• Hiệu lực: Còn hiệu lực
BỘ VĂN HOÁ, THÔNG TIN VÀ THỂ THAO
Số: 570-TTr
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lạng Sơn, ngày 15 tháng 5 năm 1992

CÔNG VĂN

CỦA BỘ VĂN HOÁ - THÔNG TIN VÀ THỂ THAO

Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị
551/CT-TTr ngày 16-3-1992 Về công tác thanh tra năm 1992
và những năm tới trong Ngành Văn hoá - Thông tin
và Thể thao

Kính gửi: - Sở Văn hoá - Thông tin và thể thao

Các đơn vị thuộc Bộ

Thực hiện Chỉ thị 551/CT-TTr ngày 16-3-1992 của Bộ trưởng Văn hoá - Thông tin và Thể thao về công tác thanh tra năm 1992 và những năm tới, Thanh tra Bộ xin hướng dẫn một số điểm sau đây:

 

I. VỀ KIỆN TOÀN TỔ CHỨC THANH TRA

Đối với tổ chức Thanh tra Bộ như trong chỉ thị đã nói cụ thể:

Đối với tổ chức Thanh tra của Sở; Căn cứ điều 19 của Pháp lệnh Thanh tra, nghị định 144-HĐBT ngày 30-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng và thông tư hướng dẫn số 124-TT-TTg ngày 18-7-1991 của Thanh tra Nhà nước, Sở có tổ chức thanh tra chuyên trách, có biên chế và con dấu riêng.

Đề nghị các Sở sớm ổn định tổ chức và báo cáo về Bộ danh sách cán bộ thanh tra của Sở trong quý 3 năm 1992.

Đối với các đơn vị thuộc Bộ, nơi đã thành lập ban thanh tra nhân dân rà soát lại theo tinh thần nghị định 241-HĐBT ngày 5-8-1991 của Hội đồng Bộ trưởng. Nơi nào chưa thành lập ban thanh tra nhân dân, thông qua đại hội công nhân viên chức để bầu (căn cứ vào chương III của bản nghị định này).

Báo cáo danh sách Trưởng, Phó ban thanh tra nhân dân gửi về cơ quan Thanh tra Bộ trước ngày 30-9-1992. Trên cơ sở này, Thanh tra Bộ sẽ tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng thanh tra nhân dân vào quý 3 và 4-1992.

II. VỀ CHƯƠNG TRÌNH THANH TRA NĂM 1992

2.1 Trong quý 2-1992, Bộ tổ chức hội nghị tổng kết công tác thanh tra, đẩy mạnh việc thực hiện quyết định 240 của Hội đồng Bộ trưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp về hai pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước đã được ban hành: pháp lệnh thanh tra và pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân.

Yêu cầu các đơn vị trong Bộ sơ kết, đánh giá những mặt đã làm được và chưa làm được, những khó khăn trở ngại hiện nay và những kiến nghị trong thực hiện quyết định 240 của Hội đồng bộ trưởng về đấu tranh chống tham nhũng

Báo cáo gửi về Thanh tra Bộ trong tháng 5 và tháng 6 năm 1992.

2.2 Thanh tra ngành điện ảnh:

Thanh tra Bộ phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ tiến hành kiểm tra tài chính của ngành điện ảnh trong ba năm 1989, 1990 và 1991 từ tháng 3-1992 đến tháng 6 - 1992.

Đến quý 4 năm 1992 Thanh tra Bộ sẽ cử đoàn Thanh tra làm việc với Sở Văn hoá thông tin Hải phòng về tình hình Điện ảnh và Video.

Đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin và Thể thao chỉ thị cho Thanh tra Sở tổ chức thanh tra 1 đơn vị trong điểm của Sở sau khi thanh tra gửi kết luận về Thanh tra Bộ. Các công ty chiếu bóng và băng hình địa phương xúc tiến tự kiểm tra bốn vấn đề được nêu trong chỉ thị. Mốc thời gian tự kiểm tra trong ba năm 89,90 và 91.

Về tình hình phim Video, cho biết địa phương có văn bản nào ngoài những văn bản của Bộ, kinh nghiệm của địa phương và những kiến nghị để đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý ở lĩnh vực này.

2.3. Thanh tra các hoạt động xuất bản sách báo:

Trong tháng 5 - 1992, Bộ đã chỉ đạo việc kiểm tra để tiến tới kiện toàn tổ chức ngành xuất bản và báo chí

Sau khi tổ chức ngành xuất bản và báo chí đã được kiện toàn, Thanh tra Bộ sẽ phối hợp với Cục xuất bản lập đoàn Thanh tra để kiểm tra từ 2 đến 3 nhà xuất bản thuộc các Bộ, ngành ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.Mục tiêu của các cuộc thanh tra này là xem xét những mặt tốt và những sai phạm trong hoạt động cuả Nhà xuất bản, tìm nguyên nhân và biện pháo xử lý các sai phạm.

