường thẳng có bề rộng 1 mm mầu đỏ. Nền tem màu trắng, chữ đỏ;

b) Tem được chia thành 3 phần theo chiều dài: Phần trên và phần giữa rộng 11-13,5 mm, phần dưới rộng 7-9 mm (không tính đường kẻ);

c) Góc trái phần trên có biểu tượng kiểm dịch động vật, đ­ường kính của biểu tượng là 14-15 mm. Bên phải ở phần trên in chữ “CỤC THÚ Y” và “MÃ SỐ……” của cơ sở giết mổ, phông chữ Arial, cỡ chữ 13-14 và nét đậm;

d) Ở phần giữa của tem, in chữ “KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y”, phông chữ Arial, cỡ chữ 15-16 và nét đậm;

đ) Phần dưới của tem in “Ngày .... tháng .... năm 20....”, phông chữ Arial, cỡ chữ 11-12 và nét đậm. 

2. Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật phải xử lý vệ sinh thú y theo hướng dẫn như Hình 16 của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này:

a) Tem có hình dáng, kích th­ước, nội dung phần trên và phần dưới theo quy định tại các điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều này;

b) Phần giữa của tem, in chữ “XỬ LÝ VỆ SINH THÚ Y”, phông chữ Arial, cỡ chữ 14-16 và nét đậm.

3. Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật phải tiêu huỷ theo hướng dẫn như Hình 17 của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này:

a) Tem có hình dáng, kích th­ước, nội dung phần trên và phần dưới theo quy định tại các điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều này;

b) Phần giữa của tem, in chữ “HỦY” phông chữ Arial, cỡ chữ 18-20 và nét đậm.

Điều 29. Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật để tiêu thụ nội địa (bao gồm sản phẩm động vật nhập khẩu)

1. Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật theo hướng dẫn như Hình 18 của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này:

a) Tem có hình dáng, kích thước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 của Thông tư này, các đường thẳng có bề rộng 1 mm mầu xanh đậm. Nền tem màu trắng, chữ xanh đậm;

b) Tem được chia thành 3 phần theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28 của Thông tư này;

c) Góc trái phần trên có biểu tượng kiểm dịch động vật, đ­ường kính của biểu tượng là 15 mm. Bên phải ở phần trên in tên của cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh “CHI CỤC ……….”, phông chữ Arial, cỡ chữ 10-14 và nét đậm; trường hợp tên đơn vị quá dài, viết tắt tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh đối với từ “CHĂN NUÔI” là “CN”, “THỦY SẢN là “TS”;

d) Phần giữa của tem theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 của Thông tư này;

đ) Phần dưới của tem theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 của Thông tư này. 

2. Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật phải xử lý vệ sinh thú y theo hướng dẫn như Hình 19 của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này:

a) Tem có hình dáng, kích th­ước, nội dung phần trên và phần dưới theo quy định tại các khoản điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều này;

b) Phần giữa của tem theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 28 của Thông tư này.

3. Mẫu tem vệ sinh thú y dùng cho sản phẩm động vật phải tiêu huỷ theo hướng dẫn như Hình 20 của Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này:

a) Tem có hình dáng, kích th­ước, nội dung phần trên và phần dưới theo quy định tại các điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều này;

b) Phần giữa của tem theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 28 của Thông tư này.

Điều 30. Quy định sử dụng Tem vệ sinh thú y

1. Sử dụng Tem vệ sinh thú y đối với thân thịt hoặc sản phẩm động vật được bao gói kín như sau:

a) Tại cơ sở giết mổ: Đối với thân thịt không đóng dấu kiểm soát giết mổ theo quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 32 của Thông tư này hoặc phủ tạng đỏ như tim, gan, thận và phụ phẩm sử dụng làm thực phẩm;

b) Tại cơ sở sơ chế sản phẩm động vật thuộc cơ sở giết mổ: Đối với sản phẩm động vật được pha lóc, sơ chế từ thân thịt, thịt mảnh, thịt miếng đã qua kiểm soát giết mổ nhưng không thực hiện đóng dấu kiểm soát giết mổ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 32 của Thông tư này.

