• Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
  • Ngày có hiệu lực: 07/10/2001
  • Ngày hết hiệu lực: 05/04/2009
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 48/2001/TT-BTC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long An, ngày 25 tháng 6 năm 2001

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện qui định về thuế đối với các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động

tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật dầu khí

 

Căn cứ Luật dầu khí được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 6/7/1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật dầu khí được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 9/6/2000 và Nghị định số 48/2000/ NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật dầu khí;

 

Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/11/1996, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 9/6/2000 và Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

Căn cứ các Luật, Pháp lệnh về thuế hiện hành của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các Nghị định của Chính phủ qui định chi tiết thi hành các Luật, pháp lệnh thuế;

Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện qui định về thuế đối với các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định của Luật dầu khí như sau:

 

Phần thứ nhất

 

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Các hướng dẫn tại Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam theo qui định của Luật dầu khí và Nghị định số 48/2000/ NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật dầu khí (dưới đây gọi tắt là Nghị định số 48/2000/NĐ-CP).

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí thực hiện các qui định về thuế hướng dẫn tại Thông tư này theo từng hợp đồng dầu khí, cụ thể:

* Đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng chia sản phẩm, người điều hành chịu trách nhiệm thay mặt các bên nhà thầu kê khai, nộp thuế (dưới đây gọi chung là đối tượng nộp thuế).

* Đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng điều hành chung, Công ty điều hành chung chịu trách nhiệm thay mặt các bên nhà thầu kê khai, nộp thuế (dưới đây gọi chung là đối tượng nộp thuế).

* Đối với hợp đồng dầu khí được ký kết dưới hình thức hợp đồng liên doanh để thành lập doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh là đối tượng nộp thuế.

* Đối với trường hợp Tổng công ty dầu khí Việt Nam tự tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, Tổng công ty dầu khí Việt Nam là đối tượng nộp thuế.

3. Trường hợp một tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo nhiều hợp đồng dầu khí khác nhau thì việc thực hiện qui định về thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện riêng rẽ theo từng hợp đồng dầu khí.

4. Trường hợp các bên nhà thầu tham gia hợp đồng dầu khí dưới hình thức hợp đồng chia sản phẩm hoặc hợp đồng điều hành chung, nhận các phần chia theo hợp đồng bằng dầu khí và chịu trách nhiệm tiêu thụ phần dầu khí được chia thì việc kê khai và nộp các loại thuế từ hoạt động khai thác dầu khí thực hiện theo hướng dẫn riêng.

5. Trường hợp tại các điều ước quốc tế, hiệp định liên Chính phủ, Chính phủ Việt Nam tham gia ký kết có qui định về thuế đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí khác với qui định về thuế tại Thông tư này thì việc nộp thuế của tổ chức, cá nhân tiến hành tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí thực hiện theo các điều ước quốc tế, hiệp định liên Chính phủ đã ký kết.

Phần thứ hai

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC QUI ĐỊNH VỀ THUẾ

I. THUẾ TÀI NGUYÊN:

1. Đối tượng chịu thuế:

Toàn bộ sản lượng dầu thô và khí thiên nhiên thực, khai thác của toàn bộ diện tích hợp đồng dầu khí là đối tượng chịu thuế tài nguyên.

Trường hợp trong quá trình khai thác dầu thô và khí thiên nhiên, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được phép khai thác tài nguyên khác, thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật về thuế tài nguyên thì thực hiện nộp thuế tài nguyên theo qui định của pháp luật hiện hành.

2. Xác định số thuế phải nộp:

Thuế tài nguyên đối với dầu thô, khí thiên nhiên được xác định trên cơ sở luỹ tiến từng phần của tổng sản lượng dầu thô, khí thiên nhiên thực, khai thác trong kỳ nộp thuế tính theo sản lượng dầu thô, khí thiên nhiên bình quân mỗi ngày khai thác được của toàn bộ diện tích hợp đồng.

Xác định thuế tài nguyên bằng dầu khí phải nộp:

 

Thuế tài nguyên bằng dầu thô, khí thiên nhiên

=

Sản lượng dầu thô hoặc khí thiên nhiên chịu thuế tài nguyên bình quân/ngày trong kỳ nộp thuế

x

Thuế suất thuế tài nguyên

x

Số ngày khai thác dầu thô hoặc khí thiên nhiên trong kỳ nộp thuế

 

Trong đó:

* Sản lượng dầu thô hoặc khí thiên nhiên chịu thuế tài nguyên bình quân/ngày là toàn bộ sản lượng dầu thô hoặc khí thiên nhiên thực chịu thuế tài nguyên, khai thác trong kỳ nộp thuế, chia cho số ngày khai thác trong kỳ nộp thuế.

* Thuế suất thuế tài nguyên: quy định tại Biểu thuế tài nguyên, Điều 44, Điều 45 của Nghị định số 48/2000/ NĐ-CP, cụ thể:

Đối với dầu thô:

 

Sản lượng khai thác

Dự án khuyến khích đầu tư

Dự án khác

Đến 20.000 thùng/ngày

Trên 20.000 thùng đến 50.000 thùng/ngày

Trên 50.000 thùng đến 75.000 thùng/ngày

Trên 75.000 thùng đến 100.000 thùng/ngày

Trên 100.000 thùng đến 150.000 thùng/ngày

Trên 150.000 thùng/ngày

4%

6%

8%

10%

15%

20%

6%

8%

10%

15%

20%

25%

 

Đối với khí thiên nhiên:

 

Sản lượng khai thác

Dự án khuyến

khích đầu tư

Dự án khác

Đến 5 triệu m3/ngày

Trên 5 triệu m3 đến 10 triệu m3/ngày

Trên 10 triệu m3/ngày

0%

3%

6%

0%

5%

10%

 

Các hợp đồng dầu khí đã ký kết trước ngày Luật dầu khí có hiệu lực thi hành, không có thoả thuận về thuế suất thuế tài nguyên hoặc có thoả thuận nhưng thuế suất khác với thuế suất nêu trên thì được áp dụng thuế suất nêu trên đối với sản lượng dầu khí thực, khai thác kể từ ngày 1/7/2000 (ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật dầu khí có hiệu lực thi hành).

Thuế suất thuế tài nguyên đối với dầu thô hoặc khí thiên nhiên khai thác từ các hợp đồng của dự án khuyến khích đầu tư dầu khí căn cứ vào danh mục các dự án khuyến khích đầu tư dầu khí do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

* Số ngày khai thác dầu thô hoặc khí thiên nhiên trong kỳ nộp thuế là số ngày tiến hành hoạt động khai thác dầu thô hoặc khí thiên nhiên trong kỳ nộp thuế, không bao gồm các ngày ngừng sản xuất do mọi nguyên nhân.

Ví dụ 1: Xác định thuế tài nguyên bằng dầu thô phải nộp đối với trường hợp khai thác dầu thô:

Giả sử:

+ Tổng sản lượng dầu thô thực, khai thác trong kỳ nộp thuế: 15.600.000 thùng

+ Số ngày sản xuất trong kỳ nộp thuế: 78 ngày

+ Sản lượng dầu thô chịu thuế tài nguyên bình quân ngày trong kỳ nộp thuế: 200.000 thùng/ngày (15.600.000 thùng: 78 ngày)

+ Dầu thô được khai thác từ hợp đồng không thuộc danh mục dự án khuyến khích đầu tư (trường hợp dầu thô được khai thác từ hợp đồng thuộc danh mục dự án khuyến khích đầu tư thì tính tương tự với thuế suất thuế tài nguyên áp dụng đối với dự án khuyến khích đầu tư)

Thuế tài nguyên bằng dầu thô phải nộp trong kỳ nộp thuế:

{(20.000 x 6%) + (30.000 x 8%) + (25.000 x 10%) + (25.000 x 15%) + (50.000 x 20%) + (50.000 x 25%)} x 78 ngày = 2.523.300 thùng.

