• Hiệu lực: Còn hiệu lực
  • Ngày có hiệu lực: 16/06/2003
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 19/2003/QĐ-BGDĐT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long An, ngày 8 tháng 5 năm 2003

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Đề cương môn học: Triết học Mác - Lê nin; Kinh tế chính trị Mác - Lê nin (khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh) và Kinh tế chính trị Mác - Lê nin (khối ngành không chuyên kinh tế - quản trị kinh doanh) trình độ cao đẳng

________________________

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ,

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn Khoa học Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng, môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;

Căn cứ Công căn số 775/CV-KGTW, 776/CV-KGTW, 777/KGTW ngày 18/3/2003 của Ban Khoa giáo Trung ương và Công văn số 2795/CV-TTVH ngày 15/3/2003 của Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương về việc thẩm định Đề cương môn học: Triết học Mác - Lê nin; Kinh tế chính trị Mác - Lê nin (khối ngành kinh tế-quản trị kinh doanh) và Kinh tế chính trị Mác - Lê nin (khối ngành không chuyên kinh tế - quản trị kinh doanh) trình độ cao đẳng;

Theo đề nghị của các Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị, Vụ trưởng Vụ Đại học,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề cương môn học: Triết học Mác - Lê nin; Kinh tế chính trị Mác - Lênin (khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh) và Kinh tế chính trị Mác - Lê nin (khối ngành không chuyên kinh tế - quản trị kinh doanh) trình độ cao đẳng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và áp đụng từ năm học 2003 - 2004. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị, Vụ trưởng Vụ Đại học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan, Hiệu trưởng các trường cao đẳng và các cơ sở giáo dục đại học được phép đào tạo trình độ cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG


(Đã ký)


Trần Văn Nhung

 

ĐỀ CƯƠNG TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2003/QĐ-BGDĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Trang bị cho sinh viên một cách tương đối có hệ thống những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận của Triết học Mác - Lê nin.

Bước đầu biết vận dụng các nguyên lý cơ bản của Triết học Mác - Lê nin vào nghiên cứu các khoa học cụ thể, cũng như phân tích những vấn đề thực tiễn cuộc sống đang đặt ra.

2. Yêu cầu

Để đạt các mục đích trên, cần thực hiện các yêu cầu sau:

Trình bày các nguyên lý cơ bản phù hợp với giáo trình quốc gia môn Triết học Mác - Lê nin và giáo trình Triết học Mác - Lê nin dùng trong các trường đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Đáp ứng mục tiêu đào tạo của các trường cao đẳng.Đảm bảo tính sư phạm: trình bày rõ ràng, lôgic sau mỗi bài có tóm tắt, câu hỏi ôn tập và tài liệu tham khảo.

B. PHÂN BỔ THỜI GIAN

Số đơn vị học trình: 4 đơn vị học trình (60 tiết)

Số tiết giảng: 45

Số tiết xêmina: 15

 

 

Số tiết giảng

Số tiết xêmina

Chương I

Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội

3

 

Chương II

Vật chất và ý thức

4

2

Chương III

Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật

2

 

Chương IV

Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

5

2

Chương V

Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

5

Chương VI

Lý luận nhận thức

3

2

Chương VI

Hình thái kinh tế – xã hội

7

3

Chương VIII

Giai cấp , đấu tranh giai cấp. Giai cấp dân tộc, dân tộc, nhân loại

4

2

Chương IX

Nhà nước và cách mạng xã hội

4

Chương X

ý thức xã hội

4

2

Chương XI

Vấn đề con người trong Triết học Mác – Lênin

4

2

 

Cộng:

45

15

 

C. NỘI DUNG

Chương 1. TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ

TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

 

I. Triết học là gì

1. Triết học và đối tượng của triết học

Khái niệm triết học, sự hình thành phát triển của triết học.

Đối tượng của triết học, sự biến đổi đối tượng triết học qua các giai đoạn lịch sử.

2. Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới quan

Thế giới quan, các loại thế giới quan.

Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới quan

II. Vấn đề cơ bản của triết học. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

1. Vấn đề cơ bản của triết học

Khái niệm vấn đề cơ bản của triết học.

Hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học.

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm

Chủ nghĩa duy vật và các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật.

Chủ nghĩa duy tâm và các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm.

Nhất nguyên luận và nhị nguyên luận trong triết học.

Giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, chia ra hai phái: phái thừa nhận khả năng nhận thức và phái phủ nhận hoặc hoài nghi khả năng nhận thức.

Hoài nghi luận và thuyết không thể biết: mặt tích cực và sai lầm của nó.

III. Biện chứng và siêu hình

1. Sự đối lập giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình

Đặc trưng của phương pháp siêu hình: giá trị và hạn chế của nó.

Đặc trưng của phương pháp biện chứng: tính đúng đắn, khoa học của nó.

2. Các giai đoạn phát triển cơ bản của phép biện chứng

Biện chứng tự phát thời cổ đại.

Phép biện chứng duy tâm trong triết học cổ điển Đức.

Phép biện chứng duy vật do Mác và Ăng ghen sáng lập.

IV. Sự ra đời Triết học Mác - Lê nin và thực chất cuộc cách mạng mà nó thực hiện

1. Điều kiện ra đời của Triết học Mác

1.1. Điều kiện kinh tế xã hội

Sự phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thể hiện tính hơn hẳn so với phương thức sản xuất phong kiến.

Các mâu thuẫn xã hội vốn có của chủ nghĩa tư bản ngày càng trở nên gay gắt.

Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản phát triển và giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử.

Nảy sinh nhu cầu ra đời lý luận mới giải đáp những vấn đề thực tiễn của thời đại đặt ra.

Triết học Mác ra đời là sự giải đáp lý luận những vấn đề của thời đại trên lập trường của giai cấp vô sản cách mạng.

1.2. Nguồn gốc lý luận và những tiền đề khoa học tự nhiên

a) Nguồn gốc lý luận.

Triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà Triết học tiêu biểu là Hêghen và Phoiơbắc là nguồn gốc lý luận trực tiếp của Triết học Mác.

Kinh tế chính trị học cổ điển Anh với sự phát triển quan niệm duy vật về lịch sử.

Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và tác động qua lại giữa quan điểm chính trị - xã hội và quan điểm Triết học của Mác.

b) Những tiền đề khoa học tự nhiên.

Những phát minh lớn của khoa học tự nhiên thời đó.

Vai trò của chúng trong việc phát triển tư duy biện chứng.

2. Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện

Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng.

Chủ nghĩa duy vật triệt để: quan niệm duy vật lịch sử - một cống hiến vĩ đại của Mác.

Sự thống nhất giữa tính cách mạng và tính khoa học, lý luận và thực tiễn tạo nên tính sáng tạo của Triết học Mác.

V. Vai trò của triết học trong đời sống xã hội

1. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của Triết học

Vai trò thế giới quan của Triết học.

Vai trò phương pháp luận của Triết học.

2. Vai trò của Triết học Mác - Lê nin

Sự thống nhất giữa lý luận và phương pháp trong Triết học Mác - Lê nin. Vai trò của Triết học Mác - Lênin trong nhận thức và thực tiễn cách mạng.

Vai trò của Triết học Mác - Lê nin với khoa học cụ thể.

Chương 2. VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

I. Vật chất và các hình thức tồn tại cơ bản của nó

1. Định nghĩa vật chất

Quan điểm của các nhà duy vật thời cổ đại.

Quan điểm của các nhà duy vật thời cận đại.