2. Tem vệ sinh thú y được dán trên bao bì hoặc được bỏ vào giữa hai lớp bao bì chứa đựng sản phẩm.

3. Phải đóng dấu của cơ quan thú y thực hiện kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y khi sử dụng trên tem vệ sinh thú y.

Mục 4

QUY ĐỊNH VỀ DẤU KIỂM SOÁT GIẾT MỔ VÀ VỊ TRÍ ĐÓNG DẤU

Điều 31. Quy định về dấu kiểm soát giết mổ

1. Chữ khắc trên dấu phải là phông chữ Arial; trường hợp tên đơn vị quá dài, viết tắt tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh đối với từ “CHĂN NUÔI” là “CN”, “THỦY SẢN là “TS”.

2. Mầu mực phải đậm, khi đóng không nhòe; mực dấu đóng trên thân thịt bảo đảm không làm biến đổi chất lượng của thịt, sản phẩm động vật và không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng; Cục Thú y hướng dẫn cụ thể về thành phần, phương pháp pha chế mực của dấu đóng trên thân thịt.

3. Mực dấu mầu đỏ sử dụng cho mẫu dấu quy định tại các Điều 14, 15,16, 17, 18, 19, 20, 21 của Thông tư này.

4. Mực dấu mầu tím sử dụng cho mẫu dấu quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27 của Thông tư này.

5. Trường hợp da của động vật có mầu tối, có thể sử dụng các loại dấu chín (dấu nhiệt) có hình dáng, kích thước, nội dung theo quy định về mẫu dấu tại Thông tư này hoặc sử dụng hình thức đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định tại Điều 33 của Thông tư này.

6. Sử dụng các mẫu dấu dùng cho gia cầm để đóng dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt lợn sữa, thỏ tiêu thụ nội địa.

Điều 32. Vị trí đóng dấu kiểm soát giết mổ

1. Đối với thân thịt lợn choai, lợn sữa, thỏ: Đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại vùng mông của thân thịt.

2. Đối với thân thịt gia súc:

a) Thân thịt, thịt mảnh từ cơ sở giết mổ được đưa tới cơ sở sơ chế, chế biến trong cùng 1 chuỗi khép kín: Đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại vùng mông của mỗi thân thịt hoặc thịt mảnh;

b) Thân thịt, thịt mảnh, thịt miếng để tiêu thụ trên thị trường:  Đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ ở vùng vai, 01 dấu ở vùng bụng và 01 dấu ở vùng mông của hai bên thân thịt hoặc đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại vị trí bảo đảm được sự nhận dạng là đã kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm thịt mảnh, thịt miếng.

3. Đối với thân thịt gia cầm:

a) Thân thịt gia cầm để xuất khẩu: Đóng 01 dấu kiểm soát giết mổ tại lườn của thân thịt;

b) Thân thịt gia cầm để tiêu thụ nội địa: Đóng 02 dấu kiểm soát giết mổ tại hai bên lườn của thân thịt; trường hợp bao gói nguyên con, đóng 01 dấu tại lườn của thân thịt.

Điều 33. Quy định về đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y

Việc đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y được thực hiện như sau:

1. Đối với sản phẩm động vật được bao gói kín mà không áp dụng quy định tại Điều 30 hoặc Điều 32 của Thông tư này: Phải sử dụng hình thức đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

2. Sản phẩm động vật nêu tại khoản 1 Điều này phải được bao gói bằng túi kín làm từ vật liệu bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định; trên bao bì có in trực tiếp mẫu đánh dấu với mã số để nhận biết sản phẩm đã qua kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.

3. Quản lý việc đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y:

a) Số lượng và mẫu bao bì nêu tại khoản 2 Điều này do cơ quan thú y có thẩm quyền kiểm tra, giám sát;

b) Mẫu đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y được in ở mặt trước, góc trên bên phải phía trên của bao bì;

c) Hình dáng, kích thước, nội dung của mẫu đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định tại Điều 23 của Thông tư này;

d) Mã số đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y do cơ quan thú y có thẩm quyền cấp theo quy định tại Điều 35 của Thông tư này, được quản lý và thông báo đến các cơ quan liên quan để phối hợp quản lý.

