• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2003
  • Ngày hết hiệu lực: 25/07/2007
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 49/2003/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày 16 tháng 5 năm 2003

THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH

Hướng dẫn Quy chế quản lý tàichính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Căn cứ Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg ngày 02tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản tàichính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam,

Sau khi thống nhất ýkiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế,Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể Quy chếquản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:

 

Phần I

QUẢN LÝ KINH PHÍ NGÂN SÁCHNHÀ C CẤPCHI BẢO HIỂM XÃ HỘI

I. NỘI DUNG CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI DO NGÂN SÁCHNHÀ NƯỚC CẤP

Bộ Tài chính cấp đủ kinh phí để chi trả cho cácđối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 1995 gồm:

1. Các khoản chi thường xuyên hàng tháng:

Lương hưu.

Trợ cấp mất sức lao động.

Trợ cấp công nhân cao su.

Trợ cấp tai nạn lao động và người phục vụ ngườibị tai nạn lao động.

Trợ cấp bệnh nghề nghiệp.

Trợ cấp tuất (định suất cơ bản và nuôi dưỡng).

2. Trợ cấp một lần: mai táng phí, tiền tuất.

3. Chi mua thẻ, phiếu khám, chữa bệnh.

4. Trang cấp dụng cụ phục hồi chức năng cho ngườibị tai nạn lao động.

5. Lệ phí chi trả.

6. Chi khác (nếu có).

II. LẬP, XÉT DỰ DỰ TOÁN, CẤP PHÁT VÀ QUYẾT TOÁNKINH PHÍ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI

Việc lập, xét duyệt dự toán, cấp phát và quyết toánkinh phí chi bảo hiểm xã hội từ ngân sách nhà nước thực hiện theo đúng quy địnhcủa luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện và các quy định cụthể sau:

1. Lập dự toán:

1.1. Dự toán chi phải phản ánh đầyđủ nội dung từng khoản chi nêu tại Mục I trênđây theo từng loại đối tượng và mức hưởng theo quy định hiện hành, kèm theothuyết minh về số lượng đối tượng đang hưởng, dự kiến đối tượng tăng, giảm vànhu cầu chi khác trong quý, năm.

1.2. Dự toán chi được lập, duyệt theo ba cấpTrung ương, tỉnh, huyện:

Dự toán chi của Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thịxã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện) do Bảohiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bảohiểm xã hội tỉnh) hướng dẫn lập và xét duyệt. Dự toán được lập thành 2 bản, 1bản gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh để tổng hợp và thông báo dự toán, 1 bản lưu tạiBảo hiểm xã hội huyện.

Dự toán chi của Bảo hiểm xã hội tỉnh do Bảo hiểmxã hội Việt Nam hướng dẫn lập và xét duyệt. Dự toán của Bảo hiểm xã hội tỉnhphải được tổng hợp trên cơ sở dự toán được duyệt của Bảo hiểm xã hội huyện. Dựtoán được lập thành 2 bản, 1 bản gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam để tổng hợp vàthông báo dự toán, 1 bản lưu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Dự toán chi của Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải đượctổng hợp trên cơ sở dự toán chi của Bảo hiểm xã hội tỉnh và được Hội đồng quảnlý Bảo hiểm xã hội Việt Nam xét duyệt. Dự toán được lập thành 2 bản, 1 bản gửiBộ Tài chính, 1 bản lưu tại đơn vị.

Sau khi nhận được dự toán chi của Bảo hiểm xãhội Việt Nam, Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp trình Chính phủ giao nhiệm vụ chicho Bảo hiểm xã hội Việt Nam .

1.3. Hàng năm, căn cứ vào dự toán chi bảo hiểmxã hội được Chính phủ duyệt, Bộ Tài chính thông báo cho Bảo hiểm xã hội ViệtNam để phân bổ và giao nhiệm vụ chi cho Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh và Bảo hiểm xãhội cấp huyện theo đúng thời hạn quy định và nội dung chi theo mục, tiểu mụccủa mục lục ngân sách hiện hành.

2. Phân bổ dự toán:

Việc phân bổ nhiệm vụ chi phải đảm bảo nguyêntắc tổng kinh phí phân bổ cho các đơn vị dự toán cấp dưới không vượt quá mứctổng kinh phí được Chính phủ duyệt, cụ thể 1à: Phân bổ và thông báo kinh phícho Bảo hiểm xã hội tỉnh không được vượt so với tổng mức kinh phí Chính phủgiao cho bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Phân bổ và thông báo kinh phí cho Bảo hiểm xãhội huyện không được vượt so với tổng mức kinh phí Bảo hiểm xã hội Việt Namgiao cho Bảo hiểm xã hội tỉnh.

3. Cấp phí kinh phí:

3.1. Căn cứ dự toán kinh phí được Chính phủ giaotrong năm, trước ngày 25 hàng tháng Bộ Tài chính cấp ứng trước cho Bảo hiểm xãhội Việt Nam một khoản kinh phí bằng 80% kinh phí quyết toán chi của tháng trướcđó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ứng từ Quỹ bảo hiểm xã hội phần kinh phí còn lạiđủ để chi lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội cho đối tượng cùng lúc với việcchi trả cho các đối tượng Bảo hiểm xã hội do Quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo

3.2. Bảo hiểm xã hội huyện tổng hợp số thực chitheo mẫu số 1 gửi Bảo hiểm xã hội tỉnh; Bảo hiểm xã hội tỉnh tổng hợp theo mẫusố 2 gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bảo hiểm xã hội Việt Namtổng hợp theo mẫu số 3 gửi Bộ Tài chính trước ngày 25 hàng tháng để làm căn cứhoàn trả ứng trước của Quỹ bảo hiểm xã hội.

