• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 01/10/2002
  • Ngày hết hiệu lực: 01/01/2006
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Số: 2756/2002/QĐ-BGTVT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long An, ngày 29 tháng 8 năm 2002

 

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Về việc ban hành

Thể lệ báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam ngày 12 tháng 7 năm 1990;

Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22-3-1994 của Chính phủ qui địnhnhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy củaBộ Giao thông vận tải;

Xét đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế Vận tải và Ông Cục trưởngCục Hàng hải Việt Nam,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nayban hành" Thể lệ báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải" kèm theo Quyếtđịnh này.

Điều 2. Cụctrưởng Cục Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm phổ biến, tổ chức thực hiện cácqui định của thể lệ này.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2002 và thay thế Quyết định số 39/QĐ-PCngày 03 tháng 01 năm1974 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thể lệđiều tra và báo cáo tai nạn tàu, thuyền biển, và huỷ bỏ các quy định có liênquan đến chế độ báo cáo thống kê tai nạn giao thông đường biển tại Quyết địnhsố 1071/QĐ-PC ngày 26/6/1981 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành chếđộ báo cáo thống kê tai nạn giao thông.

Điều 4.Cácông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế vận tải, Cục trưởng Cục Hàng hảiViệt Nam và Thủ trưởng các Vụ, Ban tham mưu của Bộ và các chủ tàu thuyền, cáccơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết địnhnày.

Thể lệ báo cáo và điều tra tai nạn hàng hảI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2756/2002/QĐ-BGTVT

ngày 29 tháng 8 năm 2002-09-08 của Bộ trưởng Bộ Giaothông vận tải)

 

Chương I

Những quy định chung

 

Điều 1: Mục đích điều chỉnh

BảnThể lệ này quy định cụ thể về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải nhằm tăng cườnghiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn hàng hải.

Điều 2: Phạm vi áp dụng

1.Các quy định của Thể lệ này được áp dụng đối với các tai nạn sau đây:

a.Tất cả các tai nạn liên quan đến tàu biển Việt Nam;

b.Tai nạn liên quan đến tàu biển nước ngoài khi hoạt động trong phạm vi các vùngbiển Việt Nam;

c.Tai nạn của các phương tiện thuỷ khác hoạt động trong phạm vi vùng nước cáccảng biển, khu vực hàng hải.

2.Các quy định của Thể lệ này không áp dụng khi tai nạn xẩy ra đối với các tàubiển chuyên dùng vào mục đích quân sự và bảo vệ an ninh, trật tự thuộc các lựclượng vũ trang, nếu tai nạn không gây hại cho an toàn hàng hải, môi trường.

Điều 3: Trách nhiệm phối hợp điều tra tai nạn hàng hải

Chủtàu, Thuyền trưởng, Sỹ quan và thuyền viên của tàu, các cơ quan, đơn vị hữuquan có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra tai nạnhàng hải.

Điều 4: Giải thích từ ngữ

1.Sự cố hàng hải là những sự kiện bất thường xẩy ra trong quá trình hoạtđộng của tàu biển và có khả năng gây nguy hiểm cho người, tàu, công trình kiếntrúc hoặc môi trường.

2.Tai nạn hàng hải là một hay nhiều sự cố hàng hải gây ra một trong cáchậu quả sau:

a.Người bị chết, bị mất tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ;

b.Tàu bị chìm đắm, bị mất tích hoặc bị thiệt hại về vật chất do đâm va, va chạm,mắc cạn, cháy, nổ, hư hỏng kết cấu, máy móc, trang thiết bị kỹ thuật thiết yếucủa tàu;

c.Môi trường bị ô nhiễm hoặc các công trình, thiết bị ngầm dưới nước và trên mặtnước bị hư hại hoặc luồng tàu biển bị ách tắc.

