• Hiệu lực: Chưa có hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 20/11/2024
UBND TỈNH LẠNG SƠN
Số: 54/2024/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lạng Sơn, ngày 9 tháng 11 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định quản lý nhà nước về Giá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

______

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đi, bổ sung một s điu của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 85/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Thông tư số 28/2024/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá;

Căn cứ Thông tư số 29/2024/TT-BTC ngày 16 tháng 5 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường;

Căn cứ Thông tư số 45/2024/TT-BTC ngày 01 tháng 7 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 228/TTr-STC ngày 31 tháng 10 năm 2024.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý nhà nước về Giá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2024.

2. Quyết định này thay thế Quyết định số 29/2018/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định quản lý nhà nước về Giá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;

Quyết định số 48/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 8 năm 2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 29/2018/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định quản lý nhà nước về Giá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;

Quyết định số 24/2020/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2020 của Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ sung điểm đ khoản 2 Điều 8 Quy định quản lý nhà nước về Giá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ban hành kèm theo Quyết định số 29/2018/QĐ-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh;

Quyết định số 04/2021/QĐ-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh phân công thẩm định giá đối với tài sản nhà nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan,  tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;

- Chính phủ (B/cáo);

- Các Bộ: Tài chính, Tư pháp;

- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;

- Thường trực Tỉnh ủy;

- Thường trực HĐND tỉnh;

- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;

- Đại biểu Quốc hội tỉnh;

- Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh;

- Các Tổ chức Chính trị - Xã hội tỉnh;

- Thành ủy, Huyện ủy, UBND các huyện, thành phố;

- Báo Lạng Sơn, Đài PTTH tỉnh;

  Công báo tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh;

- PCVP UBND tỉnh, các Phòng CM;

- Lưu: VT, KT(NTA).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Đoàn Thanh Sơn


 

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH LẠNG SƠN

______

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________

 

QUY ĐỊNH

Quản lý nhà nước về Giá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/2024/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)

 

Chương I

 QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này quy định phân công nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn bao gồm: bình ổn giá; định giá; hiệp thương giá; kê khai giá; kiểm tra yếu tố hình thành giá; tổng hợp phân tích, dự báo thị trường cơ sở dữ liệu về giá; thẩm định giá của Nhà nước; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá.

 2. Những nội dung về quản lý nhà nước về giá không quy định tại Quy định này thì thực hiện theo quy định của Luật Giá, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Giá và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan nhà nước, đơn vị, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý về giá, thẩm định giá trên địa bàn tỉnh.

2. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; người tiêu dùng; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực giá trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Nội dung quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh

1. Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá tại tỉnh Lạng Sơn theo quy định của pháp luật; Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, phân công nhiệm vụ cho Sở Tài chính, các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh (sau đây gọi là sở quản lý ngành, lĩnh vực) và phân công cho Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá trên địa bàn tỉnh theo Quy định này.

2. Sở Tài chính

a) Là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá.

b) Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giá thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý; phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về giá trên địa bàn tỉnh.

c) Chủ động theo dõi, nghiên cứu, đánh giá, trường hợp cần thiết tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải kê khai giá để gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

d) Chủ động theo dõi, nghiên cứu, đánh giá, trường hợp cần thiết tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định chủ trương bình ổn giá trên cơ sở đề xuất của các sở quản lý ngành, lĩnh vực; tổ chức triển khai thực hiện bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

đ) Tham mưu định giá hàng hóa, dịch vụ theo nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh phân công.

e) Tiếp nhận kê khai giá hàng hóa, dịch vụ; kiểm tra yếu tố hình thành giá; thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và chế độ báo cáo giá thị trường theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

g) Tổ chức hiệp thương giá hàng hóa, dịch vụ theo nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh phân công.