Ví dụ 2: Xác định thuế tài nguyên bằng khí thiên nhiên phải nộp đối với trường hợp khai thác khí thiên nhiên:

Giả sử:

+ Tổng sản lượng khí thiên nhiên thực, khai thác trong kỳ nộp thuế: 858.000.000 m3

+ Số ngày sản xuất trong quý: 78 ngày

+ Sản lượng khí thiên nhiên chịu thuế tài nguyên bình quân ngày trong kỳ nộp thuế: 11.000.000 m3 (858.000.000 m3:78 ngày)

+ Khí thiên nhiên được khai thác từ hợp đồng không thuộc danh mục dự án khuyến khích đầu tư (trường hợp khí thiên nhiên được khai thác từ hợp đồng thuộc danh mục dự án khuyến khích đầu tư thì tính tương tự với thuế suất thuế tài nguyên áp dụng đối với dự án khuyến khích đầu tư).

Thuế tài nguyên bằng khí thiên nhiên phải nộp trong kỳ nộp thuế:

{(5.000.000 x 5%) + (1.000.000 x 10%)} x 78 ngày = 27.300.000 m3

3. Kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế:

Thuế tài nguyên được nộp bằng tiền hoặc bằng dầu khí. Trường hợp thuế tài nguyên được nộp bằng dầu khí thì cơ quan thuế sẽ thông báo bằng văn bản trước 6 tháng và hướng dẫn cụ thể về việc kê khai, nộp thuế tài nguyên bằng dầu khí.

Kỳ nộp thuế tài nguyên là quý (3 tháng) theo năm dương lịch.

- Kỳ nộp thuế tài nguyên đầu tiên bắt đầu từ ngày khai thác dầu khí đầu tiên cho đến ngày kết thúc quý.

- Kỳ nộp thuế tài nguyên cuối cùng bắt đầu từ ngày đầu tiên của quý đến ngày kết thúc khai thác dầu khí.

3.1. Tạm nộp thuế tài nguyên:

3.1.1 Số tiền thuế tài nguyên tạm nộp được xác định như sau:

Số tiền thuế

tài nguyên

tạm nộp

=

Sản lượng dầu thô

hoặc khí thiên nhiên

thực tế xuất bán

x

Tỷ lệ thuế

tài nguyên tạm nộp

x

Giá tính thuế

tài nguyên

tạm nộp

Trong đó:

- Sản lượng dầu thô hoặc khí thiên nhiên thực tế xuất bán là sản lượng dầu thô hoặc khí thiên nhiên thực, đã xuất bán.

- Tỷ lệ thuế tài nguyên tạm nộp được xác định như hướng dẫn dưới đây:

 

Tỷ lệ thuế tài nguyên tạm nộp

=

Thuế tài nguyên bằng dầu khí dự kiến phải nộp trong năm

----------------------------------------------------------------------

Sản lượng dầu khí chịu thuế tài nguyên trong năm

x 100%

+ Thuế tài nguyên bằng dầu khí dự kiến phải nộp trong năm được xác định theo hướng dẫn tại điểm 2, Mục I, Phần thứ hai Thông tư này, trên cơ sở sản lượng dầu khí dự kiến khai thác trong năm.

+ Sản lượng dầu khí chịu thuế tài nguyên trong năm là sản lượng dầu khí thực, dự kiến khai thác trong năm.

Chậm nhất là 60 ngày trước khi kết thúc năm dương lịch, đối tượng nộp thuế phải gửi đến Bộ Tài chính dự kiến sản lượng dầu khí thực khai thác và dự kiến số ngày khai thác dầu khí của năm sau.

Căn cứ sản lượng dầu khí thực, dự kiến khai thác hàng năm và Biểu thuế tài nguyên đối với dầu thô và khí thiên nhiên, trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, Bộ Tài chính hoặc cơ quan được Bộ Tài chính uỷ quyền xác định và thông báo cho đối tượng nộp thuế tỷ lệ thuế tài nguyên tạm nộp năm sau.

Trong quá trình tạm nộp thuế tài nguyên, trường hợp dự kiến sản lượng dầu khí khai thác và dự kiến số ngày khai thác dầu khí 6 tháng cuối năm thay đổi so với kế hoạch đã báo cáo làm tăng hoặc giảm tỷ lệ tạm nộp thuế tài nguyên từ 15% trở lên so với tỷ lệ tạm nộp thuế tài nguyên Bộ Tài chính đã thông báo thì đối tượng nộp thuế có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 5, để xác định lại tỷ lệ tạm nộp thuế tài nguyên trong 6 tháng cuối năm.

Ví dụ 3: Xác định tỷ lệ thuế tài nguyên tạm nộp:

- Xác định tỷ lệ thuế tài nguyên tạm nộp đối với dầu thô:

Giả sử:

+ Sản lượng dầu thô thực, dự kiến khai thác trong năm: 62.400.000 thùng;

+ Số ngày dự kiến khai thác trong năm: 312 ngày;

+Sản lượng dầu thô chịu thuế tài nguyên bình quân ngày:200.000 thùng/ngày;

+ Thuế tài nguyên dự kiến phải nộp trong năm (xác định như hướng dẫn tại điểm 2, Mục I, Phần thứ hai Thông tư này): 10.093.200 thùng

Tỷ lệ thuế tài nguyên tạm nộp từ khai thác dầu thô là:

 

10.093.200

--------------

62.400.000

x

100%

=

16,175%

 

- Xác định tỷ lệ thuế tài nguyên tạm nộp đối với khí thiên nhiên:

Giả sử:

+ Sản lượng khí thiên nhiên thực, dự kiến khai thác trong năm: 3.432.000.000 m3;

+ Số ngày dự kiến khai thác trong năm: 312 ngày;

+ Sản lượng khí thiên nhiên chịu thuế tài nguyên bình quân ngày: 11.000.000 m3/ngày;

+ Thuế tài nguyên dự kiến phải nộp trong năm (xác định như hướng dẫn tại điểm 2, Mục I, Phần thứ hai Thông tư này): 109.200.000 m3

Tỷ lệ thuế tài nguyên tạm nộp từ khai thác khí thiên nhiên là:

 

109.200.000

-------------------

3.432.000.000

x

100%

=

3,181%

 

 

* Giá tính thuế tài nguyên tạm nộp là giá bán dầu khí tại điểm giao nhận của từng lần xuất bán theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng. Trường hợp dầu khí không được bán theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng thì cơ quan thuế địa phương nơi đối tượng nộp thuế đăng ký thuế (dưới đây gọi chung là cơ quan thuế địa phương) sẽ xác định giá tính thuế tài nguyên theo nguyên tắc sau:

- Đối với dầu thô: cơ quan thuế địa phương xác định giá tính thuế tài nguyên trên cơ sở trung bình cộng của giá bán dầu thô cùng loại trên thị trường quốc tế của 3 tuần liên tục: tuần trước, tuần chuyển giao và tuần tiếp theo tuần chuyển giao dầu thô. Đối tượng nộp thuế có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thuế các thông tin về thành phần, chất lượng của dầu thô đang khai thác. Khi cần thiết, cơ quan thuế có thể tham khảo ý kiến Tổng công ty dầu khí Việt Nam về việc xác định giá dầu thô đang khai thác của đối tượng nộp thuế trong số các loại dầu thô được công bố giá bán trên thị trường quốc tế.