3.Tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn gây ra mộttrong các thiệt hại sau:

a.Làm chết hoặc mất tích trên ba người;

b.Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của trên mười người với tỷ lệ thươngtật của mỗi người từ 31% đến 60%;

c.Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của sáu người trở lên với tỷ lệthương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

d.Gây thiệt hại về tài sản, vật chất mà chi phí cho việc sửa chữa, lai dắt, trụcvớt, thanh thải phương tiện chìm đắm; hoặc chi phí cho việc khắc phục hư hỏngcủa công trình ngầm dưới nước và trên mặt nước; hoặc chi phí khắc phục ách tắcluồng tàu biển; chi phí khắc phục sự cố môi trường với giá trị trên một tỷđồng;

đ.Làm ách tắc luồng chính vào cảng biển trên 72 giờ;

e.Gây thiệt hại đồng thời về tính mạng, sức khoẻ con người và tài sản, vật chấtthuộc 02 đến 04 trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều này;

4.Tai nạn hàng hải nghiêm trọng là tai nạn gây ra một trong cácthiệt hại sau:

a.Làm chết hoặc mất tích từ một đến ba người;

b.Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của năm đến mười người với tỷ lệthương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

c.Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến năm người với tỷ lệ thươngtật của mỗi người từ 61% trở lên;

d.Gây thiệt hại về tài sản, vật chất mà chi phí cho việc sửa chữa, lai dắt, trụcvớt, thanh thải phương tiện chìm đắm; hoặc chi phí cho việc khắc phục hư hỏngcủa công trình ngầm dưới nước và trên mặt nước; hoặc chi phí khắc phục ách tắcluồng tàu biển; chi phí khắc phục sự cố môi trường với giá trị từ năm trămtriệu đến một tỷ đồng;

đ.Làm ách tắc luồng chính vào cảng biển từ 24 giờ đến 72 giờ;

5.Tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng là các trường hợp không thuộcquy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

6.Điều tra tai nạn hàng hải là việc xác định điều kiện, hoàn cảnh, nguyênnhân hay những khả năng có thể là nguyên nhân gây tai nạn hàng hải nhằm cónhững biện pháp hữu hiệu phòng tránh và hạn chế tai nạn tương tự.

7.Cán bộ điều tra tai nạn hàng hải là cán bộ Cảng vụ hàng hải có trình độ,năng lực chuyên môn và kiến thức pháp luật cần thiết được Giám đốc Cảng vụ hànghải chỉ định; trừ trường hợp đặc biệt, cán bộ điều tra do cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền quyết định.

8.Thông tin ban đầu về tai nạn là các thông tin về tàu hoặc đối tượng bịnạn, các hoạt động của tàu trước và trong chuyến đi bị nạn, điều kiện và hoàncảnh ngay trước khi bị nạn...

Chương II

Báo cáo, thống kê tai nạn hàng hải

Điều 5: Báo cáo tai nạn hàng hải.

Báocáo tai nạn hàng hải bao gồm Báo cáo khẩn, Báo cáo chi tiếtBáocáo định kỳ theo các mẫu biểu ban hành kèm theo Thể lệ này. Các nộidung báo cáo tai nạn hàng hải phải trung thực, chính xác, đúng thời hạn; trongtrường hợp đặc biệt, thời hạn gửi báo cáo do Cảng vụ hàng hải hoặc Cục Hàng hảiViệt Nam xem xét, quyết định.

Điều 6: Báo cáo khẩn.

1.Trường hợp tai nạn xẩy ra trong phạm vi các vùng biển Việt Nam:

a.Thuyền trưởng tàu biển hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên phương tiện thuỷphải có Báo cáo khẩn gửi cho Cảng vụ hàng hải gần nhất.

Nếuvì một lý do nào đấy, những người nói trên không thực hiện được Báo cáo khẩnthì Chủ tàu, Chủ phương tiện hay Đại lý của tàu bị nạn có trách nhiệm báo cáo.

b.Cảng vụ hàng hải nhận được Báo cáo khẩn hoặc biết tin về tai nạn xẩy racó trách nhiệm chuyển ngay Báo cáo khẩn hoặc các thông tin về tai nạncho các cơ quan, đơn vị sau đây biết:

CụcHàng hải Việt Nam;

Bảođảm an toàn hàng hải Việt Nam, nếu tai nạn gây hư hỏng, làm mất tác dụng cácthiết bị trợ giúp hành hải;

Cơquan, tổ chức quản lý, khai thác các công trình, thiết bị... nếu tai nạn gây hưhỏng, tổn thất cho các công trình, thiết bị này;

SởKhoa học công nghệ và môi trường và Sở Thuỷ sản của tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương, nếu tai nạn gây ra hoặc có khả năng gây ra sự cố môi trường hay tổnhại nguồn lợi thuỷ sản.

