• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 05/09/1976
  • Ngày hết hiệu lực: 29/11/1979
BỘ GIÁO DỤC
Số: 32/TT-GD
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long An, ngày 11 tháng 11 năm 1976

THÔNG TƯ

CỦA BỘ GIÁO DỤC SỐ 32/TT-GD NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 1976
QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC CỦA GIÁO VIÊN VÀ VIỆC BỐ TRÍ, SỬ DỤNG CÁN BỘ, NHÂN VIÊN PHỤC VỤ GIẢNG DẠY TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC

Trên cơ sở những quy định về chế độ công tác của giáo viên đã được Bộ Giáo dục quy định tại thông tư số 46-TT/GD ngày 24 tháng 10 năm 1962 và thông tư số 21-TT/GD, ngày 10 tháng 12 năm 1968, nay Bộ Giáo dục quy định tạm thời về chế độ công tác cho cô giáo, thầy giáo giảng dạy tại các trường phổ thông, bổ túc văn hoá, trung học sư phạm thuộc các tỉnh phía Nam cho phù hợp với tình hình hiện nay như sau:

 

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Quy định chế độ công tác cho giáo viên là nhằm xác định nhiệm vụ công tác của cô giáo, thầy giáo trong quá trình dạy học và thời gian dành cho từng công tác đó để giúp cho mỗi giáo viên phát huy quyền làm chủ tập thể của mình, nâng cao tinh thần trách nhiệm hoàn thành công tác giáo dục và giảng dạy một cách tốt nhất. Mặt khác, quy định đó còn giúp cho các cơ quan quản lý giáo dục có cơ sở để làm kế hoạch giáo dục, giúp cho hiệu trưởng các trường học tổ chức và quản lý công tác của giáo viên một cách hợp lý, đưa mọi hoạt động của cô giáo, thầy giáo vào nền nếp, tạo điều kiện cho giáo viên và nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ.

Bên cạnh lực lượng lao động chủ yếu trong nhà trường là giáo viên, lực lượng cán bộ, nhân viên phục vụ giảng dạy có nhiệm vụ giúp hiệu trưởng và giáo viên trong công tác quản lý trường học và công tác giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên và học tập của học sinh.

 

II- NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN

1- Nhiệm vụ giáo dục và giảng dạy là nhiệm vụ chủ yếu của người giáo viên được tiến hành trong cả năm học, bao gồm việc lên lớp giảng dạy (dạy lý thuyết, chữa bài tập...); công việc trước và sau khi lên lớp giảng dạy (soạn bài, làm đồ dùng giảng dạy, phụ đạo học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, hướng dẫn, chấm bài, học sinh thực hành, tổ chức ngoại khoá, sinh hoạt chuyên môn tập thể, đi thăm cha mẹ học sinh và có thì giờ để học tập tự bồi dưỡng...); công việc coi thi, chấm thi (thi lên lớp, thi học kỳ, thi tốt nghiệp...).

2- Nhiệm vụ tổ chức và hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động xã hội, tham gia lao động xây dựng trường sở, lao động sản xuất nhằm gắn liền nhà trường với thực tế xã hội, gắn liền lý luận với thực tiễn và tiến hành giáo dục học sinh một cách toàn diện.

3- Nhiệm vụ học tập và bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ của người giáo viên bao gồm các hình thức tổ chức bồi dưỡng tập trung và cá nhân tự học.

4- Ngoài các nhiệm vụ chính trên đây, tuỳ theo khả năng của mỗi người, giáo viên còn tham gia một số công tác đoàn thể và công tác xã hội (tham gia công tác thanh toán nạn mù chữ và dạy bổ túc văn hoá, tham gia tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và phổ biến khoa học, kỹ thuật cho nhân dân lao động).

 

III- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC
CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN

1- Phân phối thời gian lao động trong một năm.