Định nghĩa của Lê nin về vật chất, giá trị khoa học và ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa đó

2. Vật chất và vận động

Quan điểm duy tâm, siêu hình về vận động.

Quan điểm duy vật biện chứng về vận động.

Bản chất của vận động.

Vận động là phương thức tồn tại và là thuộc tính cố hữu của vật chất.

Các hình thức vận động cơ bản và mối quan hệ lẫn nhau giữa chúng.

Vận động với đứng im.

3. Không gian và thời gian

Quan điểm duy tâm, siêu hình về không gian và thời gian.

Quan điểm duy vật biện chứng về không gian và thời gian.

Khái niệm không gian và thời gian, không gian và thời gian với vật chất vận động.

Những tính chất của không gian và thời gian.

4. Tính thống nhất vật chất của thế giới

Nội dung quan điểm về tính thống nhất vật chất của thế giới.

Ý nghĩa phương pháp luận.

II. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức

1. Nguồn gốc của ý thức

Nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

Nguồn gốc xã hội của ý thức.

2. Bản chất của ý thức

Ý thức là phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người.

Ý thức là phản ánh có tính sáng tạo.

3. Kết cấu của ý thức

Xét theo chiều ngang: tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí v.v...

Xét theo chiều dọc: tự ý thức, tiềm thức, vô thức.

III. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.Vai trò và tác dụng của ý thức, ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Sai lầm của quan điểm duy tâm và duy vật tầm thường.

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vai trò của ý thức.

Ý nghĩa phương pháp luận: xuất phát từ khách quan, phát huy tính năng động chủ quan, chống chủ quan duy ý chí.

Chương 3. HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

I. Nguyên về mối liên hệ phổ biến

1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến

Những quan điểm khác nhau trong việc xem xét các sự vật, hiện tượng.

Định nghĩa về mối liên hệ phổ biến.

2. Tính chất của mối liên hệ phổ biến

Tính khách quan.

Tính phổ biến.

Tính đa dạng, phong phú.

II. Nguyên lý về sự phát triển

1. Những quan điểm khác nhau về sự phát triển

Quan điểm siêu hình.

Quan điểm biện chứng.

Định nghĩa về sự phát triển

Phân biệt vận động và phát triển.

2. Tính chất của sự phát triển

Tính khách quan.

Tính phổ biến.

Tính kế thừa.

Tính đa dạng, phong phú.

III. Nguyên tắc phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ và về sự phát triển

Quan điểm toàn diện.

Quan điểm phát triển.

Quan điểm lịch sử - cụ thể.

Chương 4. CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

I . Khái lược về phạm trù triết học

Khái niệm về phạm trù.

Phạm trù triết học và phạm trù của các khoa học cụ thể.

II. Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất

Khái niệm cái riêng cái chung và cái đơn nhất

Mối quan hệ giữa cái riêng, cái chung và cái đơn nhất. Ý nghĩa phương pháp luận.

III. Nguyên nhân vả kết quả

Khái niệm nguyên nhân và kết quả.

Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả. Ý nghĩa phương pháp luận.

IV. Tất nhiên ngẫu nhiên

Khái niệm tất nhiên và ngẫu nhiên.

Mối quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên. Ý nghĩa phương pháp luận.

V. Nội dung hình thức

Khái niệm nội dung và hình thức.

Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Ý nghĩa phương pháp luận.

VI. Bản chất và hiện tượng

Khái niệm bản chất và hiện tượng.

Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng. Ý nghĩa phương pháp luận.

VII. Khả năng và hiện thực

Khái niệm khả năng và hiện thực.

Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực. Ý nghĩa phương pháp luận.

Chương 5. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

I. Quy luật là

a) Định nghĩa quy luật.

b) Phân loại quy luật.

+ Các cơ sở để phân loại quy luật.

+ Các loại quy luật.

Các quy luật riêng.

Các quy luật chung.

Các quy luật phổ biến.

Quy luật của tự nhiên.

Quy luật của xã hội.

Quy luật của tư duy.

c) Quy luật của phép biện chứng duy vật.

Quy luật của phép biện chứng duy vật mang tính khách quan và phổ biến.

Vai trò của ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.

II. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.

1. Khái niệm chất và lượng

a) Khái niệm về chất.

Định nghĩa về chất.

Quan hệ giữa chất và thuộc tính của sự vật.

Quan hệ giữa chất và kết cấu của sự vật.

b) Khái niệm về lượng.

Định nghĩa về lượng.

Sự biểu thị về lượng.

c) Tính tương đối giữa lượng và chất.

2. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất

Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Các khái niệm độ, điểm nút, bước nhảy.

Các hình thức cơ bản của bước nhảy: bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần, bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ.

Tiến hóa và cách mạng trong xã hội.

Khái quát nội dung quy luật.

3. Ý nghĩa phương pháp luận.

Tích lũy về lượng dẫn đến thay đổi về chất, chống tư tưởng chủ quan, duy ý chí đốt cháy giai đoạn.

Tích lũy đủ về lượng thì kiên quyết thực hiện bước nhảy, chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ.

Vận dụng linh hoạt quy luật, bước nhảy theo những quan hệ cụ thể.

III. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

1. Khái niệm về mặt đối lập, mâu thuẫn, sự thống nhất, sự đồng nhất, đấu tranh và chuyển hóa các mặt đối lập.

Định nghĩa về mặt đối lập.

Định nghĩa về mâu thuẫn.

Định nghĩa về sự thống nhất.

Định nghĩa về sự đồng nhất.

Định nghĩa về sự đấu tranh của các mặt đối lập

Định nghĩa về sự chuyển hóa của các mặt đối lập

2. Quá trình diễn biến của mâu thuẫn

Các giai đoạn tiến triển mâu thuẫn.

Khác nhau -> xung đột -> mâu thuẫn

Kết quả giải quyết mâu thuẫn.

Mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của sự phát triển.

3. Các loại mâu thuẫn và ý nghĩa của chúng đối với hoạt động của con người

Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.

Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.

Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu.

Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng trong xã hội.

4. Ý nghĩa phương pháp luận.

Xem xét bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng phải thấy sự tác động của hai mặt đối lập (mâu thuẫn).

Phải nắm bắt được sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mâu thuẫn.

Phải phân tích cụ thể mâu thuẫn: Phải biết sử dụng, giải quyết mâu thuẫn trong hoàn cảnh cụ thể.

IV. Quy luật phủ định của phủ định

1. Khái niệm phủ định và phủ định biện chứng

Định nghĩa về phủ định.

Định nghĩa về phủ định biện chứng và đặc trưng của phủ định biện chứng.

+ Định nghĩa về phủ định biện chứng.

+ Phủ định biện chứng mang tính khách quan và tính kế thừa. Phủ định và khẳng định.

2. Nội dung quy luật phủ định của phủ định

Quá trình phủ định của phủ định.

Khẳng định

- Phủ định

- phủ định = Lặp lại

 

(lần 1)

(lần 2)

 

trên cơ sở mới cao hơn

Đặc điểm quan trọng nhất phủ định của phủ định.

Phủ định của phủ định là sự phát triển dường như quay trở lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn

Sự phát triển theo đường "xoáy ốc" thể hiện tính kế thừa, tính lặp lại nhưng không quay trở lại mà có tính chất tiến lên.

Khái quát nội dung quy luật phủ định của phủ định.

3. Ý nghĩa phương pháp luận

Khi phủ định cái cũ, xác lập cái mới phải xuất phát từ mâu thuẫn khách quan của sự vật, chống chủ quan duy ý chí.

