QUYẾT ĐỊNH
Về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại
công chức giữ chức vụ từ Chi cục trưởng và tương đương trở xuống ban hành kèm theo
Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND ngày 03/01/2014 của UBND tỉnh
______________
ỦY BAN NHÂN BÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 cua Chỉnh phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Can củ Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 31/8/2010 của Chỉnh phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 cua Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 cua Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo;
Xét đề nghị tại Tờ trình sổ 79/TTr-SNV ngày 16/02/2017 cua Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ từ Chi cục trưởng và tương đương trở xuống ban hành kèm theo Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND ngày 03/01/2014 của UBND tỉnh, cụ thể như sau:
1. Điều 5 sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 5. Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn
1. Tốt nghiệp đại học trở lên đúng chuyên ngành, chuyên môn theo quy định của vị trí việc làm được bổ nhiệm.
2. Đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên và tương đương trở lên.
3. Có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.
4. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên.
5. Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc chứng chỉ ngoại ngữ trình độ B trở lên.
6. Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tin học văn phòng trình độ A trở lên.”
2. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 6. Điều kiện bổ nhiêm, bổ nhiệm lại
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chi cục trưởng và tương đương trở xuống thuộc sở và UBND cấp huyện phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 4, Điều 5 của Quy định này. Đối với trường hợp bổ nhiệm lần đầu còn phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
1. Có thời gian công tác trong ngành hoặc lĩnh vực được phân công từ đủ 04 năm trở lên đối với công chức mới được tuyển dụng.
2. Tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 tuổi (đối với cả nam và nữ).
3. Đối với nguồn nhân sự tại chỗ, phải đảm bảo trong quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
4. Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật, yêu cầu của ngành chuyên môn và vị trí việc làm được bổ nhiệm (nếu có).”
3. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Trình tự và thủ tục, hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại
1. Trình tự bổ nhiệm
a) Chi cục và tương đương (gồm phòng, ban, chi cục thuộc sở và phòng thuộc UBND cấp huyện) có nhu cầu bổ nhiệm công chức lãnh đạo trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về chủ trương, số lượng và dự kiến phân công công tác đối với chức vụ sẽ bổ nhiệm.
b) Sau khi được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm (theo phân cấp quan lý cán bộ) đồng ý, tập thể lãnh đạo chi cục và tương đương đề xuất nhân sự cụ thể qua các bước sau:
c) Đối với nguồn nhân sự tại chỗ:
- Tập thể lãnh đạo chi cục và tương đương đề xuất phương án nhân sự căn cứ vào nguồn cán bộ trong quy hoạch.
- Tập thể lãnh đạo chi cục và tương đương thảo luận, lựa chọn, giới thiệu nhân sự trên cơ sở nhận xét đánh giá tín nhiệm của công chức trong chi cục và tương đương. Khi bổ nhiệm một chức vụ có thể giới thiệu từ 1 đến 3 người để lựa chọn và báo cáo cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm cho ý kiến trước khi tổ chức họp cán bộ chủ chốt lấy ý kiến.
- Tổ chức họp lấy ý kiến cán bộ chủ chốt của chi cục và tương đương để trao đổi, thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn công chức bổ nhiệm; thông báo danh sách công chức được lãnh đạo giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu khuyết điểm, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác; công chức được giới thiệu trình bày ý kiến về thực hiện nhiệm vụ nếu được bổ nhiệm và trả lời những vấn đề có liên quan; tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng phiếu kín.
- Tập thể lãnh đạo chi cục và tương đương xem xét kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có).
- Cấp ủy chi cục và tương đương có ý kiến bằng văn bản về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm.
- Tập thể lãnh đạo chi cục và tương đương thảo luận và biểu quyết. Người được đề nghị bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo tán thành. Sau đó đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm theo phân cấp quản lý cán bộ.
d) Đối với nguồn nhân sự từ nơi khác:
- Tập thể lãnh đạo chi cục và tương đương đề xuất nhân sự hoặc cấp có thẩm quyền giới thiệu.
- Tập thể lãnh đạo sở ngành tỉnh hoặc UBND cấp huyện thảo luận thống nhất về chủ trương và chỉ đạo tiến hành một số công việc sau: gặp công chức được đề nghị bổ nhiệm trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác; làm việc với cấp ủy và thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi công chức đang công tác để trao đối ý kiến về nhu cầu bổ nhiệm, tìm hiểu và xác minh lý lịch của công chức; trao đổi kết quả làm việc với cơ quan, đơn vị nơi công chức đang công tác; lấy ý kiến của cấp ủy chi cục và tương đương về việc bổ nhiệm công chức; thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét tiếp nhận, điều động bổ nhiệm theo phân cấp quản lý cán bộ.
