• Hiệu lực: Chưa có hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 15/08/2024
UBND TỈNH LONG AN
Số: 27/2024/QĐ-UBND
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long An, ngày 29 tháng 7 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí

huyện nông thôn mới nâng cao tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025

_____________

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới; quy định thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021- 2025;

Căn cứ Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày 01/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; bổ sung tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 4695/TTr-SNN ngày 18/7/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025 (đính kèm Phụ lục I, Phụ lục II).

Điều 2. Nhiệm vụ của các sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện

1. Các sở, ngành tỉnh căn cứ hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện đối với các tiêu chí, chỉ tiêu do ngành phụ trách.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh hàng năm tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao sau khi đạt chuẩn, để đảm bảo phát triển nông thôn bền vững.

3. Ủy ban nhân dân các huyện có trách nhiệm chỉ đạo các ngành chức năng triển khai thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao gắn với quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, đô thị hóa nông thôn, từng bước tiệm cận điều kiện về hạ tầng và dịch vụ của đô thị văn minh, đảm bảo “sáng, xanh, sạch, đẹp, bình yên và giàu bản sắc văn hóa truyền thống”.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày  15 tháng 8 năm 2024 và bãi bỏ Quyết định số 8691/QĐ-UBND ngày 19/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 4230/QĐ-UBND ngày 18/5/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh một số nội dung chỉ tiêu 6.1 của Tiêu chí số 6 về Kinh tế trong Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới và Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 8691/QĐ-UBND ngày 19/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Trường hợp đã hoàn chỉnh hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, thẩm định, xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định tại thời điểm lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, thẩm định, xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện và các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Phụ lục I

BỘ TIÊU CHÍ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số   27 /2024/QĐ-UBND ngày  29 / 7 /2024

của Ủy ban nhân dân tỉnh)

_________________________________

1. Có 100% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới (đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025).

2. Có ít nhất 10% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025).

3. Có 100% số thị trấn trên địa bàn đạt chuẩn đô thị văn minh.

4. Tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng nông thôn mới của huyện đạt từ 90% trở lên (trong đó có tỷ lệ hài lòng của người dân ở từng xã đối với kết quả thực hiện từng nội dung xây dựng nông thôn mới đạt từ 80% trở lên).

5. Đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, bao gồm:

S

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu

Cơ quan

phụ trách

1

Quy hoạch

1.1. Có quy hoạch xây dựng vùng huyện được phê duyệt còn thời hạn hoặc được rà soát, điều chỉnh theo quy định, trong đó có quy hoạch khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn[1].

Đạt

Sở  Xây dựng

1.2. Có ít nhất 01 công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu hoặc hạ tầng xã hội thiết yếu được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng vùng huyện đã được phê duyệt[2].

Đạt

2

Giao thông

2.1. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối tới các xã và được bảo trì hàng năm

Có 100% các xã có đường ô tô kết nối với đường tỉnh, đường huyện và các trung tâm hành chính, đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm.

Đạt

Sở Giao thông vận tải

Tỷ lệ đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng

100%

Tỷ lệ đường huyện được bảo trì hàng năm

100%

2.2. Tỷ lệ km đường huyện đạt chuẩn theo quy hoạch[3]

100%

2.3. Tỷ lệ km đường huyện được trồng cây xanh dọc tuyến đường[4]

> 50%

Sở Nông nghiệp và PTNT

2.4. Bến xe khách tại huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại IV trở lên

> 01

Sở Giao thông vận tải

3

Thuỷ lợi và phòng, chống thiên tai

3.1. Hệ thống thủy lợi liên xã đồng bộ với hệ thống thủy lợi các xã theo quy hoạch

Hệ thống thủy lợi liên xã được xây dựng phù hợp với quy hoạch được phê duyệt[5].

Đạt

Sở Nông nghiệp và PTNT

Có tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi quy mô cấp huyện phù hợp[6]

Đạt

3.2. Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”

Có Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện được thành lập

Đạt

Có quy định phòng chức năng được phân công theo dõi lĩnh vực phòng chống thiên tai và làm thường trực của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.

Đạt

Có hướng dẫn, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ hàng năm cho 100% các đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã, đáp ứng yêu cầu ứng phó giờ đầu khi có thiên tai xảy ra.

Đạt

Có Kế hoạch Phòng, chống thiên tai cấp huyện được phê duyệt

Đạt

Có xác định vùng có nguy cơ cao về rủi ro thiên tai

Đạt

Có phương án ứng phó đối với các loại hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên địa bàn được xây dựng cụ thể, chi tiết và phê duyệt phù hợp với quy định, tình hình đặc điểm thiên tai ở địa phương

Đạt

Có hệ thống thu nhận, truyền tải và cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo và ứng phó thiên tai đảm bảo 100% các Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã được tiếp nhận kịp thời, đầy đủ.

Đạt

Kết quả chấm điểm thực hiện các chỉ tiêu về phòng chống thiên tai đạt từ 50 điểm trở lên[7].

Đạt

4

Điện

Hệ thống điện liên xã đồng bộ với hệ thống điện các xã theo quy hoạch, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của cả hệ thống.

Các xã trong huyện phải đạt tiêu chí số 4 về điện trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025.

Đạt

Sở Công Thương

Hệ thống điện liên xã (các công trình điện trung áp, hạ áp và trạm biến áp) đồng bộ với hệ thống điện các xã, phù hợp với quy hoạch theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật vận hành an toàn của cả hệ thống.

Đạt

5

Y tế-Văn hóa-Giáo dục

5.1. Trung tâm y tế huyện đạt chuẩn

Vị trí khu đất xây dựng của từng đơn vị thuộc Trung tâm phải phù hợp với quy hoạch được duyệt, có giao thông thuận lợi.

Đạt

 

Sở Y tế

Có số lượng khoa phòng chức năng phù hợp với quy mô hoạt động của Trung tâm; diện tích các phòng lãnh đạo, phòng chức năng thuộc Trung tâm đáp ứng TCVN 4601:2012; diện tích các phòng trong các khoa chuyên môn tối thiểu đạt theo TCVN 4470:2012 hoặc TCVN 9214:2012.

Đạt

Cấp độ công trình hạng mục nhà chính từ cấp III trở lên; các hạng mục phụ trợ từ cấp IV trở lên.

Đạt

Đối với từng đơn vị thuộc Trung tâm phải có hệ thống thu gom và xử lý chất thải y tế, nước thải theo quy định; có phương án hoạch giải pháp cách ly giữa khu có nguy cơ lây nhiễm với các khu khác của Trung tâm (nếu có).

Đạt

Có hệ thống cấp nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước sạch theo quy định.

Đạt

5.2. Trung tâm Văn hóa Thông tin và Truyền thanh huyện đạt chuẩn, có nhiều hoạt động văn hóa-thể thao kết nối với các xã

Trung tâm Văn hóa Thông tin và Truyền thanh huyện đạt chuẩn[8].

Đạt

Sở VHTT và Du lịch

Có nhiều hoạt động văn hóa - thể thao kết nối với các xã[9].

Đạt

5.3. Tỷ lệ Trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên

≥ 60%

Sở Giáo dục và Đào tạo

5.4. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 1, hoặc đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục thông qua các thiết chế giáo dục khác được giao chức năng, nhiệm vụ giáo dục thường xuyên trên địa bàn[10]

Tỷ lệ học sinh hệ giáo dục thường xuyên xếp loại học lực trung bình trở lên.

> 80%

Tỷ lệ học sinh hệ giáo dục thường xuyên xếp loại hạnh kiểm khá, tốt.

> 80%

6

Kinh tế

6.1. Có khu công nghiệp, hoặc cụm công nghiệp được đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hoặc cụm ngành nghề nông thôn

Đối với khu công nghiệp:

- Khu công nghiệp có trong phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp theo quy định[11].

- Khu công nghiệp được thành lập theo quy định[12].

- Khu đất thực hiện đầu tư khu công nghiệp đã được nhà nước thu hồi và giao cho Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai.

Đạt

Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh

Đối với cụm công nghiệp:

- Có trong Danh mục các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Có quyết định thành lập Cụm theo quy định.

- Được phê duyệt quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật về xây dựng.

- Đã hoặc đang được đầu tư các hạng mục hạ tầng kỹ thuật (gồm: Đường nội bộ, vỉa hè, cây xanh, cấp-thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, cấp điện….) theo quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Đạt

Sở Công Thương

Đối với cụm ngành nghề nông thôn:

- Có khu vực sản xuất, kinh doanh một trong các hoạt động ngành nghề nông thôn được quy định[13].

- Được đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông nội bộ, cấp thoát nước, xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn…).

- Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh trong Cụm (bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình) có đăng ký kinh doanh theo quy định.

Trường hợp không có cụm ngành nghề nông thôn, huyện đạt chỉ tiêu “có cụm ngành nghề nông thôn” khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau:

(1) Có khu vực du lịch cộng đồng đáp ứng các yêu cầu: Có điểm du lịch đáp ứng điều kiện công nhận[14]; có ít nhất 10 hộ trên địa bàn huyện tham gia chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch của khu vực du lịch cộng đồng; có tổ chức quản lý, điều hành du lịch cộng đồng (hợp tác xã, tổ hợp tác, trung tâm, ban quản lý…); có không gian giới thiệu, bán sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề và các loại đặc sản của địa phương phục vụ khách du lịch.