2.Trường hợp tai nạn xẩy ra với các tàu biển Việt Nam khi hoạt động ngoài phạm vicác vùng biển Việt Nam, Thuyền trưởng phải báo cáo theo yêu cầu của quốc giaven biển và gửi Báo cáo khẩn cho Cục Hàng hải Việt Nam trong vòng 24 giờkể từ khi tai nạn xẩy ra.

Nếutai nạn thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng, Thuyền trưởng hoặc Chủ tàuphải báo cáo cho Đại sứ quán (Lãnh sự quán) hoặc Cơ quan ngoại giao Việt Namtại nước đó biết, hỗ trợ giải quyết.

3.Báo cáo khẩn có thể được gửi qua một trong những phương thức thông tinliên lạc như điện tín, fax, telex hay thư điện tử (e-mail).

Trườnghợp tai nạn xẩy ra trong phạm vi vùng nước cảng biển, khu vực hàng hải ở ViệtNam, thì Thuyền trưởng của tàu có thể báo cáo khẩn cho Trực ban Cảng vụ hànghải qua VHF hoặc điện thoại của tàu, nhưng sau đó vẫn phải báo cáo bằng vănbản.

4.Đối với tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng, sau khi nhận được Báocáo khẩn, Cục Hàng hải Việt Nam phải báo cáo ngay cho Bộ Giao thông vậntải.

5.Báo cáo khẩn theo Biểu số 1 ban hành kèm theo Thể lệ này.

Điều 7: Báo cáo chi tiết.

1.Tiếp theo Báo cáo khẩn, Thuyền trưởng tàu biển phải thực hiện Báo cáo chitiết theo Biểu số 2 ban hành kèm theo Thể lệ này;

2.Căn cứ vào vị trí xẩy ra tai nạn, Thuyền trưởng phải thực hiện báo cáo như sau:

a.Nếu tai nạn xẩy ra trong phạm vi vùng nước các cảng biển, khu vực hàng hải ởViệt Nam thì Báo cáo chi tiết phải gửi cho Cảng vụ hàng hải có tráchnhiệm quản lý Nhà nước về chuyên ngành hàng hải tại cảng biển, khu vực hàng hảiđó trong vòng 24 giờ kể từ khi tai nạn xẩy ra.

b.Nếu vị trí xẩy ra tai nạn không thuộc phạm vi vùng nước các cảng biển, khu vựchàng hải ở Việt Nam nhưng trong phạm vi các vùng biển Việt Nam và sau khi xẩyra tai nạn tàu vào neo, đậu tại vùng nước cảng biển Việt Nam thì Báo cáo chitiết phải gửi cho Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm quản lý Nhà nước vềchuyên ngành hàng hải tại cảng biển đó trong vòng 24 giờ kể từ khi tàu đến vịtrí neo, đậu.

c.Trường hợp sau khi xẩy ra tai nạn tàu không vào neo, đậu tại vùng nước thuộcmột trong những cảng biển Việt Nam thì Báo cáo chi tiết phải được gửi choCục Hàng hải Việt Nam trong vòng 48 giờ kể từ khi tàu đến cảng ghé đầu tiên saukhi xẩy ra tai nạn.

d.Nếu tai nạn liên quan đến tàu biển Việt Nam khi hoạt động ngoài phạm vi cácvùng biển Việt Nam thì Báo cáo chi tiết phải được gửi cho Cục Hàng hảiViệt Nam trong vòng 48 giờ kể từ khi tàu đến cảng ghé đầu tiên sau khi xẩy ratai nạn.

Điều 8: Báo cáo định kỳ.