h) Chủ trì xây dựng, quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu về giá của tỉnh (Phần mềm Nền tảng số Quản lý giá trên địa bàn tỉnh) và kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá theo quy định của Chính phủ; tổ chức quản trị, điều hành hoạt động và thực hiện cập nhật thông tin, dữ liệu về giá vào Cơ sở dữ liệu về giá của tỉnh theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

i) Tổ chức hoạt động thẩm định giá của Nhà nước thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

k) Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giá, thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thanh tra.

l) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá theo chức năng, lĩnh vực, phạm vi quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá.

m) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giá, thẩm định giá thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

n) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý nhà nước về giá theo quy định của pháp luật có liên quan và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Các sở quản lý ngành, lĩnh vực

a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Quy định này.

b) Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của hàng hoá, dịch vụ  đặc thù thực hiện kê khai giá thuộc phạm vi, ngành, lĩnh vực quản lý.

c) Chủ động theo dõi, nghiên cứu, đánh giá, trường hợp cần thiết đề xuất điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá, Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải kê khai giá gửi Sở Tài chính để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ theo quy định.

d) Chủ động theo dõi, nghiên cứu, đánh giá, trường hợp cần thiết gửi Sở Tài chính tổng hợp tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định chủ trương bình ổn giá; tổ chức triển khai thực hiện bình ổn giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

đ) Tham mưu định giá hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

e) Tiếp nhận kê khai giá hàng hóa, dịch vụ theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

g) Tổ chức hiệp thương giá hàng hóa, dịch vụ theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

h) Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá, tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và xây dựng báo cáo giá thị trường theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

i) Tổ chức hoạt động thẩm định giá của Nhà nước đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.

k) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về giá, hoạt động thẩm định giá của Nhà nước theo chức năng, lĩnh vực, phạm vi quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá.

l) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giá, thẩm định giá của Nhà nước thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

m) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý nhà nước về giá theo quy định của pháp luật có liên quan và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

b) Tổ chức triển khai thực hiện bình ổn giá trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp với các huyện khác trong việc triển khai thực hiện bình ổn giá.

c) Tổng hợp, đề xuất phương án giá đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá trên địa bàn cấp huyện.

d) Tổ chức tiếp nhận kê khai giá hàng hóa, dịch vụ theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

đ) Thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và xây dựng báo cáo giá thị trường theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

e) Tổ chức hoạt động thẩm định giá của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về giá, thẩm định giá thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

h) Nhiệm vụ, quyền hạn khác trong công tác quản lý nhà nước về giá theo quy định của pháp luật có liên quan và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1

BÌNH ỔN GIÁ

Điều 4. Danh mục hàng hoá bình ổn giá và phân công tổ chức thực hiện bình ổn giá

1. Danh mục hàng hoá dịch vụ bình ổn giá theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Luật Giá.

2. Trên cơ sở chủ trương bình ổn giá của Chính phủ và nội dung triển khai, hướng dẫn của các Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao sở quản lý ngành, lĩnh vực về hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá theo khoản 1 Điều 20 Luật Giá có trách nhiệm đề xuất, tham mưu tổ chức triển khai thực hiện bình ổn giá đối với các mặt hàng cụ thể như sau:

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đối với các mặt hàng: thóc tẻ, gạo tẻ; phân đạm, phân DAP, phân NPK; thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; vắc - xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; thuốc bảo vệ thực vật.

b) Sở Công Thương chủ trì đối với các mặt hàng xăng, dầu thành phẩm; khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).

c) Sở Y tế chủ trì đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi, thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

d) Sở quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì đối với hàng hóa, dịch vụ được bổ sung vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá và hàng hóa, dịch vụ không nằm trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá nhưng cần bình ổn giá ngay theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 20 của Luật Giá. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý của nhiều sở, ngành thì Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân công cho một trong các sở quản lý ngành, lĩnh vực về hàng hóa, dịch vụ chủ trì.

3. Sở Tài chính trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định chủ trương bình ổn giá, biện pháp bình ổn giá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 của Luật Giá trên cơ sở đề xuất của các sở quản lý ngành, lĩnh vực; tổ chức triển khai thực hiện bình ổn giá đối với hàng hoá, dịch vụ theo phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá trên địa bàn theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp với các địa phương khác trong việc triển khai thực hiện bình ổn giá.