(2) Có vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với cơ sở sơ chế, hoặc chế biến, hoặc xử lý phụ phẩm nông nghiệp[15].

(3) Có khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được thành lập theo quy định[16] và đã triển khai thực hiện ít nhất 01 hoạt động công nghệ cao theo quy định[17].

(4) Có cảng cá đạt tiêu chí loại III trở lên, có quyết định công bố mở cảng cá còn hiệu lực và được quản lý, hoạt động theo quy định.

Đạt

Sở Nông nghiệp và PTNT

6.2. Có mô hình chợ đảm bảo an toàn thực phẩm theo hướng dẫn

Chợ không bị ngập nước, đọng nước và cách các nguồn gây ô nhiễm tối thiểu 500 m

Đạt

Sở Công Thương

 

Chợ được phân khu chức năng thành từng khu vực riêng biệt[18] và được ngăn cách bởi đường đi có chiều rộng tối thiểu là 1,5m. Sơ đồ chỉ dẫn phân khu của chợ được niêm yết tại cửa ra vào của chợ

Đạt

Chợ được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Sàn khu vực buôn bán thực phẩm thoát nước tốt. Trần nhà, mái che, tường, cột làm bằng vật liệu bền, đảm bảo chịu lửa

Đạt

Chợ được chiếu sáng đầy đủ bằng ánh sáng tự nhiên/ nhân tạo

Đạt

Chợ có hệ thống cấp – thoát nước phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Đạt

Khu bán gia cầm sống phải tách biệt với khu bán thực phẩm khác tối thiểu là 2,4 m

Đạt

Chợ có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn phòng cháy và chữa cháy

Đạt

Chợ có hoạt động dọn vệ sinh, thu gom rác thải hàng ngày; được trang bị thùng chứa rác thải có nắp đậy kín

Đạt

Nhà vệ sinh bố trí cách biệt với khu kinh doanh thực phẩm và được xây dựng đáp ứng điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh. Nhà vệ sinh đáp ứng tiêu chuẩn 25 hộ kinh doanh/nhà vệ sinh

Đạt

Nội quy chợ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và được niêm yết tại chợ; có tổ chức quản lý chợ

Đạt

6.3. Hình thành vùng nguyên liệu tập trung[19] đối với các sản phẩm chủ lực[20], hoặc có mô hình liên kết theo chuỗi giá trị[21] đảm bảo an toàn thực phẩm, kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ đối với các sản phẩm chủ lực của huyện.

Đạt

Sở Nông nghiệp và PTNT

6.4. Có Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp hoặc đơn vị chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp hoạt động hiệu quả.

Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp hoạt động hiệu quả khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Có quy chế hoạt động và phân công trách nhiệm cụ thể đối với các tổ chức thành viên của Trung tâm (nếu có) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Đảm bảo thực hiện hoàn thành đúng, đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Đạt

Đơn vị chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp[22] hoạt động hiệu quả khi đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có ít nhất 10 mô hình tiến bộ kỹ thuật, công nghệ được chuyển giao trong năm.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn cho ít nhất 500 lượt nông dân/năm.

- Có ít nhất 03 hợp đồng tư vấn về chính sách, liên kết sản xuất, kết nối thị trường.

- Tư vấn, dịch vụ giống, vật tư, thiết bị nông nghiệp, bảo vệ thực vật, trồng trọt, chăn nuôi thú y và thủy sản đáp ứng ít nhất 1% số hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

- Có tham gia hoạt động phát triển cộng đồng tại địa phương.

- Có ít nhất 25 tin, bài/năm tuyên truyền, phổ biến quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật…. trong nông nghiệp

Đạt

7

Môi trường

7.1. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt chôn lấp trực tiếp ≤ 50% tổng lượng phát sinh

Thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý chất thải rắn sinh hoạt[23], chất thải rắn công nghiệp thông thường[24], chất thải nguy hại[25] đúng quy định

Đạt

Sở Tài nguyên và Môi trường

Bãi chôn lấp chất thải (nếu có) phải theo quy chuẩn xây dựng bãi chôn lấp chất thải rắn[26], nước thải từ bãi chôn lấp phải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải bãi chôn lấp[27]. Bãi chôn lấp chất thải rắn phải được đóng lại sau khi kết thúc hoạt động[28].

Đạt

Khu xử lý chất thải rắn tập trung (nếu có) nằm trong quy hoạch của tỉnh; có Báo cáo đánh giá tác động môi trường/Giấy phép môi trường/Đăng ký môi trường được cấp có thẩm quyền cấp/ tiếp nhận theo quy định; lò đốt chất thải rắn (nếu có) phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn[29]

Đạt

7.2. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn[30]

≥ 40%

7.3. Có ít nhất 01 mô hình tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp quy mô cấp xã trở lên[31]

Mô hình gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản.

Đạt

Sở Nông nghiệp và PTNT

Có tổ chức (hợp tác xã, doanh nghiệp, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp…) hoặc cá nhân thực hiện mô hình.

Đạt

Hoạt động ổn định liên tục từ 02 năm trở lên.

Đạt

Không xảy ra hiện tượng phá vỡ hợp đồng liên kết giữa tổ chức/ cá nhân thực hiện mô hình và cơ sở/ hộ sản xuất có phát sinh chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp trên địa bàn xã

Đạt

Sản phẩm được tiêu thụ trên địa bàn xã hoặc các địa bàn khác

Đạt

7.4. Có ít nhất 01 công trình xử lý nước thải sinh hoạt áp dụng biện pháp phù hợp[32]

Có công nghệ phù hợp với loại hình, đặc tính nước thải xử lý.

Đạt

Sở Tài nguyên và Môi trường

Công nghệ và công suất hệ thống xử lý nước thải phải phù hợp với lưu lượng và đặc tính nước thải cần xử lý; vận hành công trình xử lý nước thải theo đúng quy trình kỹ thuật; có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải; điểm xả thải phải có tọa độ, biển báo, ký hiệu rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát xả thải.

Đạt

Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn.

Đạt

7.5. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường, trong đó tỷ lệ đất trồng cây xanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp tối thiểu là 10% diện tích toàn khu

Đối với khu công nghiệp, cụm công nghiệp:

- Có hạ tầng bảo vệ môi trường theo quy định[33].

- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu cụm công nghiệp có trách nhiệm trong bảo vệ môi trường theo quy định[34].

- Phải bố trí dải cây xanh cách ly quanh khu cụm, kho tàng với chiều rộng ≥ 10 m và trồng cây xanh theo quy định[35].

- Diện tích cây xanh tối thiểu là 10% diện tích toàn khu cụm công nghiệp.

Đạt

Đối với làng nghề:

 - Có Quyết định công nhận làng nghề được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định[36].

- Có phương án bảo vệ môi trường làng nghề được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt[37].

- Có tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường.

- Có hạ tầng về bảo vệ môi trường làng nghề, bao gồm: (1) Hệ thống thu gom nước thải, nước mưa bảo đảm nhu cầu tiêu thoát nước của làng nghề; (2) Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung (nếu có) bảo đảm nước thải sau xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường; (3) Điểm tập kết chất thải rắn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường; khu xử lý chất thải rắn (nếu có) bảo đảm quy định về quản lý chất thải rắn hoặc có phương án vận chuyển chất thải rắn đến khu xử lý nằm ngoài địa bàn.

- Diện tích cây xanh tối thiểu là 10% diện tích toàn làng nghề.

Đạt

7.6. Đất cây xanh công cộng tại địa điểm dân cư nông thôn[38]

> 2 m2/ người

Sở Nông nghiệp và PTNT

7.7. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định[39]

> 50%

Sở Tài nguyên và Môi trường

7.8. Tỷ lệ điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện có hạ tầng về bảo vệ môi trường theo quy định[40]

100%

8

Chất lượng môi trường sống

8.1. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung[41]

> 43%

Sở Nông nghiệp và PTNT

8.2. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững[42]

≥ 35%

8.3. Có Kế hoạch/ Đề án kiểm kê, kiểm soát bảo vệ chất lượng nước; phục hồi cảnh quan, cải tạo hệ sinh thái ao hồ và nguồn nước mặt trên địa bàn huyện[43]

Đạt

Sở Tài nguyên và Môi trường

8.4. Cảnh quan, không gian trên địa bàn toàn huyện đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và an toàn

Có ít nhất 50% số km đường xã (liên xã), đường ấp (liên ấp) và 100% các điểm công cộng được trồng cây xanh, cây bóng mát.

Đạt

Sở Nông nghiệp và PTNT

Có ít nhất 50% số đường ấp (liên ấp) và 100% các điểm công cộng được bố trí thùng đựng rác thải hoặc điểm tập kết rác thải hợp lý. Các ao, hồ, đoạn sông-kênh-rạch trong khu dân cư được vệ sinh, nạo vét, khơi thông dòng chảy, phát quang. Không có hiện tượng tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung và rác thải dưới kênh, rạch thoát nước.

Đạt

Sở Tài nguyên và Môi trường

Có ít nhất 50% số đường ấp (liên ấp) và 100% các điểm công cộng được trồng hoa, cây cảnh. Có ít nhất 70% số hộ có vườn trồng cây xanh thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào bằng cây xanh hoặc các loại hàng rào khác có phủ cây xanh.