Tấtcả các tai nạn hàng hải xẩy ra trong phạm vi các vùng biển Việt Nam và tai nạnliên quan đến các tàu biển Việt Nam đều phải thực hiện báo cáo định kỳ theo quyđịnh sau:

1.Chủ tàu Việt Nam phải lập sổ theo dõi, cập nhật thường xuyên các tai nạn hànghải xẩy ra với đội tàu của mình theo Biểu số 3 ban hành kèm theo Thể lệ này.

Hàngquý Chủ tàu Việt Nam phải báo cáo bằng văn bản cho Cục Hàng hải Việt Nam về tainạn xẩy ra với đội tàu của mình. Thời gian gửi Báo cáo quý chậm nhất là vàongày mồng 10 tháng đầu của quý sau phải gửi báo cáo của quý trước đó.

2.Cảng vụ hàng hải phải lập sổ theo dõi, cập nhật thường xuyên tai nạn hàng hảixẩy ra trong khu vực trách nhiệm của cơ quan mình và tai nạn hàng hải do cơquan mình tiến hành điều tra theo Biểu số 3 ban hành kèm theo Thể lệ này.

Hàngquý Cảng vụ hàng hải phải báo cáo bằng văn bản cho Cục Hàng hải Việt Nam về cáctai nạn nói trên. Thời gian gửi Báo cáo quý của Cảng vụ hàng hải như quy địnhtại khoản 1 Điều này.

3.Hàng quý và hàng năm Cục Hàng hải Việt Nam phải báo cáo bằng văn bản cho Bộgiao thông vận tải về các tai nạn hàng hải xẩy ra trong phạm vi các vùng biểnViệt Nam và tai nạn của tàu biển Việt Nam theo Biểu số 4 ban hành kèm theo Thểlệ này.

Thờigian gửi Báo cáo quý chậm nhất là ngày 15 tháng đầu của quý sau phải gửi báocáo của quý trước đó và Báo cáo năm chậm nhất là ngày 20 tháng 01 năm sau gửibáo cáo của năm trước.

4.Chủ tàu Việt Nam và Cảng vụ hàng hải phải kịp thời phân tích, đánh giá nguyênnhân các tai nạn hàng hải để có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế tai nạn tươngtự xẩy ra với đội tàu của mình hoặc xẩy ra trong phạm vi khu vực trách nhiệmcủa cơ quan mình.

Chương III

Điều tra tai nạn hàng hải

Điều 9: Yêu cầu điều tra tai nạn hàng hải.

Cáctai nạn hàng hải quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thể lệ này phải được điều trađúng quy định, kịp thời, toàn diện và khách quan.

Điều 10: Trách nhiệm điều tra tai nạn hàng hải.

1.Giám đốc Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm tổ chức điều tra các tai nạn hàng hảixẩy ra trong khu vực trách nhiệm của mình và các tai nạn hàng hải khác do Cụchàng hải Việt Nam hoặc cấp có thẩm quyền giao.

2.Tuỳ theo mức độ phức tạp của tai nạn hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyếtđịnh số lượng cán bộ tham gia điều tra tai nạn, song tối thiểu phải là 02 ngườiđủ trình độ về chuyên môn chuyên ngành.

3.Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải hoặc Cục trưởng Cục Hànghải Việt Nam quyết định thành lập Tổ điều tra tai nạn hàng hải.

Điều 11: Thời hạn điều tra tai nạn hàng hải.

1.Đối với các tai nạn hàng hải nêu tại khoản 2.a Điều 7 thì thời hạn điều trakhông quá 30 ngày kể từ ngày tai nạn xẩy ra.

2.Đối với các tai nạn hàng hải nêu tại khoản 2.b, khoản 2.c Điều 7 thì thời hạnđiều tra không quá 30 ngày kể từ ngày tàu đến cảng ghé đầu tiên ở Việt Nam saukhi bị tai nạn.

3.Đối với các tai nạn hàng hải nêu tại khoản 2.d Điều 7 thì thời hạn và quy môđiều tra tai nạn do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định.

4.Trong trường hợp phức tạp, việc điều tra tai nạn hàng hải không thể hoàn thànhtrong thời hạn nêu trên thì Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải kịp thời báo cáobằng văn bản cho Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định.