Không được phủ định sạch trơn, mà phải biết kế thừa, phát triển sáng tạo những yếu tố tích cực từ cái cũ trong điều kiện mới.

Biết phát hiện cái mới đích thực, tạo điều kiện cho cái mới ra đời và phát triển; Khắc phục tư tưởng bảo thủ

Chương 6. LÝ LUẬN NHẬN THỨC

I. Bản chất của nhận thức

1. Quan niệm về nhận thức của một số trào lưu triết học trước Mác

Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

Những người theo thuyết hoài nghi.

Những người theo thuyết không thể biết.

Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

2. Quan niệm về nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Nguyên tắc cơ bản của lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập đối với ý thức của con người.

Thừa nhận năng lực nhận thức được thế giới của con người.

Khẳng định nhận thức diễn ra theo một quá trình biện chứng tích cực, tự giác và sáng tạo.

Cơ sở chủ yếu và trực tiếp của nhận thức là thực tiễn.

Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc của con người trên cơ sở hoạt động thực tiễn.

II. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

1. Khái niệm thực tiễn

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

Các hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn.

Hoạt động lao động sản xuất vật chất.

Hoạt động chính trị - xã hội.

Hoạt động thực nghiệm khoa học.

Mối quan hệ giữa các hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn.

2. Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý

Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

Thực tiễn là động lực của nhận thức.

Thực tiễn là mục đích của nhận thức.

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

3. Ý nghĩa phương pháp luận

Thấy rõ mối quan hệ giữa thực tiễn và nhận thức.

Quán triệt quan điểm thực tiễn.

Không thấy được vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa giáo điều, chủ quan duy ý chí.

III. Con đường biện chứng của quá trình nhận thức

1. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Khái niệm về “nhận thức cảm tính" và "nhận thức lý tính".

Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

Vai trò của nhận thức cảm tính đối với nhận thức lý tính.

Vai trò của nhận thức lý tính đối với nhận thức cảm tính.

Ý nghĩa phương pháp luận.

2. Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận

Khái niệm về "nhận thức kinh nghiệm" và "nhận thức lý luận".

Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận.

Sự tác động của nhận thức kinh nghiệm đối với nhận thức lý luận.

Sự tác động trở lại của nhận thức lý luận đối với nhận thức kinh nghiệm.

Ý nghĩa phương pháp luận.

3. Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học

Khái niệm "Nhận thức thông thường" và "nhận thức khoa học".

Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức thông thường và nhận thức khoa học.

+ Sự tác động của nhận thức thông thường đối với nhận thức khoa học.

+ Sự tác động của nhận thức khoa học đối với nhận thức thông thường.

Ý nghĩa phương pháp luận.

IV. Chân lý

1. Khái niệm về "Chân lý"

Chân lý là tri thức phù hợp với khách thể mà nó phản ánh và được thực tiễn kiểm nghiệm.

Chân lý là sản phẩm của quá trình con người nhận thức thế giới. Nó được hình thành và phát triển từng bước phụ thuộc vào sự phát triển của sự vật khách quan, vào những điều kiện lịch sử cụ thể của nhận thức và của hoạt động thực tiễn.

2. Các tính chất của chân lý

Tính khách quan của chân lý là tính phản ánh độc lập về nội dung của nó đối với ý thức của con người và loài người (chân lý khách quan).

Tính cụ thể của chân lý là tính phản ánh mà trong đó nội dung của chân lý bao giờ cũng gắn liền và phù hợp với một đối tượng nhất định cùng với các điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nó (chân lý cụ thể).

Tính tương đối của chân lý là tính phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan nhưng chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện (chân lý tương đối).

Tính tuyệt đối của chân lý là tính phản ánh đúng đắn, đầy đủ hoàn chỉnh và khách quan (chân lý tuyệt đối).

Mối quan hệ giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối

Chương 7. HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI

I. Sản xuất vật chất - cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội.

Sản xuất và sản xuất vật chất. Khái niệm sản xuất vật chất.

Vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội.

II. Biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Khái niệm phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất.

Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vai trò của quy luật này đối với sự vận động, phát triển của xã hội.

III. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Khái niệm cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng.

Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

IV. Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội. Sự phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội quá trình lịch sử - tự nhiên

Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội.

Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên. Quá trình lịch sử - tự nhiên với tính phong phú đa dạng của lịch sử toàn nhân loại.

Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội.

V. Vận dụng học thuyết hình thái kinh tế- xã hội vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Việc lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

Kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Chương 8. GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP GIAI CẤP - DÂN TỘC - NHÂN LOẠI

I. GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP

1. Giai cấp, nguồn gốc giai cấp và kết cấu giai cấp

Định nghĩa giai cấp.

Nguồn gốc giai cấp.

Kết cấu giai cấp.

2. Đấu tranh giai cấp và vai trò của nó trong sự phát triển của xã hội có giai cấp

Đấu tranh giai cấp và nguyên nhân của đấu tranh giai cấp

Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp:

Đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trong thời đại hiện nay.

Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.

II. Quan hệ giai cấp - dân tộc - nhân loại

1. Giai cấp - dân tộc.

2. Giai cấp - nhân loại.

3. Dân tộc - nhân loại.

Chương 9. NHÀ NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI

I. Nhà nước

1. Nguồn gốc và bản chất của Nhà nước

Nguồn gốc Nhà nước.

Bản chất của Nhà nước.

2. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước

Quản lý dân cư theo lãnh thổ.

Có bộ máy quyền lực chuyên nghiệp.

Có hệ thống thuế khóa.

3. Các kiểu và hình thức nhà nước

Khái niệm kiểu và hình thức nhà nước trong lịch sử.

Các kiểu và hình thức nhà nước trong lịch sử.

Nhà nước chiếm hữu nô lệ.

Nhà nước phong kiến.

Nhà nước tư sản.

4. Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu mới.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

II. Cách mạng xã hội

1. Bản chất và vai trò của cách mạng xã hội

Khái niệm cách mạng xã hội (phân biệt với tiến hóa, cải cách, đảo chính..).

Nguyên nhân của cách mạng xã hội.

Vai trò của cách mạng xã hội.

2. Cách mạng xã hội trong thời đại hiện nay

Những biến đổi của thời đại và tính tất yếu của cách mạng xã hội.

Quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản - xu hướng tất yếu của cách mạng xã hội trong thời đại hiện nay.

Chương 10. Ý THỨC XÃ HỘI

I. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

1. Khái niệm tồn tại xã hội

Khái niệm.

Các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội.

2. Khái niệm ý thức xã hội và kết cấu của nó

a) Khái niệm ý thức xã hội.

b) Kết cấu của ý thức xã hội.

Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận.

Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội.

c) Ý thức xã hội và ý thức cá nhân.

- Quan hệ giữa ý thức xã hội với ý thức cá nhân.

II. Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

1. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định.

Tồn tại xã hội quyết định sinh ra ý thức xã hội, ý thức xã hội phù hợp với tồn tại xã hội.

Tồn tại xã hội thay đổi quyết định làm cho ý thức xã hội thay đổi.

Tính giai cấp của ý thức xã hội trong xã hội có giai cấp và biểu hiện của nó.

2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội

Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội.

Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội.

Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội.

Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội.

Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội.

III. Các hình thái ý thức xã hội

1. Ý thức chính trị

Khái niệm ý thức chính trị.

Vai trò của ý thức chính trị

2. Ý thức pháp quyền

Khái niệm ý thức pháp quyền.

