• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/04/1993
  • Ngày hết hiệu lực: 07/06/2000
BỘ TÀI CHÍNH-TỔNG CỤC HẢI QUAN
Số: 31/TTLB-TC-TCHQ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lạng Sơn, ngày 7 tháng 4 năm 1993

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH VÀ TỔNG CỤC HẢI QUAN

Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí hải quan

Thi hành Điều 5 Bản quy định về thủ tục hải quan và lệ phí hải quan ban hành kèm theo Nghị định số 171/HĐBT ngày 27 tháng 5 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng và Quyết định số 276/CT ngày 27-8-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Liên bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan quy định cụ thể chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí hải quan như sau:

 

I. NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Lệ phí hải quan quy định trong Thông tư này bao gồm:

- Lệ phí lưu kho hải quan.

- Lệ phí làm thủ tục Hải quan tại các địa điểm khác (ngoài địa điểm được quy định chính thức để kiểm tra hải quan) theo yêu cầu của chủ hàng.

- Lệ phí áp tải và lệ phí niêm phong hàng hoá.

- Lệ phí hàng hoá (gồm cả bưu phẩm, bưu kiện), hành lý, phương tiện vận tải quá cảnh mượn đường Việt Nam, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác cho người nước ngoài.

- Lệ phí hàng hoá, hành lý Hải quan xác nhận lại các chứng từ:

2. Chủ các đối tượng chịu sự kiểm tra giám sát hải quan (chủ hành lý, hàng hoá, phương tiện vận tải) hoặc người đại diện hợp pháp khác dưới đây gọi tắt là người đến làm thủ tục hải quan phải nộp lệ phí một lần tại nơi Hải quan tiếp nhận đối tượng, quản lý và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết quy định tại các điểm 1a, 2a, 3a1, 3b1, 4a, 5a phần II Thông tư này.

3. Không thu lệ phí hải quan trong các trường hợp sau đây:

a) Hàng hoá, hành lý và các vật phẩm khác được miễn các loại lệ phí theo thoả thuận trong các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc công nhận.

b) Hàng viện trợ nhân đạo.

c) Hàng hoá đang làm thủ tục kiểm tra phải lưu kho qua đêm để hôm sau hoàn tất thủ tục.

d) áp tải tàu biển và hàng hoá, hàng lý chuyển chở trên tàu biển từ phao số "0" vào khu vực cảng biển và ngược lại.

4. Điều chỉnh mức thu lệ phí:

Khi giá cả thị trường biến động từ 20% trở lên thì Bộ Tài chính phối hợp với Tổng cục Hải quan điều chỉnh lại các mức thu quy định trong Thông tư này cho phù hợp thực tế.

II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Lệ phí lưu kho hải quan:

a) Đối tượng thu:

- Hàng hoá, hành lý lưu giữ tại kho Hải quan đều phải chịu lệ phí lưu kho hải quan.

b) Mức thu:

- Căn cứ vào số lượng, giá trị, thời gian lưu kho của hàng hoá và mức thu lệ phí để tính số lệ phí phải thu.

TT

Loại hàng

Đơn vị tính

Mức phí lưu kho cho 1 đêm ngày (đ)

1

2

3

4

I.

Hàng hoá có giá trị lớn:

 

 

1.

Xe ôtô các loại

 

 

 

- Xe có trọng tải lớn (xe tải, xe ca...)

chiếc

50.000

 

- Xe con, xe du lịch từ 15 chỗ ngồi chở xuống.

ch

30.000

2.

Xe gắn máy, xe môtô

ch

10.000

3.

Máy vi tính, FAX, máy phôtôcopy

ch

10.000

4.

Máy điều hoà, radio cátxét, máy thông tin, tivi, videô

ch

5.000

5.

Vàng

lạng (37,5gr)

7.000

6.

Đá quý

lạng

10.000

7.

Các loại hàng hoá khác có giá trị tại thời điểm ký gửi tương đương với 18,75gr vàng trở lên

ch

5.000

II.

Hàng hoá thông thường:

 

 

1.

Kiện hàng dưới 1m3 hoặc dưới 1 tấn

kiện

5.000

2.

Kiện hàng từ 1m3 hoặc 1 tấn trở lên

m3 tấn

10.000

3.

Hàng bưu kiện nhỏ có giá trị dưới 200.000 đồng

kiện

1.000

4.

Hàng bưu kiện nhỏ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên

kiện

2.000

- Trường hợp cá biệt nếu số lệ phí lưu kho phải nộp tương đương hay vượt quá trị giá hàng hoá, hành lý thì Giám đốc Hải quan tỉnh, thành phố có thể xem xét lý do cụ thể để xét giảm, nhưng đảm bảo mức thu tối đa không quá 60% giá trị hàng hoá, hành lý ký gửi.