Điều 12: Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ điều tra tai nạn hàng hải

1.Lập Kế hoạch điều tra tai nạn hàng hải;

2.Được yêu cầu:

Cácbên liên quan đến tai nạn có biện pháp giữ nguyên hiện trường;

Nhữngngười liên quan đến tai nạn tường trình bằng văn bản vấn đề họ biết về điềukiện, hoàn cảnh, diễn biến của tai nạn và đối tượng liên quan đến tai nạn. Trườnghợp cần thiết phải thẩm vấn những người này thì cán bộ điều tra phải thông báocho họ biết trước về thời gian, địa điểm tiến hành thẩm vấn;

Thuyềntrưởng của tàu cung cấp bản sao Nhật ký hàng hải, Nhật ký máy tàu, Nhật ký taychuông, Nhật ký Vô tuyến điện, bản ghi hướng đi, hải đồ khu vực tàu bị nạn vàcác dữ liệu cần thiết khác về tàu và trang thiết bị trên tàu;

Cáccơ quan, tổ chức hữu quan như: Cơ quan phân cấp và giám sát kỹ thuật của tàu,Chủ tàu, Đại lý của tàu, Đài thông tin duyên hải, Trung tâm phối hợp tìm kiếm -cứu nạn hàng hải, Trung tâm điều hành Hệ thống giám sát lưu thông tàu biển(VTS), Bảo đảm an toàn hàng hải, Hoa tiêu hàng hải và các cơ quan, tổ chức cóliên quan khác cung cấp thông tin cần thiết cho việc điều tra tai nạn hàng hải;

3.Đến nơi xẩy ra tai nạn và lên tàu kiểm tra hiện trường, xem xét các vị trí làmviệc và lấy các vật mẫu cần thiết cho công tác điều tra. Khi tiến hành các côngviệc này, nhất thiết phải có sự chứng kiến, xác nhận của người có thẩm quyềntrên tàu và tránh ảnh hưởng đến sự vận hành an toàn của tàu;

4.Kiểm tra, sao in hồ sơ, giấy tờ đăng ký hành chính, đăng kiểm, bảo hiểm, kỹthuật của tàu và trang thiết bị kỹ thuật có liên quan; bằng cấp, chứng chỉchuyên môn của thuyền viên để phục vụ việc đánh giá tình trạng kỹ thuật củatrang thiết bị có liên quan và khả năng đi biển của tàu trước chuyến đi và ngaykhi xẩy ra tai nạn;

5.Sử dụng các thiết bị ghi âm, chụp ảnh và ghi hình trong quá trình điều tra, nếuthấy cần thiết;

6.Báo cáo bằng văn bản về quá trình điều tra tai nạn cho Giám đốc cảng vụ hànghải hoặc Thủ trưởng cơ quan giao nhiệm vụ điều tra tai nạn hàng hải.

Điều 13: Điều tra tai nạn hàng hải.

1.Ngay sau khi nhận được Báo cáo khẩn quy định tại Điều 6 Thể lệ này hoặcbất kể một nguồn tin nào về tai nạn xẩy ra trong khu vực trách nhiệm của mìnhthì Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải cho tiến hành xác minh thông tin nhận đượcđể triển khai công tác điều tra tai nạn hàng hải.

2.Công tác điều tra tai nạn thực hiện theo trình tự sau:

a.Chỉ định cán bộ chủ trì điều tra và các thành viên hỗ trợ công tác điều tra;

b.Thu thập các thông tin ban đầu về tai nạn;

c.Thông qua Kế hoạch điều tra do cán bộ chủ trì điều tra đề xuất;

d.Đến nơi xẩy ra tai nạn, lên tàu kiểm tra tại chỗ các hư hỏng và vết tích để lạisau tai nạn để xác định, thu thập chứng cứ (văn chứng, vật chứng) cần thiết;

đ.Tiến hành thẩm vấn những người liên quan đến tai nạn và những người chứng kiếntai nạn;

e.Tổng hợp các thông tin thu thập được. Nếu thấy cần thiết có thể tiến hành kiểmtra và thẩm vấn bổ sung để làm rõ thêm những vấn đề còn nghi vấn;

f.Căn cứ quy định pháp luật hiện hành về an toàn hàng hải, tiến hành phân tíchcác thông tin thu thập được, kể cả các kết luận giám định vật mẫu, vết tíchliên quan đến tai nạn.