- Đối với khí thiên nhiên: cơ quan thuế địa phương xác định giá tính thuế tài nguyên trên cơ sở giá bán khí thiên nhiên cùng loại trên thị trường, địa điểm giao nhận và các yếu tố liên quan khác. Khi cần thiết, cơ quan thuế có thể tham khảo ý kiến Tổng công ty dầu khí Việt Nam về việc xác định giá tính thuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên.

3.1.2 Thời hạn kê khai, tạm nộp thuế tài nguyên:

- Đối với khai thác dầu thô:

Trong vòng 35 ngày kể từ ngày xuất bán dầu thô, đối tượng nộp thuế phải kê khai và gửi cho cơ quan thuế tờ khai tạm nộp thuế tài nguyên (mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này), đồng thời tạm nộp thuế tài nguyên theo kê khai đối với sản lượng dầu thô thực xuất bán vào Kho Bạc Nhà nước.

- Đối với khai thác khí thiên nhiên:

Chậm nhất là ngày 10 của tháng sau, đối tượng nộp thuế kê khai và gửi cho cơ quan thuế tờ khai tạm nộp thuế tài nguyên (mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này) và nộp thuế tài nguyên đối với sản lượng khí thiên nhiên thực, khai thác của tháng trước vào Kho bạc Nhà nước theo thời hạn ghi trên thông báo thuế nhưng chậm nhất không được quá ngày 25 của tháng sau.

Quá thời hạn trên, nếu đối tượng nộp thuế chưa gửi tờ khai tạm nộp thuế tài nguyên và các tài liệu đính kèm về việc đã tạm nộp thuế tài nguyên cho cơ quan thuế thì cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế tài nguyên, thông báo cho đối tượng nộp thuế số thuế tài nguyên tạm nộp, ra quyết định về xử phạt chậm kê khai, nộp thuế theo qui định của pháp luật hiện hành và thông báo thời hạn nộp thuế tài nguyên theo ấn định của cơ quan thuế và tiền phạt (nếu có).

3.2. Quyết toán thuế tài nguyên:

Thuế tài nguyên được quyết toán trên cơ sở sản lượng dầu khí thực, thực tế khai thác trong kỳ nộp thuế, cụ thể như sau:

3.2.1. Quyết toán thuế tài nguyên đối với khai thác dầu thô:

3.2.1a) Xác định thuế tài nguyên bằng dầu thô phải nộp trong kỳ nộp thuế:

 

Thuế tài nguyên

bằng dầu thô

phải nộp trong

kỳ nộp thuế

=

Sản lượng dầu thô

chịu thuế tài nguyên bình quân/ ngày

trong kỳ nộp thuế

x

Thuế suất

thuế

tài nguyên

x

Số ngày khai thác dầu thô

trong kỳ

nộp thuế

 

3.2.1b) Xác định tỷ lệ thuế tài nguyên bằng dầu thô của sản lượng khai thác trong kỳ nộp thuế:

 

Tỷ lệ thuế tài nguyên bằng dầu thô trong kỳ nộp thuế

=

Thuế tài nguyên bằng dầu thô phải nộp trong kỳ nộp thuế

------------------------------------------------

Sản lượng dầu thô khai thác trong kỳ nộp thuế

x 100%

 

3.2.1c) Xác định thuế tài nguyên bằng dầu thô xuất bán trong kỳ nộp thuế:

 

Thuế tài nguyên bằng

dầu thô xuất bán trong kỳ nộp thuế

=

Sản lượng

dầu thô

xuất bán

x

Tỷ lệ thuế tài nguyên

bằng dầu thô

trong kỳ nộp thuế

 

3.2.1d) Xác định thuế tài nguyên bằng dầu thô chưa xuất bán trong kỳ nộp thuế để làm cơ sở quyết toán thuế tài nguyên bằng dầu thô phải nộp cho kỳ nộp thuế tiếp theo:

 

Thuế tài nguyên bằng dầu thô

chưa xuất bán trong kỳ nộp thuế

=

Thuế tài nguyên bằng dầu thô chưa xuất bán trong kỳ nộp thuế trước

+

Thuế tài nguyên bằng dầu thô

phải nộp trong

kỳ nộp thuế

-

Thuế tài nguyên bằng dầu thô

xuất bán trong

kỳ nộp thuế

 

3.2.1e) Xác định số tiền phải nộp từ xuất bán thuế tài nguyên bằng dầu thô trong kỳ nộp thuế:

 

Số tiền phải nộp từ xuất bán thuế tài nguyên bằng dầu thô trong kỳ nộp thuế

=

Thuế tài nguyên bằng dầu thô xuất bán trong kỳ nộp thuế

x

Giá tính thuế tài nguyên đối với dầu thô

 

Trong đó:

* Thuế tài nguyên bằng dầu thô xuất bán trong kỳ nộp thuế xác định như hướng dẫn tại điểm 3.2.1.c trên đây;

* Giá tính thuế tài nguyên đối với dầu thô: là giá bình quân gia quyền của dầu thô được bán tại điểm giao nhận theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng trong kỳ nộp thuế.

Ví dụ 4: Xác định giá tính thuế tài nguyên:

Giả sử: sản lượng dầu thô được bán trong quí (10.000.000 thùng) được xuất bán thành 3 lô: lô 1 có sản lượng là 2.000.000 thùng, bán với giá 18 USD/ thùng; lô 2 có sản lượng là 2.000.000 thùng, bán với giá 20 USD/ thùng; lô 3 có sản lượng là 6.000.000 thùng, bán với giá 14 USD/ thùng.

 

Giá tính thuế tài nguyên đối với dầu thô

=

( 2.000.0000 x 18) +

(2.000.0000 x 20) +

(6.000.0000 x 14)

-------------------------

10.000.000

 

=

16 USD/thùng

 

Trường hợp dầu thô không được bán theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng thì giá tính thuế tài nguyên xác định như hướng dẫn tại điểm 3.1, Mục I, Phần thứ hai Thông tư này.

3.2.1f) Xác định số tiền nộp thiếu (hoặc thừa) từ xuất bán thuế tài nguyên bằng dầu thô trong kỳ nộp thuế:

 

Số tiền nộp thiếu (hoặc thừa) từ xuất bán thuế tài nguyên bằng dầu thô trong kỳ

nộp thuế

=

Số tiền xuất bán thuế tài nguyên bằng dầu thô nộp thiếu (hoặc thừa) trong kỳ nộp thuế

trước

+

Số tiền xuất bán thuế tài nguyên bằng dầu thô phải nộp trong kỳ nộp thuế

-

Số tiền tạm nộp thuế

tài nguyên trong kỳ

nộp thuế

 

Trong đó:

* Số tiền xuất bán thuế tài nguyên bằng dầu thô nộp thiếu (hoặc thừa) trong kỳ nộp thuế trước được xác định theo tờ khai quyết toán thuế tài nguyên của kỳ nộp thuế trước.

* Số tiền xuất bán thuế tài nguyên bằng dầu thô phải nộp trong kỳ nộp thuế xác định như hướng dẫn tại điểm 3.2.1.e, Mục I, Phần thứ hai Thông tư này.

* Số tiền tạm nộp thuế tài nguyên xác định như hướng dẫn tại điểm 3.1 Mục I, Phần thứ hai Thông tư này.