Vai trò của ý thức pháp quyền.

3. Ý thức đạo đức

Khái niệm ý thức đạo đức.

Vai trò của ý thức đạo đức.

4. Ý thức thẩm mỹ

Khái niệm ý thức thẩm mỹ.

Vai trò của ý thức thẩm mỹ.

Ý thức tôn giáo.

Khái niệm ý thức tôn giáo.

Đặc điểm phản ánh và kết cấu của ý thức tôn giáo.

Chương 11. VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC - LÊNNIN.

I. Bản chất con người

1. Quan niệm về con người trong triết học trước Mác

Quan niệm về con người trong triết học phương Đông.

Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác.

2. Quan điểm của triết học Mác - Lê nin về bản chất con người

Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội.

Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử

II. Quan hệ giữa nhân với xã hội

I. Khái niệm cá nhân

2. Quan hệ giữa cá nhân với tập thể, cá nhân với xã hội

Quan hệ giữa cá nhân với tập thể

Quan hệ giữa cá nhân với xã hội.

Phương hướng giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.

III. Vai trò quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử

1. Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò của quần chúng nhân dân

2. Khái niệm lãnh tụ và vai trò của lãnh tự.

3. Quan hệ giữa quần chúng nhân dân với lãnh tụ

4. Phê phán những quan điểm sai lầm.

D. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Đề cương môn học Triết học Mác - Lê nin trình độ cao đẳng có thời lượng 4 đơn vị học trình - 60 tiết, trong đó 45 tiết giảng và 15 tiết xêmina, được bố trí 1 học phần.

2. Đề cương này sử dụng giáo trình Triết học Mác - Lê nin dùng cho các trường đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn, Nhà xuất bản chính trị xuất bản 2002 để giảng dạy và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu, học tập. Khi sử dụng cần lưu ý một số vấn đề sau: Những chương hoặc một số tiết trong đề cương này không có trong giáo trình, giảng viên khi giảng chỉ gợi ý để bảo đảm tính hệ thống.

Cần tập trung làm rõ những vấn đề trọng tâm của đề cương để sinh viên nghiên cứu, học tập.

Việc tổ chức xêmina là bắt buộc, khuyến khích sinh viên viết tiểu luận môn học, các trường cần phát huy sáng tạo bằng các hình thức phong phú để thu hút, độc lập tư duy, rèn luyện trình độ phân tích, tổng hợp, tiếp nhận tri thức mới của sinh viên.

Việc tổ chức kiểm tra, thi học phần, đánh giá kết quả học tập theo những quy định chung hiện hành.

 

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

KHỐI NGÀNH KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH

DOANH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
(ban hành kèm theo Quyết định số 19/QĐ-BGDĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

A. TRÍ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Vị trí môn học:

Kinh tế chính trị Mác - Lê nin là một trong ba bộ phận cấu thành Chủ nghĩa Mác - Lê nin và là nội dung căn bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin.

Trong hệ thống các môn khoa học kinh tế được giảng dạy và nghiên cứu ở các trường cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế quản trị kinh doanh,

Kinh tế chính trị Mác - Lê nin là môn khoa học cơ bản làm cơ sở của các môn khoa học kinh tế khác

2. Mục đích:

Cung cấp cho sinh viên một cách có hệ thống, có chọn lọc những kiến thức cơ bản của môn học kinh tế chính trị Mác - Lê nin. Để sinh viên có căn cứ khoa học hiểu và lý giải được các đường lối chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta tạo niềm tin có cơ sở khoa học vào sự lãnh đạo của Đảng và sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội:

Cùng với các môn khoa học khác, tiếp tục bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận tư duy kinh tế của một cừ nhân kinh tế.

3. Yêu cầu:

Những kiến thức cơ bản, bao gồm các khái niệm, phạm trù, quy luật kinh tế được trình bày phải phù hợp với giáo trình quốc gia. Kinh tế học chính trị Mác- Lêmn và giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê nin dùng cho khoa ngành kinh tế - quản trị kinh doanh trong các trường đại học và cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đáp ứng và phù hợp với mục tiêu đào tạo cử nhân kinh tế, với thời lượng môn học vị đặc điểm của sinh viên các trường cao đẳng khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh. Đảm bảo tính sư phạm: trình bày rõ ràng, lôgic; sau từng chương có câu hỏi ôn tập và tài liệu tham khảo.

B. PHÂN BỐ THỜI GIAN

Số đơn vị học trình: 6 = 90 tiết.

Số tiết giảng: 66 tiết.

Số tiết xêmina: 24 tiết.

Học phần I:

Số tiết giảng

Số tiết thảo luận theo cụm bài

Phần mở đầu

 

 

Chương I: Đối tượng, phương pháp và chức năng của Kinh tế chính trị Mác – Lê nin

3

 

Chương II: Sản xuất và tái sản xuất xã hội

3

 

Phần thứ nhất: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

 

 

Chương III: Hàng hoá và tiền tệ

5

3

Chương IV: Sản xuất và giá trị thằng dư, quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.

5

3

Chương V: Sự vận động của tư bản và tái sản xuất tư bản xã hội

4

 

Chương VI: Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư.

5

3

Chương VII: Chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước.

5

3

Chương VIII: Chủ nghĩa tư bản ngày nay và xu thế vận động của nó

3

Cộng:

33

12

Học phần II:

 

 

Phần thứ hai: Những vấn đề kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

 

 

Chương IX: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

4

3

Chươn X: Sở hữu tư liệu sản xuất và nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

4

Chương XI: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân

4

3

Chương XII: Kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

6

3

Chương XIII: Kế hoạch hoá và tài chính trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

4

 

3

Chương XIV: Lưu thông tiền tệ tín dụng và ngân hàng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

4

Chương XV: Lợi ích kinh tế và phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

4

Chương XVI: Kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

3

 

Cộng:

33

12

 

C. NỘI DUNG:

Phần mở đầu

NHẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Chương I. Đối tượng, phương pháp và chức năng của kinh tế chính trị Mác - Lê nin

I. Đối tượng của Kinh tế chính trị Mác - Lê nin

1. Sơ lược sự hình thành và phát triển kinh tế chính trị

Chủ nghĩa trọng thương (hình thái tư tưởng kinh tế chính trị đầu tiên của giai cấp tư sản).

Kinh tế chính trị tư sản cổ điển.

Kinh tế chính trị Mác - Lê nin do Mác Ăngghen sáng lập và được Lênin vận dụng và phát triển.

2. Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác - Lê nin.

II. Phương pháp của Kinh tế chính trị Mác - Lê nin

1. Phương pháp biện chứng duy vật.

2. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học.

3. Phương pháp lôgic và lịch sử.

4. Các phương pháp khác.

III. Chức năng và sự cần thiết phải nghiên cứu Kinh tế chính trị - Mác Lênin

1. Chức năng của Kinh tế chính trị Mác - Lê nin.

Chức năng nhận thức

Chức năng tư tưởng

Chức năng thực tiễn

Chức năng phương pháp luận.

2. Sự cần thiết phải nghiên cứu Kinh tế chính trị Mác - Lê nin.

Chương II. Sản xuất và tái sản xuất xã hội

I. Sản xuất xã hội

1. Vai trò của sản xuất xã hội và các yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất.

Sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội.

Các yếu tố cơ bản của quá trình lao động sản xuất

2. Hai mặt của nền sản xuất xã hội - Phương thức sản xuất.

Lực lượng sản xuất.

Quan hệ sản xuất.