3.Đối với tai nạn hàng hải mà các cơ quan khác thực hiện điều tra theo chức năngcủa họ, Giám đốc Cảng vụ hàng hải vẫn phải cho tiến hành điều tra theo Thể lệnày.

4.Trường hợp cần thiết, Giám đốc Cảng vụ hàng hải có thể hợp đồng với các chuyêngia am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ hàng hải hay các cơ quan giám định, cácphòng thí nghiệm.v.v... để tư vấn về một lĩnh vực chuyên sâu, giám định và phântích các vật mẫu liên quan đến tai nạn.

Điều 14: Kết luận điều tra tai nạn.

1.Nội dung văn bản Kết luận điều tra tai nạn bao gồm:

a.Kết luận về điều kiện, hoàn cảnh xẩy ra tai nạn; các vi phạm, các yếu tố haykhả năng cấu thành nguyên nhân gây tai nạn. Các kết luận này phải trên cơ sởpháp luật, chứng cứ xác đáng;

b.Biện pháp hoặc kiến nghị biện pháp phòng ngừa, hạn chế tai nạn tương tự;

c.Biện pháp xử lý hành chính thuộc thẩm quyền của Giám đốc Cảng vụ hàng hải hoặckiến nghị biện pháp xử lý để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối vớinhững hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý của mình.

2.Văn bản Kết luận điều tra tai nạn phải gửi cho mỗi bên liên quan một bản, mộtbản gửi cho Cục Hàng hải Việt Nam chậm nhất là vào ngày kết thúc thời hạn điềutra tai nạn. Trường hợp tai nạn đặc biệt nghiêm trọng thì văn bản Kết luận điềutra tai nạn phải gửi cho Bộ Giao thông vận tải.

Bảnsao văn bản Kết luận điều tra tai nạn có thể được cấp cho cá nhân hoặc phápnhân khác có liên quan trực tiếp đến tai nạn, nếu họ có văn bản yêu cầu Cảng vụhàng hải cung cấp.

Điều 15: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

1.Nếu Chủ tàu hoặc người quản lý các công trình, thiết bị bị thiệt hại do tai nạnhàng hải không đồng ý với kết luận về các hành vi vi phạm và nguyên nhân gâytai nạn nêu trong văn bản Kết luận điều tra tai nạn (sau đây gọi chung là ngườikhiếu nại) thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đó (theo dấubưu điện đến), phải có đơn khiếu nại gửi Giám đốc Cảng vụ hàng hải.

Trongthời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Giám đốc Cảng vụ hàng hảiphải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết, trường hợpkhông thụ lý thì phải nêu rõ lý do. Thời hạn giải quyết khiếu nại của Giám đốcCảng vụ hàng hải không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại; đối vớivụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưngkhông quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.

Cụctrưởng Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việcgiải quyết khiếu nại của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.

2.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nạicủa Giám đốc Cảng vụ hàng hải mà người khiếu nại không đồng ý, thì có quyềnkhiếu nại lên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Trong trường hợp này, ngườikhiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại củaGiám đốc Cảng vụ hàng hải và các tài liệu liên quan đến khiếu nại.

Trongthời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Cục trưởng Cục Hàng hảiViệt Nam phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại và Giám đốcCảng vụ hàng hải đã giải quyết khiếu nại biết; trường hợp không thụ lý thì phảinêu rõ lý do. Thời hạn giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Hàng hải ViệtNam không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại; đối với vụ việc phứctạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60ngày.

3.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nạicủa Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam mà người khiếu nại không đồng ý, thì cóquyền khiếu nại lên Bộ trưởng giao thông vận tải. Trong trường hợp này, ngườikhiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại của Cụctrưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Thủtục, thời hạn thụ lý, giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng giao thông vận tải nhưquy định tại khoản 2 Điều này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Phạm Thế Minh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.