Đạt

Sở Nông nghiệp và PTNT

8.5. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện quản lý tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm[44]

100%

Sở Nông nghiệp và PTNT

9

Hệ thống chính trị-An ninh trật tự-Hành chính công

9.1. Đảng bộ, chính quyền huyện được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên

Đạt

Sở

Nội vụ

9.2. Tổ chức chính trị - xã hội của huyện được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên

100%

9.3. Trong 02 năm liên tục liền kề trước năm xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trên địa bàn huyện không có công chức thuộc huyện quản lý giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xử lý kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên[45].

Đạt

9.4. Đảm bảo an ninh trật tự

Hàng năm, Huyện ủy có Nghị quyết, UBND huyện có Kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh trật tự; chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Đạt

Công an

tỉnh

100% số xã trên địa bàn huyện đạt chỉ tiêu 19.2 thuộc tiêu chí 19 về Quốc phòng và An ninh trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025, trong đó có ít nhất 10% tổng số xã đạt chỉ tiêu 19.2 thuộc tiêu chí 19 về Quốc phòng và An ninh trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025.

Đạt

Số vụ phạm tội về trật tự xã hội trên địa bàn huyện giảm ít nhất 5% so với năm trước; tệ nạn xã hội; tai nạn giao thông, cháy, nổ được kiềm chế, giảm so với năm trước (trừ trường hợp bất khả kháng).

Đạt

Không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật trên địa bàn huyện[46].

Đạt

9.5. Có dịch vụ công trực tuyến một phần

Đạt

Văn phòng UBND tỉnh

9.6. Huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định

Có 100% các xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Đạt

Sở

Tư pháp

Tổng số điểm của các chỉ tiêu huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt từ 90 điểm trở lên

Đạt

Tổng số điểm của từng chỉ tiêu huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên

Đạt

Trong năm đánh giá, không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp huyện bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Đạt

             

____________________________________________________________



[1] Khu chức năng dịch vụ hỗ trợ sản xuất cấp huyện gồm/hoặc các chức năng: Sản xuất công nghiệp (chủ yếu là chế tạo nông cụ, công nghiệp chế biến gắn với các vùng sản xuất chuyên canh); về thương mại (chuyên doanh bán buôn nông sản và vật tư nông nghiệp, chế biến bảo quản, kho bãi); về dịch vụ sản xuất nông nghiệp, tập trung phát triển các lĩnh vực (khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, quản lý chất lượng, chuyển đổi số), dịch vụ thị trường (phân tích, dự báo thị trường; thông tin thị trường, xúc tiến thương mại; quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng; bảo hiểm rủi ro, phòng chống thiên tai; bảo vệ môi trường); nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; khai thác du lịch, thương mại kết hợp sản xuất nông nghiệp. Ưu tiên hỗ trợ nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh được xác định tại Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.

[2] Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: Công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác Hệ thống công trình hạ tầng xã hội gồm: Công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên và công trình khác.

[3] Đường huyện đạt chuẩn theo quy hoạch khi đáp ứng các yêu cầu sau: (1) Có 100% đường huyện được đầu tư xây dựng hoặc nâng cấp với cấp đường theo quy hoạch được phê duyệt; (2) Có 100% đường huyện đạt cấp kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 4054: 2005 Đường ô tô-Yêu cầu thiết kế; (3) Có 100% đường huyện có hệ thống cầu, cống được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch

[4] Cây xanh trồng dọc tuyến đường huyện là các loài cây thân gỗ, có giá trị bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan, bóng mát, có tác dụng phòng hộ cao, do địa phương lựa chọn. Việc trồng cây xanh dọc tuyến đường huyện để ổn định nền đường, tạo mỹ quan và bảo vệ môi trường, tăng cảm giác an toàn khi tham gia giao thông nhưng không được trồng cây ở trên lề đường và ảnh hưởng đến canh tác.

[5] Hệ thống thủy lợi liên xã bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về khai thác và bảo vệ từ 02 xã trở lên

[6] Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi quy mô cấp huyện phù hợp khi đáp ứng các yêu cầu: (1) Được thành lập theo quy định hiện hành; (2) Quản lý khai thác hệ thống theo đúng kế hoạch được duyệt, đảm bảo điều hòa phân phối nước, tiêu nước công bằng, hợp lý; (3) Thực hiện Phương án bảo vệ công trình thủy lợi được duyệt.

[7] Việc chấm điểm thực hiện các chỉ tiêu về phòng chống thiên tai thực hiện theo quy định tại Quyết định số 896/QĐ-BNN-VPĐP ngày 01/4/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Mục 1, Chương IV).

[8] Trung tâm Văn hóa Thông tin và Truyền thanh huyện đạt chuẩn đáp ứng đủ các yêu cầu: (1) Vị trí quy hoạch Trung tâm đảm bảo mọi người dân đều được sử dụng thuận lợi và dễ tiếp cận; (2) Có diện tích sử dụng trong nhà tối thiểu 1.250 m2, ngoài trời tối thiểu 3.300 m2; (3) Quy mô xây dựng: Hội trường đa năng đảm bảo bố trí tối thiểu 350 chỗ ngồi; diện tích phòng làm việc của các lãnh đạo tối thiểu 20 m2; diện tích phòng làm việc của bộ phận chuyên môn[8] tối thiểu 90 m2; diện tích công trình phụ trợ (sân khấu; khu triển lãm, biểu diễn ngoài trời; khu dịch vụ, vui chơi giải trí, vườn hoa…) tối thiểu 1.400 m2; có ít nhất hai trong ba công trình: Sân vận động, bể bơi, nhà tập luyện thể thao; (4) Trang thiết bị hoạt động: Hội trường đa năng có đủ bàn, ghế; âm thanh ánh sáng; đạo cụ, trang phục; dụng cụ tập luyện và thi đấu thể dục thể thao đảm bảo theo công trình thể dục thể thao; được trang bị xe ô tô chuyên dùng.

[9] Trung tâm Văn hóa Thông tin và Truyền thanh huyện có nhiều hoạt động văn hóa - thể thao kết nối với các xã khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau: (1) Có ít nhất 20 chương trình hoạt động tại chỗ/năm; (2) Có ít nhất 10 chương trình hoạt động lưu động/ năm; (3) Có ít nhất 100 buổi hoạt động của Đội Tuyên truyền lưu động/năm; (4) Có ít nhất 06 chương trình hoạt động phối hợp, liên kết/ năm; (5) Tổ chức được ít nhất 12 lớp năng khiếu, ngành nghề chuyên môn/ năm; (6) Tổ chức ít nhất 06 cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn, hội chợ triển lãm../năm; (7) Tổ chức ít nhất 08 cuộc thi đấu thể thao/ năm; (8) Tổ chức ít nhất 06 lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về Văn hóa-Thể thao cho cơ sở/ năm; (9) Ấn hành tài liệu nghiệp vụ được ít nhất 12 loại tài liệu và 1.800 bản/năm; (10) Tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí phục vụ trẻ em đạt 30% thời gian hoạt động của Trung tâm; (11) Có ít nhất 10.000 lượt người đến tham gia, sinh hoạt tại Trung tâm; (12) Thư viện được bảo đảm nguồn lực cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và tổ chức các hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng và có khả năng kết nối, liên thông với mạng lưới thư viện của tỉnh.

[10] Hiện nay, các huyện trên địa bàn tỉnh đã giải thể Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên, chức năng giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên được giao cho các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện. Do đó, việc đánh giá chỉ tiêu 5.5 được thực hiện thông qua đánh giá tiêu chuẩn chất lượng giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên tại các trường Trung học phổ thông.

[11] Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.

[12] Việc thành lập khu công nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.

[13] Ngành nghề nông thôn được quy định tại Điều 4 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

[14] Điều kiện công nhận Điểm du lịch theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.

[15] Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung là vùng sản xuất tập trung một hay một nhóm sản phẩm nông nghiệp cùng loại có quy mô phù hợp với từng loại hình sản xuất và điều kiện của địa phương, tuân thủ các quy định của nhà nước về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, có liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

[16] Việc thành lập khu nông nghiệp công nghệ cao thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 10/2024/NĐ-CP ngày 01/02/2024 của Chính phủ.

[17] Hoạt động công nghệ cao thực hiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 10/2024/NĐ-CP ngày 01/02/2024 của Chính phủ quy định về khu công nghệ cao.

             [18] Khu vực thực phẩm động vật (thịt lợn, thịt gà…); khu vực thuỷ hải sản; khu vực rau, củ, quả; khu vực dịch vụ ăn uống; khu vực thực phẩm chín; khu vực thực phẩm khác; khu vực phi thực phẩm (quần áo, hàng gia dụng…).

[19] Vùng nguyên liệu tập trung là vùng sản xuất tập trung một hay một nhóm sản phẩm nông nghiệp cùng loại có quy mô phù hợp với từng loại hình sản xuất và điều kiện của mỗi địa phương, tuân thủ các quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, có liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

[20] Sản phẩm chủ lực của huyện là sản phẩm nông sản được sản xuất trên địa bàn huyện được UBND huyện phê duyệt. Sản phẩm chủ lực của huyện cần đảm bảo: (1) Có tỷ trọng giá trị sản xuất trong 01 năm lớn nhất so với giá trị sản xuất của các sản phẩm khác trên địa bàn huyện, hoặc tỷ lệ hộ nông dân tham gia vào sản xuất sản phẩm lớn nhất so với các sản phẩm khác trên địa bàn huyện; (2) Sản phẩm được sản xuất không tác động xấu tới môi trường đất, nước và hệ sinh thái xung quanh khu vực sản xuất; (3) Sản phẩm nông nghiệp chủ lực phải phù hợp với định hướng phát triển của nhà nước.