- Hàng lưu giữ tại kho hải quan đã quá thời hạn 6 tháng (riêng hàng khó bảo quản như thực phẩm, thuốc lá... đã quá 2 tháng) kể từ ngày Hải quan ra thông báo lần thứ ba mời chủ hàng đến nhận, nhưng không thấy chủ hàng trả lời hoặc không có người đến nhận thì Hải quan tổ chức thanh lý theo quy định của Chính phủ. Tiền bán hàng nộp vào tài khoản tạm gửi. Trong thời hạn 6 tháng chủ hàng được nhận lại tiền bán hàng nói trên nếu có lý do xác đáng, quá thời hạn trên số tiền này sẽ nộp vào ngân sách Nhà nước (cả hai trường hợp nói trên đều được khấu trừ các chi phí phát sinh).

c) Thời hạn nộp:

Người đến làm thủ tục hải quan phải nộp lệ phí lưu kho trước khi nhận hàng hoá ra khỏi kho.

2. Lệ phí làm thủ tục hải quan tại các địa điểm khác theo yêu cầu của người đến làm thủ tục, ngoài địa điểm quy định chính thức kiểm tra Hải quan.

a) Đối tượng thu:

Hàng hoá (kể cả bưu phẩm, bưu kiện), hàng lý, phương tiện vận tải mà người đến làm thủ tục hải quan có văn bản yêu cầu Hải quan kiểm tra tại các địa điểm khác được cơ quan Hải quan chấp thuận.

b) Mức thu: Tính theo lượng hàng hoá, hành lý, bưu phẩm, bưu kiện, phương tiện vận tải cho một lần làm thủ tục. Cụ thể như sau:

TT

Loại hàng

Đơn vị tính

Mức phí lưu kho cho 1 lần làm thủ tục

1

2

3

4

I.

Hàng hoá thông thường

 

 

 

- Hàng rời, hàng đựng trong bao, thùng, hàng lỏng đựng trong phuy, bồn, bể:

 

 

 

+ Mức thu tối thiểu cho hàng có khối lượng từ 1m3 trở xuống hoặc có trọng lượng từ 1 tấn trở xuống

Lần làm thủ tục

20.000đ

 

+ Mức thu trung bình từ tấn hàng thứ 2 trở đi, mỗi tấn hoặc mỗi m3 thu 1.000 đ

tấn hoặc m3

1.000đ

 

Riêng: Cát, đá sỏi, muối, than, thuốc trừ sâu tính 1/2 định mức thu

 

1/2 định mức thu

 

+ Xăng, dầu tính bằng 2/3 định mức thu

 

2/3 định mức thu

II.

Hàng hoá thông thường đựng trong container

 

 

 

- Hàng đóng nguyên đai,kiện

container

50.000đ

 

- Hàng rời không đóng kiện

-

100.000đ

 

- Riêng:

 

 

 

+ Xe ôtô các loại

chiếc

15.000đ

 

+ Xe gắn máy, xe môtô

ch

5.000đ

III.

Hàng hoá là vàng, đá quý

 

 

 

- Mức thu từ 1 lạng (37,5gr) trở xuống

lần làm thủ tục

15.000đ

 

- Mức thu trung bình từ lạng thứ 2 trở đi

37,5gr

1.000đ

c. Thời hạn nộp: Người đến làm thủ tục hải quan phải nộp lệ phí trước khi cán bộ kiểm tra ký xác nhận "đã làm thủ tục hải quan".

3. Lệ phí áp tải và lệ phí niêm phòng hàng hoá:

a) Lệ phí áp tải:

a. 1) Đối tượng thu:

- Hàng hoá (gồm cả bưu phẩm, bưu kiện), hành lý, phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu nếu phải thực hiện chế độ áp tải của Hải quan.

- Hàng hoá (gồm cả bưu phẩm, bưu kiện), hành lý, phương tiện vận tải quá cảnh, mượn đường Việt Nam (nếu thực hiện chế độ áp tải của Hải quan).

a.2) Mức thu lệ phí: Tính theo phương tiện vận chuyển và quãng đường phải áp tải. Cụ thể như sau:

TT

Loại hàng

Đơn vị tính

Mức phí lưu kho cho 1 lần làm thủ tục

1

2

3

4

1

Ôtô:

 

 

 

- Dưới 100km

ch

40.000đ

 

- Từ 100km đến 150km

ch

80.000đ

 

- Từ trên 150km trở lên cứ thêm 50km thu thêm

ch

30.000đ

2

Tàu hoả:

 

 

 

- Dưới 100km

toa

35.000đ

 

- Từ 100km đến 200km

toa

80.000đ

 

- Trên 200km cứ tăng thêm 50km thu thêm

toa

20.000đ

3

Tàu thuỷ:

 

 

 

a) Loại trọng tải dưới 300 tấn được tính như mức xà lan sông biển.