Một năm có 52 tuần lễ, trừ 4 tuần nghỉ hè, 3 tuần nghỉ các ngày lễ lớn, nghỉ tết âm lịch, tiến hành các đại hội trong năm và dự trữ cho các trường hợp đột xuất, còn lại 45 tuần lễ, phân phối cho các nhiệm vụ công tác như sau:

- Nhiệm vụ giáo dục và giảng dạy: 30 tuần lễ

- Nhiệm vụ học tập và bồi dưỡng : 12 tuần lễ, trong đó có 9 tuần tổ chức trong dịp hè và 3 tuần tổ chức xen kẽ trong năm học (từ 1-9 năm này đến 31-5 năm sau).

- Nhiệm vụ tổ chức và hướng dẫn học sinh tham gia lao động sản xuất, tham gia các hoạt động xã hội: 3 tuần lễ, bình quân mỗi tuần lễ 1 buổi

2- Chế độ lên lớp giảng dạy của giáo viên.

a) Giáo viên trường phổ thông:

- Cấp 1: Mỗi giáo viên phụ trách một lớp, kể cả công tác chủ nhiệm.

- Cấp 2: Mỗi tuần 18 giờ.

- Cấp 3: Mỗi tuần 16 giờ.

Riêng giáo viên xã hội của cấp 2 và giáo viên văn học của cấp 3, nếu dạy 2 lớp văn, được giảm 2 giờ/tuần, dạy 3 lớp văn, được giảm 3 giờ/tuần.

b) Giáo viên trường bổ túc văn hoá tập trung.

- Cấp 1: Mỗi tuần 18 giờ, giáo viên dạy văn: 16 giờ.

- Cấp 2: Mỗi tuần 16 giờ, giáo viên dạy văn: 14 giờ.

- Cấp 3: Mỗi tuần 14 giờ, giáo viên dạy văn: 12 giờ.

c) Giáo viên trường trung học sư phạm.

- Giáo viên dạy các môn : Văn học, Chính trị, Tâm lý, Giáo dục học: Mỗi tuần 10 giờ.

- Giáo viên dạy các môn: Toán học, Vật lý, Hoá học, Sinh vật, Lịch sử, Địa lý, Kỹ thuật công nghiệp, nông nghiệp: Mỗi tuần 12 giờ.

- Giáo viên dạy các môn khác : Mỗi tuần 14 giờ.

Mỗi giáo viên phải đảm bảo dạy đủ số giờ tiêu chuẩn và hoàn thành các nhiệm vụ công tác nói trên, ngoài ra với chức năng bộ môn của mình, người giáo viên cần phối hợp với các đoàn thể quần chúng, giúp hiệu trưởng nhà trường thực hiện các nội dung công tác được đặt ra trong các hoạt động của trường học (như giáo viên chính trị với công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với giáo viên và học sinh; giáo viên thể dục với phong trào thể dục thể thao trong toàn trường...).

3- Chế độ giảm giờ giảng dạy cho hiệu trưởng, hiệu phó và giáo viên làm công tác kiêm nhiệm trong trường học.

Trong trường học, công tác hiệu trưởng, hiệu phó và một số công tác chuyên môn khác (thường gọi là công tác kiêm nhiệm) đều do giáo viên đảm nhiệm. Để có thời gian cho các giáo viên trên tiến hành các nhiệm vụ công tác của mình, chế độ giảm giờ giảng dạy trên lớp hàng tuần được quy định thống nhất như sau:

a) Đối với trường phổ thông cấp I.

Quy mô

trường

Số buổi được giảm hàng tuần

Công tác

Dưới 5 lớp

5 - 10 lớp

11 - 20 lớp

21 lớp

trở lên

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Hiệu trưởng

Hiệu phó

Tổng phụ trách đội

Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Khối trưởng chuyên môn

Phụ trách thư viện trường học và quản lý đồ dùng dạy học

2

1

 

1

1

1

3

2

 

2

1

1

4

3

 

3

1

2

5

4

 

4

1

2

Cấp II và cấp III.

