• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 20/01/2012
  • Ngày hết hiệu lực: 11/12/2014
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Số: 35/2011/TT-BLĐTBXH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Toàn quốc, ngày 28 tháng 11 năm 2014

THÔNG TƯ

Hướng dẫn công tác thi đua,

 khen thưởng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

___________________________

 

Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;

Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về đối tượng thi đua và khen thưởng; tổ chức thi đua và tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua; hình thức, tiêu chuẩn khen thưởng; thẩm quyền quyết định, tuyến trình khen thưởng, hồ sơ, quy trình xét khen thưởng và lễ trao tặng; hội đồng thi đua khen thưởng các cấp; quỹ thi đua, khen thưởng, quản lý, lưu trữ và báo cáo công tác thi đua, khen thưởng ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 2. Đối tượng thi đua và khen thưởng

1. Đối tượng thi đua:

a) Cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác và làm việc tại các đơn vị trong ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (bao gồm cả công chức, viên chức trong thời gian tập sự, nhân viên có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, nhân viên có hợp đồng lao động từ một năm trở lên);

b) Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh Xã hội;

c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở, Phòng Lao động - Thương binh Xã hội các quận, huyện;

d) Tập thể nhỏ thuộc các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở;

đ) Tập thể, cá nhân ngoài ngành Lao động - Thương binh Xã hội làm công tác Lao động - Thương binh Xã hội.

2. Đối tượng khen thưởng

Các đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 2 và tập thể, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài đều được xem xét khen thưởng nếu có thành tích đóng góp cho ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đáp ứng tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Mục đích công tác thi đua, khen thưởng

Thi đua, khen thưởng nhằm khuyến khích và tôn vinh các tập thể, cá nhân thi đua lao động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ, lập thành tích xuất sắc góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Điều 4. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng

Công tác thi đua, khen thưởng phải bảo đảm nguyên tắc chung là có mục tiêu, mục đích cụ thể, hình thức phù hợp, tránh mọi biểu hiện phô trương, hình thức trong công tác thi đua, khen thưởng. Cụ thể là:

1. Nguyên tắc thi đua

a) Tự nguyện, tự giác, công khai;

b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

2. Nguyên tắc khen thưởng

a) Bảo đảm chính xác, kịp thời, công bằng, dân chủ, công khai trên cơ sở đánh giá đúng kết quả công tác của tập thể và cá nhân;

b) Thành tích đạt mức nào thì khen thưởng mức đó, không nhất thiết phải theo trình tự khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng cao hơn; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn hơn thì được xem xét, đề nghị mức khen thưởng cao hơn;

c) Chú trọng khen thưởng tập thể, cá nhân trực tiếp làm nhiệm vụ, kết hợp chặt chẽ việc động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất;

d) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng nhưng không khen thưởng 2 lần trong một năm với cùng một nội dung và mức độ thành tích;

đ) Kết quả khen thưởng thành tích đột xuất, thành tích theo lĩnh vực công tác được xem xét như một yếu tố gia tăng khi xét khen thưởng thành tích toàn diện hàng năm cũng như thành tích từng giai đoạn.

Điều 5. Quyền lợi của cá nhân, tập thể được khen thưởng

1. Cá nhân nhận các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được nhận giấy chứng nhận, bằng khen, giấy khen và một khoản tiền thưởng hoặc hiện vật theo quy định tại Điều 71, 72, 73, 74, 75, 76 và Điều 77 và Mục 2 Chương V của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, được xem xét nâng lương trước thời hạn theo quy định; được ưu tiên cử đi nghiên cứu học tập, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn ở trong nước và ngoài nước; các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng là một trong những tiêu chuẩn làm căn cứ để đánh giá khi làm quy hoạch, hoặc xem xét bổ nhiệm cán bộ.

2. Tập thể được tặng các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng kèm  bằng khen, giấy chứng nhận và một khoản tiền thưởng hoặc hiện vật theo quy định; có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng biểu tượng của các hình thức khen thưởng trên các văn bản tài liệu chính thức của đơn vị.

Điều 6. Nghĩa vụ của các cá nhân, tập thể được khen thưởng, được tặng các danh hiệu thi đua

1. Cá nhân và tập thể được các cấp công nhận các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng có nghĩa vụ bảo quản và sử dụng các hiện vật khen thưởng, thi đua theo đúng mục đích và quy định.