 

 

 

b) Loại trọng tải từ 300 tấn dưới 1000 tấn

 

 

 

- áp tải dưới 200km

ch

300.000đ

 

- áp tải từ 200km đến 300km

ch

600.000đ

 

- áp tải trên 300km cứ tăng thêm 50km thu thêm

ch

100.000đ

 

c) Loại trọng tải từ 1000 tấn trở lên

 

 

 

- áp tải dưới 200km

ch

500.000đ

 

- áp tải từ 200km đến 300km

ch

1.000.000đ

 

- áp tải trên 300km cứ tăng thêm 50km thu thêm

ch

150.000đ

4

Xà lan sông biển, tàu thuỷ trọng tải dưới 300 tấn

 

 

 

- áp tải dưới 200km

ch

200.000đ

 

- áp tải từ 200km đến 300km

ch

250.000đ

 

- áp tải trên 300km cứ tăng thêm 50km thu thêm

ch

50.000đ

5

Xuồng, thuyền

 

 

 

- áp tải dưới 100km

ch

50.000đ

 

- áp tải từ 100km đến 150km

ch

100.000đ

 

- áp tải từ 150km đến 200km

ch

150.000đ

 

- áp tải từ trên 200km

ch

200.000đ

a. 3) Thời hạn nội lệ phí áp tải

Người đến làm thủ tục phải nộp lệ phí trước khi Hải quan thực hiện việc áp tải hàng hoá.

b) Lệ phí niêm phong hàng hoá:

b.1) Đối tượng thu:

Hàng hoá (gồm cả bưu phẩm, bưu kiện), hành lý, phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện chế độ niêm phong Hải quan.

b.2) Mức thu:

- Mức thu một niêm phong (bằng giấy hoặc cặp chì) là mức 2.000đ. - Mức thu tối đa không kể số lượng niêm phong cho một lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh mượn đường đựng trong 1 container, một toa tàu hoả v.v... là 10.000đ.

b.3) Thời hạn nộp lệ phí niêm phong:

Người đến làm thủ tục phải nộp lệ phí ngay sau khi cán bộ kiểm tra hải quan hoàn thành công việc niêm phong.

4. Lệ phí hàng hoá (gồm cả bưu phẩm, bưu kiện), hành lý, phương tiện vận tải quá cảnh mượn đường Việt Nam, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác cho người nước ngoài.

a) Đối tượng thu:

- Hàng hoá (gồm cả bưu phẩm, bưu kiện), hành lý, phương tiện vận tải quá cảnh, mượn đường của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế hoặc đơn vị khác của nước xin quá cảnh, mượn đường không thuộc diện quy định tại điểm 3a phần I Thông tư này và các cá nhân nước ngoài và Việt kiều quá cảnh Việt Nam.

- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác cho người nước ngoài.

b) Đối tượng nộp:

- Người đến làm thủ tục là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Các tổ chức, đơn vị của Việt Nam được phép làm nhiệm vụ xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác cho người nước ngoài.

c) Mức thu: Căn cứ phương tiện vận chuyển và quãng đường đi để tính cụ thể như sau:

 

 

 

Mức thu lệ phí

TT

Loại phương tiện - quãng đường

Đơn vị tính

Chủ hàng Việt Nam (đồng)

Chủ hàng người nước ngoài (đồng) USD

1

2

3

4

5

1

Xe ôtô:

 

 

 

 

- Dưới 100km

ch

50.000

5

 

- Từ 100km đến dưới 150km

-

70.000

7

 

- Từ 150 km đến 200 km

-

90.000

9

 

- Trên 200km cứ tăng thêm 50km thu thêm

-

20.000

2

2

Tàu hoả:

 

 

 

 

- Dưới 100km

toa

60.000

6

 

- Từ 100km đến 150km

-

90.000

9

 

- Từ trên 150km đến 200km

-

120.000

12

 

- Từ trên 200km cứ tăng thêm 50km thì thu thêm

-

30.000

3

3

Tàu thuỷ:

 

 

 

a

Loại trọng tải từ 300 tấn đến dưới 1000 tấn

 

 

 

 

- Đi dưới 100km

ch

100.000

10

 

- Từ 100km đến dưới 200km

-

200.000

20

 

- Từ 200km đến dưới 300km

-

300.000

30

 

- Từ 300km đến 400km

-

400.000

40

 

- Trên 400km cứ tăng thêm 50km thu thêm

 

50.000

5

b

Trọng tải từ 1000 tấn đến dưới 3000 tấn

ch

 

 

 

- Đi dưới 200km

-

250.000

25

 

- Đi từ 200km đến dưới 300km

-

400.000

40

 