3.3. Trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được báocáo thực chi của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Tài chính thẩm tra và thực hiệnviệc cấp kinh phí ứng trước cho tháng sau và kinh phí còn thiếu theo số thựcchi của tháng trước đó vào tài khoản tiền gửi của Bảo hiểm xã hội Việt Nam mởtại Ngân hàng thương mại Nhà nước.

Riêng tháng 12 được ứng bằng số thực chi củatháng 11 (số ứng chi này không vượt quá kinh phí còn lại trong năm), cùng thờiđiểm với số thanh toán số thực chi tháng 11

3.4. Kinh phí từ ngân sách Trung ương cấp trảQuỹ bảo hiểm xã hội phải đảm bảo đúng chế độ, chính sách và không vượt quá dựtoán được Chính phủ giao hàng năm. Sau khi quyết toán năm, kinh phí thiếu (hoặcthừa) sẽ được bố trí hoặc giảm trừ vào dự toán năm sau.

4. Quyết toán kinh phí:.

4.1. Lập và gửi báo cáo quyết toán:

Bảo hiểm xã hội các cấp lập và gửi báo cáo quyếttoán theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Báo cáo quyết toán quý, năm phải có đầy đủ biểumẫu và thuyết minh theo quy định.

4.2. Xét duyệt quyết toán: Quyết toán củaBảo hiểm xã hội cấp dưới do Bảo hiểm xã hội cấp trên xét duyệt theo quy địnhhiện hành của Nhà nước.

Riêng báo cáo quyết toán năm của Bảo hiểm xã hộicấp tỉnh, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chủ trì duyệt.

Bộ Tài chính thẩm tra, thông báo quyết toán nămcủa Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Phần II: QUẢNLÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhấttrong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam, được thực hiện hạch toán riêng và cânđối thu - chi theo từng Quỹ thành phần: Quỹ hưu trí và trợ cấp, Quỹ khám chữabệnh bắt buộc và Quỹ khám chữa bệnh tự nguyện.

I. NGUỒN THU CÁC QUỸ THÀNH PHÂN

1. Quỹ hưu trí và trợ cấp.

Được hình thành từ các nguồn:

1.1. Tiền đóng Bảo hiểm xã hội của chủ sửdụng lao động bằng 15% tổng Quỹ tiền lương.

1.2. Tiền đóng Bảo hiểm xã hội của người laođộng bằng 5% tiền lương.

1.3. Tiền đóng Bảo hiểm xã hội và hỗ trợ từ ngânsách nhà nước.

1.4. Tiền sinh lợi từ việc thực hiện các hoạtđộng đầu tư bảo toàn và tăng trưởng Quỹ bảo hiểm xã hội.

1.5. Thu từ nguồn tài trợ, viện trợ của tổ chức,cá nhân trong và ngoài nước.

1.6. Các khoản thu khác (nếu có).

2. Quỹ khám, chữa bệnh bắt buộc:

Được hình thành từ các nguồn:

2.1. Đóng 3% tổng Quỹ tiền lương của đối tượngtham gia bảo hiểm y tế bắt buộc làm việc trong các đơn vị sản xuất kinh doanh,các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị,chính trị xã hội, xã hội, xã hội nghề nghiệp. Trong đó, người sử dụng lao độngđóng 2%, ngườí lao động đóng 1%.

2.2. Đóng 3% mức lương tối thiểu hiện hành chosố đối tượng là đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp, không thuộcbiên chế nhà nước hoặc không hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng.

2.3. Đóng 3% mức trợ cấp hàng tháng của người hưởnglương hưu, trợ cấp mất sức lao động.

2.4. Đóng 3% mức lương tối thiểu hiện hành chosố đối tượng: tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, công nhân cao su, mất sứclao động theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/5/2000 của Thủ tướng Chínhphủ, đối tượng là người có công với cách mạng, thân nhân sĩ quan quân đội táingũ, người nhiễm chất độc màu da cam và con đẻ của họ, đối tượng diện chínhsách xã hội theo quy định.

2.5. Ngân sách nhà nước cấp để mua thẻ khám chữabệnh cho người nghèo theo mệnh giá của Nhà nước quy định.

2.6. Đóng 3% xuất học bổng lưu học sinh nướcngoài học tập tại Việt Nam.

2.7. Lãi từ hoạt động đầu tư Quỹ khám, chữa bệnhbắt buộc.

2.8. Hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước.

2.9. Các khoản khác (nếu có).

Tiền lương của người lao động làm căn cứ đóngbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo tiết 2.1, 2.2 nêu trên bao gồm: tiền lương ngạch,bậc, cấp hàm, chức vụ, hợp đồng, hệ số chênh lệch bảo lưu và các khoản phụ cấpchức vụ, phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ dân cử, phụ cấp khu vực, phụ cấpđắt đỏ, độc hại, thu hút (nếu có). Tổng quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế là tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ytế của tất cả người lao động trong đơn vị thuộc diện phải tham gia đóng bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc.