Điều 34. Đóng dấu kiểm soát giết mổ đối với thân thịt không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y

 1. Thân thịt không bảo đảm vệ sinh thú y phải xử lý hoặc tiêu huỷ phải được đóng dấu theo quy định tại Điều 18, 19, 20, 21 đối với cơ sở giết mổ xuất khẩu và Điều 24, 25, 26, 27 của Thông tư này đối với cơ sở giết mổ nội địa; vị trí đóng dấu phải bảo đảm được sự nhận dạng là đã kiểm tra vệ sinh thú y đối với thịt và các sản phẩm động vật đó.

2. Nhân viên thú y tại cơ sở giết mổ phải giám sát chặt chẽ việc xử lý vệ sinh thú y đối với thân thịt động vật không bảo đảm vệ sinh thú y theo quy định.

Điều 35. Quy định về mã số của các cơ sở giết mổ

1. Đối với các cơ sở giết mổ động vật xuất khẩu:

a) Mã số của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y quản lý cơ sở giết mổ được thực hiện theo quy định về mã số kiểm dịch động vật;

b) Mã số của cơ sở gồm: Ký tự chữ cái in hoa (A, B, C...) là mã số của cơ quan quản lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm xuất khẩu và số thứ tự (1, 2, 3, ...); trường hợp viết liền thì ký tự đứng trước, số thứ tự đứng sau;

Ví dụ: Mã số A 1 (A là mã số của Cơ quan Thú y vùng II, 1 là số thứ tự cơ sở do Cơ quan Thú y vùng II quản lý)

c) Cục Thú y quy định cụ thể mã số trên dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y đối với từng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm xuất khẩu.

2. Đối với các cơ sở giết mổ động vật tiêu dùng nội địa:

a) Mã số của Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh quản lý cơ sở giết mổ được thực hiện theo quy định về mã số kiểm dịch động vật;

b) Mã số của cơ sở gồm: 02 (hai) số đầu là mã số của tỉnh, thành phố; 02 (hai) số tiếp theo là mã số của huyện; 02 (hai) chữ số cuối cùng là số thứ tự;

Ví dụ: Mã số 01.03.05 (01 là mã số của thành phố Hà Nội; 03 là mã số của huyện Gia lâm; 05 là số thứ tự).

c) Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh quy định cụ thể mã số trên dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y đối với từng huyện và từng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.

Chương IV

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA VỆ SINH THÚ Y

Điều 36. Nguyên tắc kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở

  1. Căn cứ kiểm tra vệ sinh thú y
  1. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

b) Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

2. Đối với các cơ sở chăn nuôi động vật tập trung; cơ sở sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; kho lạnh bảo quản động vật, sản phẩm động vật tươi sống, sơ chế, chế biến; cơ sở giết mổ động vật tập trung, cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ: Việc kiểm tra vệ sinh thú y thực hiện theo quy định của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hướng dẫn kiểm tra đánh giá cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Đối với các cơ sở ấp trứng, sản xuất, kinh doanh con giống; cơ sở cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; chợ chuyên kinh doanh động vật, chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ, cơ sở thu gom động vật; cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật; cơ sở phẫu thuật động vật; cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và các sản phẩm động vật khác không sử dụng làm thực phẩm: Việc kiểm tra vệ sinh thú y được thực hiện theo quy định tại Điều 37 và Điều 38 của Thông tư này.

4. Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận VietGAHP, VietGAP hoặc cơ sở có Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh thì được công nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y.

5. Quy định về phòng thử nghiệm phân tích mẫu: Mẫu lấy từ các cuộc kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở phải do phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định phân tích.

Điều 37. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y (sau đây gọi là Giấy chứng nhận VSTY)

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY:

a) Cục Thú y đối với cơ sở do Trung ương quản lý; các cơ sở phục vụ xuất, nhập khẩu và cơ sở hỗn hợp phục vụ xuất, nhập khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước;

b) Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh đối với cơ sở không thuộc điểm a khoản này và phục vụ tiêu dùng trong nước.

