• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2016
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 61/2015/TT-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lai Châu, ngày 2 tháng 11 năm 2015

THÔNG TƯ

Quy định về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa

____________________

 

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật sửa đi, bổ sung một s điu của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Chính ph quy định chi tiết và biện pháp thi hành một s điu của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đi, b sung một số điu của Luật Giao thông đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính ph quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Giao thông vận ti;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định v vận ti hàng hóa trên đường thủy nội địa.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điu 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về hoạt động kinh doanh vận tải, xếp, dỡ, giao, nhận và bảo quản hàng hóa trên đường thủy nội địa.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải, xếp, dỡ, giao, nhận và bảo quản hàng hóa trên đường thủy nội địa.

2. Thông tư này không áp dụng đối với vận tải hàng hóa nguy hiểm.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hàng hóa là bất cứ tài sản nào, kể cả công-ten-nơ, ván sàn, tấm nâng hàng, vật liệu chèn lót hàng hóa hay công cụ vận chuyển, đóng gói tương tự khác mà không do tổ chức, cá nhân vận tải cung cấp.

2. Bao, kiện gồm: bao, hòm, kiện, thùng, công-ten-nơ chứa hàng hóa.

3. Người xếp, dỡ hàng hóa là tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ xếp, dỡ hàng hóa tại cảng, bến thủy nội địa.

4. Người thuê xếp, dỡ hàng hóa là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng xếp, dỡ hàng hóa với người xếp, dỡ hàng hóa.

5. Người bảo quản hàng hóa là tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bảo quản hàng hóa tại cảng, bến thủy nội địa.

6. Người thuê bảo quản hàng hóa là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo quản hàng hóa với người bảo quản hàng hóa.

7. Người nhận hàng hóa là tổ chức, cá nhân có tên nhận hàng ghi trên giấy vận chuyển hàng hóa.

8. Hàng hóa siêu trường là hàng hóa có kích thước thực tế không thể tháo rời với chiều rộng trên 10 m hoặc chiều dài trên 40 m hoặc chiều cao trên 4,5 m.

9. Hàng hóa siêu trọng là hàng hóa không thể tháo rời, có trọng lượng toàn bộ trên 100 tấn.

10. Cảng, bến bao gồm cảng, bến thủy nội địa và bến cảng thuộc cảng biển được cấp có thẩm quyền công bố, cấp phép.

Điu 4. Bao, kiện hàng hóa

Bao, kiện chứa hàng hóa phải đúng quy cách và tiêu chuẩn; đủ độ bền; có ký hiệu, mã hiệu, trọng lượng, kích thước rõ ràng; bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải, xếp, dỡ.

Chương II

VẬN TẢI HÀNG HÓA ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Điều 5. Nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa

1. Lập giấy vận chuyển theo mẫu tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này sau khi hàng hóa đã xếp xong xuống phương tiện.

2. Vận tải hàng hóa đến điểm đến và bảo đảm thời gian vận tải theo hợp đồng đã ký với người thuê vận tải.

3. Các nghĩa vụ khác được quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật Giao thông đường thủy nội địa.

Điều 6. Quyền của người kinh doanh vận tải hàng hóa

1. Yêu cầu người thuê vận tải hàng hóa mở bao, kiện để kiểm tra trong trường hợp nghi ngờ về tính xác thực của việc khai báo chủng loại hàng hóa.

2. Từ chối vận tải những bao, kiện chứa hàng hóa không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này và các loại hàng hóa bị cấm vận chuyển.

3. Yêu cầu trả tiền lưu hàng hóa trên phương tiện do lỗi của người thuê vận tải, người nhận hàng gây ra.

4. Các quyền khác được quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Giao thông đường thủy nội địa.

Điều 7. Nghĩa vụ của người thuê vận tải hàng hóa

1. Cung cấp giấy tờ, tài liệu và các thông tin cần thiết khác về hàng hóa và đảm bảo tính pháp lý của hàng hóa.

2. Cử người trực tiếp giao, nhận hàng hóa với người kinh doanh vận tải hàng hóa, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Trường hợp có người đi áp tải hàng hóa, người áp tải phải có hiểu biết về đặc tính hàng hóa, biện pháp xử lý đối với hàng hóa trong quá trình vận tải và chấp hành nội quy của phương tiện.