3.2.2. Quyết toán thuế tài nguyên đối với khai thác khí thiên nhiên:

3.2.2a) Xác định thuế tài nguyên bằng khí thiên nhiên phải nộp trong kỳ nộp thuế:

 

Thuế tài nguyên

bằng khí thiên nhiên phải nộp trong kỳ nộp thuế

=

Sản lượng khí thiên nhiên chịu thuế tài nguyên bình quân/ ngày trong kỳ nộp thuế

x

Thuế suất

thuế

tài

nguyên

x

Số ngày khai thác khí

thiên nhiên

trong kỳ

nộp thuế

 

3.2.2b) Xác định số tiền phải nộp từ xuất bán thuế tài nguyên bằng khí thiên nhiên trong kỳ nộp thuế:

 

Số tiền phải nộp từ

xuất bán thuế tài nguyên bằng khí thiên nhiên trong kỳ nộp thuế

=

Thuế tài nguyên bằng khí thiên nhiên phải nộp trong kỳ nộp thuế

x

Giá tính thuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên

 

Trong đó:

* Thuế tài nguyên bằng khí thiên nhiên phải trong kỳ nộp thuế xác định như hướng dẫn tại điểm (a) trên đây;

* Giá tính thuế tài nguyên đối với khí thiên nhiên: là giá bán theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng tại điểm giao nhận trong kỳ nộp thuế.

Trường hợp khí thiên nhiên không được bán theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng thì giá tính thuế tài nguyên xác định như hướng dẫn tại điểm 3.1 Mục I, Phần thứ hai Thông tư này.

3.2.2c) Xác định số tiền nộp thiếu (hoặc thừa) từ xuất bán thuế tài nguyên bằng khí thiên nhiên trong kỳ nộp thuế:

 

Số tiền nộp thiếu (hoặc thừa) từ xuất bán thuế tài nguyên bằng khí thiên nhiên trong kỳ

nộp thuế

=

Số tiền xuất bán thuế tài nguyên bằng khí thiên nhiên nộp thiếu (hoặc thừa) trong kỳ nộp thuế trước

+

Số tiền xuất

bán thuế tài nguyên bằng khí thiên nhiên phải nộp trong kỳ nộp thuế

-

Số tiền tạm nộp thuế tài nguyên trong kỳ nộp thuế

 

Trong đó:

* Số tiền xuất bán thuế tài nguyên bằng khí thiên nhiên nộp thiếu (hoặc thừa) trong kỳ nộp thuế trước được xác định theo tờ khai quyết toán thuế tài nguyên của kỳ nộp thuế trước.

* Số tiền phải nộp từ xuất bán thuế tài nguyên bằng khí thiên nhiên trong kỳ nộp thuế xác định như hướng dẫn tại điểm 3.2.2.b, Mục I, Phần thứ hai Thông tư này.

* Số tiền tạm nộp thuế tài nguyên xác định như hướng dẫn tại điểm 3.1, Mục I, Phần thứ hai Thông tư này.

Trong vòng 40 ngày đầu của quý sau, đối tượng nộp thuế phải kê khai và gửi cho cơ quan thuế bản quyết toán thuế tài nguyên của kỳ nộp thuế trước (mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này).

Khi quyết toán thuế, nếu số thuế tạm nộp trong kỳ nộp thuế lớn hơn số thuế phải nộp thì số thuế nộp thừa được trừ vào số thuế phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo; nếu số thuế tạm nộp trong kỳ nộp thuế ít hơn số thuế phải nộp thì đối tượng nộp thuế phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào Kho bạc Nhà nước cùng với thời hạn nộp tờ quyết toán thuế tài nguyên. Trường hợp phát hiện đối tượng nộp thuế kê khai quyết toán thuế tài nguyên không đúng, trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được quyết toán thuế tài nguyên, cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho đối tượng nộp thuế số thuế chính thức phải nộp trong kỳ nộp thuế trước và thời hạn thực hiện việc quyết toán thuế tài nguyên.

Quá thời hạn 40 ngày nêu trên, nếu đối tượng nộp thuế chưa gửi cho cơ quan thuế quyết toán thuế tài nguyên của kỳ nộp thuế trước thì cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ nộp thuế trước, thông báo cho đối tượng nộp thuế số thuế ấn định, số thuế đã tạm nộp trong kỳ nộp thuế, số thuế nộp thừa được trừ vào lần nộp thuế tiếp theo (nếu có), hoặc số thuế còn thiếu phải nộp và các quyết định về xử phạt chậm kê khai, nộp thuế theo qui định của pháp luật hiện hành và thời hạn nộp thuế còn thiếu, tiền phạt (nếu có).

Trường hợp không còn kỳ nộp thuế tiếp theo mà số thuế tài nguyên tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp trong kỳ nộp thuế thì Bộ Tài chính sẽ hoàn trả số thuế nộp thừa cho đối tượng nộp thuế. Hồ sơ đề nghị hoàn thuế thực hiện như hướng dẫn tại Thông tư số 25/2000/TT-BTC ngày 30/3/2000 của Bộ Tài chính bao gồm:

+ Công văn đề nghị hoàn lại số thuế nộp thừa. Nội dung công văn phải ghi rõ lý do đề nghị hoàn lại tiền thuế đã nộp; tên, mã số thuế, địa chỉ, số tài khoản của đối tượng đề nghị hoàn lại số thuế đã nộp;

+ Bảng kê số tiền thuế đã nộp của kỳ nộp thuế cuối cùng kèm theo các chứng từ nộp tiền vào Kho Bạc Nhà nước (bản sao có xác nhận của đối tượng xin hoàn thuế) và xác nhận của Kho Bạc Nhà nước về số tiền thuế đã nộp (ghi rõ số thuế đã nộp vào chương, loại, khoản, hạng theo qui định của mục lục Ngân sách);

+ Thông báo quyết toán thuế tài nguyên của kỳ nộp thuế cuối cùng của cơ quan thuế, trong đó ghi rõ số thuế tài nguyên nộp thừa được hoàn trả (bản sao có xác nhận của đối tượng đề nghị hoàn thuế).

Hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi đến cơ quan thuế địa phương nơi đối tượng nộp thuế đăng ký nộp thuế. Cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đề nghị hoàn thuế đầy đủ và đúng qui định thì trong vòng 7 ngày, cơ quan thuế phải gửi hồ sơ hoàn thuế tới Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) để Bộ Tài chính xem xét ra quyết định hoàn thuế. Trường hợp hồ sơ đề nghị hoàn thuế không đầy đủ và không đúng qui định thì trong vòng 5 ngày cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho đối tượng đề nghị hoàn thuế.

Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính ra quyết định hoàn thuế cho đối tượng đề nghị hoàn thuế.

II. THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU:

Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí thực hiện nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo qui định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành. Ngoài ra, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau:

1. Thuế xuất khẩu dầu thô:

Thuế xuất khẩu dầu thô được xác định như sau:

 

Số thuế

Xuất khẩu dầu thô

=

Số lượng dầu thô

xuất khẩu

x

Giá tính thuế

x

Tỷ lệ thuế xuất khẩu dầu thô

 

Trong đó:

* Số lượng dầu thô xuất khẩu là sản lượng dầu thô thực, thực tế xuất khẩu.

* Giá tính thuế xuất khẩu là giá bán dầu thô theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng. Trường hợp dầu thô không được bán theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng thì giá tính thuế xuất khẩu được xác định như hướng dẫn tại điểm 3.1, Mục I, Phần thứ hai Thông tư này.