3. Quỹ khám, chữa bệnh tự nguyện: Được hìnhthành từ các nguồn:

3.1. Đóng góp của người tham gia bảo hiểm y tếtự nguyện (nhân dân, học sinh, sinh viên các trường phổ thông trung học, trunghọc chuyên nghiệp, đại học công lập, bán công, dân lập...).

3.2. Đóng và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

3.3. Lãi từ hoạt động đầu tư Quỹ khám, chữa bệnhtự nguyện.

3.4. Tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhântong và ngoài nước.

3.5. Các khoản khác (nếu có).

II.TRÌNH TỰ THU, NỘP BẢO HIỂM XÃ HỘI

1. Đối với khoản thu của các đối tượng tham giabảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc tại tiết 1.1, 1.2 điểm 1và tiết 2.1, 2.2 điểm 2 Mục I nêu trên:

Hàng năm, các đơn vị sử dụng lao động lập danhsách cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương, sinh hoạt phíđăng ký mức nộp vào Quỹ hưu trí và trợ cấp; Quỹ khám, chữa bệnh bắt buộc (sau đâygọi chung là Quỹ bảo hiểm xã hội) với cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp (Bảo hiểmxã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Bảo hiểm xã hội tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương, Bảo hiểm xã hội Việt Nam). Trường hợp ở cácđơn vị có sự biến động (tăng, giảm) về số lượng đối tượng tham gia và mức tiềnlương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thì phải lập danh sách bổ sung để điềuchỉnh tăng, giảm với cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp.

Cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp, căn cứ vào danhsách đối tượng, Quỹ tiền lương do các đơn vị sửdụng lao động đã đăng ký, tiến hành cấp thẻ, phiếu khám, chữa bệnh cho từng ngườilao động.

Hàng tháng (chậm nhất là ngày cuối tháng), cácđơn vị sử dụng lao động xác định và chuyển cùng một lúc số tiền phải nộp cho cơquan bảo hiểm xã hội các cấp trên cơ sở tỷ lệ phải đóng theo quy định và tổngQuỹ tiền lương của đơn vị.

Căn cứ theo số tiền đơn vị đã nộp, Bảo hiểm xãhội thực hiện ghi sổ Bảo hiểm xã hội cho từng người lao động khớp với số tiềnmà đơn vị đã nộp.

Cuối mỗi quý, cơ quan bảo hiểm xã hội cùng đơnvị sử dụng lao động đối chiếu xác nhận danh sách lao động, Quỹ tiền lương, số lượngthẻ, phiếu khám, chữa bệnh, mức nộp bảo hiểm xã hội, trên cơ sở đó xác định mứcphải nộp cho quý tiếp theo, nếu số tiền đã nộp nhỏ hơn số phải nộp, đơn vị phảinộp bổ sung số còn thiếu nếu số tiền đã nộp lớn hơn số phải nộp thì chênh lệchthừa được coi như đã nộp trước cho quý sau;

2. Đối với khoản thu bảo hiểm y tế bắt buộc tạitiết 2.3, 2.4, 2.5, 2.6 điểm 2 Mục II nêutrên: Cơ quan trực tiếp quản lý đối tượng lập danh sách và đăng ký nơi khámchữa bệnh cho đối tượng với cơ quan bảo hiểm xã hội và hợp đồng chuyển tiềntheo đối tượng và thời gian đăng ký khám chữa bệnh.

Hàng tháng, đơn vị quản lý đối tượng, chuyểntiền đóng Quỹ khám, chữa bệnh cho đối tượng đang quản lý cho cơ quan bảo hiểmxã hội. Đến thời điểm hết giá trị sử dụng thẻ, phiếu khám chữa bệnh, đơn vịphối hợp cơ quan bảo hiểm xã hội thanh lý hợp đồng, đối chiếu số lượng thẻ,phiếu khám, chữa bệnh, mức kinh phí đã thanh toán. Nếu thiếu so với thực tếphát sinh thì nộp bổ sung, nếu thừa được đóng cho hợp đồng khám, chữa bệnh tiếptheo.

Riêng kinh phí mua thẻ, phiếu khám, chữa bệnhcho các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp Bảo hiểmxã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện ghi thu Quỹ khám, chữa bệnh, ghi chiQuỹ hưu trí trợ cấp tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

3. Nếu đơn vị sử dụng lao động chậm nộp bảo hiểmxã hội từ 30 ngày trở lên so với kỳ hạn phải nộp, thì ngoài việc bị xử lý theoquy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về Bảo hiểm xã hội, đơn vịcòn phải nộp số tiền chậm nộp cộng với tiền lãi theo mức lãi suất tiền vay quáhạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm truy nộp. Bảo hiểm xãhội các cấp có quyền yêu cầu kho bạc, Ngân hàng trích từ tài khoản của đơn vịsử dụng lao động chuyển về tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội khoản tiềnphải nộp Bảo hiểm xã hội và tiền phạt do chậm nộp bảo hiểm xã hội, mà không cầncó sự chấp nhận thanh toán của đơn vị sử dụng lao động (trừ các đơn vị đượcChính phủ, 'Thủ tướng Chính phủ cho phép chậm nộp).