4. Xác định thủy phần của hàng hóa tại nơi xếp và nơi dỡ hàng hóa để tính trọng lượng hàng hóa đối với những hàng hóa có độ ẩm ảnh hưởng đến trọng lượng hàng hóa, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

5. Các nghĩa vụ khác được quy định tại khoản 2 Điều 88 Luật Giao thông đường thủy nội địa.

Điều 8. Quyền của người thuê vận ti hàng hóa

1. Yêu cầu người kinh doanh vận tải có biện pháp bổ sung, gia cố thêm để đảm bảo tính ổn định, an toàn của hàng hóa.

2. Yêu cầu người kinh doanh vận tải xác nhận số lượng, niêm phong đối với hàng hóa mà mình gửi đi.

3. Các quyền khác được quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Giao thông đường thủy nội địa.

Điều 9. Thời gian vận tải

Thời gian vận tải một chuyến tính từ khi hàng hóa được xếp xong xuống phương tiện, người thuê vận tải hoàn chỉnh đầy đủ hóa đơn và các giấy tờ khác có liên quan đến hàng hóa và giao cho người kinh doanh vận tải, người kinh doanh vận tải lập giấy vận chuyển có xác nhận của người thuê vận tải đến khi phương tiện đến nơi trả hàng hóa, người kinh doanh vận tải đã hoàn tất các thủ tục vào cảng, bến và người thuê vận tải đã nhận được thông báo của người kinh doanh vận tải phương tiện đến cảng, bến.

Điều 10. Giải quyết các phát sinh trong quá trình vận tải

1. Trường hợp phát hiện hàng hóa có hiện tượng tự bốc cháy, rò rỉ, đổ vỡ thì người kinh doanh vận tải phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn để bảo vệ người, hàng hóa và phương tiện, kể cả việc phải dỡ bỏ một phần hay toàn bộ hàng hóa; đồng thời phải lập biên bản có xác nhận của người áp tải (nếu có người đi áp tải hàng hóa), chứng nhận của chính quyền địa phương hoặc Cảnh sát giao thông đường thủy hoặc Cảng vụ đường thủy nội địa hoặc Cảng vụ hàng hải (sau đây gọi chung là Cảng vụ) nơi xảy ra phát sinh và thông báo cho người thuê vận tải biết. Chi phí phát sinh do bên có lỗi chịu trách nhiệm. Nếu các bên không có lỗi hoặc do nguyên nhân bất khả kháng thì chi phí và thiệt hại phát sinh của bên nào do bên đó tự chịu trách nhiệm.

2. Trường hợp phát hiện hàng hóa không đúng với kê khai của người thuê vận tải

a) Phát hiện trước khi vận tải: nếu là hàng hóa thuộc loại nguy hiểm, hàng hóa cấm lưu thông thì phải đưa lên bờ và người kinh doanh vận tải phải thông báo cho Cảng vụ hoặc hoặc cơ quan có thẩm quyền biết để xử lý theo quy định của pháp luật. Người thuê vận tải phải chịu trách nhiệm và thanh toán mọi chi phí phát sinh;

b) Phát hiện trên đường vận tải: nếu là hàng hóa thông thường thì người kinh doanh vận tải thông báo cho người thuê vận tải biết và tiếp tục vận tải đến nơi trả hàng, mọi chi phí phát sinh (nếu có) người thuê vận tải phải thanh toán; nếu là hàng hóa thuộc loại nguy hiểm, hàng hóa cấm lưu thông thì người kinh doanh vận tải thông báo cho người thuê vận tải biết để giải quyết; người thuê vận tải phải thanh toán các chi phí và tổn thất phát sinh cho người kinh doanh vận tải và phải chịu mọi chi phí khác do vận chuyển hàng nguy hiểm gây ra, đồng thời người kinh doanh vận tải thông báo cho Cảng vụ hoặc cơ quan có thẩm quyền tại cảng, bến nơi đến biết để xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Phương tiện vận tải bị trưng dụng do lệnh của cơ quan có thẩm quyền thì thuyền trưởng, người lái phương tiện phải thông báo cho người kinh doanh vận tải, người thuê vận tải biết để phối hợp thực hiện. Những phát sinh do phương tiện bị trưng dụng được giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 11. Thủ tục phê duyệt phương án vận ti hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trng

1. Tổ chức, cá nhân nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng trên đường thủy nội địa trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Chi Cục Đường thủy nội địa khu vực (đối với phương tiện thủy nội địa rời cảng thủy nội địa và hành trình trên tuyến đường thủy liên tỉnh), Sở Giao thông vận tải (đối với phương tiện thủy nội địa rời cảng thủy nội địa và hành trình trên tuyến đường thủy nội địa nội tỉnh), Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục Hàng hải (đối với phương tiện thủy nội địa rời bến cảng biển) (sau đây gọi tắt là Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt). Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng trên đường thủy nội địa theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Phương án vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng theo các nội dung tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:

a) Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại ngay và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

b) Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt có văn bản gửi tổ chức, cá nhân yêu cầu bổ sung, hoàn thiện lại hồ sơ;

c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và gửi cho tổ chức, cá nhân để thực hiện. Trường hợp không phê duyệt phương án phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do. Tổ chức, cá nhân không phải nộp phí hoặc lệ phí đối với việc phê duyệt phương án vận tải.