6. Tổ chức thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Điều 20 Luật Giá và Điều 5 và Điều 6 Nghị định số 85/2024/NĐ-CP.

Điều 5. Điều chỉnh danh mục hàng hoá, dịch vụ bình ổn giá

1. Sở quản lý ngành, lĩnh vực đề xuất với Sở Tài chính để tham mưu, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị điều chỉnh danh mục hàng hoá, dịch vụ bình ổn giá gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ.

2. Trình tự, thủ tục đề nghị điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 85/2024/NĐ-CP.

Mục 2

ĐỊNH GIÁ

Điều 6. Trách nhiệm lập phương án giá thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ do nhà nước định giá thuộc cấp tỉnh quản lý có trách nhiệm lập phương án giá hàng hoá, dịch vụ theo phương pháp định giá chung đối với hàng hoá, dịch vụ do nhà nước định giá quy định tại Thông tư số 45/2024/TT-BTC và quy định của pháp luật chuyên ngành, gửi cơ quan, đơn vị thẩm định phương án giá tại Điều 7 Quy định này; giải trình về phương án giá trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu giải trình, cung cấp hồ sơ tài liệu liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ do nhà nước định giá thuộc cấp huyện quản lý có trách nhiệm lập phương án giá hàng hoá, dịch vụ theo phương pháp định giá chung đối với hàng hoá, dịch vụ do nhà nước định giá quy định tại Thông tư số 45/2024/TT-BTC và quy định của pháp luật chuyên ngành, gửi Uỷ ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, đề xuất phương án giá, trình cơ quan, đơn vị thẩm định phương án giá theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh; giải trình về phương án giá trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu giải trình, cung cấp hồ sơ tài liệu liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm lập phương án giá hàng hoá, dịch vụ theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 85/2024/NĐ-CP.

Điều 7. Phân công thẩm định phương án giá hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh

1. Uỷ ban nhân dân tỉnh định giá hàng hoá, dịch vụ theo thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý của tỉnh được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này; Tổ chức lựa chọn, yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lập phương án giá theo quy định tại điểm đ khoản 1, điểm d khoản 2 và khoản 3 Điều 9 Nghị định số 85/2024/NĐ-CP.

2. Sở quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì thẩm định phương án giá hàng hoá, dịch vụ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định này; trình Ủy ban nhân dân tỉnh giá hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh.  

3. Trình tự, thủ tục thẩm định phương án giá, trình và ban hành văn bản định giá thực hiện theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định số 85/2024/NĐ-CP.

Điều 8. Điều chỉnh danh mục hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá

1. Sở quản lý ngành, lĩnh vực đề xuất với Sở Tài chính để tham mưu, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị điều chỉnh danh mục hàng hoá, dịch vụ định giá gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ.

2. Trình tự, thủ tục đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 85/2024/NĐ-CP.

Mục 3

HIỆP THƯƠNG GIÁ

Điều 9. Trách nhiệm hiệp thương giá

1. Tổ chức kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đề nghị hiệp thương giá đối với mua bán hàng hoá, dịch vụ đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 25 Luật Giá; Trước khi hiệp thương giá, tổ chức kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm gửi 01 bản chính văn bản đề nghị hiệp thương giá trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có) đến cơ quan hiệp thương giá bao gồm các nội dung về: tên hàng hóa, dịch vụ; quy cách, phẩm chất; số lượng; mức giá đề nghị; thời điểm thi hành mức giá; điều kiện thanh toán của hàng hóa, dịch vụ kèm theo giải trình thuyết minh hàng hóa, dịch vụ đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 25 của Luật Giá và phù hợp với phạm vi quản lý của cơ quan hiệp thương giá quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Giá. Văn bản đề nghị hiệp thương giá thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 85/2024/NĐ-CP.