2. Giấy chứng nhận VSTY có hiệu lực trong thời gian 03 (ba) năm. Mẫu Giấy chứng nhận VSTY quy định theo Mẫu số 06 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y theo Mẫu 01 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính Mô tả tóm tắt về cơ sở theo Mẫu số 02 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận VSTY:

a) Chủ cơ sở nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY quy định tại khoản 1 Điều này. Hồ sơ có thể được nộp theo một trong các hình thức sau: Trực tiếp, gửi qua Fax, E-mail, mạng điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính); gửi theo đường bưu điện;

b) Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận VSTY của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ; trường hợp Chủ cơ sở nộp trực tiếp thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hướng dẫn và trả lời ngay cho người nộp là hồ sơ đã hợp lệ hay chưa;

c) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thực hiện kiểm tra hồ sơ và tổ chức đi kiểm tra thực tế điều kiện VSTY tại cơ sở, cấp Giấy chứng nhận VSTY nếu đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận VSTY thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và hẹn lịch tổ chức kiểm tra lại.

5. Cấp lại Giấy chứng nhận VSTY:

a) Trước 01 (một) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận VSTY hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh;

Cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận VSTY, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận VSTY, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận VSTY trong trường hợp này tương tự như cấp Giấy chứng nhận VSTY quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này;

b) Trường hợp Giấy chứng nhận VSTY vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận VSTY, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY theo Mẫu 01 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận VSTY để được xem xét cấp lại;

Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận VSTY của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận VSTY cho cơ sở. Thời hạn của Giấy chứng nhận VSTY đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận VSTY đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

6. Thu hồi Giấy chứng nhận VSTY:

a) Cơ sở ấp trứng, sản xuất, kinh doanh con giống; cơ sở cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; chợ chuyên kinh doanh động vật, chợ kinh doanh động vật nhỏ lẻ, cơ sở thu gom động vật; cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật; cơ sở phẫu thuật động vật; cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và các sản phẩm động vật khác không sử dụng làm thực phẩm bị thu hồi Giấy chứng nhận VSTY trong trường hợp kiểm tra định kỳ; thanh, kiểm tra đột xuất nếu phát hiện cơ sở không đạt các yêu cầu vệ sinh thú y;

b) Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận VSTY:

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận VSTY thì cơ quan đó có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận VSTY.

Điều 38. Nội dung, phương pháp và tần suất kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở

1. Nội dung kiểm tra:

a) Yêu cầu về địa điểm, cơ sở vật chất, nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ;

b) Yêu cầu nguyên liệu đầu vào để sản xuất kinh doanh, nước để sản xuất;

c) Yêu cầu về con người tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý chất lượng;

d) Chương trình quản lý vệ sinh thú y đang áp dụng;

đ) Việc quản lý và xử lý chất thải rắn, nước thải và các nội dung khác theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

e) Lấy mẫu kiểm nghiệm (nếu cần).

2. Phương pháp kiểm tra:

Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và phỏng vấn các đối tượng có liên quan; kiểm tra hiện trường, lấy mẫu theo quy định.

3. Tần suất kiểm tra: 01 lần/năm.

Điều 39. Kiểm tra yêu cầu vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi

1. Động vật

a) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc đáp ứng yêu cầu tại Điều 4 của Thông tư này đối với động vật đưa vào giết mổ.

Đối với các loại động vật tại những cơ sở phải kiểm tra để cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP) hoặc VSTY và động vật làm cảnh, biểu diễn ở các rạp xiếc, vườn thú, động vật tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao: Kiểm tra tình trạng vệ sinh và sức khỏe của động vật.

b) Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra hồ sơ, lâm sàng, lấy mẫu (nếu cần).

2. Sản phẩm động vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi

a) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc đáp ứng yêu cầu về chỉ tiêu vi sinh vật, hóa học, lý học theo các quy định hiện hành của Việt Nam (đối với sản phẩm để tiêu thụ nội địa); các quy định của nước nhập khẩu (đối với sản phẩm để xuất khẩu);

b) Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra cảm quan, lấy mẫu (nếu cần).

3. Phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật:

a) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra việc khử trùng, tiêu độc và việc đáp ứng yêu cầu tại Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 01 - 100: 2012/BNNPTNT Yêu cầu chung về vệ sinh thú y trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tươi sống và sơ chế;

b) Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra cảm quan, lấy mẫu (nếu cần).

4. Quy trình kiểm tra

Việc kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi và phương tiện vận chuyển gắn liền với hoạt động kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cơ sở tại điểm d mục 2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Quy định về phòng thử nghiệm phân tích mẫu: Trong trường hợp phải lấy mẫu tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này, mẫu đó phải do phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định phân tích.