Thanh tra các Sở Văn hoá - thông tin và Thể thao căn cứ chức năng và quyền hạn đã được pháp lệnh thanh tra quy định để tổ chức thanh tra nhà xuất bản thuộc địa phương mình quản lý. Nội dung thanh tra đã được nêu trong chỉ thị 551 của Bộ.

Kế hoạch và kết quả thanh tra cần báo cáo về Bộ vào tháng 10-1992.

2.4. Thanh tra về xây dựng cơ bản:

Ngoài những điểm đã hướng dẫn trong chỉ thị của Bộ để các đơn vị tự kiểm tra, Thanh tra Bộ yêu cầu các đơn vị có công trình xây dựng (hoặc nâng cấp, cải tạo ...) thống kế theo biểu mẫu dưới đây và gửi về cơ quan Thanh tra Bộ trong quý 3 năm 1992. Trên cơ sở đó Thanh tra Bộ thực hiện quyền phúc tra một số công trình trọng điểm.

BÁO CÁO THỰC HIỆN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN NĂM 90,91

Đơn vị: Triệu đồng

Tên công trình

Địa điểm xây dựng

Địa điểm khởi công

Tổng dự toán

Kế hoạch 90,91

Thực hiện 31-12-90 31-12-91

 

 

và hoàn

Tổng

Trong đó

Tổng

Trong đó

Tổng số

Trong đó

 

 

thành

số

Xây lắp

Thiết bị

số

Xây lắp

Thiết bị

vốn được cấp

Xây lắp

Thiết bị

Tổng số vốn trong KHNN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Công trình SXKD

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tên công trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vốn, NS

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vốn tín dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Công trình và SXVC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tên công trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Vốn Ngân sách

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong tháng 5-1992 Bộ phối hợp với Cục truyền thanh truyền hình và Liên hiệp Khoa học sản xuất truyền thanh truyền hình tổ chức thanh tra các công trình xây dựng và lắp đặt đầu thu vệ tinh; Thanh tra công trình nhà khách số 6 Giảng Võ.

Trong quý 3, quý 4 Thanh tra Bộ phối hợp Vụ kế hoạch, Vụ tài chính kế toán và các ngành có liên quan tổ chức thanh tra 2 đến 3 công trình xây dựng có vốn đầu tư lớn như: Nhà hát chèo, Đài truyền hình Cần Thơ...

2.5. Thanh tra việc thực hiện pháp lệnh bảo vệ di tích danh lam thắng cảnh

Do nhận thức chưa đầy đủ, hiện nay có tình trạng di tích danh lam thắng cảng bị phá huỷ do khai thác đá ... tình trạng đào bới Lăng mộ và các hoạt động tìm vàng, đồ quý hiếm, lấy cắp các cổ vật ở các di tích kiến trúc đình, chùa ... có chiều hướng gia tăng.

Tình trạng các di tích xuống cấp ngày càng phổ biển, tuy Bộ và các địa phương đã có những biện pháp khắc phục những khó khăn nhiều; Chung quanh vấn đề khai thác sử dụng các di tích, danh thắng, vấn đề xét duyệt, quyết định công nhận và kinh phí có nhiều quan điểm và ý kiến khác nhau.

Việc thanh tra, kiểm tra có những kiến nghị để Bộ có cơ sở cho những chủ trương và biện pháp mới là rất cần thiết. Trong quý 4-1992 và quý 1-1993, Thanh tra Bộ sẽ phối hợp với Vụ bảo tồn Bảo tàng và các cơ qian chức năng khác lập một đến hai đoàn thanh tra để kiểm tra việc thực hiện pháp lệnh bảo vệ di tích danh thắng ở các tỉnh: Hà Bắc, Nam Hà và thành phố Hà Nội.

Sở Văn hoá thông tin và thể thao có kế hoạch thanh tra việc thực hiện pháp lệnh ở địa phương mình và báo cáo kết quả về Bộ trong quý 4 - 1992.

2.6 Thanh tra về văn hoá miền núi:

Trong năm 1992, Thanh tra Bộ sẽ phối hợp cùng Vụ Văn hoá quân chúng và Vụ Văn hoá dân tộc đi kiểm tra nắm tình hình thực trạng văn hoá nhân dân đồng bào các dân tộc để có những kiến nghị cụ thể với lãnh đạo Bộ chuẩn bị cho những bước tiếp theo trong những năm sau:

Quá trình thực hiện chỉ thị này phải được gắn với việc thực hiện quyết định 240-HĐBT ngày 26-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng về đấu tranh chống tham nhũng. Đề nghị các Sở và các đơn vị thuộc Bộ căn cứ vào hướng dẫn này để xây dựng chương trình hoạt động cụ thể thực hiện trong đơn vị và địa phương mình.

Đang cập nhật

(Đã ký)

 

Tân Lai Khiêu

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.