III.SỬ DỤNG QUỸ BẢ O HIỂM XÃ HỘI

1. Quỹ hưu trí và trợ cấp sử dụng để chi trả chocác đối tượng được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 10 năm 1995trở đi bao gồm các khoản:

1.1. Chi lương hưu (thường xuyênvà một lần)

1.2. Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động và ngườiphục vụ người bị tai nạn lao động, trang cấp dụng cụ cho người bị tai nạn laođộng.

1.3. Trợ cấp ốm đau.

1.4. Trợ cấp thai sản.

1.5. Trợ cấp bệnh nghề nghiệp.

1.6. Chi dưỡng sức và phục hồi sức khỏe.

1.7. Tiền tuất (tuất một lần, định xuất cơ bảnvà nuôi dưỡng) và mai táng phí.

1.8. Tiền mua thẻ khám, chữa bệnh chi đối tượng.

1.9. Lệ phí chi trả.

1.10. Các khoản chi khác.

2. Quỹ khám, chữa bệnh bắt buộc dùng để thanhtoán chi phí khám, chữa bệnh cho những người có thẻ, phiếu khám chữa, bệnh theoquy định của cơ quan thẩm quyền của Nhà nước, gồm có:

1. Khám bệnh, chẩn đoán và điều trị.

2.2. Xét nghiệm, chiếu chụp X -quang, thăm dò chức năng.

2.3. Thuốc trong danh mục theo quy định của Bộ Y tế.

2.4. Máu, dịch truyền.

2.5. Các thủ thuật, phẫu thuật.

2.6. Sử dụng vật tư, thiết bị y tế và giườngbệnh.

3. Sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh tự nguyện sẽ đượchướng dẫn tại văn bản riêng.

4. Phương thức thanh toán chi phí khám, chữabệnh từ Quỹ khám, chữa bệnh:

Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm hướngdẫn Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với cáccơ sở khám chữa bệnh để thanh toán chi phí khám, chữa bệnh và sử dụng Quỹ khámchữa bệnh theo đúng quy định.

Để các cơ sở y tế có kinh phí thực hiện chăm sócsức khỏe, điều trị nội trú, ngoại trú cho người có thẻ khám, chữa bệnh, hàngquý, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm ứng trước cho cơ sở khám, chữa bệnhmột khoản kinh phí ít nhất bằng 80% số tiền chi cho khám, chữa bệnh đã quyếttoán quý trước. Sau khi quyết toán, cơ quan bảo hiểm xã hội có trả đủ số tiềncòn lại và thực hiện việc tạm ứng cho quý sau.

IV.CHI PHÍ QUẢN LÝ BỘ MÁY HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

1.Chi phí quản lý thường xuyên của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam lấytừ nguồn tiền lãi do thực hiện các hoạt động đầu tư, tăng trưởng Quỹ bảo hiểmxã hội và được tính bằng 4% trên số thực thu bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tếphần do người sử dụng lao động và các đối tượng tham gia bảo hiểm đóng hàngnăm. Mức trích 4% được áp dụng từ năm 2003 đến năm 2005.

Cáckhoản chi hoạt động quản lý thường xuyên (chi tiết theo Phụ lục số 1 kèm theo)bao gồm cả chi nghiên cứu khoa học, chi đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng cánbộ; không bao gồm các khoản chi về sửa chữa lớn tài sản cố định, chi muasắm tài sản từ nguồn vốn đầu tư theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.Chi phí quản lý hoạt động thường xuyên của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thựchiện theo nguyên tắc sau:

Tổngsố chi quản lý thường xuyên toàn ngành không vượt quá 4%. Số thực thu bảo hiểmxã hội trong năm.

Đảmbảo công bằng, hợp lý giữa các đơn vị trực thuộc. Mức chi gắn với nhiệm vụ, phùhợp với đặc điểm, điều kiện hoạt động của từng đơn vị.

Tậptrung kinh phí ưu tiên cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác và bổsung thêm tiền lương cho cán bộ, công chức theo kết quả công việc đã thực hiện,nhưng không mang tính bình quân.

3.Hàng năm căn cứ vào kế hoạch thu bảo hiểmxã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập dự toán chi quản lý thường xuyên tươngứng với nguồn kinh phí được trích 4% theo kế hoạch thu. Chiphí quản lý của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Hội đồng quản lý quyếtđịnh trên cơ sở vận dụng định mức, tiêu chuẩn chi hiện hành của Nhà nướcvà hoạt động đặc thù của ngành, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, có hiệu quả. Dựtoán chi sau khi được Hội đồng quản lý phê duyệt được gửi 01 bản cho Bộ Tàichính để theo dõi, kiểm tra.

Bảohiểm xã hội Việt Nam được tạm ứng từ Quỹ bảo hiểm xã hội để cấp kinh phí hoạtđộng cho các đơn vị. Cuối năm, căn cứ vào số thực thu bảo hiểm xã hội toànngành để xác định tổng số được trích có quản lý bộ máy toàn ngành; đồng thờiBảo hiểm xã hội Việt Nam dùng nguồn lãi thu được do hoạt động đầu tư tăng trưởngQuỹ bảo hiểm xã hội trong năm để hoàn trả kinh phí chi quản lý bộ máy đã tạmứng từ Quỹ bảo hiểm xã hội.

