• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 14/03/2002
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 37/2002/QĐ-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày 14 tháng 3 năm 2002

QUYẾTĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

VềChương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW

ngày27 tháng 11 năm 2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế

 

THỦTƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 02/2002/NQ-CPngày 04 tháng 02 năm 2002 của Chính phủ,

 

QUYẾTĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trìnhhành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27 tháng 11 năm2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tếquốc tế, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngchịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

CHƯƠNGTRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ

Thựchiện Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27 tháng 11 năm 2001 của Bộ Chính trị về hộinhập kinh tế quốc tế

(Banhành kèm theo Quyết định số 37/2002/QĐ-TTg ngày 14 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướngChính phủ)

 

I.MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH:

Ngày 27tháng 11 năm 2001, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về hội nhậpkinh tế quốc tế. Nghị quyết này có ý nghĩa rất quan trọng đối với toàn Đảng,toàn dân và toàn quân ta; liên quan tới tất cả các ngành, các cấp, các doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; là định hướng cho quá trình hội nhập kinhtế quốc tế của nước ta trong thời kỳ mới.

Chính phủthông qua Chương trình hành động này nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi Nghịquyết của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế theo tinh thần phát huy caođộ nội lực, khai thác tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, tạo thế và lực mới chocông cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh vàvững chắc trong thế kỷ XXI.

 

II.NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH:

1. Côngtác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền:

a) Uỷ banQuốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế phối hợp với Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương,Ban Kinh tế Trung ương, Ban Khoa giáo Trung ương, các Bộ, ngành và địa phươngliên quan tổ chức phổ biến rộng rãi về Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chươngtrình hành động này.

b) Uỷ banQuốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, các Bộ, ngành chủ động tổ chức việc tuyên truyền,giới thiệu các thông tin, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, phổ biến cácchủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hội nhập trên các phương tiệnthông tin đại chúng, trong các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tầnglớp nhân dân, đặc biệt là trong các doanh nghiệp.

c) Bộ Giáodục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Ban Khoa giáo Trung ương, Uỷ ban Quốc giavề hợp tác kinh tế quốc tế, các Bộ, ngành, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ ChíMinh, Học viện Hành chính Quốc gia và các trường đại học xây dựng chương trìnhvà đưa nội dung về hội nhập kinh tế quốc tế vào giảng dạy ở các trường đảng, trườnghành chính, trường đại học và cao đẳng ngay từ năm học 2002 - 2003.

d) ĐàiTruyền hình Trung ương, Đài Tiếng nói Việt Nam và các đài phát thanh - truyềnhình các địa phương xây dựng các chương trình chuyên đề phổ biến kiến thức vềhội nhập kinh tế quốc tế trên sóng phát thanh và truyền hình; cải tiến hìnhthức và nâng cao chất lượng các chương trình đang được thực hiện.

đ) Bộ Vănhoá - Thông tin phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Ban Tư tưởng - Văn hóaTrung ương, Ban Khoa giáo Trung ương, các Bộ, ngành liên quan, các cơ quannghiên cứu khoa học, các cơ quan truyền thông đại chúng triển khai ngay việctăng cường xuất bản các ấn phẩm phổ biến sâu rộng kiến thức về hội nhập kinh tếquốc tế, về các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về hội nhập kinhtế quốc tế, các cam kết quốc tế của Việt Nam về hợp tác kinh tế - thương mại.

e) Uỷ banQuốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế chỉ đạo việc cải tiến và nâng cao chất lượngcác chương trình hội thảo, tọa đàm, các bản tin về hội nhập, cung cấp các thôngtin cần thiết cho các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động hội nhậpkinh tế quốc tế.

g) Các Bộ,ngành hữu quan có trách nhiệm nghiên cứu kỹ các nội dung về hội nhập kinh tếquốc tế liên quan tới Bộ, ngành mình, trên cơ sở đó tập trung tổ chức giớithiệu, hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp trong ngành nắm được các nội dungnày, giúp các doanh nghiệp chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuấtkinh doanh và xử lý kịp thời các vấn đề liên quan tới việc thực hiện các camkết quốc tế.

2. Xâydựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật, cơ chế, chính sách kinh tế thương mại:

a) Bộ Tưpháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan của Quốc hội và Chínhphủ rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế, chính sách hiện hành đểxây dựng, sửa đổi và ban hành mới các văn bản cho phù hợp với chủ trương củaĐảng về hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ mới. Các nội dung chính của việcrà soát như sau:

Tiến hành bướcđầu việc rà soát, đối chiếu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam đểkiến nghị về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cho sát hợp với các định chếcủa Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các cam kết quốc tế.

Căn cứ vàokết quả của việc rà soát, trình Chính phủ kiến nghị với Quốc hội đưa nội dungvề xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với các định chế của WTOvà các tổ chức kinh tế - thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia; sửa đổi, bổsung và điều chỉnh hoặc bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chínhsách không phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã, đang và sẽ thỏathuận vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2002 - 2003 và cho cả nhiệm kỳQuốc hội 2002 - 2006.

b) Bộ Tưpháp phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiến hành nghiên cứu, đề xuất việc kýkết, phê duyệt, phê chuẩn hoặc gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan đếnhoạt động hội nhập và xây dựng các văn bản pháp quy mới, biện pháp kỹ thuật mớiphù hợp thông lệ quốc tế và các quy định của WTO để bảo vệ hợp lý sản xuấttrong nước.

c) Bộ Tưpháp phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương xây dựng kế hoạch chonăm 2002 và các năm tiếp theo để kiện toàn các tổ chức pháp chế của ngành, địaphương và doanh nghiệp; bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh tế - thương mại quốctế, bồi dưỡng năng lực thi hành pháp luật cho các ngành, địa phương và doanhnghiệp; đề xuất chủ trương củng cố hệ thống tòa án kinh tế, lao động, hànhchính... cũng như các tổ chức trọng tài là các cơ quan có vai trò quan trọngtrong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

Những việctrên cần được hoàn thành trong quý III năm 2002.

3. Chuyểndịch cơ cấu kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh:

a) Bộ Kếhoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành và cơ quan liên quan xây dựng đểtrình Chính phủ đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế vào tháng 12 năm 2002; phươngán xây dựng cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủnghĩa vào tháng 6 năm 2003 và phương án cơ chế tạo lập môi trường kinh doanhbình đẳng vào tháng 12 năm 2003.

b) Chậm nhấtlà trong quý IV năm 2002, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các Bộ, ngành liên quanđến các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tiến hành điều tra, phân loại, đánh giákhả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng ngành hàng, từng dịch vụ, từngdoanh nghiệp, từng địa phương để xây dựng kế hoạch, biện pháp thiết thực nhằmnâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh.

c) Các Bộ,các cơ quan thuộc Chính phủ quản lý các ngành sản xuất xây dựng chiến lược pháttriển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm bảo đảm lưu thông trong nước và giữ vững thịtrường nội địa cho hàng hóa của mình, trình Chính phủ vào tháng 9 năm 2002.

d) Uỷ banQuốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoànthành đề án quốc gia nghiên cứu sức cạnh tranh của một số hàng hóa và dịch vụnhằm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam. Đề án này cần được hoàn thànhvà trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 12 năm 2002.

4. Tổnghợp và hoàn thiện Chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế:

a) Uỷ banQuốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liênquan tổng hợp các cam kết quốc tế của Việt Nam trong khuôn khổ ASEAN, APEC, cácchương trình hành động trong khuôn khổ đàm phán gia nhập WTO, Chương trìnhMiyzawa, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Hiệp định Thươngmại Việt Nam - Hoa Kỳ và các hiệp định quốc tế khác; căn cứ Chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các kếtquả nghiên cứu về sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam... bổ sung và hoànthiện Chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế.

b) Các Bộ,ngành và địa phương căn cứ vào Chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tếvà Chương trình hành động của Chính phủ, xây dựng kế hoạch hội nhập của Bộ,ngành và địa phương mình.

Các việc nàycần được hoàn thành trong quý IV năm 2002.

5. Về đàotạo nguồn nhân lực:

a) Ban Tổchức - Cán bộ Chính phủ chủ trì cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan xây dựng các kếhoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ quản lý, các luật sư am hiểuluật pháp quốc tế và hội nhập quốc tế, đội ngũ cán bộ kỹ thuật vững vàng vềchính trị, thông thạo nghiệp vụ và ngoại ngữ và công nhân lành nghề đáp ứng yêucầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như hội nhập kinh tế quốc tế.