[21] Mô hình liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp là hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sản xuất, sơ chế hoặc chế biên gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm của mô hình liên kết được cấp một trong các Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc tương đương còn hiệu lực.

[22] Bao gồm: Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, trạm khuyến nông huyện hoặc tương đương…

[23] Việc phân loại, lưu giữ, chuyển giao, thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thực hiện theo quy định tại Điều 75, 77 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Điều 58, 59, 60, 61, 62, 63 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ. Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại Điều 76 của Luật Bảo vệ môi trường và Điều 26 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNTM ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại Điều 27 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNTM ngày 10/01/2022 Bộ Tài nguyên và Môi trường.

[24] Việc phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường thực hiện theo quy định tại Điều 81 của Luật Bảo vệ môi trường; Điều 65, 66, 67 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Điều 33 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNTM ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại Điều 34 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNTM ngày 10/01/2022 Bộ Tài nguyên và Môi trường.

[25] Việc phân định, phân loại chất thải nguy hại thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ. Thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại (thiết bị, khu vực lưu chứa) theo quy định tại Điều 83 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Điều 69, 70 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ; việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải rắn y tế theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ NN và PTNT và Bộ TN và MT và  Điều 35, 36, 42, 43 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNTM ngày 10/01/2022 của Bộ TN và MT. Yêu cầu phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại theo quy định tại Điều 37 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNTM ngày 10/01/2022 của Bộ TN và MT.

[26] Theo QCVN 07-9:2016/BXD và TCVN 6696:2009.

[27] Theo QCVN 25:2009/BTNMT.

[28] Theo Điều 32 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNTM ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

[29] Lò đốt chất thải rắn công nghiệp thông thường phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2012/BTNMT. Lò đốt chất thải rắn y tế phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2012/BTNMT (không sử dụng để đốt chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt). Lò đốt chất thải rắn sinh hoạt phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 61-MT:2016/BTNMT (không sử dụng để đốt chất thải rắn công nghiệp và y tế).

[30] Quy định quản lý chất thải rắn sau khi phân loại:

- Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

- Chất thải thực phẩm không được khuyến khích sử dụng làm phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi thì phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

- Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

[31] Mô hình tái chế chất thải hữu cơ là hình thức tổ chức hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc sử dụng trực tiếp, tái chế chất thải hữu cơ thành dạng sản phẩm trung gian cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các hoạt động sản xuất khác hoặc sản phẩm cuối cùng để sử dụng cho các mục đích khác. Mô hình có thể do một tổ chức hoặc cá nhân hoặc doanh nghiệp trên địa bàn xã đầu tư, xây dựng, vận hành để thu gom chất thải hữu cơ từ các nguồn phát sinh trên địa bàn xã (có thể thu gom từ các xã lân cận); hoặc do tổ tự quản, đoàn thể, hợp tác xã nông nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND xã, do UBND xã thành lập và ban hành quy chế hoạt động, có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. UBND xã ưu tiên thành lập và ưu đãi hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng và vận hành các “mô hình tái chế”; tham mưu, đề xuất, trình UBND huyện cơ chế thu giá dịch vụ xử lý chất thải hữu cơ phù hợp trên địa bàn, áp dụng tối đa các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi phù hợp theo quy định của pháp luật.

Mô hình tái chế chất thải hữu cơ có quy mô “cấp xã trở lên” bao gồm quy mô về địa bàn hoạt động (là mô hình có hoạt động thu gom và xử lý chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp từ các hộ gia đình, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn một xã hoặc nhiều xã); hoặc quy mô về mạng lưới hoạt động, tính chất cộng đồng (là mô hình có quy mô liên kết từ tối thiểu 100 hộ sản xuất/gia đình/hộ kinh doanh/hộ chăn nuôi trở lên); hoặc quy mô về công suất hoạt động (là mô hình có quy mô tiếp nhận và xử lý từ 5 tấn chất thải trở lên/ngày).

[32] Quy định về công trình xử lý nước thải sinh hoạt:

- Công trình xử lý nước thải là trạm, nhà máy xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và bảo đảm các quy định về bảo vệ môi trường .

- Công nghệ xử lý nước thải gồm có: Bể phản ứng kỵ khí vách ngăn dòng hướng lên (ABR), bãi lọc trồng cây, hồ sinh học, bể lọc sinh học; bể bùn hoạt tính, bể phản ứng theo mẻ, công nghệ sinh học hiếu khí (Aerotank), Công nghệ sinh học kỵ khí (UASB), Công nghệ MBBR (công nghệ bùn hoạt tính áp dụng kĩ thuật vi sinh dính bám trên lớp vật liệu mang di chuyển), Công nghệ yếm khí – thiếu khí – hiếu khí (AAO) và các công nghệ khác.

- Quy mô công trình xử lý nước thải sinh hoạt bao gồm: (1) Công trình xử lý nước thải theo cụm: Áp dụng đối với các hộ thoát nước ở gần nhau với tổng lượng nước thải từ 50 m3/ngày.đêm đến 200 m3/ngày.đêm; (2) Công trình xử lý nước thải theo khu vực: Áp dụng trong một địa giới hành chính nhất định với tổng lượng nước thải từ 200 m3/ngày.đêm đến 1.000 m3/ngày.đêm; (3) Công trình xử lý nước thải với tổng lượng nước thải trên 1.000 m3/ngày.đêm.

[33] Theo khoản 24 Điều 3, khoản 1 Điều 51 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Điều 49 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

[34] Theo khoản 3, 4, 5 Điều 51 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020  và Điều 49 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

[35] Theo QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng (mục 2.5.3) được ban hành tại Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/05/2021 của Bộ Xây dựng.

[36] Theo khoản 2 Điều 2 và khoản 2 Điều 25 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

[37] Theo khoản 1 Điều 56 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và khoản 2, 3 Điều 33 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

[38] Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn là đất công viên, vườn hoa, sân chơi phục vụ cho nhu cầu và đảm bảo khả năng tiếp cận của mọi người dân trong điểm dân cư và đất ở các hành lang giao thông, ven sông, kênh rạch, trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, khu cụm công nghiệp, khu chế xuất, các công trình tín ngưỡng và  các công trình công cộng khác được trồng các loại cây bản địa, thân gỗ, đa mục đích (bao gồm cả cây bóng mát, cây ăn quả lâu năm; không bao gồm cây thân thảo, vườn hoa, thảm cỏ) có giá trị bảo vệ môi trường, cảnh quan, tác dụng phòng hộ cao, cây quý, hiếm, mang bản sắc văn hóa địa phương.

[39] Quy định phân loại chất thải nhựa:

- Chất thải nhựa gồm có: Sản phẩm nhựa sử dụng một lần; Bao bì nhựa khó phân hủy sinh học.

- Sản phẩm nhựa sử dụng một lần là các sản phẩm gồm khay, hộp chứa đựng thực phẩm, bát, đũa, ly, cốc, dao, thìa, dĩa, ống hút và dụng cụ ăn uống khác có thành phần nhựa được thiết kế và đưa ra thị trường với chủ đích để sử dụng một lần trước khi thải bỏ ra thị trường.

- Bao bì nhựa khó phân hủy sinh học là bao bì có thành phần chính là polyme có nguồn gốc từ dầu mỏ và thường khó phân hủy, lâu phân hủy trong môi trường thải bỏ.

- Nguồn gốc phát sinh chất thải nhựa: (1) Hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; (2) hoạt động kinh tế biển; (3) từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình, cá nhân; (4) từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; (5) từ các khu vực công cộng.

- Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì khó phân hủy sinh học phải thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý theo quy định.

[40] Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Điều 26 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

[41] Quy định về nước sạch:

- Nước sạch đạt quy chuẩn là nước có các thông số chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định do UBND tỉnh ban hành.

- Nước sạch đạt quy chuẩn được xác định bao gồm nước từ hệ thống/ công trình cấp nước tập trung và công trình cấp nước hộ gia đình có chất lượng nước đáp ứng Quy chuẩn địa phương. Nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước tập trung là nước có các thông số chất lượng nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt do UBND tỉnh ban hành (QCĐP 01:2022/LA). Nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước hộ gia đình thực hiện theo quy định tại Công văn số 11549/UBND-KTTC ngày 18/11/2021 của UBND tỉnh.

- Hệ thống/ công trình cấp nước tập trung là hệ thống/ công trình cấp nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt có quy mô từ cấp ấp trở lên. Công trình cấp nước hộ gia đình là công trình cấp nước sinh hoạt do hộ gia đình tự khai thác, xử lý nước để cấp nước cho một hoặc một vài hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình.

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ hệ thống/ công trình cấp nước tập trung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung trên tổng số hộ gia đình nông thôn tại địa bàn huyện cùng thời điểm đánh giá.