Phương thức sản xuất và mối quan hệ giũa hai mặt của nền sản xuất xã hội.

II. Tái sản xuất xã hội

1. Tái sản xuất và các loại hình tái sản xuất.

2. Các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội.

Sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng.

Mối quan hệ giữa các khâu của quá trình tái sản xuất.

3. Nội dung cơ bản của tái sản xuất xã hội.

Tái sản xuất của cải vật chất.

Tái sản xuất sức lao động.

Tái sản xuất quan hệ sản xuất.

Tái sản xuất môi trường sinh thái.

Tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Phần thứ nhất

PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

Chương III. Hàng hóa và tiền tệ

I. Hàng hóa

1. Hàng hóa ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa.

2. Hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa.

Giá trị sử dụng.

Giá trị của hàng hóa.

3. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.

Lao động cụ thể.

Lao động trừu tượng.

4. Lượng giá trị hàng hóa. Nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.

II. Tiền tệ

1. Bản chất của tiền tệ.

2. Các chức năng của tiền tệ:

3. Quy luật lưu thông tiền tệ.

III. Quy luật giá trị

1. Nội dung của quy luật giá trị.

2. Tác dụng của quy luật giá trị.

Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất tăng năng suất lao động, lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh.

Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phần hóa những người sản xuất hàng hóa thành kẻ giàu người nghèo.

Chương IV. Sản xuất giá trị thặng dư - quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản

I. Khái niệm tư bản và hàng hóa sức lao động.

1. Tư bản là gì ?

2. Hàng hóa sức lao động là gì?

II. Sự sản xuất giá trị thặng dư

1. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư.

2. Tư bản bất biến và tư bản khả biến.

3. Khối lượng và tỷ suất giá trị thặng dư.

Khối lượng giá trị thặng dư.

Tỷ suất giá trị thặng dư.

4. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.

Sản xuất giá trị thặng dư tương đối.

Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Mối quan hệ giữa giá trị thặng dư tuyệt đối, tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch.

5. Quy luật kinh tế cơ bản (tuyệt đối) của chủ nghĩa tư bản.

Nội dung của quy luật giá trị thặng dư.

Vai trò của quy luật giá trị thặng dư.

Đặc điểm mới của giá trị thặng dư trong điều kiện hiện nay.

III. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản

1. Bản chất của tiền công.

2. Các hình thức cơ bản của tiền công:

Tiền công tính theo thời gian.

Tiền công tính theo sản phẩm.

3. Xu hướng vận động của tiền công thực tế.

Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế.

Những nhân tố làm cho tiền công thực tế có xu hướng hạ thấp.

IV. Tích lũy tư bản

1. Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản.

Thực chất của tích lũy tư bản.

Động cơ của tích lũy tư bản.

2. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của tích lũy tư bản.

Trình độ bóc lột giá trị thặng dư (tuyệt đối và tương đối)

Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng.

Đại lượng tư bản ứng trước.

3. Quy luật chung của tích lũy tư bản.

Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng:

Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản.

Xu hướng lịch sử của tích lũy tư bản

Chương V. Sự vận động của tư bản và tái sản xuất tư bản xã hội

I. Tuần hoàn của tư bản

1. Ba giai đoạn vận động của tư bản và sự biến hóa hình thái của tư bản trong quá trình vận động.

2. Các hình thái tuần hoàn của tư bản công nghiệp.

Tuần hoàn của tư bản tiền tệ.

Tuần hoàn của tư bản sản xuất.

Tuần hoàn của tư bản hàng hóa.

II. Chu chuyển của tư bản

1. Chu chuyển của tư bản.

2. Tư bản cố định và tư bản lưu động.

3. Chu chuyển chung và chu chuyển thực tế của tư bản ứng trước.

4. Tác dụng và biện pháp nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản.

IV. Điều kiện thực hiện trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội

1. Những vấn đề chungtcủa tái sản xuất tư bản xã hội.

Tổng sản phẩm xã hội.

Hai khu vực của nền sản xuất xã hội.

Tư bản xã hội.

Những giả định khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội.

2. Điều kiện thực hiện. trong tái sản xuất giản đơn.

3. Điều kiện thực hiện trong tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa.

4. Thu nhập quốc dân.

IV. Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản

1. Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản.

2. Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản.

3. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế.

Chương VI. Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư

I. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất

1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.

2. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và giữa các ngành.

3. Sự chuyển hóa giá trị hàng hoá thành giá cả sản xuất.

II. Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp.

1. Tư bản thương nghiệp.

2. Lợi nhuận thương nghiệp.

3. Chi phí lưu thông và lao động thương nghiệp.

III. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay  Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng

1. Tư bản cho vay.

2. Lợi tức và tỷ suất lợi tức.

3. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng.

IV. Công ty cổ phần, tư bản giả, thị trường chứng khoán

1. Công ty cổ phần.

2. Tư bản giả.

3. Thị trường chứng khoán.

V. Tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa tư bản chủ nghĩa.

1. Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp.

2. Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa.

3. Các hình thức địa tô.

Địa tô chênh lệch (địa tô chênh lệch I, địa tô chênh lệch II).

Địa tô tuyệt đối.

Giá cả ruộng đất.

Chương VII. Chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước

I. Chủ nghĩa tư bản độc quyền

1. Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do thành chủ nghĩa tư bản độc quyền.

2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

a) Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền.

b) Tư bản tài chính

c) Xuất khẩu tư bản.

3. Sự hoạt động của quy luật giá tn và quy luật lá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.

a) Quan hệ giữa độc quyền và cạnh tranh.

b) Biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.

II. Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước

1. Nguyên nhân ra đời vá bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước.

a) Nguyên nhân hình thành và phát triển chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước.

b) Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước.

2. Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước.

a) Sự kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và Nhà nước.

b) Sự hình thánh và phát triển. sở hữu Nhà nước.

c) Sự hình thành và phát triển thị trường Nhà nước.

d) Sự điều tiết kinh tế của Nhà nước tư sản.

3. Cơ chế kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước.

Chương VIII. Chủ nghĩa tư bản ngày nay và xu hướng vận động của nó

I. Những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản ngày nay

1. Những biểu hiện mới về kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

2. Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước.

II. Hệ thống kinh tế thếgiới của chủ nghĩa tư bản độc quyền ngày nay

1. Sự phát triển không đều giữa các nước trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới ngày càng tăng.

2. Các công ty xuyên quốc gia ngày càng đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế thế giới.

3. Tốc độ tăng trưởng của các nước tư bản nói chung có xu hướng giảm sút, tài chính - tiền tệ quốc tế không ổn định.

4. Xu hướng tăng cường quân sự hóa trong thời kỳ "hậu chiến tranh lạnh".

III. Thành tựu, giới hạn và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản ngày nay

1. Hai xu thế vận hành kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển.

a) Xu thế phát triển nhanh chóng.

b) Xu thế trì trệ của nền kinh tế.

2. Những biểu hiện mới ngày càng sâu sắc mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày nay.

a) Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động.

b) Mâu thuẫn giữa các nước kém và đang phát triển với các cường quốc tư bản.

c) Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau.

d) Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.

Phần thứ hai

NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆTNAM

Chương IX. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

I. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

1. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội./.

2. Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

3. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam.

II. Nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1. Phát triển lực lượng sản xuất. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

3. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

Chương X. Sở hữu tư liệu sản xuất và nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

I. Sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1. Sở hữu và vai trò của nó.

- Khái niệm sở hữu.