Quy mô

trường

Số giờ được giảm hàng tuần

 

 

Công tác

Dưới

5 lớp

5 - 9

lớp

10 - 15 lớp

16 - 20

lớp

21 lớp

trở lên

(1)

(2)

(3)

(4)

 

(5)

Hiệu trưởng

Hiệu phó

Tổng phụ trách Đoàn, Đội

Chủ nhiệm lớp

Tổ trưởng chuyên môn

Phụ trách phòng thí nghiệm

Phụ trách thư viện trường học

6

3

3

3

3

2

2

8

4

4

3

3

2

2

10

5

5

3

3

3

3

12

6

6

3

3

3

3

14

8

8

3

3

4

4

Công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức cho giáo viên và học sinh tham gia lao động sản xuất, tham gia các hoạt động xã hội do đồng chí Hiệu phó hay đồng chí tổng phụ trách Đoàn, Đội phụ trách.

b) Đối với trường bổ túc văn hoá tập trung.

Hiệu trưởng :

- Trường dưới 5 lớp: Dạy 6 giờ/tuần.

- Trường từ 5 - 10 lớp: Dạy 4 giờ/tuần.

- Trường trên 10 lớp: Dạy 2 giờ/tuần.

Hiệu phó : Được giảm bằng 1/2 số giờ được giảm của hiệu trưởng.

c) Đối với trường trung học sư phạm.

- Trường dưới 500 học sinh : Hiệu trưởng dạy 2 giờ/tuần, hiệu phó dạy 4 giờ/tuần.

- Chủ nhiệm lớp: Giảm 2 giờ/tuần.

- Bí thư đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh toàn trường; giảm 4 giờ/tuần, đối với trường có dưới 1000 học sinh và giảm 6 giờ/tuần, đối với trường 1000 học sinh trở lên. Nếu có cán bộ chuyên trách, thì bí thứ (là giáo viên) chỉ được giảm 1/2 số giờ đó thôi.

- Tổ trưởng chuyên môn: Giảm 2 giờ/tuần.

- Phụ trách phòng thí nghiệm: Giảm từ 3 - 5 giờ/tuần, tuỳ theo trang bị của nhà trường.

 

IV- CHẾ ĐỘ HỘI HỌP, HỌC TẬP CỦA GIÁO VIÊN

1- Các cuộc họp có nội dung công tác chuyên môn được tiến hành trong giờ làm việc hàng ngày, cụ thể là:

- Họp hội đồng giáo viên toàn trường: Mỗi tháng một lần, mỗi lần 4 giờ.

- Họp tổ chuyên môn: Mỗi tháng 2 lần, mỗi lần 4 giờ.

- Họp nhóm chuyên môn: Mỗi tháng 2 lần, mỗi lần 2 giờ.

2- Các cuộc họp đoàn thể: Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên được tiến hành vào thời gian ngoài giờ làm việc hàng ngày. Ban đêm không nên họp quá 22 giờ.

3- Các cuộc họp giữa hiệu trưởng với giáo viên chủ nhiệm lớp, với giáo viên phụ trách các công tác kiêm nhiệm khác trong nhà trường và các cuộc họp chuyên môn, đoàn thể nói trên cần được chuẩn bị kỹ về nội dung, triệu tập đúng thành phần để tiết kiệm được thời gian và nâng cao chất lượng cuộc họp.

Các trường học cần tăng cường hình thức thông báo để giảm bớt được các cuộc hợp thấy không cần thiết.