[42] Quy định về công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững:

- Công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững là công trình được giao cho tổ chức, đơn vị quản lý, khai thác, vận hành tuân theo quy định của pháp luật hiện hành; có cán bộ đảm bảo chuyên môn, năng lực quản lý vận hành công trình và đạt các tiêu chí hoạt động bền vững như: (1) Tiền nước thu được đủ bù đắp chi phí vận hành, sửa chữa nhỏ; (2) chất lượng nước sạch sau xử lý đạt chuẩn; (3) khả năng cấp nước thường xuyên trong năm; (4) tỷ lệ công suất khai thác thực tế sau 02 năm đưa vào sử dụng so với công suất thiết kế, (5) cán bộ quản lý, vận hành có chuyên môn, năng lực quản lý vận hành phù hợp quy mô, yêu cầu kỹ thuật của công trình (tổng số điểm phải đạt từ 70 điểm trở lên, trong đó bắt buộc phải đạt ít nhất 15 điểm cho nội dung đánh giá số 01 và 20 điểm cho nội dung số 02).

- Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững trên địa bàn huyện được tính bằng phần trăm (%) giữa số công trình được đánh giá là hoạt động bền vững trên tổng số công trình trên địa bàn huyện tại thời điểm đánh giá.

[43] Kế hoạch/Đề án thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt, bao gồm: (1) Thống kê, đánh giá, giảm thiểu và xử lý nước thải xả vào môi trường nước mặt; (2) Quan trắc, đánh giá chất lượng nước, trầm tích, môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt và công khai thông tin phục vụ quản lý, khai thác và sử dụng nước mặt đối với những khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao; (3) Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi và cải thiện môi trường nước mặt bị ô nhiễm trên địa bàn.

[44] Quy định hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm:

- Hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bao gồm hộ gia đình, cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, khai thác nông lâm thủy sản, nuôi trồng thủy sản); thu gom-giết mổ-sơ chế-chế biến thực phẩm; kinh doanh thực phẩm.

- Hộ gia đình, cơ sở sản xuất ban đầu; thu gom-giết mổ-sơ chế-chế biến thực phẩm; kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm phải có Giấy cam kết sản xuất an toàn thực phẩm, hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm còn hiệu lực theo quy định.

[45] Việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định tại Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; Nghị định số 71/2023/NĐ-CP ngày 20/9/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020

[46] Huyện không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật phải đảm bảo:

- Không để tập trung đông người khiếu nại, tố cáo vụ việc đã được cơ quan chức năng giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

- Không để xảy ra những hoạt động như: Kích động, xúi dục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo nhiều người cùng đến cơ quan, trụ sở, doanh nghiệp hoặc cá nhân để đưa đơn thư khiếu nại, tố cáo, yêu cầu giải quyết một hoặc nhiều vấn đề về quyền lợi bị vi phạm hoặc có liên quan đến việc thực thi chính sách, pháp luật để gây rối an ninh, trật tự công cộng, hoặc lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để tuyên truyền chống nhà nước; xâm phạm lợi ích của nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm được phân công giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Phụ lục II

BỘ TIÊU CHÍ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2021-2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số  27 /2024/QĐ-UBND ngày 29 /  7 /2024

của Ủy ban nhân dân tỉnh)

_________________________________

1. Là huyện đạt chuẩn nông thôn mới (đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025).

2. Có ít nhất 50% số xã trên địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025).

3. Tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao của huyện đạt từ 95% trở lên, trong đó có tỷ lệ hài lòng của người dân ở từng xã đối với kết quả thực hiện từng nội dung xây dựng nông thôn mới nâng cao đạt từ 85% trở lên.

4. Đạt các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025, bao gồm:

S

TT

Tên tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu

Cơ quan phụ trách

1

Quy hoạch

1.1. Có quy hoạch xây dựng chi tiết khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn trên địa bàn huyện[1].

Quy mô, tính chất khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn phải phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng huyện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đạt

Sở

Xây dựng

Các chỉ tiêu trong Đồ án quy hoạch xây dựng chi tiết khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn phải đảm bảo tuân thủ Quy chuẩn quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD.

Đạt

 

 

1.2. Có ít nhất 1 công trình hạ tầng kỹ thuật, hoặc hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng đạt mức yêu cầu theo quy hoạch xây dựng vùng huyện đã được phê duyệt[2]

Đạt

2

Giao thông

2.1. Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đảm bảo kết nối liên xã, liên vùng và giữa các vùng nguyên liệu tập trung, phù hợp với quá trình đô thị hóa

Có 100% các xã có hệ thống đường huyện, đường xã kết nối các trung tâm hành chính, vùng nguyên liệu tập trung, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện; tỷ lệ mặt đường huyện, đường xã kết nối được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa đạt 100%

Đạt

Sở Giao thông vận tải

Tỷ lệ đường huyện qua khu vực đô thị đáp ứng tiêu chuẩn đường đô thị

100%

2.2. Tỷ lệ km đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, có các hạng mục cần thiết về an toàn giao thông theo quy định (biển báo, biển chỉ dẫn, gờ giảm tốc, lan can phòng hộ,…), được trồng cây xanh, được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp

100%

2.3. Bến xe khách tại huyện (nếu có theo quy hoạch) đạt tiêu chuẩn loại III trở lên

> 1

3

Thuỷ lợi và phòng, chống thiên tai

3.1. Các công trình thủy lợi do huyện quản lý được bảo trì, nâng cấp.

Có lập Kế hoạch bảo trì, nâng cấp công trình thủy lợi do huyện quản lý[3].

Đạt

Sở Nông nghiệp và PTNT

Kết quả thực hiện sửa chữa đạt từ 70% trở lên theo Kế hoạch lập.

Đạt

Kết quả đánh giá công tác bảo trì, nâng cấp công trình thủy lợi do huyện quản lý đạt từ 70 điểm trở lên[4].

Đạt

3.2. Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các vi phạm và nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi trên địa bàn huyện[5]

Có thống kê đầy đủ các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi trên địa bàn huyện

Đạt

Số lượng vi phạm được phát hiện và xử lý dứt điểm hàng năm theo thẩm quyền hoặc chuyển cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đạt từ 70% trở lên.

Đạt

3.3. Đảm bảo chủ động về phòng, chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ

Có Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện

Đạt

Có quy định phòng chức năng được phân công theo dõi lĩnh vực phòng chống thiên tai và làm Thường trực của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện.

Đạt

Có hướng dẫn, tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ hàng năm cho 100% các đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã, đáp ứng yêu cầu ứng phó giờ đầu khi có thiên tai xảy ra

Đạt

Có Kế hoạch Phòng, chống thiên tai cấp huyện được phê duyệt

Đạt

Có xác định vùng có nguy cơ cao về rủi ro thiên tai

Đạt

Có phương án ứng phó đối với các loại hình thiên tai chủ yếu, thường xuyên xảy ra trên địa bàn được xây dựng cụ thể, chi tiết và phê duyệt phù hợp với quy định, tình hình đặc điểm thiên tai ở địa phương

Đạt

 

Có hệ thống thu nhận, truyền tải và cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo và ứng phó thiên tai đảm bảo 100% các Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã được tiếp nhận kịp thời, đầy đủ.

Đạt

Kết quả chấm điểm thực hiện các chỉ tiêu về phòng chống thiên tai đạt từ 70 điểm đến trở lên[6]

Đạt

4

Điện

Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của cả hệ thống, cấp điện tin cậy, ổn định, an toàn hành lang lưới điện và mỹ quan

Các xã trong huyện phải đạt tiêu chí số 4 về điện trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025.

Đạt

Sở Công Thương

Hệ thống điện liên xã (các công trình điện trung áp, hạ áp và trạm biến áp) đồng bộ với hệ thống điện các xã, phù hợp với quy hoạch theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật vận hành an toàn của cả hệ thống.

Đạt

Có ít nhất 50% tổng số xã trong huyện đạt tiêu chí số 4 về điện trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025.

Đạt

Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, cấp điện tin cậy, ổn định, an toàn hành lang lưới điện và mỹ quan

Đạt

5

Y tế-Văn hóa-Giáo dục

5.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụng đạt cho cả nam và nữ)

≥ 95%

Sở Y tế

5.2. Có 100% các công viên hoặc quảng trường được lắp đặt các dụng cụ thể thao ngoài trời và đảm bảo nhu cầu sinh hoạt, luyện tập thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí cho người dân trong huyện.

Đạt

Sở VHTT và Du lịch

5.3. Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc được kế thừa và phát huy hiệu quả; các di sản văn hóa trên địa bàn được kiểm kê, ghi danh, truyền dạy, xếp hạng, tu bổ, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị hiệu quả

Các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc được kế thừa và phát huy hiệu quả

Đạt

Tỷ lệ di sản văn hóa (nếu có) được kiểm kê, ghi danh, bảo vệ đúng quy định

100%

Tỷ lệ di sản văn hóa (nếu có) được tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị đúng quy định

> 50%

5.4. Có 100% các trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có ít nhất 01 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2

Đạt

 

Sở Giáo dục và Đào tạo

5.5. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2, hoặc đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục thông qua các thiết chế giáo dục khác được giao chức năng, nhiệm vụ giáo dục thường xuyên trên địa bàn[7]

Tỷ lệ học sinh hệ giáo dục thường xuyên xếp loại học lực trung bình trở lên.

> 95%

Tỷ lệ học sinh hệ giáo dục thường xuyên xếp loại hạnh kiểm khá, tốt.