2. Sở quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm tiếp nhận, tổ chức hiệp thương giá, quá trình hiệp thương giá phải đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch, tôn trọng quyền tự định giá của các bên đề nghị hiệp thương giá; từ chối xác định mức giá hàng hoá, dịch vụ nếu không đủ các điều kiện cần thiết để tiến hành xác định mức giá quy định tại khoản 3, 4, 5 và  6 Điều 13 Nghị định số 85/2024/NĐ-CP và các tài liệu cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để xác định mức giá.

Điều 10. Tổ chức hiệp thương giá

Sở quản lý ngành, lĩnh vực tổ chức hiệp thương giá đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 27 Luật Giá và Điều 13 Nghị định số 85/2024/NĐ-CP.

Mục 4

KÊ KHAI GIÁ

Điều 11. Phân công cơ quan tiếp nhận kê khai giá

1. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở quản lý ngành, lĩnh vực được phân công tiếp nhận kê khai giá, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát tổng thể để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và đăng tải Danh sách tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá thực hiện theo quy định tại điểm a, b, đ c và đ khoản 2 Điều 16 Nghị định số 85/2024/NĐ-CP  trên Cổng thông tin điện tử của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Trang thông tin điện tử của Sở Tài chính.

2. Cơ quan tiếp nhận kê khai giá hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Phụ lục II kèm theo Quy định này. Cách thức tiếp nhận kê khai giá thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 85/2024/NĐ-CP.

3. Cơ quan tiếp nhận kê khai thực hiện quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 85/2024/NĐ-CP.

Điều 12. Quy định hàng hóa, dịch vụ đặc thù thực hiện kê khai giá trên địa bàn tỉnh

1. Hàng hóa, dịch vụ đặc thù thực hiện kê khai giá tại địa phương gồm:

a) Dịch vụ lưu trú.

b) Dịch vụ trông giữ xe được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.

c) Dịch vụ tham quan tại khu du lịch trên địa bàn tỉnh.

d) Dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi.

đ) Dịch vụ vận tải hành khách tham quan du lịch.

e) Vật liệu xây dựng chủ yếu khác (ngoài xi măng, thép quy định tại Danh mục kê khai giá trên phạm vi cả nước).

g) Giống phục vụ sản xuất nông nghiệp.

h) Dịch vụ chủ yếu tại chợ ngoài dịch vụ do Nhà nước định giá.

2. Phân công sở quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, tham mưu trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành đặc điểm kinh tế - kỹ thuật hàng hoá dịch vụ đặc thù thực hiện kê khai giá:

a) Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: dịch vụ lưu trú; dịch vụ tham quan tại khu du lịch trên địa bàn tỉnh.

b) Sở Giao thông vận tải: dịch vụ trông giữ xe được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi; dịch vụ vận tải hành khách tham quan du lịch.

c) Sở Xây dựng: vật liệu xây dựng chủ yếu khác (ngoài xi măng, thép quy định tại Danh mục kê khai giá trên phạm vi cả nước).

d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: giống phục vụ sản xuất nông nghiệp.

đ) Sở Công Thương: dịch vụ chủ yếu tại chợ ngoài dịch vụ do Nhà nước định giá.

Điều 13. Điều chỉnh danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện kê khai giá

1. Sở quản lý ngành, lĩnh vực đề xuất với Sở Tài chính để tham mưu, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hoá, dịch vụ thiết yếu kê khai giá gửi Bộ Tài chính tổng hợp, trình Chính phủ xem xét.

2. Trình tự, thủ tục đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 85/2024/NĐ-CP.

Mục 5

KIỂM TRA YẾU TỐ HÌNH THÀNH GIÁ

Điều 14. Kiểm tra yếu tố hình thành giá

1. Các sở quản lý ngành, lĩnh vực căn cứ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Giá thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá hàng hoá, dịch vụ theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 33 Luật Giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý để kịp thời rà soát, đánh giá tính hợp lý, hợp lệ của các yếu tố hình thành giá, cung cầu hàng hoá, dịch vụ nhằm nhận diện các yếu tố tác động đến giá hàng hoá, dịch vụ, báo cáo, đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định các giải pháp, biện pháp quản lý, điều tiết giá cho phù hợp.

