QUYẾT ĐỊNH
Quy định định mức hỗ trợ Dự án phát triển sản xuất Chương trình 135
giai đoạn 2009 - 2010 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010 (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn II);
Căn cứ Thông tư số 12/2009/TT-BNN ngày 06/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Công văn số 155/TTHĐND ngày 30/7/2009 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt định mức hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2009-2010 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;
Theo Tờ trình số: 93/TTr-SNN ngày 21/8/2009 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định định mức hỗ trợ dự án phát triển sản xuất Chương trình 135 giai đoạn 2009 - 2010 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn như sau:
1. Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông-khuyến lâm-khuyến ngư (gọi tắt là khuyến nông):
Mỗi lớp tập huấn không quá 4 ngày kể cả thăm quan học tập mô hình (trong và ngoài tỉnh), số học viên từ 30-50 người, một năm không quá 3 lớp/xã;
1.1
|
Biên soạn tài liệu đào tạo tập huấn (ngoài tài liệu của Trung ương đã biên soạn)
|
|
* Biên soạn giáo trình
|
|
- Viết giáo trình: 35.000đ / trang
|
|
- Sửa chữa, biên tập tổng thể: 20.000đ / trang
|
|
- Đọc phản biện nhận xét: 10.000đ / trang
|
1.2
|
Thuê hội trường, thiết bị theo thực tế nhưng không quá 300.000đ/ngày
|
1.3
|
Nước uống, văn phòng phẩm, tài liệu 20.000đ/người/ngày.
|
1.4
|
Trả thù lao cho giáo viên cấp huyện 200.000 đồng / buổi.
|
1.5
|
Hỗ trợ tiền ăn cho người nghèo trong thời gian tập huấn: 20.000đ/người/ngày
|
1.6
|
Tiền hỗ trợ hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật
40.000đ/người/ngày
|
1.7
|
Chi tham quan, khảo sát mô hình
|
|
- Hỗ trợ tiền ăn: 50.000 đ/người/ngày
|
|
- Phương tiện tham quan, khảo sát mô hình thuê xe
(Chứng từ theo quy định)
|
|
- Hỗ trợ tiền thuê phòng nghỉ nếu phải nghỉ qua đêm tối đa: 100.000đ/người/ngày
|
1.8
|
Chi phí quản lý lớp học: tối đa không quá 5% giá trị dự toán
|
1.9
|
Chi phí hỗ trợ quản lý, kiểm tra, đánh giá, giám sát hoạt động khuyến nông tại địa phương tối đa không quá 5% trên tổng chi cho hoạt động khuyến nông (2% cơ quan khuyến nông, khuyến ngư cấp trên, 3% cho đơn vị thực hiện triển khai mô hình).
|
2. Hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, tiên tiến:
- Giống, vật tư chính: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 80% cho các hộ tham gia mô hình (thức ăn, phân bón, hoá chất, thuốc) trong trường hợp áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất.
- Mô hình công nghệ cao hỗ trợ tối đa 40% mức chi phí về giống và kinh phí chuyển giao công nghệ; tối đa 20% chi phí vật tư chính nhưng không quá 50 triệu đồng cho một mô hình, cả giai đoạn không quá 2 mô hình cho một xã;
- Hỗ trợ mô hình áp dụng công cụ, cải tiến kỹ thuật: hỗ trợ tối đa 30% giá trị công cụ nhưng không quá 10 triệu cho một mô hình.
- Hỗ trợ mô hình cơ giới hoá nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề khác (Không bao gồm lò sấy của mô hình chế biến): Hỗ trợ tối đa 75% thiết bị chính nhưng mức hỗ trợ không quá 125 triệu đồng/ mô hình.
- Chi thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình trình diễn tính bằng mức lương tối thiểu cho một người (hiện nay là 650.000đ/tháng) trong những ngày làm việc, thời gian ký hợp đồng căn cứ vào chu kỳ của từng cây, con, nhưng tối đa không quá 9 tháng cho một năm.
- Chi triển khai điểm trình diễn mô hình bao gồm:
+ Tập huấn cho người sản xuất, thăm quan, tổng kết mô hình tối đa không quá 7 triệu đồng/ mô hình; riêng mô hình đòi hỏi kỹ thuật cao tối đa không quá 10 triệu đồng/ 1 mô hình. trong đó: Chi bồi dưỡng, tập huấn thăm quan cho người sản xuất gắn liền với mô hình khuyến nông, khuyến ngư, với mức hỗ trợ tiền ăn cho học viên là nông dân 15.000 đồng/người/ngày.
+ Bồi dưỡng cho hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật 40.000 đồng/người/ngày.
3. Hỗ trợ cây trồng vật nuôi, vật tư sản xuất:
Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, giống thuỷ sản, vật tự phân bón, thức ăn chăn nuôi Nhà nước hỗ trợ 100% nhưng tối đa không quá 3 triệu đồng/hộ.
4. Hỗ trợ mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản:
Mức hỗ trợ mua máy, thiết bị cơ khí hoặc bán cơ khí phục vụ sản xuất (máy cày, bừa, bơm nước; máy tuốt lúa…) và phục vụ chế biến, bảo quản nông sản hỗ trợ cho hộ không quá 3 triệuđồng/hộ; cho nhóm hộ cơ giới hoá nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề hỗ trợ tối đa 75% thiết bị chính nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 125 triệu đồng/ nhóm hộ.
Hộ và nhóm hộ mỗi năm chỉ được hỗ trợ một trong bốn nội dung trên.
Điều 2. Đối tượng áp dụng theo Thông tư số 12/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010.
Phạm vi áp dụng Quy định định mức này để thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2009-2010 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 3. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm giúp UBND tỉnh làm nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với dự án thực hiện trên địa bàn tỉnh, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện các nội dung đầu tư theo đúng quy định.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 09/7/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định mức hỗ trợ dự án phát triển sản xuất Chương trình 135 giai đoạn II trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 5. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Lạng Sơn; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.