> 90%

6

Kinh tế

6.1. Có khu công nghiệp được lấp đầy từ 50% trở lên, hoặc có cụm công nghiệp được đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật và được lấp đầy từ 50% trở lên, hoặc có cụm ngành nghề nông thôn được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ

Đối với khu công nghiệp:

- Khu công nghiệp có trong phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp theo quy định[8].

- Khu công nghiệp được thành lập theo quy định[9].

- Khu đất thực hiện đầu tư khu công nghiệp đã được nhà nước thu hồi và giao cho Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Tỷ lệ lấp đầy của khu công nghiệp theo quy định đạt từ 50% trở lên[10].

Đạt

Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh

Đối với cụm công nghiệp:

- Có trong danh mục các cụm công nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Có quyết định thành lập cụm công nghiệp theo quy định.

- Được phê duyệt quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo quy định.

- Đã hoàn thành đầu tư các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chính (đường giao thông nội bộ, cấp-thoát nước, xử lý nước thải) theo quy hoạch chi tiết được duyệt

- Tỷ lệ lấp đầy từ 50% trở lên

Đạt

Sở Công Thương

Đối với cụm ngành nghề nông thôn:

- Có khu vực sản xuất, kinh doanh một trong các hoạt động ngành nghề nông thôn được quy định[11].

- Được đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông nội bộ, cấp thoát nước, xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn…).

- Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh trong Cụm (bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình) có đăng ký kinh doanh theo quy định.

Trường hợp không có cụm ngành nghề nông thôn, huyện đạt chỉ tiêu “có cụm ngành nghề nông thôn được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ” khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau:

(1) Có khu vực du lịch cộng đồng đáp ứng các yêu cầu: Có điểm du lịch đáp ứng điều kiện công nhận[12]; có ít nhất 10 hộ trên địa bàn huyện tham gia chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch của khu vực du lịch cộng đồng; có tổ chức quản lý, điều hành du lịch cộng đồng (hợp tác xã, tổ hợp tác, trung tâm, ban quản lý…); có không gian giới thiệu, bán sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề và các loại đặc sản của địa phương phục vụ khách du lịch.

(2) Có khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được đầu tư hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông nội bộ, cấp điện-nước, xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn…) và đã triển khai thực hiện ít nhất 1 hoạt động công nghệ cao theo quy định[13].

Đạt

Sở Nông nghiệp và PTNT

6.2. Vùng nguyên liệu tập trung[14] đối với các sản phẩm chủ lực của huyện[15] được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, được cấp mã vùng và có ứng dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến

Có hệ thống cơ sở hạ tầng[16] được đầu tư, nâng cấp đảm bảo cơ bản điều kiện sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm thuận lợi.

Đạt

Sở Nông nghiệp và PTNT

Được cấp mã vùng theo quy định hiện hành

Đạt

Sản phẩm nông sản được sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất tốt hoặc tiêu chuẩn chất lượng có chứng nhận được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng nhận, còn hiệu lực.

Đạt

6.3. Có chợ đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm theo quy định

Đạt

Sở Công Thương

6.4. Có Đề án/Kế hoạch hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn đối với sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP và được triển khai hiệu quả

Đạt

Sở Nông nghiệp và PTNT

6.5. Hình ảnh điểm du lịch của huyện được quảng bá thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội

Xây dựng chuyên mục du lịch và thông tin về du lịch của huyện được thường xuyên cập nhật trên Trang thông tin điện tử của UBND cấp huyện hoặc Website riêng về quảng bá du lịch của huyện hoặc Fanpage du lịch của huyện trên mạng xã hội.

Đạt

Sở VHTT và Du lịch

 

 

 

Chuyên mục du lịch/Website du lịch của huyện có kết nối với Website du lịch của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh

Đạt

7

Môi trường

7.1. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom và xử lý theo quy định[17]

≥ 95%

Sở Tài nguyên và Môi trường

7.2. Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn huyện được thu gom, vận chuyển đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường[18]

Tỷ lệ chất thải y tế nguy hại được thu gom, xử lý

100%

Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý

100%

Tỷ lệ chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được thu gom, vận chuyển và xử lý

100%

7.3. Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và sản phẩm thân thiện với môi trường[19]

≥ 80%

Sở Nông nghiệp và PTNT

7.4. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn[20]

≥ 70%

Sở Tài nguyên và Môi trường

7.5. Tỷ lệ nước thải sinh hoạt trên địa bàn toàn huyện được thu gom, xử lý bằng các biện pháp, công trình phù hợp[21]

≥ 50%

7.6. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn[22]

> 4 m2/ người

Sở Nông nghiệp và PTNT

7.7. Không có làng nghề ô nhiễm trên địa bàn[23]

Chất lượng môi trường nước mặt, đất, không khí tại làng nghề đảm bảo không vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tương ứng.

Đạt

Sở Tài nguyên và Môi trường

Trong làng nghề không có cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và cơ sở gây ô nhiễm môi trường kéo dài trong làng nghề; không có cơ sở sản xuất có hành vi vi phạm quy định về xả nước thải, thải bụi, khí thải, gây ô nhiễm tiếng ồn, độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật hoặc chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn, chất thải nguy hại trái quy định về bảo vệ môi trường đến mức bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tiếp tục tái phạm và hết thời hạn khắc phục hậu quả vi phạm vẫn chưa khắc phục được.

Đạt

7.8. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định[24]

> 85%

Sở Tài nguyên và Môi trường

8

Chất lượng môi trường sống

8.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung[25]

> 53%

Sở Nông nghiệp và PTNT

8.2. Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ ngày đêm[26]

≥ 80 lít

8.3. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung trên địa bàn huyện có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững[27]

> 40%

8.4. Có ít nhất 1 mô hình xử lý nước mặt (ao, hồ) bảo đảm quy định về bảo vệ môi trường[28]

Khu vực nước mặt (ao, hồ) được cải tạo cảnh quan, bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo diện tích mặt nước công cộng, hệ sinh thái nước mặt tự nhiên đáp ứng yêu cầu về mỹ quan, bảo vệ môi trường và không được lấn chiếm, san lấp, sử dụng sai mục đích. Trường hợp khu vực nước mặt bị ô nhiễm phải được xác định, khoanh vùng, xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng quy chuẩn/tiêu chuẩn theo quy định.

Đạt

Sở Tài nguyên và Môi trường

Kênh mương được vệ sinh, nạo vét, khơi thông dòng chảy, phát quang, kè bờ; không có hiện tượng tồn đọng rác thải dưới kênh mương thoát nước.

Đạt

Thực hiện các biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường nước mặt (ao, hồ) thành điểm vui chơi, giải trí... tạo cảnh quan, không gian sinh hoạt cộng đồng trong khu vực dân cư.

Đạt

8.5. Cảnh quan, không gian trên địa bàn toàn huyện đảm bảo sáng, xanh, sạch, đẹp và an toàn

Có ít nhất 80% số km đường xã (liên xã), đường ấp (liên ấp) được trồng cây xanh, cây bóng mát.

Đạt

Sở Nông nghiệp và PTNT

Có ít nhất 80% số đường ấp (liên ấp) được bố trí thùng đựng rác thải hoặc điểm tập kết rác thải hợp lý.

Đạt

Sở Tài nguyên và Môi trường

Có ít nhất 70% số đường ấp (liên ấp) được trồng hoa, cây cảnh; 80% số hộ có vườn trồng cây xanh thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào bằng cây xanh hoặc các loại hàng rào khác có phủ cây xanh.

Đạt

Sở Nông nghiệp và PTNT

8.6. Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện quản lý tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm[29]

100%

Sở Nông nghiệp và PTNT

8.7. Tỷ lệ cán bộ làm công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do huyện quản lý hàng năm được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

100%

8.8. Không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của huyện[30]

Đạt

8.9. Có mô hình ấp, xã thông minh

Mô hình ấp thông minh:

- Có thành lập và triển khai các nhóm/tổ công nghệ số cộng đồng tương tác, tương trợ lẫn nhau.

- Có hạ tầng Internet cáp quang và thông tin di động 4G/5G bao phủ đến hộ gia đình

- Có ít nhất 1 mô hình ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào một trong các lĩnh vực sau: An ninh trật tự, an toàn giao thông, sản xuất - kinh doanh, y tế, giáo dục, nông nghiệp, du lịch, năng lượng, chiếu sáng, môi trường, phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thương hiệu, thị trường, truy xuất nguồn gốc sản phẩm...

- Có hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin-viễn thông

Đạt

Sở Thông tin và Truyền thông

Mô hình xã thông minh:

- Có hệ thống quản lý văn bản điều hành cấp xã; có hệ thống Hội nghị trực tuyến

- Có ít nhất 90% số văn bản của xã được trao đổi với cơ quan nhà nước các cấp dưới dạng điện tử (bao gồm văn bản gửi song song cùng văn bản giấy, trừ văn bản mật)

- Có ít nhất 90% hồ sơ thủ tục hành chính của xã được số hóa trên môi trường mạng

- Có ít nhất 1 bảng tin điện tử công cộng (màn hình LED)

- Có Hệ thống Đài truyền thanh xã ứng dụng công nghệ thông tin-viễn thông[31]

Đạt

9

An ninh trật tự-Hành chính công

9.1. An ninh, trật tự trên địa bàn huyện được giữ vững ổn định và nâng cao

Hàng năm, Huyện ủy có Nghị quyết, UBND huyện có Kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh trật tự; chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trật tự và xây dựng Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Đạt

Công an

tỉnh

100% số xã trên địa bàn huyện đạt chỉ tiêu 19.2 thuộc tiêu chí 19 về Quốc phòng và An ninh trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025, trong đó có ít nhất 50% tổng số xã đạt chỉ tiêu 19.2 thuộc tiêu chí 19 về Quốc phòng và An ninh trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Long An giai đoạn 2021-2025.