* Tỷ lệ thuế xuất khẩu dầu thô được xác định như sau:

 

Tỷ lệ thuế xuất khẩu dầu thô

=

100%

-

Tỷ lệ thuế tài nguyên tạm nộp

x

Thuế suất thuế xuất khẩu dầu thô theo Biểu thuế xuất khẩu hiện hành

 

Ví dụ 5: xác định tỷ lệ thuế xuất khẩu đối với dầu thô xuất khẩu:

Giả sử:

+ Tỷ lệ thuế tài nguyên tạm nộp theo ví dụ 3 nêu trên: 16,175%

+ Thuế suất thuế xuất khẩu dầu thô theo Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành: 4%

Tỷ lệ thuế xuất khẩu dầu thô: 3,353% ={(100% - 16,175%) x 4%}

Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, căn cứ tỷ lệ thuế tài nguyên tạm nộp, thuế suất thuế xuất khẩu dầu thô, Bộ Tài chính hoặc cơ quan được Bộ Tài chính uỷ quyền sẽ thông báo tỷ lệ tạm nộp thuế xuất khẩu đối với từng hợp đồng dầu khí. Trường hợp, sản lượng dầu khí dự kiến khai thác 6 tháng cuối năm thay đổi phải điều chỉnh lại tỷ lệ tạm nộp thuế tài nguyên như hướng dẫn tại điểm 3.1, Mục I, Phần thứ hai Thông tư này thì Bộ Tài chính sẽ xác định và thông báo lại tỷ lệ thuế xuất khẩu dầu thô.

Đối với hợp đồng dầu khí đang khai thác, nếu đối tượng nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu đối với phần thuế tài nguyên bằng dầu thô của sản lượng dầu thô thực, xuất khẩu từ ngày 1/7/2000 thì số thuế xuất khẩu đã nộp đối với phần thuế tài nguyên bằng dầu thô thuộc diện không chịu thuế xuất khẩu sẽ được trừ vào số thuế xuất khẩu phải nộp của các lần nộp thuế tiếp theo. Để có cơ sở xác định số thuế xuất khẩu đã nộp đối với phần thuế tài nguyên bằng dầu thô của sản lượng dầu thô thực, xuất khẩu từ ngày 1/7/2000, đối tượng nộp thuế phải gửi hồ sơ đến Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) bao gồm:

+ Bảng kê sản lượng dầu khí thực, khai thác từ ngày 30/6/2000 trở về trước, tồn kho xuất khẩu sau 1/7/2000; sản lượng dầu khí thực, khai thác từ ngày 1/7/2000 đến ngày 31/12/2000; sản lượng dầu khí thực, xuất khẩu theo các tờ khai xuất nhập khẩu hàng hoá từ ngày 1/7/2000 đến ngày 31/12/2000; sản lượng dầu khí thực, khai thác trước ngày 31/12/2000, tồn kho xuất khẩu sau 1/1/2001;

+ Bảng kê số thuế xuất khẩu và bản sao chứng từ nộp thuế xuất khẩu dầu thô đã nộp đối với sản lượng dầu thô thực xuất theo các tờ khai xuất nhập khẩu hàng hoá kể từ ngày 1/7/2000;

+ Quyết toán thuế tài nguyên đối với sản lượng dầu khí thực, khai thác kể từ ngày 1/7/2000.

 2. Kê khai, nộp thuế xuất khẩu dầu thô:

Thủ tục kê khai, nộp thuế xuất khẩu dầu thô thực hiện theo qui định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Thời hạn nộp thuế xuất khẩu dầu thô là 35 ngày kể từ ngày cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất khẩu dầu thô.

Quá thời hạn trên, nếu đối tượng nộp thuế chưa kê khai và nộp thuế xuất khẩu thì cơ quan Hải quan thực hiện các biện pháp xử lý vi phạm về kê khai, chậm nộp thuế xuất khẩu theo qui định của pháp luật về thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu.

3. Miễn thuế nhập khẩu:

3.1. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trực tiếp nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu nêu tại Điều 54, Nghị định số 48/2000/NĐ-CP.

Căn cứ vào Giấy phép đầu tư, chương trình công tác, ngân sách hàng năm và Danh mục vật tư trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, Bộ Thương mại duyệt danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế, hàng hoá tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu miễn thuế phục vụ cho hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí của từng hợp đồng dầu khí.

Căn cứ danh mục mặt hàng nhập khẩu miễn thuế, hàng hoá tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu miễn thuế được phê duyệt, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi việc nhập khẩu của các hợp đồng dầu khí. Định kỳ hàng quý các Cục Hải quan tập hợp báo cáo về Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan kim ngạch xuất, nhập khẩu, số lượng hàng hoá nhập khẩu của các hợp đồng dầu khí.

3.2. Nhà thầu phụ, các tổ chức, cá nhân khác trực tiếp nhập khẩu, hoặc uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu nêu tại Điều 54 Nghị định 48/2000/NĐ - CP để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí thông qua hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng cung cấp hàng hoá ký với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.

Hồ sơ xuất trình với cơ quan Hải quan để miễn thuế nhập khẩu bao gồm:

+ Công văn đề nghị miễn thuế nhập khẩu;

+ Hồ sơ liên quan đến việc nhập khẩu hàng hoá (theo qui định đối với hàng hoá nhập khẩu);

+ Xác nhận của tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí về số lượng, chủng loại, qui cách hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu sử dụng cho hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng cung cấp hàng hoá đã ký;

+ Hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng cung cấp hàng hoá ký với tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí (bản sao có xác nhận của đơn vị). Trường hợp hàng hoá được nhập khẩu nhiều lần thì chỉ cần xuất trình lần nhập khẩu đầu tiên;

+ Danh mục mặt hàng được miễn thuế nhập khẩu do Bộ Thương mại cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí (bản sao có xác nhận của tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí). Trường hợp hàng hoá được nhập khẩu nhiều lần thì chỉ cần xuất trình lần nhập khẩu đầu tiên;

+ Hợp đồng nhập khẩu, hoặc hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá phục vụ cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí (bản sao có xác nhận của đơn vị). Trường hợp hàng hoá được nhập khẩu nhiều lần thì chỉ cần xuất trình lần nhập khẩu đầu tiên.

Hết thời hạn thực hiện hợp đồng cung cấp hàng hoá hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ, nhà thầu phụ hoặc tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm quyết toán với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục miễn thuế nhập khẩu và thông báo cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí số lượng, giá trị hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu, thực tế sử dụng cho hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí. Số hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu nhưng không dùng cho hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phải truy thu thuế nhập khẩu theo qui định của văn bản pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành.

Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí có trách nhiệm quyết toán với cơ quan hải quan nơi đăng ký nhập khẩu hàng hoá về số lượng, giá trị hàng hoá do nhà thầu phụ hoặc tổ chức cá nhân khác nhập khẩu miễn thuế.

Việc miễn thuế nhập khẩu hướng dẫn tại điểm 3.2 này áp dụng đối với các hợp đồng cung cấp hàng hoá được ký với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

4. Kê khai và truy nộp thuế nhập khẩu:

4.1. Hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu nêu tại Điều 54, Nghị định số 48/2000/ NĐ-CP, nếu sử dụng vào mục đích khác với mục đích được miễn thuế nhập khẩu, hoặc nhượng bán tại thị trường Việt Nam thì phải được Bộ Thương mại cho phép. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phải truy nộp lại số thuế nhập khẩu đã được miễn.

