• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 13/04/2006
  • Ngày hết hiệu lực: 31/12/2006
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Số: 04/2006/CT-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày 3 tháng 4 năm 2006

CHỈ THỊ

Về việc triển khai thực hiện Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch

___________________________

Sau 8 năm thực hiện công tác hộ tịch theo quy định của Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch, tại tỉnh Lai Châu đã đạt được những thành công bước đầu trong việc tạo ra một tập quýán pháp l‎ý quan trọng, đó là việc đăng k‎ý hộ tịch cho nhân dân các dân tộc sống trên địa bàn. Đối với đồng bào các dân tộc trong tỉnh, việc đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn và thực hiện một số thủ tục hộ tịch khác còn mang một ý ‎nghĩa xã hội, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân các dân tộc thiểu số còn lạc hậu.

Sau khi được chia tách và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004, công tác đăng k‎ý hộ tịch cho nhân dân đã được quan tâm đẩy mạnh, từng bước đi vào nề nếp. Đến nay, tỷ lệ đăng ký khai sinh cho trẻ em đạt 68%, đăng ký kết hôn đạt 62%, các thủ tục hộ tịch cho nhân dân đều được thực hiện đúng pháp luật, chưa có sai phạm lớn. Tuy nhiên, những kết quýả đạt được còn hạn chế cần phải khắc phục. Tại nhiều cơ sở cấp xã, công tác đăng k‎ý hộ tịch còn chưa được quan tâm, nhiều trẻ em sinh ra không được làm thủ tục khai sinh; các cặp vợ chồng chung sống với nhau chỉ thực hiện cưới theo tập quýán mà không thực hiện đăng ký kết hôn; các gia đình có người thân qua đời không làm thủ tục đăng ký khai tử, quan hệ pháp luật về hộ tịch chưa được tôn trọng, chưa có sự quan tâm chỉ đạo cần thiết của chính quyền cơ sở về thực hiện công tác quan trọng này. 

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, các nhu cầu về hộ tịch trong nhân dân cũng ngày càng trở nên đa dạng, công cuộc cải cách hành chính đặt ra một trong những yêu cầu và mục tiêu cụ thể là: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thực hiện đáp ứng tối đa nguyện vọng của nhân dân về đăng k‎ý hộ tịch cho công dân, đồng thời phải đảm bảo hiệu quýả của quýản l‎ý nhà nước trong lĩnh vực này. Nhằm đảm bảo hiệu quýả của công tác đăng‎ ký và quýản lý hộ tịch theo tinh thần cải cách hành chính là đơn giản hoá thủ tục, phát huy tính chủ động tích cực sáng tạo của cán bộ hộ tịch cơ sở và phục vụ nhân dân được thuận lợi, ngày 27 tháng 12 năm 2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về quýản lý và đăng‎ ký hộ tịch, Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2006 và thay thế Nghị định 83/1998/NĐ-CP về đăng‎ ký hộ tịch. Nghị định 158/2005/NĐ-CP đã quy định sự phân cấp mạnh mẽ cho các cấp cơ sở thực hiện các thủ tục hộ tịch cho nhân dân khi có yêu cầu, tạo điều kiện thuận tiện nhất, công khai nhất để phục vụ nhân dân.

Để triển khai thực hiện Nghị định 158/2005/NĐ-CP, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức thực hiện tốt một số công việc sau đây:

1. Các cấp các ngành có kế hoạch thực hiện tuyên truyền, phổ biến nội dung của Nghị định đến cán bộ, nhân dân. Đảm bảo cho trẻ em sinh ra được khai sinh đúng hạn, hạn chế đến mức thấp nhất nạn tảo hôn, thực hiện tốt việc đăng k‎ý kết hôn và khai tử…

Rà soát, sắp xếp bố trí cán bộ tư pháp hộ tịch cấp huyện, cấp xã có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ. Trong 5 năm tới, cán bộ tư pháp cấp huyện phải có trình độ Đại học luật; 85% số xã, phường, thị trấn có cán bộ tư pháp hộ tịch trình độ trung cấp luật.

2. Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác đăng k‎ý hộ tịch đối với Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã trong toàn tỉnh.

Định kỳ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chương trình tập huấn nghiệp vụ về hộ tịch theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP cho cán bộ tư pháp cấp huyện và cấp xã.

Tiến hành việc tuyên truyền phổ biến nội dung các quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP cho các ngành, đơn vị có liên quan; trên các phương tiện thông tin đại chúng để cán bộ và nhân dân biết và thực hiện nghiêm chỉnh.

Tiến hành tổng rà soát số trẻ em chưa được đăng k‎ý khai sinh trong toàn tỉnh để có kế hoạch tổ chức đăng k‎ý khai sinh quýá hạn.

Thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động đăng ký và quýản l‎ý hộ tịch trong phạm vi toàn tỉnh; Được giải quyết khiếu nại tố cáo và xử l‎ý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền do pháp luật quy định.

Trước mắt trong năm 2006, để có biểu mẫu hộ tịch mới theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP cho cơ sở thực hiện đăng ký hộ tịch cho nhân dân, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Tài chính lập dự trù kinh phí để mua biểu mẫu hộ tịch cấp phát cho các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn trong toàn tỉnh. Hàng năm, Sở Tư pháp làm đầu mối cung ứng biểu mẫu cho cơ sở.

3. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã có kế hoạch kiện toàn tổ chức, sắp xếp hợp l‎ý cán bộ tư pháp của Phòng tư pháp, đáp ứng đủ yêu cầu về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quýản l‎ý hộ tịch đối với Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Có kế hoạch tập huấn nghiệp vụ hộ tịch cho cán bộ hộ tịch các xã thuộc địa bàn quýản l‎ý của mình. Nội dung của chương trình tập huấn bồi dưỡng cần xây dựng cụ thể, thiết thực, phù hợp với năng lực, trình độ cán bộ của từng địa bàn, từng vùng khác nhau.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hộ tịch. Giải quyết đúng theo thẩm quyền các thủ tục hộ tịch phục vụ nhân dân theo quy định của pháp luật hộ tịch. Nghiêm chỉnh thực hiện việc quýản l‎ý, lưu trữ giấy tờ; sổ; mẫu biểu hộ tịch. Báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh theo định kỳ 6 tháng và hàng năm.

Lập dự toán kinh phí hàng năm, kể từ năm 2007 trở đi chi cho việc mua biểu mẫu hộ tịch để cấp cho các xã đặc biệt khó khăn trong địa bàn quýản lý của mình.

4. Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp lập Đề án đào tạo công chức xã, phường, thị trấn trong đó có cán bộ tư pháp hộ tịch đảm bảo tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

5. Sở Tài chính có trách nhiệm đảm bảo kinh phí cho việc mua biểu mẫu cấp không thu tiền theo đề nghị của Sở Tư pháp và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và cho thực hiện công tác đăng ký quýản lý hộ tịch.

6. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh có liên quan và Giám đốc các Sở: Tư pháp, Tài chính; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này.

Giao cho Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị, định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh./.

TM. Ủy ban nhân dân tỉnh

KT. CHỦ TỊCH
Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Vương Văn Thành

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.