Trongquá trình thực hiện nếu số thu không đảm bảo dự toán đầu năm, Bảo hiểm xã hộiViệt Nam điều hành trong hệ thống để thực hiện giảm chi tương ứng, trường hợpkhông điều chỉnh giảm được trong năm phải giảm dự toán chi của năm tiếp theo.

4.Nếu Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ, tăng thu, tiết kiệm chi phíquản lý thường xuyên, thì số kinh phí dôi ra (số được trích 4% trừ số chi thựctế) được sử dụng để bổ sung các khoản chi sau:

4.1.Bổ sung tiền lương, tiền công cho người lao động trong toàn ngành theo mức độhoàn thành công việc, nhưng mức thu nhập tối đa không quá 2,5 lần so với Quỹtiền lương theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Quỹtiền lương theo quy định hiện hành của Nhà nước được xác định như sau:

Tiềnlương ngạch, bậc và các chế độ phụ cấp lương của cán bộ, công chức trong tổngsố biên chế được Bộ Nội vụ thông báo, quy định tại Nghị định số 25/CP ngày 23tháng 5 năm 1998 của Chính phủ và mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quyđịnh.

Phầnlương tăng thêm của cán bộ, công chức do nâng bậc theo niên hạn.

Bảohiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm xây dựng quy chế trả lương trong toànngành, gắn liền với khối lượng và hiệu quả công việc, ý thức trách nhiệm phụcvụ đối với người tham gia bảo hiểm xã hội và chấp hành nội quy, kỷ luật laođộng.

4.2.Chi tiền lương, tiền công cho lao động hợp đồng trong trường hợp cần thiết đểđảm bảo hoàn thành công việc.

4.3.Bổ sung hai Quỹ khen thưởng và phúc lợi không quá 3 tháng lương thực tế bìnhquân toàn ngành.

4.4.Hỗ trợ thêm ngoài chính sách chung của Nhà nước cho người lao động trong hệthống khi thực hiện chính sách sắp xếp lao động, tinh giảm biên chế. Mức hỗ trợdo Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định.

4.5.Lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập cho cán bộ, biên chức. Mức trích lập do Tổnggiám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định.

4.6.Phần còn lại (nếu có) sau khi chi 5 nội dung trên phải chuyển vào các Quỹ bảohiểm xã hội.

5.Nhà nước quản lý biên chế đối với số cán bộ, công chức trong bộ máy quản lýkhung của hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bảo hiểm xã hội Việt Nam được chủđộng sắp xếp, tổ chức và tuyển dụng lao động theo quy định của Bộ Luật Lao độngđể đáp ứng nhu cầu công việc.

6.Việc đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, khám, chữa bệnh của cán bộ, côngchức ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam vẫn tính theo hệ số mứclương quy định tại Nghị đinh số 25/CP ngày 28 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ vàmức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định.

V. HOẠT ĐỘNG BẢO TOÀN VÀTĂNG TRƯỞNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

1. Hoạt động bảo toàn giá trị và tăng trưởng Quỹ bảohiểm xã hội là hoạt động Bảo hiểm xã hội Việt Nam sử dụng số tiền tạm thời nhànrỗi để cho vay, tham gia đầu tư vốn, mua tín phiếu, trái phiếu, công trái củaKho bạc Nhà nước và các Ngân hàng thương mại của Nhà nước.

2.Các hoạt động đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ bảo hiểm xã hội bao gồm:

Muatrái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, công trái của Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng thươngmại của Nhà nước.

Ưutiên cho ngân sách nhà nước vay để giải quyết các nhu cầu cần thiết trong cả nước.

Chovay đối với Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, các ngân hàng thương mại của Nhà nước,ngân hàng chính sách của Nhà nước.

Đầutư vào một số dự án có nhu cầu về vốn do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3.Hoạt động bảo toàn và tăng trưởng Quỹ bảo hiểm xã hội phải được hạch toán vàbáo cáo riêng theo quy định tại chế độ hạch toán kế toán Bảo hiểm xã hội do Bộtrưởng Bộ Tài chính ban hành.

4.Tiền sinh lợi do thực hiện các biện pháp bảo toàn, tăng trưởng Quỹ là toàn bộsố tiền lãi phát sinh được sử dụng như sau:

4.1.Trích kinh phí để chi quản lý thường xuyên của hệ thống Bảo hiểm xã hội ViệtNam theo quy định tại khoản 1 Mục IV Phần II Thôngtư này.

4.2.Trích 2 Quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 3 tháng lương thực tế bình quân toànngành.

4.3.Trích vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của toàn hệ thống Bảo hiểm xã hội ViệtNam theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4.4.Phần còn lại bổ sung vào Quỹ bảo hiểm xã hội để bảo toàn và tăng trưởng.

5.Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy chế sử dụng Quỹ khen thưởngvà Quỹ phúc lợi. Thực hiện lập dự toán, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng cơsở vật chất của ngành trong khuôn khổ quy định hiện hành của pháp luật.

6.Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm báo cáo về hoạt động bảo tồn, tăng trưởngQuỹ bảo hiểm xã hội hàng năm (số dư Quỹ bảo hiểm xã hội, số đang đầu tư, số lãithu được trong năm tài chính, tình hình sử dụng tiền sinh lợi, dự kiến kế hoạchhoạt động bảo tồn, tăng trưởng Quỹ năm tiếp theo) với Chính phủ và Bộ Tàichính.