- Sở hữu về mặt pháp lý và về kinh tế.

- Vai trò của sở hữu ở nước ta.

2. Cơ cấu các hình thức sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

II. Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

1. Tính tất yếu khách quan tồn tại nhiều thành phần kinh tế.

2. Các thành phần kinh tế.

3. Mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế.

Chương XI. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

I. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3. Kinh tế tri thức.

II. Mục tiêu và quan điểm mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

1. Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Các quan điểm mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

III. Nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

1. Trang bị kỹ thuật - công nghệ cho các ngành trong nền kinh tế quốc dân trên cơ sở áp dụng những thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ.

2. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả.

3. Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

IV. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

1. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

2. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Từng bước cơ khí hóa nông nghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

V. Những tiền đề cần thiết để công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1. Tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.

2. Phát triển nguồn nhân lực.

3. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ.

4. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

Chương XII. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

I. Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam

1. Tính tất yếu khách quan và tác dụng của việc phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.

2. Mục tiêu của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

3. Cơ chế thị trường và vai trò quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

II. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

1. Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

2. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy phân phối theo lao động là chủ yếu.

3. Cơ chế vận hành của nền kinh tế là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

4. Kinh tế thị trường là nền kinh tế mở.

III. Những giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Chương XIII. Kế hoạch hóa và tài chính trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

I. Tính kế hoạch và kế hoạch hóa sự phát triển kinh tế

1. Tính kế hoạch của sự phát triển kinh tế.

2. Kế hoạch hóa sự phát triển nền kinh tế quốc dân.

Quan hệ giữa dự báo, chiến lược và kế hoạch hóa.

Kế hoạch hóa và nội dung của nó.

Sự đổi mới kế hoạch hóa ở nước ta.

II. Tài chính trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1. Bản chất, chức năng và vai trò của tài chính.

Hai chức năng của tài chính.

Vai trò tài chính.

2. Hệ thống tài chính ở Việt Nam hiện nay.

Các khâu trong hệ thống tài chính.

Các yếu tố hợp thành hệ thống tài chính quốc gia.

3. Chính sách tài chính ở nước ta hiện nay.

Chương XIV. Lưu thông tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

I. Lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam

1. Vị trí và tác dụng của lưu thông tiền tệ.

2. Đặc điểm của quan hệ tiền tệ và lưu thông tiền tệ ở nước ta hiện nay.

3. Lạm phát và các giải pháp chống lạm phát tiền tệ ở nước ta hiện nay.

II. Tín dụng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1. Các hình thức tín dụng,

2. Chức năng và vai trò của tín dụng.

3. Chính sách tín dụng nước ta hiện nay.

III. Ngân hàng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1. Tác dụng của ngân hàng trong nền kinh tế quá độ.

2. Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam.

a) Ngân hàng Thương mại và chức năng của nó.

b) Các chức năng của Ngân hàng Nhà nước.

3. Phương hướng tiếp tục đổi mới hoạt động ngân hàng hiện nay ở nước ta.

Chương XV. Lợi ích kinh tế và phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

I. Lợi ích kinh tế

1. Bản chất, đặc trưng cơ bản của lợi ích kinh tế

2. Cơ cấu lợi ích kinh tế.

3. Vai trò của lợi ích kinh tế và sự vận dụng ở nước ta.

II. Phân phối trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1. Bản chất và vị trí của phân phối.

2. Các nguyên tắc phân phối cơ bản và các hình thức thu nhập chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Phân phối theo lao động.

Phân phối theo tải sản hay vốn và những đóng góp khác.

Phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi xã hội.

3. Các hình thức thu nhập.

Chương XVI. Kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

I. Tính tất yếu khách quan của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại ở Việt Nam hiện nay

II. Những nguyên tắc cơ bản và các hình thức cơ bản của kinh tế đối ngoại ở Việt Nam hiện nay

1. Những nguyên tắc cơ bản:

Bình đẳng.

Cùng có lợi.

Tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia.

Giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc và ngày càng củng cố sự định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Các hình thức cơ bản của kinh tế đối ngoại:

Ngoại thương.

Đầu tư quốc tế

Hợp tác về khoa học - công nghệ.

Sự hợp tác tín dụng quốc tế.

Các hình thức kinh tế đối ngoại khác.

D. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Đề cương môn học này được soạn ở trình độ cao đẳng để dùng cho khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh có thời lượng 6 đơn vị học trình = 90 tiết, trong đó 66 tiết giảng, 24 tiết xêmina, được bố trí thành 2 học phần:

Học phần I: Gồm:

Phần mở đầu (Chương I và II).

Phần thứ nhất: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (các Chương III, IV, V, VI, VII, VIII).

Thời gian: 45 tiết (giảng 33 tiết, xêmina 12 tiết).

Học phần II:

Phần thứ hai: Những vấn đề kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (các Chương IX, X, XI, XII, XIII, XIV, XV, XVI)

Thời gian: 45 tiết (giảng 33 tiết, xêmina 12 tiết).

2. Đề cương này sử dụng giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lê nin dùng cho khoa ngành kinh tế quản trị kinh doanh trong các trường đại học và cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, Nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản nam 2002 để giảng dạy và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu, học tập. Khi sử dụng giáo trình cần lưu ý một số vấn đề sau:

Ở Phần thứ nhất: Chương V được ghép với Chương VI thành Chương V của chương trình, có tên là: Sự vận động của tư bản và tái sản xuất tư bản xã hội.

Ở Phần thứ hai: Chương X được ghép với Chương XI thành Chương IX, có tên là: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Chương XIII được ghép với Chương XIV thành Chương XI, có tên là: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Khi giảng dạy giảng viên cần tập trung làm rõ những vấn đề trọng tâm trong đề cương để hướng dẫn, gợi ý sinh viên nghiên cứu, học tập theo giáo trình.

Việc tổ chức xêmina là bắt buộc, khuyến khích sinh viên viết đề án môn học, các trường cần phát huy sáng tạo bằng các hình thức phong phú để thu hút phát huy độc lập tư duy, chủ động phân tích, tổng hợp, tiếp nhận tri thức mới của sinh viên.

Việc tổ chức kiểm tra, thi học phần, môn học, đánh giá kết quả học tập môn học theo những quy định chung hiện hành./.

 

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC KINH TẾ, CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

KHỐI NGÀNH KHÔNG CHUYÊN KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
(ban hành kèm theo Quyết định số 19/2003/QĐ-BGDĐT ngày 08/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục- và Đào tạo).

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cung cấp cho sinh viên một cách tương đối có hệ thống, có chọn lọc những kiến thức cơ bản của môn học Kinh tế chính trị Mác - Lê nin.

Để sinh viên nắm được các quan điểm cơ bản của Đảng về đường lối, chính sách kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, tạo sự nhất trí và củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội.

Tiếp tục bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận và tư duy kinh tế, vận dụng các kiến thức kinh tế - chính trị vào việc phân tích các vấn đề kinh tế, xã hội, thực tiễn của đất nước, của ngành nghề mà sinh viên được đào tạo.

2. Yêu cầu

Trình bày những kiến thức cơ bản, bao gồm các khái niệm, phạm trù, quy luật được trình bày trong đề cương phù hợp với giáo trình quốc gia môn Kinh tế học chính trị Mác - Lê nin và giáo trình môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin dùng cho các khoa ngành không chuyên kinh tế - quản trị kinh doanh trong các trường đại học và cao đẳng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Đáp ứng mục tiêu đào tạo, thời lượng của môn học và đặc điểm sinh viên các trường cao đẳng.