Chương III

GIAO NHẬN, XẾP, DỠ VÀ BẢO QUẢN HÀNG HÓA

Điều 12. Nghĩa vụ và quyền của người xếp, d hàng hóa

1. Thực hiện đúng quy trình xếp, dỡ đối với từng loại hàng hóa; đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, hàng hóa, trang thiết bị trong quá trình xếp, dỡ hàng hóa.

2. Chịu trách nhiệm xếp, dỡ hàng hóa theo sơ đồ hàng hóa hoặc chỉ dẫn của thuyền trưởng.

3. Bảo đảm thời gian xếp, dỡ hàng hóa như đã thỏa thuận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Người xếp, dỡ có quyền từ chối xếp, dỡ những bao, kiện chứa hàng hóa không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

Điều 13. Nghĩa vụ và quyền của người thuê xếp, d hàng hóa

1. Chuẩn bị hàng hóa đúng theo hợp đồng đã thỏa thuận với người xếp, dỡ.

2. Cung cấp các thông tin về hàng hóa cho người xếp, dỡ hàng hóa trước khi xếp, dỡ hàng hóa theo đúng thỏa thuận.

3. Yêu cầu bồi thường khi người xếp, dỡ hàng hóa không thực hiện đúng hợp đồng đã ký với người xếp, dỡ hàng hóa.

Điều 14. Thời gian xếp, d hàng hóa

Trường hợp người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải không có thỏa thuận khác thì thời gian xếp, dỡ hàng hóa được tính như sau:

1. Thời gian xếp hàng hóa được tính từ khi phương tiện đến cảng, bến và người thuê vận tải đã nhận được thông báo của người kinh doanh vận tải cho đến khi hàng hóa được xếp xong xuống phương tiện, người thuê vận tải đã ký xác nhận vào giấy vận chuyển.

2. Thời gian dỡ hàng hóa được tính từ khi phương tiện đến cảng, bến và người kinh doanh vận tải đã báo cho người thuê vận tải đến khi người thuê vận tải dỡ xong hàng hóa khỏi phương tiện và người thuê vận tải đã ký xác nhận vào giấy vận chuyển.

Điều 15. Các phương thức giao, nhận hàng hóa

1. Căn cứ hợp đồng và giấy vận chuyển, việc giao, nhận hàng hóa được thực hiện theo nguyên tắc nhận hàng hóa theo phương thức nào thì trả hàng hóa theo phương thức đó.

2. Các phương thức giao, nhận hàng hóa bao gồm:

a) Giao, nhận theo số lượng bao, kiện;

b) Giao, nhận theo nguyên hầm cặp chì;

c) Giao, nhận theo trọng lượng (cân toàn bộ hoặc cân giám định theo tỷ lệ), theo thể tích (đo mét khối hoặc đong, đếm bằng lít);

d) Giao, nhận theo mớn nước, các bên thống nhất xác định tỷ trọng của nước tại nơi xếp và nơi dỡ hàng hóa.

Điều 16. Trách nhiệm khi giao, nhận hàng hóa

1. Việc giao, nhận hàng hóa được thực hiện qua mạn phương tiện. Mạn phương tiện là ranh giới để xác định hàng hóa thuộc trách nhiệm của người thuê vận tải hay trách nhiệm của người kinh doanh vận tải, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Quy định trách nhiệm trong các trường hợp giao, nhận hàng hóa.

a) Trường hợp xếp hàng hóa, nếu hàng hóa thuộc phạm vi từ mạn phương tiện vào trong phương tiện thì hàng hóa đó được coi là đã giao cho người kinh doanh vận tải và thuộc trách nhiệm của người kinh doanh vận tải; nếu hàng hóa thuộc phạm vi ngoài mạn phương tiện thì hàng hóa đó được coi như chưa giao cho người kinh doanh vận tải và thuộc trách nhiệm của người thuê vận tải;

b) Trường hợp dỡ hàng hóa, nếu hàng hóa thuộc phạm vi từ mạn phương tiện vào trong phương tiện thì hàng hóa đó được coi là chưa giao cho người nhận hàng và thuộc trách nhiệm của người kinh doanh vận tải; nếu hàng hóa thuộc phạm vi ngoài mạn phương tiện thì hàng hóa đó được coi như đã giao cho người nhận hàng hóa và thuộc trách nhiệm của người thuê vận tải;

c) Trường hợp hàng hóa bị rách, đổ, vỡ trong quá trình xếp dỡ nếu do lỗi của bên nào thì bên đó tự chịu trách nhiệm;

d) Trường hợp phải ngừng xếp dỡ để giải quyết tranh chấp về giao, nhận hàng hóa thì bên có lỗi phải thanh toán các chi phí phát sinh.