VI. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUANBẢO

HIỂM XÃ HỘI CÁC CẤP TRONGVIỆC QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

1.1.Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn cơ quan bảo hiểm xã hội cấp dướilập dự toán, quyết toán thu, chi bảo hiểm xã hội, chi khám chữa bệnh, chi quảnlý bộ máy và tổ chức thực hiện chi đầy đủ, đúng hạn các chế độ bảo hiểm xã hộiđối với người tham gia Bảo hiểm xã hội.

1.2.Hàng năm lập dự toán thu, chi Quỹ bảo hiểm xã hội, chi quản lý bộ máy toànngành trình Hội đồng quản lý thông qua và gửi Bộ Tài chính.

1.3.Hàng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng kế hoạch bảo tồn và tăng trưởng Quỹbảo hiểm xã hội trình Hội đồng quản lý phê duyệt và gửi Bộ Tài chính để giámsát thực hiện các biện pháp bảo tồn và tăng trưởng Quỹ. Sau khi được Hội đồngquản lý thông qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện đúng kếhoạch và tiến độ. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm trướcHội đồng quản lý về hoạt động bảo tồn giá trị và tăng trưởng Quỹ. Đối với nhữngdự án không có khả năng thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch hoặc những dự án phátsinh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải báo cáo Hội đồng quản lý xửlý theo thẩm quyền.

1.4.Duyệt và thông báo kịp thời kế hoạch năm cho Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu và nhiệmvụ được giao, đảm bảo đúng nguyên tắc kinh phí phân bổ cho Bảo hiểm xã hội cáccấp không vượt tổng mức dự toán được duyệt.

1.5.Tổ chức quản lý thống nhất thu bảo hiểm xã hội trong toàn ngành.

1.6.Cấp phát đủ nguồn kinh phí theo dự toán được duyệt cho Bảo hiểm xã hội tỉnh,thành phố.

1.7.Tổ chức thực hiện chi, quyết toán và báo cáo tài chính hàng quý, năm (bao gồmcông tác thu - chi Quỹ, hoạt động bảo tồn tăng trưởng Quỹ, chi quản lý thườngxuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản) theo chế độ kế toán Bảo hiểm xã hội banhành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Xét duyệt quyết toán, tổnghợp trình Hội đồng quản lý thông qua và gửi Bộ Tài chính.

1.8.Kiểm tra hoạt động của Bảo hiểm xã hội cấp dưới trên các mặt:

Chấphành chế độ thu và chi bảo hiểm xã hội.

Thựchiện chế độ thống kê, chế độ kế toán và báo cáo kế toán.

1.9.Xử lý những vi phạm về thu, chi bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước.

2.Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

2.1.Lập kế hoạch thu, chi bảo hiểm xã hội, chi quản lý bộ máy theo quý, năm gửi Bảohiểm xã hội Việt Nam.

2.2.Đôn đốc các đơn vị đóng trên địa bàn (theo phân cấp quản lý) thu nộp Bảo hiểmxã hội đầy đủ, đúng hạn và ghi sổ xác nhận số thu bảo hiểm xã hội cho người laođộng theo quy định.

2.3.Cấp phát kinh phí theo dự toán được duyệt cho Bảo hiểm xã hội huyện.

2.4.Lập báo cáo quyết toán thu, chi bảo hiểm xã hội, chi quản lý bộ máy quý, nămgửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

2.5.Kiểm tra, giám sát thu, chi Quỹ bảo hiểm xã hội và xử lý những vi phạm về thu,chi bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương thẹo phân cấp của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam.

3.Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã:

3.1.Lập kế hoạch thu, chi bảo hiểm xã hội, chi quản lý bộ máy quý, năm gửi Bảo hiểmxã hội tỉnh.

3.2.Đôn đốc hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và người tham gia Bảo hiểm xã hội trên địabàn nộp đầy đủ, kịp thời ghi sổ, xác nhận số thu bảo hiểm xã hội cho người laođộng.

3.3.Tổ chức chi trả cho các đối tượng hưởng

Bảohiểm xã hội bảo đảm an toàn, đầy đủ, đúng hạn

3.4.Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chi trả Bảo hiểm xã hội của đơn vị cơ sở,thu hồi các khoản chi sai chế độ và báo cáo cơ quan bảo hiểm xã hội cấp trên.

3.5.Lập báo cáo quyết toán quý, năm về thu chi bảo hiểm xã hội, chi quản lý bộ máygửi Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố.

PHẦN III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2003; thay thế cho các Thông tưsố 85/1998/TT-BTC ngày 25/6/1998 về hướng dẫn Quy chế quản lý tài chính đối vớiBảo hiểm xã hội Việt Nam; số 55/1999/TT-BTC ngày 11/5/1999, số 66/2001/TT-BTCngày 22/8/2001, số 38/2002/TT-BTT ngày 25/4/2002 của Bộ Tài chính về hướng dẫn,sửa đổi một số điểm của Thông tư số 85/1998/TT-BTC Quy chế quản lý tài chínhđối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Những quy định trước đây trái với dung quyđịnh trong Thông tư này đều hết hiệu lực thi hành.