Đạt

Số vụ phạm tội về trật tự xã hội trên địa bàn huyện giảm ít nhất 5% so với năm trước; tệ nạn xã hội; tai nạn giao thông, cháy, nổ được kiềm chế, giảm so với năm trước (trừ trường hợp bất khả kháng).

Đạt

Không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật trên địa bàn huyện[32].

Đạt

9.2. Có dịch vụ công trực tuyến toàn trình

Đạt

Văn phòng UBND tỉnh



[1] Khu chức năng dịch vụ hỗ trợ sản xuất cấp huyện gồm/hoặc các chức năng: Sản xuất công nghiệp (chủ yếu là chế tạo nông cụ, công nghiệp chế biến gắn với các vùng sản xuất chuyên canh); về thương mại (chuyên doanh bán buôn nông sản và vật tư nông nghiệp, chế biến bảo quản, kho bãi); về dịch vụ sản xuất nông nghiệp, tập trung phát triển các lĩnh vực (khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, quản lý chất lượng, chuyển đổi số), dịch vụ thị trường (phân tích, dự báo thị trường; thông tin thị trường, xúc tiến thương mại; quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý chất lượng; bảo hiểm rủi ro, phòng chống thiên tai; bảo vệ môi trường); nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; khai thác du lịch, thương mại kết hợp sản xuất nông nghiệp. Ưu tiên hỗ trợ nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh được xác định tại Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.

 

[2] Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: Công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác. Hệ thống công trình hạ tầng xã hội gồm: Công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng , cây xanh, công viên và công trình khác.

[3] Quy định về bảo trì, nâng cấp công trình thủy lợi:

- Kế hoạch bảo trì công trình thủy lợi bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình; bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình. Nội dung chính của Kế hoạch bảo trì gồm: Tên công việc thực hiện, thời gian thực hiện, phương thức thực hiện, chi phí thực hiện.

- Kế hoạch nâng cấp công trình do huyện quản lý chỉ áp dụng đối với huyện chưa có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh tính từ thời điểm có chủ trương xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao.

[4] Việc đánh giá công tác bảo trì, nâng cấp công trình thủy lợi thực hiện theo quy định tại Quyết định số 896/QĐ-BNN-VPĐP ngày 01/4/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Mục 1, Chương IV).

[5] Việc đánh giá việc kiểm kê, kiểm soát các vi phạm và nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi thực hiện theo quy định tại Quyết định số 896/QĐ-BNN-VPĐP ngày 01/4/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Mục 1, Chương IV).

[6] Việc chấm điểm thực hiện các chỉ tiêu về phòng chống thiên tai thực hiện theo quy định tại Quyết định số 896/QĐ-BNN-VPĐP ngày 01/4/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Mục 1, Chương IV).

[7] Hiện nay, các huyện trên địa bàn tỉnh đã giải thể Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên, chức năng giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên được giao cho các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện. Do đó, việc đánh giá chỉ tiêu 5.5 được thực hiện thông qua đánh giá tiêu chuẩn chất lượng giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên tại các trường Trung học phổ thông.

[8] Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.

[9] Việc thành lập khu công nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.

[10] Việc tính toán tỷ lệ lấp đầy của khu công nghiệp thực hiện theo quy định tại Khoản 22 Điều 2 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.

[11] Ngành nghề nông thôn được quy định tại Điều 4 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

[12] Điều kiện công nhận Điểm du lịch theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.

[13] Việc thành lập khu nông nghiệp công nghệ cao thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 10/2024/NĐ-CP ngày 01/02/2024 của Chính phủ quy định về khu công nghệ cao. Hoạt động công nghệ cao thực hiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 10/2024/NĐ-CP ngày 01/02/2024 của Chính phủ quy định về khu công nghệ cao.

[14] Vùng nguyên liệu tập trung là vùng sản xuất tập trung một hay một nhóm sản phẩm nông nghiệp cùng loại có quy mô phù hợp với từng loại hình sản xuất và điều kiện của mỗi địa phương, tuân thủ các quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, có liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

[15] Sản phẩm chủ lực của huyện là sản phẩm nông sản được sản xuất trên địa bàn huyện được UBND huyện phê duyệt. Sản phẩm chủ lực của huyện cần đảm bảo: (1) Có tỷ trọng giá trị sản xuất trong 01 năm lớn nhất so với giá trị sản xuất của các sản phẩm khác trên địa bàn huyện, hoặc tỷ lệ hộ nông dân tham gia vào sản xuất sản phẩm lớn nhất so với các sản phẩm khác trên địa bàn huyện; (2) Sản phẩm được sản xuất không tác động xấu tới môi trường đất, nước và hệ sinh thái xung quanh khu vực sản xuất; (3) Sản phẩm nông nghiệp chủ lực phải phù hợp với định hướng phát triển.

[16] Hệ thống cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu tập trung gồm có: Hạ tầng giao thông (đường giao thông trục chính; đường giao thông nội đồng trong vùng sản xuất); hạ tầng thủy lợi; hạ tầng logistic phục vụ kinh doanh, chế biến (sân bãi tập kết, nhà kho, silo, kho lạnh để lưu trữ, bảo quản, chế biến nông sản).

[17] Quy định về chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại:

- Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. Việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt do người dân tự thu gom, xử lý hoặc do đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt (%) = Tổng số hộ tham gia mạng lưới thu gom rác/ Tổng số hộ hiện có trên địa bàn x 100%.

- Chất thải rắn không nguy hại (chất thải rắn thông thường) là chất thải rắn không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc danh mục chất thải công nghiệp phải kiểm soát có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại. Chất thải rắn không nguy hại gồm có: Chất thải rắn công nghiệp thông thường; chất thải xây dựng; phụ phẩm nông nghiệp. Tỷ lệ chất thải rắn không nguy hại được thu gom và xử lý theo quy định (%) = Tổng khối lượng chất thải rắn không nguy hại được thu gom, xử lý/ Tổng khối lượng chất thải rắn không nguy hại phát sinh trên địa bàn x 100%.

[18] Quy định về chất thải rắn nguy hại như sau:

- Chất thải rắn (CTR) nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. CTR nguy hại gồm: (1) CTR nguy hại phát sinh tại các hộ gia đình; (2) CTR nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; (3) CTR y tế nguy hại; (4) Bao gói thuốc bảo vệ thực vật.

- Việc thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường và Điều 43 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tỷ lệ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý (%) = Tổng khối lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom, xử lý/ Tổng khối lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng phát sinh x 100%.

- Việc thu gom, xử lý chất thải rắn y tế được thực hiện theo quy định tại Điều 83, 84 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; khoản 3, 4 Điều 70 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ; Điều 42 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tỷ lệ chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý (%) = Tổng khối lượng chất thải rắn y tế được thu gom, xử lý/ Tổng khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh trên địa bàn x 100%.

- Việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được theo quy định tại Điều 71 của Luật Bảo vệ môi trường; khoản 2 Điều 70 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.   

[19] Quy định về tái sử dụng, tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp:

- Chất thải hữu cơ là chất thải dễ phân hủy sinh học, có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật, phát sinh từ sinh hoạt, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, sơ chế, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Chất thải hữu cơ có thể thu hồi, sử dụng trực tiếp cho các mục đích sử dụng khác nhau(không cần qua chế biến, sơ chế) hoặc qua các công đoạn xử lý, tái chế thành các dạng sản phẩm khác, có giá trị sử dụng, hạn chế tác động ảnh hưởng đến môi trường.

- Chất tải chăn nuôi để tái sử dụng cho mục đích khác bao gồm chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ và nước thải chăn nuôi.

- Phụ phẩm nông nghiệp (phụ phẩm cây trồng): Là sản phẩm phụ phát sinh trong quá trình chăm sóc cây trồng, thu hoạch, sơ chế sản phẩm cây trồng tại khu vực canh tác nông nghiệp. Phụ phẩm nông nghiệp có dạng vô cơ (vỏ bao gói, túi đựng, chai lọ, màng phủ, vật rắn, lưới chắn, giá cây…) hoặc dạng hữu cơ (rơm, rạ, vỏ trái cây, , phần thải loại từ hoạt động sơ chế, chế biến).

- Tái chế, tái sử dụng chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp là hoạt động có áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ có tính chất vật lý (cắt, nghiền, ủ, ép, đóng bánh…) hoặc hóa học (hóa chất, chất phân hủy hữu cơ…) hoặc sinh học (nấm men, nấm mốc, côn trùng, vi khuẩn, chế phẩm sinh học…) để thay đổi chất thải hữu cơ thành các dạng dễ tiêu, dễ phân huỷ, từ đó chế biến thành các sản phẩm có tính chất hàng hóa (có thể trao đổi qua thị trường), hoặc sử dụng cho các mục đích khác (sản xuất nhiên liệu sinh học, phân bón, thức ăn chăn nuôi, mùn bã hữu cơ…).