2. Trong quá trình kiểm tra, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm xử lý hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.

Mục 6

TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH, DỰ BÁO GIÁ THỊ TRƯỜNGCƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ GIÁ

Điều 15. Đối tượng thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và báo cáo giá thị trường

1. Đối tượng thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường:

a) Sở Tài chính.

b) Các cơ quan được giao nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường tại Điều 16,  Điều 17 Quy định này.

c) Các tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường.

2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và xây dựng báo cáo giá thị trường trình cấp có thẩm quyền theo phân công được giao.

3. Nội dung báo cáo giá thị trường thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Giá; thực hiện báo cáo theo danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định tại Phụ lục II và theo mẫu quy định tại Phụ lục IV  Thông tư số 29/2024/TT-BTC.

Điều 16. Báo cáo giá thị trường định kỳ

1. Sở Tài chính tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và báo cáo của các cơ quan được giao nhiệm vụ báo cáo tại khoản 2 Điều này, xây dựng dự thảo, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Báo cáo giá thị trường tổng hợp định kỳ trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) tổng hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 15, khoản 1 và 2 Điều 16 Thông tư số 29/2024/TT-BTC.

2. Phân công thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và báo cáo giá thị trường định kỳ

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và báo cáo giá thị trường trên địa bàn tỉnh đối với các mặt hàng thóc tẻ, gạo tẻ, đường ăn thuộc danh mục lương thực, thực phẩm và nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục vật tư nông nghiệp tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-BTC.

b) Sở Xây dựng tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và báo cáo giá thị trường trên địa bàn tỉnh đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục vật liệu xây dựng, chất đốt (trừ mặt hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)) tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-BTC.

c) Sở Công Thương tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và báo cáo giá thị trường trên địa bàn tỉnh đối với mặt hàng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) thuộc danh mục vật liệu xây dựng, chất đốt tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-BTC.

d) Sở Y tế tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và báo cáo giá thị trường trên địa bàn tỉnh đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục dịch vụ y tế tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-BTC.

đ) Sở Giao thông vận tải tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và báo cáo giá thị trường trên địa bàn tỉnh đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục giao thông tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-BTC.

e) Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và báo cáo giá thị trường trên địa bàn tỉnh đối với danh mục học phí, dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục mầm non công lập và cơ sở giáo dục phổ thông công lập thuộc danh mục dịch vụ giáo dục tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-BTC.

g) Cục Thống kê tỉnh phối hợp cung cấp báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của  tỉnh; phân tích diễn biến CPI của tỉnh trong kỳ báo cáo (nếu có); phân tích thực trạng, nguyên nhân của các yếu tố tác động đến CPI (nếu có).

h) Các cơ sở giáo dục đại học công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý của tỉnh có trách nhiệm báo cáo về mức học phí, mức giá dịch vụ giáo dục, đào tạo thuộc thẩm quyền quyết định của đơn vị mình theo yêu cầu của Sở Tài chính để phục vụ công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và báo cáo giá thị trường trên địa bàn tỉnh đối với danh mục học phí, dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục đại học công lập và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc danh mục dịch vụ giáo dục tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-BTC.

i) UBND các huyện, thành phố tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và báo cáo giá thị trường trên địa bàn huyện quản lý đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục lương thực, thực phẩm tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư số 29/2024/TT-BTC.