2.Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp thực hiệnđúng cán nội dung quy định ở Thông tư này. Trong quá trìnhthực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giảiquyết./.

Phụ lục số 1

NỘI DUNG CHI QUẢNLÝ CỦA HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

(ban hành theo Thông tư số49/2003/TT-BTC ngày 16/5/2003 của Bộ Tài chính).

Mục

Tiểu

mục

Nội dung chi

1

 

Tiền lương, tiền công

 

1

Lương ngạch bậc theo Quỹ lương được duyệt

 

2

Lương tập sự

 

3

Lương hợp đồng dài hạn

 

4

Lương cán bộ, công nhân viên dôi ra ngoài biên chế

 

5

Lương bổ sung

 

6

Lương khác

2

 

Tiền công

 

1

Tiền công hơi đồng theo vụ việc

 

2

Khác

3

 

Phụ cấp lương

 

1

Chức vụ

 

2

Khu vực, thu hút, đắt đỏ

 

3

Trách nhiệm

 

7

Làm đêm, thêm giờ

 

5

Độc hại, nguy hiểm

 

6

Khác

4

 

Học bổng học sinh, sinh viên

 

1

Đào tạo trong nước

 

2

Sinh hoạt phí cán bộ đi học

 

3

Khác

5

 

Tiền thưởng

 

1

Thưởng thường xuyên

 

2

Thưởng đột xuất

 

3

Khác

6

 

Phúc lợi tập thể

 

1

Trợ cấp khó khăn thường xuyên

 

2

Trợ cấp khó khăn đột xuất

 

3

Tiền tầu xe nghỉ phép năm

 

4

Chi hỗ trợ đời sống cho cán bộ viên chức trong ngành

 

5

Trích lập Quỹ khen thưởng phúc lợi

 

6

7

Trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập

Các khoản khác

7

 

Các khoản đóng góp

 

1

Bảo hiểm xã hội

 

2

Bảo hiểm y tế

 

3

Kinh phí công đoàn

 

4

Khác

8

 

Thanh toán dịch vụ công cộng

 

1

Thanh toán tiền điện

 

Mục

Tiểu

mục

Nội dung chi

 

2

3

Thanh toán tiền nước

Thanh toán tiền nhiên liệu

 

4

Thanh toán tiền vệ sinh, môi trường

 

5

Khác

9

 

Vật tư văn phòng

 

1

Văn phòng phẩm

 

2

Mua sắm công cụ, dụng cụ văn phòng

 

3

Vật tư, văn phòng khác

10

 

Thông tin, tuyên truyền, liên lạc

 

1

Cước phí điện thoại trong nước

 

2

Cước phí điện thoại quốc tế

 

3

Cước phí bưu chính

 

4

Fax

 

5

Tuyên truyền

 

6

Quảng cáo

 

7

Phim ảnh

 

8

Sách, báo, tạp chí thư viện

 

9

Khác

11

 

Hội nghị

 

1

In, mua tài liệu

 

2

Bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên

 

3

Tiền vé máy bay, tầu, xe

 

4

Tiền thuê phòng ngủ

 

5

Thuê hội trường, phương tiện vẩn chuyển

 

6

Các khoản thuê mướn khác

 

8

Chi bù tiền ăn

 

9

Chi phí khác

12

 

Công tác phí

 

1

Tiền vé máy bay, tầu, xe

 

2

Phụ cấp công tác phí

 

3

Tiền thuê phòng ngủ

 

4

Khoán công tác phí

 

5

Khác

13

 

Chi phí thuê mướn

 

1

Thuê phương tiện vận chuyển, áp tải, bảo vệ tài sản, kho, quỹ

 

2

Thuê nhà

 

3

Thuê đất

 

4

Thuê thiết bị các loại

 

5

Thuê chuyên gia và giảng viên nước ngoài

 

6

Thuê chuyên gia và giảng viên trong nước

 

7

Thuê lao động trong nước

 

8

Thuê đào tạo lại cán bộ

 

9

Chi phí thuê mướn khác

14

 

Chi đoàn ra

 

Mục

Tiểu

mục

Nội dung chi

 

1

Tiền vé máy bay, tầu xe

 

2

Tiền ăn

 

3

Tiền ở

 

4

Tiền tiêu vặt

 

5

Phí, lệ phí liên quan

 

6

Khác

15

 

Chi đoàn vào

 

1

Tiền vé máy bay, tầu, xe

 

2

Tiền ăn

 

3

Tiền ở

 

4

Tiền tiêu vặt

 

5

Phí, lệ phí liên quan

 

6

Khác

16

 

Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn và duy tu bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng

 

1

Mô tô

 

2

Ô tô con, Ô tô tải

 

3

Xe chuyên dùng

 

4

Tầu thuyền

 

5

Đồ gỗ

 

6

Bảo trì và hoàn thiện phần mềm máy tính

 

7

Trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng

 

8

Máy tính, photo, máy fax

 

9

Điều hòa nhiệt độ

 

10

Nhà cửa

 

11

Thiết bị phòng cháy, chữa cháy

 

12

Đường điện, cấp thoát nước

 

13

Các tài sản cố định và công trình hạ tầng cơ sở khác

17

 

Sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn và các công trình cơ sở hạ tầng

 

1

Mô tô

 

2

Ô tô con, Ô tô tải

 

3

Xe chuyên dùng

 