2. Trình tự bổ nhiệm lại
a) Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, công chức lãnh đạo làm báo cáo tự nhận xét đánh giá về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ, gửi thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp.
b) Tập thể công chức (hoặc tập thể lãnh đạo) trong chi cục và tương đương tham gia ý kiến. Sau đó gửi biên bản lên thủ trưởng sở ngành tỉnh hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện.
c) Thủ trưởng cơ quan trực tiếp sử dụng công chức lãnh đạo đánh giá và đề xuất ý kiến bổ nhiệm lại hay không bổ nhiệm lại, báo cáo cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm cho ý kiến trước khi tổ chức họp cán bộ chủ chốt lấy ý kiến và thực hiện thủ tục, hồ sơ bổ nhiệm lại.
3. Thủ trưởng sở ngành tỉnh căn cứ hồ sơ trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, ý kiến thống nhất của đa số thành viên trong tập thể lãnh đạo sở ngành tỉnh, ý kiến của cấp ủy sở ngành tỉnh và ý kiến thẩm định của Sở Nội vụ để quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chúc lãnh đạo theo phân cấp quản lý cán bộ. Chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ hồ sơ trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, nghị quyết của Ban Thường vụ huyện ủy, thị ủy, thành ủy và ý kiến thẩm định cua Sở Nội vụ để quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức lãnh đạo theo phân cấp quản lý cán bộ.
4. Thủ tục, hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại
a) Trước khi quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chi cục trưởng và tương đương trở xuống, thủ trưởng sở ngành tỉnh hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện gửi hồ sơ đến Sở Nội vụ thẩm định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại theo Quy định này (nêu rõ Số lượng cấp phó hiện có nếu bổ nhiệm cấp phó) và trả lời bằng văn bản.
b) Trường hợp công chức lãnh đạo chưa hết thời hạn bổ nhiệm (tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu còn từ 05 năm công tác trở lên), theo yêu cầu công tác được điều động và bổ nhiệm chức vụ khác tương đương trong cùng sở ngành tỉnh hoặc UBND cấp huyện do thủ trưởng sở ngành tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện: quyết định bổ nhiệm theo trình tự bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác nhưng phải đảm bảo trình độ chuyên môn của công chức phù hợp với vị trí việc làm mới được bổ nhiệm. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm kể từ thời điểm được điều động, bổ nhiệm chức vụ mới tương đương.
c) Hồ sơ, thủ tục gửi Sở Nội vụ thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại gồm có:
- Văn bản đề nghị thẩm định (nêu rõ trình tự đã thực hiện, thành phần hồ sơ kèm theo; trường hợp dự kiến bổ nhiệm cấp phó phải nêu rõ số lượng cấp phó hiện có).
- Văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chức danh đề nghị bổ nhiệm, trừ trường hợp bổ nhiệm lại.
- Ý kiến bằng văn bản của Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, cấp ủy sở ngành tỉnh (trường hợp thuộc sở ngành tỉnh) hoặc của Ban Thường vụ huyện ủy, thị ủy, thành ủy (trường hợp thuộc UBND cấp huyện).
- Văn bản nhận xét của tập thể lãnh đạo trực tiếp đối với nhân sự được đề nghị bổ nhiệm (trường hợp bổ nhiệm lại phải có báo cáo tự nhận xét đánh giá của công chức về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ).
-Ý kiến của cấp ủy nơi công tác; bản nhận xét của cấp ủy nơi cư trú.
- Biên bản các cuộc họp của tập thể lãnh đạo cơ quan, họp lấy ý kiến cán bộ chủ chốt (đối với trường hợp bổ nhiệm lại và trường hợp bổ nhiệm mới từ nguồn nhân sự tại chỗ) và biên bản kiểm phiếu.
- Sơ yếu lý lịch cán bộ theo Mẫu 2c-BNV/2008 do lãnh đạo cơ quan, đơn vị xác nhận trong năm được đề nghị bổ nhiệm.
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học.
- Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định.
5. Trường hợp dự kiến bổ nhiệm lần đầu mà chưa đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định nhưng do yêu cầu công tác cán bộ, có năng lực nổi trội trong thực hiện nhiệm vụ thì thủ trưởng sở ngành tỉnh hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện có văn bản đề nghị kèm hồ sơ gửi UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) xem xét, có ý kiến trước khi quyết định đối với một trong hai trường hợp sau (không xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đối với những trường hợp không đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện khác):
a) Thiếu trình độ trung cấp lý luận chính trị, và phải hoàn thành trong thời hạn bổ nhiệm lần đầu (05 năm).
b) Quá tuổi theo quy định khi bổ nhiệm lần đầu, nhưng tối thiểu còn đủ 05 năm (60 tháng) tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu.”
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/3/2017.
2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thủ trưởng các sở ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan thi hành Quyết định này./.