Đảm bảo tính sư phạm: trình bày rõ ràng, lô gích; sau các chương có tóm tắt, câu hỏi ôn tập và tài liệu tham khảo.

B. PHÂN BỔ THỜI GIAN

Số đơn vị học trình: 4 = 60 tiết. Số tiết giảng: 45 tiết.

Số tiết xêmina: 15 tiết.

Phần mở đầu: Nhập môn Kinh tế chính trị

Chương I - Đối tượng, phương pháp, chức năng của Kinh tế chính trị Mác - Lê nin

2 tiết

Chương II - Tái sản xuất xã hội và tăng trưởng kinh tế

6 tiết

Phần thứ nhất: Những vấn đề kinh tế chính trị của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Chương III - Sản xuất hàng hóa và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa

6 tiết

Chương IV - Sản xuất giá trị thặng dư - Quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản

5 tiết

Chương V - Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư

4 tiết

Chương VI - Chủ nghĩa tư bản độc quyền, Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước và chủ nghĩa tư bản ngày nay

4 tiết

Phần thứ hai: Những vấn đề kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Chương VII - Quá độ lên chủ nghĩa xã hội và nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

4 tiết

Chương VIII - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

5 tiết

Chương IX - Kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam

2 tiết

Chương X - Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

4 tiết

Chương XI - Kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

3 tiết

Giảng dạy lý thuyết

45 tiết

Thảo luận: Theo cụm vấn đề

Chương II

2 tiết

Chương III

3 tiết

Chương IV, V, VI

4 tiết

Chương VII, VIIl, IX

4 tiết

Chương X, XI

2 tiết

Thảo luận

15 tiết

 

 

C. NỘI DUNG

Phần mở đầu:

NHẬP MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Chương I: Đối tượng, phương pháp, chức năng của Kinh tế chính trị Mác - Lê nin

I. Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác - Lê nin

1. Nền sản xuất xã hội

Vai trò của nền sản xuất xã hội và các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất

Sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội.

Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất: sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động.

b) Hai mặt của nền sản xuất xã hội

Lực lượng sản xuất.

Quan hệ sản xuất

Phương thức sản xuất.

2. Đối tượng nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác - Lê nin

Đối tượng của kinh tế chính trị Mác - Lê nin.

Quy luật kinh tế.

II. Phương pháp của Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Phương pháp biện chứng duy vật.

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học.

Các phương pháp khác.

III. Chức năng và ý nghĩa của việc học tập Kinh tế chính trị Mác - Lênin

1. Chức năng của Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Chức năng nhận thức.

Chức năng tư tưởng.

Chức năng thực tiễn

Chức năng phương pháp luận.

2. Vai trò Kinh tế chính trị Mác - Lênin trong hệ thống kiến thức kinh tế - xã hội và sự cần thiết học tập Kinh tế chính trị Mác - Lênin.

Chương II. Tái sản xuất xã hội và tăng trưởng kinh tế

I. Tái sản xuất xã hội

1. Các khái niệm cơ bản về tái sản xuất xã hội

Tái sản xuất, tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng.

Tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng, tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu.

2. Các khâu của quá trình tái sản xuất

Sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng.

Mối quan hệ giữa các khâu: sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng.

3. Những nội dung của tái sản xuất xã hội

Tái sản xuất của cải vật chất.

Tái sản xuất sức lao động.

Tái sản xuất quan hệ sản xuất.

Tái sản xuất môi trường sinh thái.

4. Hiệu quả của tái sản xuất xã hội

Khái niệm và ý nghĩa tăng hiệu quả sản xuất.

Các chỉ tiêu cơ bản biểu hiện hiệu quả tái sản xuất.

5. Xã hội hóa sản xuất

Khái niệm xã hội hóa sản xuất.

Xã hội hoá sản xuất là quá trình kinh tế khách quan.

II. Tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.

1. Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế

Khái niệm và vai trò của tăng trưởng kinh tế.

Các nhân tố tăng trưởng kinh tế.

Phát triển kinh tế và ý nghĩa của nó.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

2. Tiến bộ xã hội

Khái niệm tiến bộ xã hội.

Biểu hiện của tiến bộ xã hội.

3. Quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội

Tác động qua lại giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội.

Các kiểu kết hợp phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội.

Phần thứ nhất

NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

IV. Những thành tựu, giới hạn và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản

1. Những thành tựu chủ nghĩa tư bản đạt được

Phát triển lực lượng sản xuất.

Xã hội hóa sản xuất.

2. Giới hạn và hậu quả chủ nghĩa tư bản gây ra

Hai cuộc chiến tranh thế giới và hàng trăm cuộc chiến tranh cục bộ.

Nạn ô nhiễm môi trường. Sự nghèo khổ

Chương III. Sản xuất hàng hóa và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa

1. Hàng hóa

1. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá

2. Hàng hóa và hai thuộc tính của nó

Khái niệm hàng hóa.

Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.

Quan hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa.

3. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa

Lao động cụ thể.

Lao động trừu tượng.

4. Lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng tới nó

Giá trị cá biệt và giá trị xã hội của hàng hóa.

Thời gian lao động xã hội cần thiết.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.

II. Tiền tệ

1. Bản chất tiền tệ

2. Các chức năng của tiền tệ

3. Quy luật lưu thông tiền tệ. Lạm phát

Quy luật lưu thông tiền tệ.

Lạm phát, nguyên nhân và lạm phát.

III. Quy luật giá trị cạnh tranh và cung cầu

1. Quy luật giá trị

Yêu cầu của quy luật giá trị.

Phương thức vận động của quy luật giá trị.

Tác dụng của quy luật giá trị.

2. Cạnh tranh và quan hệ cung - cầu

Cạnh tranh trong nền sản xuất hàng hóa và vai trò của nó.

Quan hệ cung cầu và giá cả hàng hóa.

IV. Thị trường

1. Thị trường và chức năng của thị trường

Khái niệm, phân loại, vai trò của thị trường.

Các chức năng của thí trường.

2. Giá cả thị trường và các nhân tố ảnh hưởng tới giá cả thị trường.

Giá cả thị trường.

Các nhân tố ảnh hưởng tới giá cả thị trường.

Chương IV: Sản xuất giá trị thặng dư - Quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản

I. Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản.

1. Công thức chung của tư bản và mâu thuẫn của công thức đó

Công thức chung của tư bản.

Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.

2. Hàng hóa sức lao động

Điều kiện biến sức lao động thành hàng hóa.

Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động.

II. Sản xuất giá trị thặng dư

1. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư

Mục đích, đặc điểm của sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa.

Quá trình sản xuất giá trị thặng dư.

2. Bản chất tư bản, tư bản bất biến, tư bản khả biến

Bản chất tư bản.

Tư bản bất biến, tư bản khả biến.

3. Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư

Tỷ suất giá trị thặng dư

Khối lượng giá trị thặng dư.

4. Giá trị thặng dư tuyệt đối, giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch

Khái niệm ngày lao động.

Giá trị thặng dư tuyệt đối, tương đối, siêu ngạch.

5. Nội dung và vai trò quy luật giá trị thặng dư

Nội dung quy luật giá trị thặng dư.

Vai trò quy luật giá trị thặng dư và hậu quả của nó.

III. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản

1. Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản

2. Hình thức tiền công cơ bản

Tiền công tính theo thời gian.

Tiền công tính theo sản phẩm.