4

Tầu thuyền

 

5

Đồ gỗ

 

6

Bảo trì và hoàn thiện phần mềm máy tính

 

7

Trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng

 

8

Máy tính, photo, máy fax

 

9

Điều hòa nhiệt độ

 

10

Nhà cửa

 

11

Thiết bị phòng cháy, chữa cháy

 

12

Đường điện, cấp thoát nước

 

13

Các tài sản cố định và công trình hạ tầng cơ sở khác

18

 

Mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn

 

1

Mô tô

 

2

Ô tô con, ôtô tải

 

3

Xe chuyên dùng

 

4

Tầu thuyền

 

5

Đồ gỗ sắt, mây tre, nhựa (cao cấp)

 

6

Trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng

 

7

Máy tính, photo, máy fax

 

8

Điều hòa nhiệt độ

 

9

Nhà cửa

 

10

Thiết bị phòng cháy, chữa cháy

 

11

Phần mềm máy tính

 

12

Sách, tài liệu và chế độ dùng cho công tác chuyên môn

 

13

Các tài sản khác

19

 

Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của ngành

 

1

Chi mua hàng hóa, vật tư dùng cho chuyên môn của từng ngành

 

2

Trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng (không phải tài sản cố định)

 

3

Chi mua, in ấn chỉ dùng cho chuyên môn của từng ngành

 

4

Đồng phục, trang phục

 

5

Bảo hộ lao động

 

6

Sách, tài liệu và chế độ dùng cho chuyên môn của từng ngành

 

7

Chi mật phí

 

8

Chi thanh toán hợp đồng với bên ngoài

 

9

Chi phí khác

20

 

Chi phí đặc thù của ngành

 

1

Chi hỗ trợ cho đơn vị sử dụng lao động

 

2

Chi hỗ trợ cho đơn vị quản lý phối hợp thu

 

3

Chi cho cán bộ, công nhân viên trong ngành

 

4

Chi hỗ trợ công tác kiểm tra

 

5

Lệ phí thu bảo hiểm y tế

 

6

Chi thăm hỏi đối tượng

 

7

Khác

21

 

Chi nghiên cứu khoa học

22

 

Chi đào tạo, đào tạo lại

23

 

Chi phí khác

 

1

Chi kỷ niệm các ngày lễ lớn

 

2

Chi khắc phục thiên tai cho các đơn vị dự toán

 

3

Chi các khoản phí và lệ phí của các đơn vị dự toán

 

4

Chi bảo hiểm tài sản và phương tiện của các đơn vị dự toán

 

5

Chi đóng góp đối với các tổ chức quốc tế

 

6

Chi các hoạt động từ thiện

 

7

Chi hỗ trợ cho người lao động nghỉ việc

 

8

Chi tiếp khách

 

9

Chi các khoản khác

BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN (HUYỆN):

BÁO CÁO SỐ THỰCCHI LƯƠNG HƯU, TRỢ

CẤP BẢO HIỂM XÃHỘI DO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO

Tháng..........Năm...............

 

Số thứ

tự

Tên đơn vị (phương, xã, Bảo hiểm xã hội huyện)

Tổng số chi trong

tháng

Mục 124

Lương

hưu

Công nhân

cao su

Mất sức

lao động

TTLĐ - BNN

Mai táng

phí

Tử tuất

Trợ cấp

DCCH

Lệ phí

chi trả

01

02

03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯƠI LẬP BIỂU

NGÀY ........ THÁNG ....... NĂM ........

GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN (HUYỆN) .........

(Ký tên, đóng dấu)


BẢO HIỂM XÃ HỘI TNH, THÀNH PH:

BáOCáO Số THựC CHI LƯƠNG HƯU, TRợ

CẤP BẢO HIỂM XÃHỘI DO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO

THÁNG ............ NĂM ...............

Số thứ

tự

Tên đơn vị (phường, xã, Bảo hiểm xã hội huyện)

Tổng số chi trong tháng

Mục 124

 

 

 

Lương

hưu

công nhân

cao su

Mất sức

lao động

TTLĐ -

BNN

Mai táng

phí

Tử tuất

Trợ cấp

DCCH

Lệ phí

chi trả

01

02

03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGÀY ....... THÁNG ....... NĂM ..........

 

KẾ TOÁN TRƯỞNG

GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH (THÀNH PHỐ) . . . . . . . . .

(Ký tên) (Ký tên, đóng dấu)

BẢO HIỂM XÃ HỘI  việt Nam

BÁO CÁO SỐ THỰC CHI LƯƠNG HƯU, TRỢ CẤP BẢO HIỂM DO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẢM BẢO

THÁNG....................NĂM ......................

 

Số thứ tự

Tên đơn vị (BHXH tỉnh, thành phố, BHXHVN)

Tổng số chi trong tháng

Mục 124

BHYT

Lương hưu

Công nhân cao su

Mất sức lao động

TTLĐ-BNN

Mai táng phí

Tử tuất

Trợ cấp DCCH

Lệ phí cih trả

01

02

03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                             

 

Người lập biểu

(ký tên)

Trưởng ban KHTC

(ký tên)

Ngày.........tháng.........năm.......

Tổng giám đốc bảo hiểm việt nam

(ký tên, đóng dấu)

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Nguyễn Công Nghiệp

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.