2. Tiếp tục duy trì, phát huy thành tích đã đạt được xứng đáng với các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng đã được trao tặng.

Chương II

TỔ CHỨC THI ĐUA, DANH HIỆU THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA

Điều 7. Tổ chức phong trào thi đua

1. Hình thức tổ chức thi đua

a) Thi đua được thực hiện thường xuyên, nhằm hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình kế hoạch công tác đề ra, áp dụng giữa các cá nhân trong một tập thể, các tập thể trong một đơn vị, hoặc giữa các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc giống nhau;

b) Thi đua theo đợt (theo chuyên đề) được tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ khó khăn của đơn vị trong từng giai đoạn hoặc lập thành tích chào mừng các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, của Ngành, của đơn vị. Thi đua theo đợt phải xác định rõ mục đích, nội dung, thời điểm bắt đầu và kết thúc.

2. Phát động, chỉ đạo phong trào thi đua

a) Bộ trưởng phát động và chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi toàn Ngành và các lĩnh vực do ngành quản lý. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ có trách nhiệm tham mưu giúp Bộ trưởng về nội dung thi đua và tổ chức phong trào thi đua;

b) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức phát động và chỉ đạo phong trào thi đua trong cơ quan đơn vị mình quản lý;

c) Các tổ chức đoàn thể ở các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ với thủ trưởng đơn vị cùng cấp phát động, vận động thành viên của tổ chức mình hưởng ứng phong trào thi đua, tổ chức phong trào thi đua và đảm bảo cho phong trào thi đua đạt hiệu quả cao;

d) Các cơ quan báo chí, xuất bản, truyền thông của Ngành có trách nhiệm thường xuyên tuyên truyền về công tác thi đua, khen thưởng: phổ biến, nêu gương các điển hình, người tốt, việc tốt, cổ động phong trào thi đua; phát hiện các cá nhân, tập thể xuất sắc trong phong trào thi đua, đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.

3. Nội dung tổ chức phong trào thi đua

a) Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó xây dựng các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể, phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, đơn vị;

b) Có hình thức tổ chức phát động thi đua sáng tạo phù hợp, coi trọng việc tuyên truyền ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, đa dạng hoá các hình thức phát động thi đua;

c) Có kế hoạch, biện pháp tổ chức phát động thi đua, theo dõi quá trình tổ chức thi đua, chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm qua các đợt thi đua;

d) Sơ kết, tổng kết phong trào, đánh giá kết quả thi đua

Đối với các đợt thi đua ngắn ngày hoặc từng đợt (dưới một năm) và thi đua dài ngày (từ 1 năm trở lên), các đơn vị phải tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm và bình xét công khai, lựa chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua khen thưởng kịp thời.

Điều 8. Danh hiệu thi đua

1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân

a) Lao động tiên tiến;

b) Chiến sỹ thi đua cơ sở;

c) Chiến sỹ thi đua cấp Bộ;

d) Chiến sỹ thi đua toàn quốc.

2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể

a) Tập thể Lao động tiên tiến;

b) Tập thể Lao động xuất sắc;

c) Cờ thi đua của Bộ;

d) Cờ thi đua của Chính phủ.

3. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua đối với cá nhân và tập thể chỉ thực hiện mỗi năm một lần vào thời điểm tổng kết năm.

Điều 9. Tiêu chuẩn xét danh hiệu thi đua với cá nhân

1. Tiêu chuẩn xét danh hiệu Lao động tiên tiến

1.1. Tiêu chuẩn chung

Đối với cá nhân quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 2 của Thông tư này và đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao (đạt 100% kế hoạch trở lên);

b) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy định của cơ quan, tích cực tham gia các phong trào thi đua;

c) Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

d) Có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần đoàn kết xây dựng đơn vị;

đ) Có thời gian làm việc đủ 10 tháng trở lên tính theo chế độ làm việc:

- Đi học, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 1 năm, nếu đạt kết quả học tập từ loại khá trở lên, chấp hành tốt các quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì kết hợp với thời gian công tác tại cơ quan đơn vị cử đi học để xét danh hiệu Lao động tiên tiến.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Đang cập nhật

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.