- Sản phẩm thân thiện môi trường là sản phẩm mà quá trình sản xuất và tiêu thụ chúng không gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường (nếu có thì cũng có tác động nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại). Sản phẩm thân thiện với môi trường còn được gọi là sản phẩm xanh, sản phẩm sinh thái.

- Một số biện pháp tái sử dụng, tái chế chất thải hữu cơ, phụ phẩm cây trồng: Ủ thành phân hữu cơ truyền thống; thu hồi làm nguyên liệu sản xuất cho ngành khác (ủ chua làm thức ăn chăn nuôi; làm vật liệu độn chuồng, đệm lót sinh học trong chăn nuôi; làm giá thể trồng nấm, trồng cây; làm than hoạt tính; phơi khô, nghiền thành bột bổ sung thức ăn chăn nuôi hoặc chế biến thành sản phẩm thương mại khác; cày vùi hoặc phay; ép xanh theo rãnh hoặc phủ luống; vùi trong hố đa năng hoặc che phủ gốc cây trồng, che phủ đất; sản xuất thành viên nhiên liệu…

- Một số biện pháp tái sử dụng, xử lý đối với chất thải chăn nuôi: Ủ phân (composting), sản xuất phân hữu cơ, nuôi côn trùng (trùn quế, lính ruồi đen), công nghệ khí sinh học, ao sinh học, chế phẩm sinh học…

[20] Quy định quản lý chất thải rắn sau khi phân loại:

- Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

- Chất thải thực phẩm không được khuyến khích sử dụng làm phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi thì phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

- Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

[21] Quy định về thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt như sau:

- Nước thải thải sinh hoạt là nước thải ra từ hoạt động sinh hoạt của con người như: Ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.

- Biện pháp xử lý nước thải phù hợp bao gồm: (1) Có hệ thống đường ống thu gom, thoát nước thải đến công trình xử lý (bể tự hoại truyền thống; bể tự hoại có ngăn lọc kỵ khí, bể tự hoại cải tiến dạng BASTAF; bể phản ứng kỵ khí vách ngăn dòng hướng lên (ABR); bãi lọc trồng cây; hồ kỵ khí, hồ sinh học; bể lọc sinh học; bể bùn hoạt tính; bể phản ứng theo mẻ hoặc các công nghệ khác.

[22] Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn là đất công viên, vườn hoa, sân chơi phục vụ cho nhu cầu và đảm bảo khả năng tiếp cận của mọi người dân trong điểm dân cư và đất ở các hành lang giao thông, ven sông, kênh rạch, trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nhà máy, khu cụm công nghiệp, khu chế xuất, các công trình tín ngưỡng và các công trình công cộng khác được trồng các loại cây bản địa, thân gỗ, đa mục đích (bao gồm cả cây bóng mát, cây ăn quả lâu năm; không bao gồm cây thân thảo, vườn hoa, thảm cỏ) có giá trị bảo vệ môi trường, cảnh quan, tác dụng phòng hộ cao, cây quý, hiếm, mang bản sắc văn hóa địa phương.

[23] Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp ấp hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.

[24] Quy định phân loại chất thải nhựa:

- Chất thải nhựa gồm có: Sản phẩm nhựa sử dụng một lần; Bao bì nhựa khó phân hủy sinh học.

- Sản phẩm nhựa sử dụng một lần là các sản phẩm gồm khay, hộp chứa đựng thực phẩm, bát, đũa, ly, cốc, dao, thìa, dĩa, ống hút và dụng cụ ăn uống khác có thành phần nhựa được thiết kế và đưa ra thị trường với chủ đích để sử dụng một lần trước khi thải bỏ ra thị trường.

- Bao bì nhựa khó phân hủy sinh học là bao bì có thành phần chính là polyme có nguồn gốc từ dầu mỏ và thường khó phân hủy, lâu phân hủy trong môi trường thải bỏ.

- Nguồn gốc phát sinh chất thải nhựa: (1) Hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; (2) hoạt động kinh tế biển; (3) từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của các hộ gia đình, cá nhân; (4) từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; (5) từ các khu vực công cộng.

- Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì khó phân hủy sinh học phải thực hiện trách nhiệm tái chế, xử lý theo quy định.

[25] Quy định về nước sạch:

- Nước sạch đạt quy chuẩn là nước có các thông số chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định do UBND tỉnh ban hành.

- Nước sạch đạt quy chuẩn được xác định bao gồm nước từ hệ thống/ công trình cấp nước tập trung và công trình cấp nước hộ gia đình có chất lượng nước đáp ứng Quy chuẩn địa phương. Nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước tập trung là nước có các thông số chất lượng nước đáp ứng các chỉ tiêu theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt do UBND tỉnh ban hành (QCĐP 01:2022/LA). Nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước hộ gia đình thực hiện theo quy định tại Công văn số 11549/UBND-KTTC ngày 18/11/2021 của UBND tỉnh.

- Hệ thống/ công trình cấp nước tập trung là hệ thống/ công trình cấp nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt có quy mô từ cấp ấp trở lên. Công trình cấp nước hộ gia đình là công trình cấp nước sinh hoạt do hộ gia đình tự khai thác, xử lý nước để cấp nước cho một hoặc một vài hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình.

- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ hệ thống/ công trình cấp nước tập trung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số hộ gia đình nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung trên tổng số hộ gia đình nông thôn tại địa bàn huyện cùng thời điểm đánh giá.

[26] Quy định về cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm:

- Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm là số lượng nước sinh hoạt (tính bằng lít) đạt quy chuẩn được tính bình quân cho một người trên một ngày đêm.

- Số lượng nước sinh hoạt (tính bằng lít) đạt quy chuẩn được tính bình quân cho một người trên một ngày đêm từ công trình cấp nước tập trung được xác định = công suất cấp nước thực tế của công trình (m3/ngày đêm) x 1.000/tổng số hộ được cấp nước x 4,4, trong đó: Công suất thực tế là công suất phục vụ cao nhất trong năm đánh giá; 4,4 là số người trung bình mỗi hộ.

[27] Quy định về công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững:

- Công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững là công trình được giao cho tổ chức, đơn vị quản lý, khai thác, vận hành tuân theo quy định của pháp luật hiện hành; có cán bộ đảm bảo chuyên môn, năng lực quản lý vận hành công trình và đạt các tiêu chí hoạt động bền vững như: (1) Tiền nước thu được đủ bù đắp chi phí vận hành, sửa chữa nhỏ; (2) chất lượng nước sạch sau xử lý đạt chuẩn; (3) khả năng cấp nước thường xuyên trong năm; (4) tỷ lệ công suất khai thác thực tế sau 02 năm đưa vào sử dụng so với công suất thiết kế, (5) cán bộ quản lý, vận hành có chuyên môn, năng lực quản lý vận hành phù hợp quy mô, yêu cầu kỹ thuật của công trình (tổng số điểm phải đạt từ 70 điểm trở lên, trong đó bắt buộc phải đạt ít nhất 15 điểm cho nội dung đánh giá số 01 và 20 điểm cho nội dung số 02).

- Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững trên địa bàn huyện được tính bằng phần trăm (%) giữa số công trình được đánh giá là hoạt động bền vững trên tổng số công trình của huyện tại thời điểm đánh giá.

[28] Nước mặt là nước tồn tại trên bề mặt lục địa hoặc hải đảo, bao gồm: Sông, suối, kênh, mương, rạch, ao, hồ, đàm. không gian sinh hoạt cộng đồng trong khu vực dân cư.

[29] Quy định hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm:

- Hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bao gồm hộ gia đình, cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, khai thác nông lâm thủy sản, nuôi trồng thủy sản); thu gom-giết mổ-sơ chế-chế biến thực phẩm; kinh doanh thực phẩm.

- Hộ gia đình, cơ sở sản xuất ban đầu; thu gom-giết mổ-sơ chế-chế biến thực phẩm; kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm phải có Giấy cam kết sản xuất an toàn thực phẩm, hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm còn hiệu lực theo quy định.

[30] Sự cố về an toàn thực phẩm là tình huống xảy ra do ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người. Sản phẩm từ hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của xã không là nguyên nhân gây ra sự cố về an toàn thực phẩm.

[31] Hệ thống Đài truyền thanh xã gồm có Đài truyền thanh xã và các cụm loa trên địa bàn xã.

[32] Huyện không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật phải đảm bảo:

- Không để tập trung đông người khiếu nại, tố cáo vụ việc đã được cơ quan chức năng giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật; quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.

- Không để xảy ra những hoạt động như: Kích động, xúi dục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo nhiều người cùng đến cơ quan, trụ sở, doanh nghiệp hoặc cá nhân để đưa đơn thư khiếu nại, tố cáo, yêu cầu giải quyết một hoặc nhiều vấn đề về quyền lợi bị vi phạm hoặc có liên quan đến việc thực thi chính sách, pháp luật để gây rối an ninh, trật tự công cộng, hoặc lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để tuyên truyền chống nhà nước; xâm phạm lợi ích của nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm được phân công giải quyết khiếu nại, tố cáo.

 

TM. Ủy ban nhân dân

KT. CHỦ TỊCH
Phó Chủ tịch

(Đã ký)

 

Nguyễn Minh Lâm

 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.