Điều 40. Kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm

1. Đối tượng kiểm tra, giám sát:

a) Động vật đưa vào giết mổ;

b) Thịt và sản phẩm thịt tại cơ sở giết mổ và kinh doanh;

c) Mật ong tại các cơ sở chăn nuôi, thu gom, sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh;

d) Các loại sản phẩm động vật khác khi có yêu cầu.

2. Xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát:

a) Kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát sản phẩm động vật phục vụ xuất khẩu: Hằng năm, Cục Thú y chủ trì xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, cấp kinh phí để thực hiện kế hoạch;

Sau khi kế hoạch đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp kinh phí, Cục Thú y tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, phân tích mẫu; đồng thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả kiểm tra, giám sát, phân tích mẫu đã thực hiện, kế hoạch thực hiện năm tiếp theo và thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu sản phẩm động vật khi có yêu cầu;

b) Kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát sản phẩm động vật tiêu dùng trong nước: Hằng năm, cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh chủ trì xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra, giám sát và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí để thực hiện. Phối hợp với các phòng, ban, đơn vị liên quan trong tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch được phê duyệt;

c) Quy định về việc lấy mẫu phân tích và kinh phí phân tích mẫu giám sát:

Cục Thú y tổ chức thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về ô nhiễm vi sinh vật và phân tích các chất tồn dư độc hại trong sản phẩm động vật theo kế hoạch đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp kinh phí;

Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về ô nhiễm vi sinh vật và phân tích các chất tồn dư độc hại trong sản phẩm động vật theo kế hoạch đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí;

Trường hợp cơ sở tham gia giám sát tự nguyện, chủ cơ sở phải chi trả chi phí phân tích mẫu giám sát.

3. Kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được thực hiện đồng thời với hoạt động kiểm dịch động vật.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 41. Trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y

1. Trách nhiệm của Cục Thú y:

a) Triển khai hướng dẫn việc thực hiện Thông tư này tới các đối tượng quy định tại Điều 2 của Thông tư này;

b) Xây dựng và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chương trình khung giám sát đối với đối tượng nêu tại khoản 1 Điều 40 của Thông tư này; sửa đổi, bổ sung căn cứ vào yêu cầu quản lý;

c) Thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 75 của Luật thú y;

d) Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y cho những người làm nhiệm vụ kiểm soát giết mổ của cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh.

2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh:

a) Xây dựng và thực hiện Chương trình giám sát hàng năm đối với đối tượng nêu tại điểm a, b và d khoản 1 Điều 40 của Thông tư này;

b) Phân tích nguy cơ đối với động vật, sản phẩm động vật; truy xuất nguồn gốc đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm vệ sinh thú y trong địa bàn tỉnh;

c) Thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 75 của Luật thú y;

d) Tổ chức tập huấn, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y cho những người làm nhiệm vụ kiểm soát giết mổ thuộc địa bàn quản lý.

Điều 42. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật thú y.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 76 của Luật thú y.

3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 76 của Luật thú y.

Điều 43. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan

1. Chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thú y có thẩm quyền.

2. Phải có trách nhiệm lập sổ sách, ghi chép, lưu giữ thông tin để truy xuất nguồn gốc động vật, sản phẩm động vật theo quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật thú y.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 44. Điều khoản chuyển tiếp

1. Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đã được cấp trước ngày 01/7/2016 mà chưa hết thời hạn thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trên giấy.

2. Đối với mẫu dấu kiểm soát giết mổ, mẫu tem vệ sinh thú y quy định trước đây mà không phù hợp với quy định tại Thông tư này, cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y phải thực hiện thay đổi lại muộn nhất ngày 30/6/2017.

Điều 45. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 7 năm 2016.

2. Thông tư này thay thế các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

a) Quyết định số 87/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy trình kiểm soát giết mổ động vật;

b) Quyết định số 46/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh thú y;

c) Quyết định số 48/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định Mẫu dấu kiểm soát giết mổ, tem kiểm tra vệ sinh thú y;

d) Chương 3 của Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y;

đ) Thông tư số 30/2009/TT-BNN ngày 04/6/2009 Ban hành quy định kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật sử dụng làm thực phẩm.

3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Vũ Văn Tám

 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.