 

V- VIỆC BỐ TRÍ VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ, NHÂN VIÊN PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY TRONG CÁC
TRƯỜNG HỌC

1- Đối với các trường bổ túc văn hoá tập trung, các trường sư phạm thì tuỳ theo số học sinh và học viên có trong trường mà bố trí đủ số lượng các loại cán bộ, nhân viên phục vụ cho công tác giáo dục và giảng dạy như : Giáo vụ, tổ chức cán bộ, phụ tá thí nghiệm, nhân viên thư viện, hành chính, quản trị, bảo vệ trường sở, cấp dưỡng, giữ trẻ... Chỉ tiêu biên chế này sẽ do Bộ Giáo dục (nếu là thường trực thuộc Bộ) và Sở, Ty giáo dục (nếu là thường trực thuộc các Sở, Ty) xét duyệt và phân bố, sau khi có sự thoả thuận của cơ quan quản lý biên chế cấp tương đương.

2- Đối với các trường phổ thông, trước mắt cần bố trí thống nhất và đầy đủ các loại nhân viên phục vụ giảng dạy sau đây, theo quyết định 248-TTg, ngày 22 tháng 11 năm 1973 của Thủ tướng Chính phủ và quyết định 07-QĐ, ngày 23 tháng 1 năm 1975 của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước:

 

Cấp học

Nhân viên

Trường thành phố, thị xã, thị trấn

Trường nông thôn

Cấp I

+ Văn thư

1

1

 

+ Bảo vệ

1

1

 

+ Quản lý đồ dùng dạy học và th viên trường học

1

1

 

Cộng:

3 người

3 người

Cấp II

+ Văn thư

1

1

 

+ Bảo vệ

1

1

 

+ Quản lý đồ dùng dạy học, phụ tá thí nghiệm

1

1

 

+ Thư viện trường học

1

1

 

Cộng:

4 người

4 người

Cấp III

+ Văn thư

1

1

 

+ Bảo vệ

1

1

 

+ Quản lý đồ dùng dạy học, phụ tá thí nghiệm

1

1

 

+ Thư viện trường học

 

1

 

1

 

Cộng:

4 người

4 người

 

Đối với trường có quy mô từ 30 lớp trở lên, công việc quản lý nhà trường gặp nhiều khó khăn, thì các Sở, Ty giáo dục cần báo cáo với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố cho bố trí thêm từ 1 đến 2 nhân viên để làm công tác văn phòng và bảo vệ trường sở.

Nhân viên bảo vệ ở các trường cấp 1, cấp 2 nông thôn sẽ do Uỷ ban nhân dân xã xét chọn những lao động tích cực của địa phương mình ra trong coi trường sở. Các nhân viên đó được hưởng chế độ thù lao hàng tháng theo quy định tại quyết định số 248-TTg, ngày 22 tháng 11 năm 1973 của Thủ tướng Chính phủ và thông tư số 43-TT/GD, ngày 19 tháng 12 năm 1974 của Bộ Giáo dục.

Nhà trường của ta vừa được hoạt động trở lại hoặc vừa mới được thành lập sau ngày giải phóng, do đó về mặt tổ chức chưa được ổn định. Nhiều mặt công tác được đặt ra cho nhà trường giải quyết để đảm bảo việc học tập của học sinh, giảng dạy của giáo viên.

Thông tư này mới quy định những định mức lao động chủ yếu cho giáo viên. Trong thực tế, các trường học vẫn phải động viên tinh thần vượt khó khăn của cô giáo, thầy giáo để làm những công việc cần thiết cho nhà trường mà chưa được quy định tại thông tư này. Sau này, hoạt động của nhà trường dần dần được ổn định, tổ chức trường học đã vào nền nếp, Bộ sẽ nghiên cứu để quy định cụ thể và đầy đủ hơn.

Đối với những giáo viên dạy quá giờ tiêu chuẩn sẽ được trả thù lao dạy thêm giờ theo quy định ở một văn bản khác.

Thông tư này có hiệu lực kể từ năm học 1976 - 1977 cho tất cả các trường học phổ thông, bổ túc văn hoá, trung học sư phạm thuộc các tỉnh từ Bình Trị Thiên trở vào. Các văn bản khác trước đây nói về vấn đề này đều bãi bỏ.

 

Đang cập nhật

(Đã ký)

 

Hồ Trúc

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.