Đối với hàng hoá nhập khẩu tại thời điểm Luật thuế tiêu thụ đặc biệt chưa có hiệu lực và đã được miễn thuế nhập khẩu, nhưng khi sử dụng vào mục đích khác với mục đích ban đầu, hoặc nhượng bán tại thị trường Việt Nam vào thời điểm Luật thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu lực thì ngoài việc phải truy nộp thuế nhập khẩu (theo thuế suất hiện hành tại thời điểm truy nộp), tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày sử dụng hàng hoá vào mục đích khác với mục đích được miễn thuế nhập khẩu, hoặc ngày nhượng bán hàng hoá ghi trên các văn bản chứng từ, hoá đơn có liên quan, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí có trách nhiệm phải khai báo với cơ quan Hải quan tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở điều hành chính, hoặc với cơ quan Hải quan nơi nhượng bán hàng hoá, hoặc với cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập khẩu hàng hoá (mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này). Quá thời hạn trên mà không khai báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thuế nhập khẩu truy nộp được xác định trên cơ sở các căn cứ tính thuế gồm thuế suất, tỷ giá, giá tính thuế tại thời điểm tính truy nộp.

Trong quá trình quản lý thu thuế các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, cơ quan thuế có trách nhiệm giám sát việc sử dụng hàng hoá xuất nhập khẩu được miễn thuế, khi phát hiện các trường hợp sử dụng hàng hoá không đúng mục đích hoặc nhượng bán hàng hoá đã được miễn thuế thì ngoài việc thu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng, Cục trưởng cục thuế tỉnh, thành phố được quyền ra quyết định truy thu thuế nhập khẩu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và xử phạt theo các quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

4.2. Hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu nêu tại Điều 54, Nghị định số 48/2000/NĐ-CP, nếu chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo hợp đồng dầu khí đã được phê duyệt phải được Bộ Thương mại cho phép. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được miễn truy nộp thuế nhập khẩu.

Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi chuyển nhượng hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí có số hàng hoá chuyển nhượng có trách nhiệm khai báo với cơ quan Hải quan tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở điều hành chính, hoặc với cơ quan Hải quan nơi chuyển nhượng hàng hoá, hoặc với cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập khẩu. Cơ quan Hải quan căn cứ thực tế hàng hoá chuyển nhượng để ban hành quyết định miễn thuế nhập khẩu và gửi 1 bản sao quyết định miễn thuế nhập khẩu cho cơ quan hải quan nơi đối tượng mua lại hàng hoá đăng ký nhập khẩu hàng hoá để làm cơ sở trừ vào Danh mục hàng hoá nhập khẩu miễn thuế do Bộ Thương mại cấp cho đối tượng mua lại hàng hoá.

4.3. Hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu nêu tại Điều 54, Nghị định số 48/2000/NĐ- CP, nếu chuyển giao cho Tổng công ty dầu khí Việt Nam theo thoả thuận tại hợp đồng dầu khí phải được Bộ Thương mại cho phép. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được miễn truy nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác có liên quan.

Trong vòng 2 ngày làm việc kể từ khi chuyển nhượng hàng hoá được miễn thuế nhập khẩu cho Tổng công ty dầu khí Việt Nam, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí có trách nhiệm khai báo với cơ quan hải quan tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở điều hành chính, hoặc với cơ quan Hải quan nơi chuyển nhượng hàng hoá, hoặc với cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập khẩu. Cơ quan Hải quan căn cứ thực tế hàng hoá chuyển nhượng để ban hành quyết định miễn thuế nhập khẩu.

III. THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT):

Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí thực hiện thuế GTGT theo qui định của Luật thuế GTGT hiện hành. Ngoài ra, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung cụ thể như sau:

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trực tiếp nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, không phải nộp thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện không chịu thuế GTGT qui định tại Điều 55, Nghị định 48/2000/NĐ-CP. Thủ tục, hồ sơ xuất trình với cơ quan Hải quan để không phải nộp thuế GTGT thực hiện như qui định của pháp luật về thuế GTGT hiện hành.

Để có cơ sở xác định vật tư nhập khẩu không chịu thuế GTGT, hàng năm, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phải gửi công văn cam kết hợp đồng dầu khí trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ cho cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá. Chậm nhất là 30 ngày trước khi kết thúc giai đoạn tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí có trách nhiệm thông báo với cơ quan Hải quan về thời gian kết thúc giai đoạn phát triển mỏ và bắt đầu chuyển sang giai đoạn khai thác.

Việc xác định vật tư nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần thiết cho hoạt động thăm dò, phát triển mỏ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT qui định tại Điều 55, Nghị định 48/2000/NĐ-CP được áp dụng đối với các tờ khai nhập khẩu hàng hoá đăng ký kể từ ngày 1/7/2000 và không áp dụng đối với hợp đồng dầu khí đang trong giai đoạn khai thác có tiến hành tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ bổ sung.

2. Các nhà thầu phụ, các tổ chức, cá nhân khác trực tiếp nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, không phải trả thuế GTGT đối với hàng hoá nhập khẩu không chịu thuế GTGT qui định tại Điều 55, Nghị định 48/2000/ NĐ-CP để cung cấp cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí thông qua hợp đồng dịch vụ dầu khí hoặc hợp đồng cung cấp hàng hoá ký với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.

Hồ sơ xuất trình với cơ quan Hải quan để không phải nộp thuế GTGT thực hiện như hồ sơ miễn thuế nhập khẩu nêu tại điểm 3.2, Mục II, Phần thứ hai Thông tư này.

Cơ quan Hải quan căn cứ hồ sơ nêu trên, thực tế hàng hoá nhập khẩu, danh mục thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước đã sản xuất được do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, cam kết về hợp đồng dầu khí trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò và phát triển mỏ (áp dụng đối với trường hợp nhập khẩu vật tư) để xác định mặt hàng không chịu thuế GTGT.

Hướng dẫn về việc áp dụng thuế GTGT tại điểm 2, Mục III, Phần thứ hai Thông tư này áp dụng đối với các hợp đồng dịch vụ, hợp đồng cung cấp ký với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

IV. THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP (TNDN):

1. Đối tượng chịu thuế:

Toàn bộ thu nhập từ hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí và thu nhập khác của tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí là đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Xác định thu nhập chịu thuế:

 

Thu nhập chịu thuế trong năm tính thuế

=

Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong năm tính thuế

+

Thu nhập khác

 

2.1. Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong năm tính thuế bằng doanh thu từ hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trừ đi (-) các chi phí liên quan đến hoạt động này.

2.1.1. Doanh thu từ hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí là toàn bộ giá trị của sản lượng dầu khí thực được bán theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng trong năm tính thuế.

Trường hợp dầu khí không được bán theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng thì doanh thu từ hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được xác định bằng cách lấy khối lượng phần dầu khí tương ứng nhân với giá bán do cơ quan thuế xác định như hướng dẫn tại điểm 3.1, Mục I, Phần thứ hai Thông tư này.

2.1.2. Chi phí liên quan đến hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.1.2a) Chi phí được phép thu hồi trong năm tính thuế: là các chi phí thực tế phát sinh, liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong phạm vi hợp đồng dầu khí, đã được kiểm toán hàng năm.

Khi xác định thu nhập chịu thuế trong năm tính thuế, đối tượng nộp thuế được trừ khoản chi phí được phép thu hồi thực tế phát sinh nhưng không vượt quá tỷ lệ thoả thuận tại hợp đồng dầu khí. Trường hợp tại hợp đồng dầu khí không có thoả thuận về tỷ lệ thu hồi chi phí thì tỷ lệ chi phí thu hồi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là 35%.