3. Tần suất thực hiện, thời gian chốt số liệu báo cáo và thời hạn của báo cáo giá thị trường định kỳ gửi Sở Tài chính tổng hợp:

a) Tần suất thực hiện báo cáo: thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Thông tư số 29/2024/TT-BTC.

b) Thời gian chốt số liệu báo cáo: thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 Thông tư 29/2024/TT-BTC.

c) Thời hạn gửi báo cáo: các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ báo cáo tại khoản 2 Điều này định kỳ xây dựng và gửi báo cáo giá thị trường gửi  Sở Tài chính trước ngày 30 của kỳ báo cáo đối với báo cáo tháng và trước ngày 03 của tháng tiếp theo sau tháng cuối cùng của kỳ báo cáo đối với báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm; đối với báo cáo 6 tháng, 9 tháng và cả năm, thực hiện báo cáo tương ứng quý II và 6 tháng, quý III và 9 tháng, quý IV và cả năm.

Điều 17. Báo cáo giá thị trường đột xuất

1. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và xây dựng báo cáo giá thị trường đột xuất của tỉnh để gửi báo cáo theo yêu cầu của Bộ Tài chính (Cục Quản lý Giá) để tổng hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 15, khoản 1 và 3 Điều 16 Thông tư số 29/2024/TT-BTC; tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo giá thị trường tổng hợp đột xuất trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi có yêu cầu.

2. Sở quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo giá thị trường chuyên ngành đột xuất thuộc lĩnh vực quản lý trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ khi có yêu cầu; gửi báo cáo đột xuất theo yêu cầu phối hợp của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và xây dựng báo cáo giá thị trường thuộc địa bàn quản lý, gửi báo cáo đột xuất để Sở Tài chính tổng hợp theo quy định; gửi báo cáo đột xuất cho các sở quản lý ngành, lĩnh vực khi có yêu cầu.

3. Thời gian chốt số liệu báo cáo, thời hạn gửi báo cáo thực hiện đảm bảo kịp thời tổng hợp báo cáo theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Điều 18. Cơ sở dữ liệu về giá

Cơ sở dữ liệu về giá tại tỉnh thực hiện xây dựng, quản lý, cập nhập, khai thác theo quy định tại Điều 38 và Điều 39 Luật Giá; Chương IV Nghị định số 85/2024/NĐ-CP và Quyết định số 30/2024/QĐ-UBND ngày 19/9/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế quản lý, sử dụng và khai thác Nền tảng số Quản lý giá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Mục 7

THẨM ĐỊNH GIÁ NHÀ NƯỚC

Điều 19. Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước

1. Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước do Hội đồng thẩm định giá thực hiện theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt giá. Thẩm định giá của Nhà nước được lựa chọn thực hiện trong trường hợp pháp luật có liên quan quy định về việc sử dụng phương thức này là một trong các cơ sở để cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét quyết định, phê duyệt giá khi bán, thanh lý, cho thuê, liên doanh, liên kết, chuyển giao tài sản công hoặc mua, đi thuê hàng hóa, dịch vụ, tài sản (sau đây gọi chung là tài sản) có sử dụng vốn nhà nước.

2. Khi lựa chọn phương thức thẩm định giá của Nhà nước, cơ quan, tổ chức quyết định hoặc phê duyệt giá có trách nhiệm thành lập Hội đồng thẩm định giá để thực hiện thẩm định giá của Nhà nước.

3. Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước không áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá dịch vụ do Nhà nước định giá.

Điều 20. Phân công thẩm định giá của Nhà nước

1. Việc phân công thẩm định giá của Nhà nước được thực hiện theo thẩm quyền quyết định, phê duyệt giá tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định thẩm quyền quyết định quản lý, sử dụng tài sản công và quy định pháp luật có liên quan.

2. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt giá của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 

Hội đồng thẩm định giá của Nhà nước cấp tỉnh thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước khi thực hiện bán, thanh lý, cho thuê, liên doanh, liên kết, chuyển giao tài sản công hoặc mua, đi thuê hàng hoá, dịch vụ, tài sản có sử dụng vốn nhà nước, trong đó:

a) Đại diện Lãnh đạo Sở Tài chính làm Chủ tịch Hội đồng khi thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước đối với tài sản là xe ô tô, nhà làm việc, công trình sự nghiệp, tài sản gắn liền với đất và các tài sản khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phân công.

b) Đại diện Lãnh đạo các sở quản lý ngành, lĩnh vực làm Chủ tịch Hội đồng khi thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước đối với các trường hợp còn lại (trừ tài sản quy định tại điểm a khoản này).

3. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt giá của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: Hội đồng thẩm định giá của Nhà nước cấp huyện thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước khi bán, thanh lý, cho thuê, liên doanh, liên kết, chuyển giao tài sản công hoặc mua, đi thuê hàng hoá, dịch vụ, tài sản có sử dụng vốn nhà nước.

4. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt giá của Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị: Hội đồng thẩm định giá của Nhà nước của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước khi bán, thanh lý, cho thuê, liên doanh, liên kết, chuyển giao tài sản công hoặc mua, đi thuê hàng hoá, dịch vụ, tài sản có sử dụng vốn nhà nước.

Điều 21. Hội đồng thẩm định giá của Nhà nước

1. Quy định về Hội đồng thẩm định giá tài sản của Nhà nước

a) Hội đồng thẩm định giá của Nhà nước cấp tỉnh

Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá tài sản của Nhà nước; thành phần tham gia Hội đồng thẩm định giá của Nhà nước tối thiểu 03 thành viên gồm: Lãnh đạo sở quản lý ngành, lĩnh vực là Chủ tịch Hội đồng; các thành viên là cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của các sở quản lý ngành, lĩnh vực, của Sở Tài chính, các thành viên thuộc các cơ quan, đơn vị khác có liên quan đến tài sản thẩm định giá (nếu cần thiết).

Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá của Nhà nước căn cứ Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá của Nhà nước cấp tỉnh của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, khi phát sinh hoạt động thẩm định giá của Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quyết định danh sách cụ thể thành viên Hội đồng đảm bảo phù hợp với từng tài sản thẩm định.

b) Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện hoạt động thẩm định giá tài sản của Nhà nước quy định tại Điều 20 Quy định này quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá của Nhà nước theo quy định.

2. Hội đồng thẩm định giá của Nhà nước thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương VI Luật Giá và các văn bản hướng dẫn thi hành về thẩm định giá. Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng thẩm định giá thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Giá.

3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện mua, bán tài sản, cho thuê tài sản nhà nước hoặc đi thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước phải tuân thủ các quy định của nhà nước về sử dụng ngân sách, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; nâng cao trách nhiệm, tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình khi lựa chọn đơn vị tư vấn và sử dụng kết quả thẩm định giá của đơn vị tư vấn.

Mục 8

THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ GIÁ; KIỂM TRA VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ GIÁ, THẨM ĐỊNH GIÁ

Điều 22. Thanh tra chuyên ngành về giá

Sở Tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giá và báo cáo kết quả thanh tra, trách nhiệm xử lý kết quả thanh tra thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

Điều 23. Cơ quan thực hiện nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá

1. Sở Tài chính:

a) Kiểm tra các sở quản lý ngành, lĩnh vực cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá được Ủy ban nhân dân tỉnh phân công tại Quyết định này.

b) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Các sở, ngành, cơ quan cấp tỉnh:

a) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.

b) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý nhà nước về giá của sở, ngành, cơ quan mình theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 Quy định này và theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện: kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, địa bàn, phạm vi quản lý nhà nước về giá của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh tại các mục 1, 2, 3 và 4 Chương II Quy định này và theo quy định của pháp luật có liên quan.

4. Việc xây dựng, phê duyệt và ban hành kế hoạch, quyết định kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Thông tư số 28/2024/TT-BTC.

CHƯƠNG III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 24. Tổ chức thực hiện

1. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, đôn đốc thực hiện Quy định này.

2. Các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao có trách nhiệm triển khai, phổ biến Quy định này đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá được giao thuộc phạm vi, lĩnh vực, địa bàn quản lý.

3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, trường hợp phát sinh vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.