Điều 17. Giải quyết các phát sinh trong giao, nhận hàng hóa

1. Khi giao hàng hóa theo số lượng bao, kiện nếu bao, kiện còn nguyên vẹn hoặc bao, kiện còn nguyên kẹp chì thì người kinh doanh vận tải không chịu trách nhiệm về trọng lượng, khối lượng và tình trạng hàng hóa ở bên trong.

2. Khi giao hàng hóa theo nguyên hầm kẹp chì hoặc bao, kiện kẹp chì nếu niêm phong, kẹp chì còn nguyên vẹn thì người kinh doanh vận tải không chịu trách nhiệm về hàng hóa. Nếu niêm phong, kẹp chì không còn nguyên vẹn thì người kinh doanh vận tải phải chịu trách nhiệm khi hàng hóa bị hư hỏng, thiếu hụt hoặc mất mát, trừ trường hợp bất khả kháng.

Điều 18. Giải quyết hàng hóa hư hỏng hoặc quá hạn lưu kho, bãi

1. Khi phát hiện hàng hóa gửi tại kho, bãi của cảng, bến có hiện tượng tự hư hỏng hoặc do bất khả kháng thì người bảo quản phải kịp thời thực hiện các biện pháp xử lý, thông báo ngay cho người thuê bảo quản biết. Nếu sau 06 giờ, kể từ lúc nhận được thông tin (theo ký nhận của người thuê bảo quản hoặc theo ngày, giờ của bưu điện xác nhận) người thuê bảo quản không có ý kiến thì người bảo quản có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản và xử lý; người thuê bảo quản phải chịu chi phí phát sinh.

2. Trong quá trình xếp, dỡ, nếu bao bì bị rách, vỡ dưới mức quy định hoặc thỏa thuận thì người thuê xếp dỡ chịu trách nhiệm thu gom, đóng gói lại và chịu chi phí phát sinh. Nếu phần rách vỡ quá mức quy định hoặc thỏa thuận thì bên có lỗi phải chịu chi phí phát sinh.

3. Trường hợp hàng hóa trong kho, bãi của cảng, bến đã quá thời hạn quy định theo hợp đồng, nếu người bảo quản hàng hóa muốn di chuyển, thu gom thì phải thông báo trước cho người thuê bảo quản hàng hóa. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ lúc nhận tin (theo ký nhận của người thuê bảo quản hoặc ngày, giờ bưu điện xác nhận), nếu người thuê bảo quản không trả lời thì người bảo quản hàng hóa có quyền di chuyển, thu gom hàng hóa và người thuê bảo quản hàng hóa phải chịu chi phí phát sinh.

Chương IV

GII QUYẾT TRANH CHP, BI THƯỜNG

Điều 19. Trường hợp do lỗi của người kinh doanh vận tải

1. Trường hợp phương tiện không xuất bến đúng thời gian quy định thì người kinh doanh vận tải có trách nhiệm thông báo cho người thuê vận tải, người áp tải hàng hóa (nếu có) biết và chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình phương tiện lưu lại tại vùng nước cảng, bến.

2. Trường hợp phương tiện đang hành trình nếu bị hỏng, không tiếp tục hành trình được, thuyền trưởng phải tìm mọi biện pháp đưa phương tiện, hàng hóa tới cảng, bến gần nhất bảo đảm an toàn, thông báo cho người kinh doanh vận tải biết và thực hiện theo các quy định sau đây:

a) Nếu phương tiện phải sửa chữa và vẫn có khả năng giao hàng đúng thời gian thỏa thuận thì người kinh doanh vận tải phải có trách nhiệm thông báo cho người thuê vận tải và chịu mọi chi phí phát sinh;

b) Nếu phương tiện phải sửa chữa và không có khả năng giao hàng đúng thời gian thỏa thuận thì người kinh doanh vận tải phải thông báo cho người thuê vận tải và người nhận hàng biết; người kinh doanh vận tải thỏa thuận lại với người thuê vận tải và người nhận hàng về thời gian nhận giao hàng và chịu mọi chi phí phát sinh, bồi thường do việc không thực hiện đúng hợp đồng vận chuyển;

c) Nếu phải chuyển hàng hóa sang phương tiện khác, người kinh doanh vận tải phải thông báo cho người thuê vận tải và người nhận hàng biết; người kinh doanh vận tải phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho khối lượng, chất lượng hàng hóa trong quá trình chuyển đổi phương tiện, mọi chi phí phát sinh, hậu quả pháp lý người kinh doanh vận tải hàng hóa phải chịu theo hợp đồng và theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Trường hợp do lỗi của người thuê vận tải