Các kế hoạchnày cần được hoàn tất và trình Thủ tướng Chính phủ trong 6 tháng đầu năm 2002.

b) Các Bộ,ngành, địa phương lựa chọn cán bộ vững vàng về chính trị, thông thạo chuyên mônvà ngoại ngữ, bố trí họ hoạt động ổn định và lâu dài trong lĩnh vực hội nhậpkinh tế quốc tế.

6. Về kếthợp hoạt động chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại:

Bộ Ngoạigiao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch phối hợpvới hoạt động chính trị đối ngoại với hoạt động kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh cáchoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế trong đó tập trung tăng cường phối hợpgiữa các cơ quan đại diện ngoại giao với các Bộ, ngành, tổ chức kinh tế vàdoanh nghiệp trong nước cũng như với các cơ quan đại diện kinh tế - thương mại- chuyên môn của các Bộ, ngành và với đoàn đàm phán kinh tế - thương mại quốctế của Chính phủ. Kế hoạch này cần được hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủtrong quý II năm 2002.

7. Vềnhiệm vụ củng cố an ninh quốc phòng:

Bộ Quốcphòng, Bộ Công an phối hợp với các Bộ, Ban, ngành liên quan của Đảng và Chínhphủ xây dựng chính sách tạo môi trường thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tếquốc tế, chủ động hỗ trợ, tạo thuận lợi cho giao lưu, xuất, nhập cảnh của người,hàng hóa và dịch vụ; đồng thời bảo đảm hội nhập không ảnh hưởng tiêu cực tớinhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong đó có an ninh kinh tế và an toàn xã hội.

Kế hoạch nàycần được hoàn thành trong quý II năm 2002 để trình Thủ tướng Chính phủ.

8. Về đàmphán gia nhập WTO:

a) Trên cơsở chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Tàichính và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thành việc xây dựng phương ánđàm phán song phương gia nhập WTO, bảo đảm phù hợp với hoàn cảnh của nước ta làmột nước đang phát triển ở trình độ thấp, đang trong quá trình chuyển đổi cơchế kinh tế và gắn kết quá trình đàm phán với quá trình đổi mới mọi hoạt độngkinh tế ở trong nước.

b) Các Bộ,ngành có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên Uỷ ban Quốc giavề hợp tác kinh tế quốc tế, thành viên đoàn đàm phán Chính phủ, thành viên Nhómhỗ trợ kỹ thuật cho đoàn đàm phán Chính phủ thuộc cơ quan mình hoạt động ổnđịnh, lâu dài.

9. Mởrộng thị trường xuất khẩu, tranh thủ đầu tư và trợ giúp kỹ thuật của các nướcvà các tổ chức quốc tế:

a) Bộ Thươngmại phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan xây dựng chương trình xúc tiến việc mởrộng thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.

b) Bộ Kếhoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan và các địa phương tăng cườngbiện pháp thu hút vốn đầu tư và các nguồn lực khoa học, công nghệ và trình độquản lý tiên tiến của nước ngoài.

c) Bộ Kếhoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính, Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tếquốc tế và các Bộ, ngành liên quan khẩn trương tiến hành rà soát các dự án trợgiúp kỹ thuật của các nước và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực hội nhập từnăm 1995 tới nay, đánh giá hiệu quả sử dụng cũng như lập kế hoạch tiếp tụctranh thủ và sử dụng các nguồn trợ giúp này một cách tốt nhất trong những nămtới, trình Chính phủ cho chủ trương. Việc này hoàn thành trong quý II năm 2002.

10. Kiệntoàn tổ chức:

a) Văn phòngChính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Thương mạivà Văn phòng Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế hoàn chỉnh dự thảoQuyết định của Thủ tướng Chính phủ về kiện toàn Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinhtế quốc tế, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 4 năm2002.

b) Bộ Khoahọc, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức - Cán bộ Chínhphủ, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Thương mại xây dựng các đề án đổi mới tổ chức,cơ chế quản lý và phương thức hoạt động của hệ thống các cơ quan bảo vệ bảnquyền, sở hữu trí tuệ, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu, trình Thủtướng Chính phủ vào quý II năm 2002.

Các Bộ, cơquan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương căn cứ vào Chương trình hành động của Chính phủ và xuấtphát từ tình hình thực tế của từng Bộ, ngành, địa phương tổ chức ngay việc thựchiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế./.

Thủ tướng

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.