- Đi từ 300km đến dưới 400km

-

650.000

65

 

- Từ 400km đến 500km

-

900.000

90

 

- Trên 500km mức thu

-

1.500.000

150

c

Trọng tải từ 3000 tấn đến 5000 tấn

 

 

 

 

- Dưới 200km

ch

600.000

60

 

- Từ 200km đến 300km

-

800.000

80

 

- Từ trên 300km đến 400km

-

1 000.000

100

 

- Từ trên 400km đến 500km

-

1.500.000

150

 

- Từ trên 500km

-

2.000.000

200

d

Trọng tải trên 5000 tấn

ch

 

 

 

- Dưới 200km

ch

1.000.000

100

 

- Từ 200km đến 300km

-

1.500.000

150

 

Trên 300km đến 400km

ch

2.000.000

200

 

- Trên 400km đến 500km

-

2.500.000

250

 

- Trên 500km đến 600km

-

3.000.000

300

 

- Trên 600km trở lên

-

3.500.000

350

d) Thời hạn nộp:

Người đến làm thủ tục phải nộp lệ phí ngay khi đến làm thủ tục lô hàng.

5. Lệ phí hàng hoá, hành lý yêu cầu Hải quan xác nhận lại chứng từ:

a) Đối tượng thu:

- Các loại chứng từ mà người đến yêu cầu xác nhận lại sau khi đã được cơ quan Hải quan cấp lần đầu theo đúng quy định hiện hành.

b) Mức thu:

Mỗi loại chứng từ người đến yêu cầu Hải quan xác nhận lại phải nộp 10.000 đồng (đối với chủ hàng là người Việt Nam) và 1 USD (đối với chủ hàng là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

c) Thời hạn nộp:

Trước khi được nhận lại các chứng từ đã xác nhận lại của Hải quan.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CHẾ ĐỘ SỬ DỤNG LỆ PHÍ HẢI QUAN

1. Tổ chức thực hiện:

- Đơn vị trực tiếp thu lệ phí Hải quan là cơ quan Hải quan các tỉnh, thành phố, các cửa khẩu, đội kiểm hoá lưu động, các trạm trả hàng thuộc Hải quan các tỉnh, thành phố.

- Các khoản lệ phí nêu trong Thông tư này thu bằng tiền đồng Việt Nam.

Riêng lệ phí hàng hoá, hành lý, bưu phẩm, bưu kiện, phương tiện vận tải quá cảnh mượn đường Việt Nam và lệ phí hàng hoá, hành lý yêu cầu Hải quan xác nhận lại chứng từ đối với chủ hàng là người Việt Nam thu bằng tiền đồng Việt Nam, đối với chủ hàng là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thu bằng tiền đô la Mỹ (USD). Trường hợp không có USD thì trưởng các đơn vị trực tiếp thu lệ phí báo cáo giám đốc Hải quan các tỉnh, thành phố xét duyệt thu bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu hiện hành. - Thu lệ phí Hải quan sử dụng các chứng từ sau đây:

+ Giấy thông báo nộp lệ phí Hải quan.

+ Biên lai thu lệ phí hải quan do Bộ Tài chính phát hành (Tổng cục thuế).

2. Chế độ sử dụng lệ phí Hải quan:

Ngành Hải quan được trích lại 35% số lệ phí thu được để bù đắp các chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình thực hiện thu lệ phí, bổ sung mua sắm phương tiện quản lý hàng hoá trong kho, chi bồi dưỡng cho cán bộ đi áp tải hàng, giữ kho và bổ sung tiền thưởng cho cán bộ nhân viên trực tiếp có thành tích xuất sắc trong công tác thu lệ phí Hải quan.

Số còn lại (sau khi trích theo tỷ lệ trên) Hải quan các địa phương phải nộp vào Ngân sách Nhà nước tại kho bạc địa phương theo mục 35 chương, loại, khoản, hạng tương ứng của mục lục Ngân sách Nhà nước.

Tổng cục Hải quan hướng dẫn, kiểm tra Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện chế độ thu nộp, nội dung chi tiêu sử dụng lệ phí cho phù hợp với chế độ chính sách hiện hành và hết năm quyết toán với Bộ Tài chính.

Ngoài các khoản lệ phí được liên bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan quy định thống nhất tại Thông tư này, Hải quan tỉnh, thành phố không được quy định thêm một khoản lệ phí nào khác.

Thông tư này thay thế Thông tư số 1010 TTLB-TCHQ ngày 31 tháng 12 năm 1991 của Bộ Tài chính - Tổng cục Hải quan và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 4 năm 1993.

 

Đang cập nhật Bộ Tài chính

Đang cập nhật Tổng cục Hải quan

(Đã ký)

(Đã ký)

  

Tào Hữu Phùng

Nguyễn Thanh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.