Người kinh doanh vận tải đã hoàn tất các thủ tục vào cảng, bến và người thuê vận tải đã nhận được thông báo phương tiện đến cảng, bến mà người thuê vận tải không xếp, dỡ hàng hóa theo thời gian thỏa thuận thì người thuê vận tải phải thanh toán dôi nhật cho người kinh doanh vận tải theo hợp đồng thỏa thuận hai bên ký kết.

Điều 21. Trường hp bất khả kháng

1. Khi phương tiện chưa xuất cảng, bến người kinh doanh vận tải phải thông báo ngay cho người thuê vận tải và người nhận hàng việc tạm dừng việc vận chuyển hàng; trường hợp hủy bỏ việc vận chuyển hàng hóa, người kinh doanh vận tải phải hoàn lại toàn bộ tiền cước vận tải đã được thanh toán trước.

2. Khi phương tiện đang hành trình

a) Trường hợp phương tiện phải đi trên tuyến khác dài hơn thì người kinh doanh vận tải không được thu thêm tiền cước được ghi trong hợp đồng hoặc giấy vận chuyển;

b) Trường hợp phải chuyển hàng hóa sang phương tiện khác, người kinh doanh vận tải phải thông báo cho người thuê vận tải và người nhận hàng biết. Người kinh doanh vận tải chịu mọi chi phí phát sinh;

c) Trường hợp không thể hành trình tiếp, phương tiện phải quay về cảng, bến gần nhất hoặc cảng, bến xuất phát thì người thuê vận tải hoặc người nhận hàng không phải trả thêm tiền cước đoạn đường quay về; người kinh doanh vận tải phải hoàn lại tiền cước tương ứng với đoạn đường chưa đi (nếu đã được nhận trước); các chi phí khác phát sinh được xử lý theo hợp đồng đã thỏa thuận hoặc xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 22. Bồi thường hàng hóa bị mất mát, hư hỏng

1. Trường hợp hàng hóa hư hỏng, mất mát do lỗi của người kinh doanh vận tải hoặc người xếp dỡ hoặc người bảo quản hàng hóa thì phải bồi thường theo các quy định sau đây:

a) Đối với hàng hóa có khai giá trị trong giấy vận chuyển, bồi thường theo giá trị đã khai; trường hợp người kinh doanh vận tải chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế thấp hơn giá trị đã khai thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế.

b) Đối với hàng hóa không khai giá trị trong giấy vận chuyển, bồi thường theo giá trung bình của hàng hóa cùng loại trong khu vực nơi trả hàng;

c) Theo mức do hai bên thỏa thuận.

2. Hàng hóa bị hư hỏng, mất mát một phần do lỗi của người kinh doanh vận tải hoặc người xếp dỡ hoặc người bảo quản hàng hóa thì bồi thường phần hư hỏng, mất mát đó; trường hợp phần hư hỏng, mất mát dẫn đến hư hỏng hoặc không sử dụng được toàn bộ thì phải bồi thường toàn bộ.

3. Ngoài việc bồi thường thiệt hại theo các quy định tại khoản 1 Điều này, người kinh doanh vận tải, người xếp dỡ, người bảo quản còn phải hoàn lại cho người thuê vận tải, người thuê xếp dỡ, người thuê bảo quản tiền cước hoặc phụ phí của số hàng hóa bị tổn thất.

Điều 23. Giải quyết tranh chấp

1. Trong quá trình vận tải hàng hóa đường thủy nội địa nếu phát sinh sự cố làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên thì các bên giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải.

2. Trường hợp không thỏa thuận được, các bên có quyền yêu cầu Trọng tài giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Chương V

T CHỨC THỰC HIỆN

Điều 24. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

2. Bãi bỏ Quyết định số 33/2004/QĐ-BGTVT ngày 21 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa.

Điều 25. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Bộ trưởng

(Đã ký)

 

Đinh La Thăng

Tải file đính kèm
 

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.