• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 11/11/1992
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 85-TTg
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long An, ngày 11 tháng 11 năm 1992

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 85/TTG

NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 1992

VỀ THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ NHÀ NƯỚC.

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Điều 20 Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Để giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành về các chủ trương, chính sách và kế hoạch tài chính, tiền tệ, giá cả,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.-Thành lập Hội đồng Tài chính - Tiền tệ Nhà nước gồm các thành viên sau đây:

1. Đồng chí Phó Thủ tướng Phan Văn Khải: Chủ tịch

2. Đồng chí Bộ trưởng Phan Văn Tiệm: Phó Chủ tịch

3. Đồng chí Hoàng Quy: Phó Chủ tịch

4: Đồng chí Nguyễn Thiệu: Tổng thư ký

5. Đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài chính: thành viên

6. Đồng chí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: thành viên

7. Đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: thành viên

8. Đồng chí Phó chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước: thành viên

9. Đồng chí Thứ trưởng Bộ Thương mại: thành viên

10. Đồng chí Trưởng ban Vật giá Chính phủ: thành viên

11. Đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê: thành viên.

Các Phó chủ tịch và Tổng thư ký làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng.

Chủ tịch Hội đồng Tài chính - Tiền tệ Nhà nước sẽ mời một số chuyên gia kinh tế tổng hợp có trình độ và điều kiện tham gia làm thành viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của Hội đồng Tài chính - Tiền tệ Nhà nước, đồng thời phân công một số thành viên làm nhiệm vụ thường trực chuyên trách công việc của hội đồng. Khi cần thiết, Hội đồng mời các chuyên gia, đại diện ngành, địa phương có liên quan tới đề án tham gia ý kiến.

Điều 2.- Hội đồng Tài chính - Tiền tệ Nhà nước có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ:

1. Tổ chức việc soạn thảo và trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ quyết định nội dung và chương trình tiếp tục đổi mới thể chế tài chính tiền tệ giá cả phù hợp với chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội tới năm 2000, trước hết là thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch 5 năm 1991-1995.

2. Thẩm định các đề án về chủ trương, chính sách về kế hoạch tài chính, tiền tệ, giá cả do các bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ.

3. Theo dõi việc thực hiện kế hoạch ngân sách Nhà nước, tiền mặt, tín dụng (bao gồm cả các vấn đề tài chính, tiền tệ, tín dụng đối ngoại), kế hoạch giá cả đã được Chính phủ quyết định; phát hiện và kiến nghị các biện pháp nhằm thực hiện tốt kế hoạch đó.

Trong một số năm trước mắt, Hội đồng Tài chính - Tiền tệ có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chủ trương chống lạm phát, lập kỷ cương về mặt tài chính, tiền tệ, tín dụng ngân hàng và từng bước phát triển thị trường vốn đáp ứng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và cơ chế kinh tế mở theo định hướng của Nhà nước.

Điều 3.- Hội đồng Tài chính - Tiền tệ Nhà nước làm việc theo nguyên tắc dân chủ bàn bạc và nhất trí. Những vấn đề đã nhất trí, thì các thành viên theo chức năng của mình tổ chức thực hiện. Trường hợp không thống nhất ý kiến phải báo cáo đầy đủ lên Thủ tướng quyết định.

Hội đồng Tài chính - Tiền tệ một tháng họp một lần. Khi cần thiết có thể họp bất thường. Định kỳ Hội đồng có nhiệm vụ báo cáo tình hình và chương trình hành động, các kiến nghị của Hội đồng lên Thủ tướng Chính phủ.

Quy chế làm việc của Hội đồng và mối quan hệ giữa Hội đồng với các ngành liên quan do Chủ tịch Hội đồng quy định.

Điều 4.- Hội đồng Tài chính - Tiền tệ Nhà nước có bộ máy giúp việc gọn nhẹ gồm một, hai chuyên viên giúp việc chuyên trách đặt tại Văn phòng Chính phủ. Mọi chế độ và điều kiện làm việc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ bố trí.

Điều 5.- Đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và các thành viên Hội đồng Tài chính - Tiền tệ Nhà nước ghi trong Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này từ ngày ký.

Điều 6.- Quyết định này thay thế Quyết định số 258-CT ngày 29 tháng 9 năm 1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

 

Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng Chính phủ

(Đã ký)

 

Võ Văn Kiệt

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.