3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế

IV. Tích lũy tư bản

1. Thực chất của tích lũy tư bản và các nhân tố quyết định quy mô tích lũy tư bản

Giá trị thặng dư - nguồn gốc của tích lũy tư bản.

Các nhân tố quyết định quy mô tích lũy tư bản.

2. Tích tụ và tập trung tư bản. Cấu tạo hữu cơ của tư bản.

Tích tụ và tập trung tư bản.

Cấu tạo hữu cơ của tư bản.

Chương V: Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư

I. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất

1. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.

Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.

2. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất

Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.

Sự chuyển hóa giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất.

II. Các hình thái tư bản và lợi nhuận của nó

1. Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp

Nguồn gốc tư bản thương nghiệp.

Lợi nhuận thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản.

2. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay.

Sự hình thành tư bản cho vay.

Lợi tức và tỷ suất lợi tức.

3. Công ty cổ phần, tư bản giả và thị trường chứng khoán

Công ty cổ phần.

Tư bản giả.

Thị trường chứng khoán.

4. Tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa tô

Tư bản kinh doanh nông nghiệp.

Bản chất địa tô tư bản chủ nghĩa.

Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa.

Giá cả ruộng đất.

Chương VI. Chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước và chủ nghĩa tư bản ngày nay

I. Chủ nghĩa tư bản độc quyền

1. Nguyên nhân hình thành và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền

Nguyên nhân hình thành.

Bản chất chủ nghĩa tư bản độc quyền.

2. Đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền

Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền.

Tư bản tài chính.

Xuất khẩu tư bản.

Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của các nhà tư bản.

Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc.

II. Chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước

1. Nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước

Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước.

Bản chất chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước.

2. Những hình thức chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước

Sự kết hợp về con người giữa Nhà nước và các tổ chức độc quyền.

Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước.

Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản.

III. Chủ nghĩa tư bản ngày nay

1. Những biểu hiện mới trong năm đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền

2. Những biểu hiện mới trong cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước, lạc hậu của nhân dân các nước chậm phát triển

3. Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản

Chủ nghĩa tư bản đang trong quá trình bị diệt vong mặc dù hiện tại vẫn đang có khả năng thích nghi, tự điều chỉnh.

Chủ nghĩa xã hội sẽ thay thế chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới - quy luật khách quan của lịch sử.

Phần thứ hai.

NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆTNAM.

Chương VII: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội và nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

I. Thời kỳ quá độ và quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

2. Tính tất yếu và đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Tính tất yếu và khả năng, tiền đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam.

Đặc điểm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

3. Nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam

Phát triển lực lượng sản xuất: công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

II. Sở hữu về tư liệu sản xuất và các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1. Sở hữu và các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam

Vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất trong thời kỳ quá độ.

Các hình thức sở hữu cơ bản.

2. Các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam

Tính tất yếu và lợi ích của sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ

Đặc điểm các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ.

Mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế.

3. Nền kinh tế phát triển theo định hướng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Chương VIII: Công nghỉệp hoá, hiện đại hóa nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

I. Tính tất yếu và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hóa.

Kết hợp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

Nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

II. Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại với vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

1. Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và sự hình thành nền kinh tế tri thức.

Khái niệm cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại.

Những đặc điểm cơ bản của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại.

Sự hình thành nền kinh tế tri thức.

2. Các đặc điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.

III. Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

1. Thực hiện cuộc cách mạng khoa học - công nghệ để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

2. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý

3. Củng cố, tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

III. Những tiền đề để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở nước ta.

1. Tạo vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3. Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ theo yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

4. Điều tra cơ bản, quy hoạch và dự báo phát triển.

5. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

6. Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Chương IX: Kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

I. Kinh tế nông thôn và vai trò của nó trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1. Kinh tế nông thôn.

2. Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

II. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

2. Phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Phát triển kinh tế nông thôn với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần.

Ngăn chặn xung đột lợi ích trong nội bộ nông thôn, giữa nông thôn và thành thị.

Chương X: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

I. Sự cần thiết khách quan phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

1. Sự cần thiết khách quan và lợi ích của việc phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường

2. Đặc điểm kinh tế hàng hóa trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam

Nền kinh tế hàng hóa còn ở trình độ kém phát triển.

Nền kinh tế hàng hóa với nhiều thành phần kinh tế.

Nền kinh tế hàng hóa phát triển theo hướng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế.

Nền kinh tế hàng hóa phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

3. Các giải pháp để phát triển kinh tế hàng hóa.

II. Vai trò của Nhà nước và các công cụ quản lý vĩ mô đối với kinh tế thị trường theo định hướng chủ nghĩa xã hội

1. Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Phát huy ưu thế của cơ chế thị trường và hạn chế khuyết tật của cơ chế thị trường.

Thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kết hợp phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội.

2. Các công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Kế hoạch và thị trường.

Xây dựng kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác hoạt động có hiệu quả.

Hệ thống pháp luật.

Các công cụ tài chính (thuế, ngân sách...).

Các công cụ tiền tệ (cung ứng tiền, kiềm chế lạm phát...).

Điều tiết kinh tế đối ngoại (thuế xuất - nhập khẩu hạn ngạch (quota), tỷ giá hối đoái, trợ cấp xuất khẩu, v.v...).

Chương XI. Kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

I. Tính khách quan của việc mở rộng quan hệ kinh tế đốí ngoại

1. Đặc điểm của nền kinh tế thế giới ngày nay

Toàn cầu hóa kinh tế và hai mặt của nó

Thị trường thế giới ngày nay.

2. Lợi ích của mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đối với nước ta

Thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài, sức mạnh của thời đại.

Khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong nước.

II. Những hình thức kinh tế đốí ngoại chủ yếu hiện nay

1. Hợp tác trong lĩnh vực sản xuất

2. Hợp tác khoa học - kỹ thuật

3. Ngoại thương

4. Đầu tư quốc tế

5. Tín dụng

6. Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ, du lịch quốc tế

III. Mục tiêu, phương hướng, nguyên tắc cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

1. Về mục tiêu của chính sách kinh tế đối ngoại

2. Phương hướng cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

3. Nguyên tắc cơ bản cần quán triệt trong việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

IV. Các giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

D. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Đề cương môn học Kinh tế chính trị Mác - Lênin với thời lượng 60 tiết (4 đơn vị học trình gồm: 45 tiết giảng, 15 tiết Xinêma), 1 học phần.

Đề cương môn học này được soạn ở trình độ cao đẳng để dùng chung cho các khối ngành không chuyên kinh tế - quản trị kinh doanh.

Các trường căn cứ vào phân bố thời gian chung của từng chương để điều chỉnh số tiết cho phù hợp với đối tượng, đặc điểm và kế hoạch cụ thể của từng ngành học, song không quá 1 tiết đối với các chương dành từ 3 tiết trở xuống, không quá 2 tiết đối với các chương dành 4 tiết trở lên so với quy định chung.

Khi giảng dạy, căn cứ vào đề cương này giảng viên cần hướng dẫn sinh viên nghiên cứu học tập theo giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin dùng cho khối ngành không chuyên kinh tế - quản trị kinh doanh do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia ấn hành năm 2002.

Việc tổ chức xêmina là bắt buộc, các trường cần phát huy sáng tạo bằng các hình thức sinh động, phong phú nhằm thu hút, gợi mở tạo được sự chủ động tiếp thu của sinh viên đối với môn học.

Việc tổ chức kiểm tra, thi học phần, đánh giá môn học theo những quy định chung hiện hành./.

 

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.