Các khoản chi phí được coi là chi phí được phép thu hồi do các bên nhà thầu thoả thuận tại hợp đồng dầu khí nhưng bao gồm các chi phí chủ yếu dưới đây:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ lao động, hàng hóa thực tế sử dụng cho hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí;

- Tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương tiền công; tiền ăn giữa ca và các khoản phụ cấp, trợ cấp trả cho người lao động Việt Nam và nước ngoài trên cơ sở hợp đồng lao động hoặc thoả ước lao động tập thể phù hợp với qui định của pháp luật Việt Nam về lao động;

- Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ; chi sáng kiến cải tiến; chi bảo vệ môi trường; chi phí bảo quản kho tàng, nhà cửa, phòng cháy chữa cháy; chi phí cho giáo dục, đào tạo, y tế;

- Chi phí dịch vụ mua ngoài:

+ Điện, nước, dịch vụ bưu điện, tiền thuê kiểm toán, in ấn tài liệu;

+ Chi phí bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm tài sản theo hợp đồng ký với các Công ty bảo hiểm Việt Nam hoặc Công ty bảo hiểm khác được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây được gọi là doanh nghiệp bảo hiểm). Đối với loại nghiệp vụ bảo hiểm theo tập quán quốc tế, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phải tham gia nhưng tại thời điểm phát sinh nhu cầu bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm không đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm phát sinh thì tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được tham gia bảo hiểm tại Công ty bảo hiểm nước ngoài. Chi phí tham gia bảo hiểm được tính là chi phí được phép thu hồi.

+ Chi phí mua sắm hoặc trả tiền sử dụng các tài liệu kỹ thuật, dịch vụ, kỹ thuật; Chi phí chuyển giao công nghệ, bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá theo các hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng li-xăng đã được Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

+ Chí phí thuê các loại máy móc, thiết bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo hợp đồng thuê:

+ Chi phí tư vấn theo hợp đồng thuê tư vấn và các chi phí dịch vụ thuê ngoài khác;

- Chi phí tháo dỡ các công trình cố định phục vụ cho hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí.

- Chi phí liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ dầu khí như chi phí bảo quản, chi phí bốc xếp, vận chuyển, thuê kho bãi.

- Chi phí quản lý điều hành bao gồm: chi phí quản lý điều hành chung liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phát sinh tại Việt Nam.

- Thuế GTGT đã trả cho hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất hoặc kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT.

- Các khoản thuế, phí, lệ phí mang tính chất thuế, trừ thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá, dịch vụ bán ra thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

2.1.2b. Thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu phải nộp trong năm tính thuế.

2.1.2c) Tiền hoa hồng dầu khí thoả thuận trong hợp đồng dầu khí như: tiền hoa hồng chữ ký, tiền hoa hồng phát hiện thương mại, tiền hoa hồng sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ nộp thuế. Riêng các khoản hoa hồng dầu khí phát sinh trước khi có sản xuất thương mại được phân bổ theo thời hạn áp dụng đối với khấu hao tài sản cố định vô hình theo qui định hiện hành của Bộ Tài chính, khi xác định thu nhập chịu thuế.

2.1.2d) Các khoản đóng góp tài trợ vì mục đích xã hội, từ thiện cho các tổ chức cá nhân Việt Nam như: đóng góp khắc phục hậu quả thiên tai, tai nạn bất ngờ, đóng góp vào quỹ ủng hộ bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, người tàn tật không nơi nương tựa, quỹ phòng chống các bệnh xã hội.

Tất cả các khoản chi phí nêu trên phải có chứng từ hợp lệ, bất kỳ khoản chi nào không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp lệ đều không được tính là chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.2. Thu nhập khác trong năm tính thuế bao gồm:

2.2.1. Chênh lệch về mua bán chứng khoán sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến việc mua bán chứng khoán;

2.2.2. Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, bao gồm:

+ Thu nhập về cho thuê tài sản;

+ Thu nhập từ sử dụng hoặc quyền sử dụng sở hữu trí tuệ;

+ Thu nhập khác về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản;

Đối với trường hợp tài sản bị tổn thất, bị hỏng do nguyên nhân chủ quan thì các khoản lỗ liên quan tới tài sản đó không được hạch toán vào thu nhập khác mà phải xác định đối tượng chịu trách nhiệm bồi thường theo qui định của pháp luật;

2.2.3. Thu nhập từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản;

2.2.4. Lãi cho vay, lãi tiền gửi, kể cả khoản lãi tiền gửi phát sinh từ tiền gọi vốn của các bên nhà thầu chưa sử dụng cho hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí;

2.2.5. Chênh lệch về mua bán ngoại tệ, chênh lệch về tỷ giá theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

2.2.6. Thu nhập từ các khoản thu khó đòi đã xoá sổ kế toán nay đòi được;

2.2.7. Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ;

2.2.8. Thu nhập từ hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí và thu nhập khác có liên quan đến hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí từ những năm trước chưa đưa vào báo cáo tài chính năm đó, năm nay mới phát hiện ra;

2.2.9. Thu nhập từ các khoản doanh thu khác có liên quan đến hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí như: tiền bán dầu khí trong giai đoạn sản xuất thử trước khi bắt đầu sản xuất thương mại; tiền bán vật tư không dùng hết mà chi phí của các vật tư này đã được tính là chi phí thu hồi; thu do bán phế liệu, khoản thu của khách hàng do sử dụng phương tiện, cơ sở vật chất trong quá trình mua dầu khí và thu khác, sau khi trừ đi các khoản chi phí để tạo ra thu nhập chịu thuế;

2.2.10. Các khoản thu nhập khác như: tiền thưởng của khách hàng, quà biếu, quà tặng ...

 3. Xác định số thuế phải nộp:

 

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm tính thuế

=

Thu nhập chịu thuế trong năm tính thuế

x

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

Trong đó:

* Thu nhập chịu thuế trong năm tính được xác định như hướng dẫn tại điểm 2, Mục IV này.

* Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Điều 33 của Luật dầu khí và được ghi cụ thể tại giấy phép đầu tư hoặc tại hợp đồng dầu khí nhưng được phê duyệt bởi giấy phép đầu tư.

Đối với hợp đồng dầu khí ký dưới hình thức hợp đồng chia sản phẩm hoặc hợp đồng điều hành chung: Số thuế thu nhập doanh nghiệp mỗi bên nhà thầu phải nộp bằng tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (xác định như hướng dẫn trên đây) nhân (x) với tỷ lệ dầu khí lãi được chia của mỗi bên nhà thầu trong hợp đồng dầu khí.

4. Kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế:

Thuế thu nhập doanh nghiệp được tạm nộp theo Quý và quyết toán theo năm tính thuế. Năm tính thuế thu nhập doanh nghiệp bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12. Trường hợp, đối tượng nộp thuế áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch đã được Bộ Tài chính chấp thuận thì năm tính thuế là năm tài chính.

Năm tính thuế đầu tiên được tính từ ngày tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí đầu tiên cho đến ngày kết thúc năm dương lịch đó hoặc ngày kết thúc năm tài chính đó.

Năm tính thuế thu nhập doanh nghiệp cuối cùng được tính từ ngày bắt đầu của năm dương lịch hoặc ngày bắt đầu của năm tài chính đến ngày hợp đồng dầu khí được chấm dứt.

4.1. Tạm nộp thuế:

Đối với các hợp đồng dầu khí xác định được tỷ lệ tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như hướng dẫn dưới đây thì việc tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện theo từng lần xuất bán.

4.1.1. Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp:

 

Số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp

=

Doanh thu xuất bán dầu khí

x

Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp

 

Trong đó:

* Doanh thu xuất bán dầu khí là toàn bộ giá trị của sản lượng dầu khí thực, được bán theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng của từng lần xuất bán.

Trường hợp dầu khí không được bán theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng thì doanh thu từ hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được xác định bằng cách lấy khối lượng phần dầu khí tương ứng nhân (x) với giá bán do cơ quan thuế xác định như hướng dẫn tại điểm 3.1, mục I, phần hai Thông tư này.

* Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp được xác định như hướng dẫn dưới đây:

 

Tỷlệ thuế TNDN

tạm nộp

=

100%

-

Tỷ lệ

chi phí được phép thu hồi

-

Tỷ lệ thuế tài nguyên

tạm nộp

-

Tỷ lệ

thuế xuất khẩu

x

Thuế suất thuế TNDN

 

Ví dụ 6: Xác định tỷ lệ thuế TNDN tạm nộp đối với khai thác dầu thô:

Giả sử:

+ Tỷ lệ chi phí được phép thu hồi: 35%

+ Tỷ lệ tạm nộp thuế tài nguyên (theo ví dụ 3 nêu trên): 16,175%

+ Tỷ lệ tạm nộp thuế xuất khẩu (theo ví dụ 5): 3,353%

+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 50%

Tỷ lệ tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là:

(100% - 35% - 16,175% - 3,353% ) x 50% = 22,736%

Trường hợp tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp từ khai thác khí thiên nhiên, tỷ lệ tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định tương tự như trên.

Hàng năm, Bộ Tài chính hoặc cơ quan được Bộ Tài chính uỷ quyền sẽ thông báo tỷ lệ tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với từng hợp đồng dầu khí cùng với việc thông báo tỷ lệ tạm nộp thuế tài nguyên và tỷ lệ nộp thuế xuất khẩu dầu thô.

4.1.2. Kê khai, tạm nộp thuế:

- Trường hợp, thuế thu nhập doanh nghiệp được tạm nộp theo từng lần xuất bán thì tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí kê khai và gửi cho cơ quan thuế tờ khai tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này) và nộp số thuế đã kê khai cùng với việc tạm nộp thuế tài nguyên như hướng dẫn tại điểm 3.1, Mục I, Phần thứ hai Thông tư này.

- Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp được tạm nộp theo quí thì việc kê khai, tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện như sau:

Hàng năm, chậm nhất vào ngày 25 tháng đầu tiên của năm tính thuế, đối tượng nộp thuế có trách nhiệm kê khai và gửi cho cơ quan thuế tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp (mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này). Căn cứ để kê khai là kết quả sản xuất, kinh doanh của năm tính thuế trước và khả năng kinh doanh của năm tính thuế tiếp theo.

Sau khi nhận được tờ khai, cơ quan thuế kiểm tra, xác định số thuế tạm nộp cả năm và chia ra từng quý để thông báo cho đối tượng nộp thuế về số thuế tạm nộp. Trường hợp đối tượng nộp thuế không kê khai hoặc kê khai không rõ căn cứ để xác định số thuế tạm nộp cả năm thì cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế tạm nộp.

Trường hợp trong năm tính thuế có biến động lớn về thu nhập chịu thuế thì cơ quan thuế điều chỉnh số thuế tạm nộp. Việc điều chỉnh được thực hiện theo đề nghị của đối tượng nộp thuế sau khi đối tượng nộp thuế lập báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm tính thuế.

Các đối tượng nộp thuế tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp từng quý theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế và chậm nhất không quá ngày cuối quý. Kết thúc năm tính thuế hoặc kết thúc hợp đồng thì quyết toán theo thực tế.

- Đối với trường hợp từng bên nhà thầu nộp thuế riêng biệt thì người điều hành hoặc công ty điều hành chung xác định ra số thuế thu nhập doanh nghiệp từng bên nhà thầu phải nộp, kê khai và gửi cho cơ quan thuế tờ khai tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này) hoặc (theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này) cho từng bên nhà thầu và thay mặt từng bên nhà thầu nộp thuế.

- Trước khi tiến hành hoạt động khai thác dầu khí, đối tượng nộp thuế chỉ phải kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh khác.

4.2. Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp:

Việc quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được tiến hành hàng năm theo qui định tại Phần thứ ba Thông tư này.

5. Miễn, giảm thuế:

Cơ quan thuế căn cứ vào qui định tại giấy phép đầu tư hoặc quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thời hạn miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để xác định số thuế được miễn, giảm; số thuế phải nộp cho đối tượng nộp thuế.

Năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế là năm tính thuế đầu tiên phát sinh thu nhập chịu thuế được xác định như hướng dẫn tại điểm 2, Mục IV này.

V. THUẾ ĐỐI VỚI THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG PHẦN VỐN THAM GIA HỢP ĐỒNG DẦU KHÍ.

1. Tổ chức Việt Nam tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí chuyển nhượng phần vốn tham gia hợp đồng dầu khí có thu nhập phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn tham gia hợp đồng dầu khí theo qui định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí chuyển nhượng phần vốn tham gia trong hợp đồng dầu khí có thu nhập phải nộp thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn tham gia hợp đồng dầu khí theo qui định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và hướng dẫn tại Thông tư này.

Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn tham gia hợp đồng dầu khí bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, cụ thể:

2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thu nhập thu được từ chuyển nhượng phần vốn tham gia hợp đồng dầu khí là đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

 

 

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

=

Thu nhập chịu thuế

x

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ thu nhập chuyển nhượng vốn

 

2.1.1 Thu nhập chịu thuế:

 

Thu nhập chịu thuế

=

Giá trị chuyển nhượng

-

Giá trị ban đầu của phần vốn chuyển nhượng

-

Chi phí chuyển nhượng

 

Trong đó:

* Giá trị chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan thuế có cơ sở để xác định giá thanh toán không được xác định theo giá thị trường, cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá trị thanh toán của hợp đồng trên cơ sở tham khảo giá cả thị trường hoặc giá có thể bán cho bên thứ ba và các hợp đồng chuyển nhượng tương tự.

* Giá trị ban đầu của phần vốn chuyển nhượng được xác định trên cơ sở sổ sách, chứng từ kế toán về chi phí được phép thu hồi của bên nhà thầu tham gia hợp đồng dầu khí tại thời điểm chuyển nhượng vốn, sau khi trừ đi các chi phí đã được thu hồi (nếu có), được các bên nhà thầu nước ngoài tham gia hợp đồng dầu khí và Tổng công ty dầu khí Việt Nam công nhận .

Trường hợp các bên nhà thầu sau tiếp tục chuyển nhượng lại phần vốn tham gia trong hợp đồng dầu khí, giá trị ban đầu của phần vốn đem chuyển nhượng từng lần sau đó được xác định bằng giá trị chuyển nhượng của hợp đồng chuyển nhượng ngay trước đó cộng với chi phí được phép thu hồi bổ sung (nếu có) xác định theo nguyên tắc nêu tại khoản này.

* Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, theo chứng từ gốc được cơ quan thuế công nhận. Trường hợp chi phí chuyển nhượng phát sinh ở nước ngoài thì các chứng từ gốc đó phải được một cơ quan công chứng hoặc kiểm toán độc lập của nước có chi phí phát sinh xác nhận.

Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; các khoản phí và lệ phí phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng v.v, có chứng từ chứng minh.

2.1.2. Thuế suất:

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ thu nhập chuyển nhượng vốn là 25%.

2.1.3. Kê khai, nộp thuế:

Bên chuyển nhượng vốn là đối tượng nộp thuế thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn tham gia hợp đồng dầu khí nhưng bên nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế phải nộp của bên chuyển nhượng và nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền chuẩn y việc chuyển nhượng vốn, bên nhận chuyển nhượng vốn phải lập tờ khai thuế về chuyển nhượng vốn nộp cho cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký kê khai nộp thuế (theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo hợp đồng chuyển nhượng (bản sao có xác nhận của bên nhận chuyển nhượng), quyết định chuẩn y việc chuyển nhượng vốn của cơ quan có thẩm quyền (bản sao có xác nhận của bên nhận chuyển nhượng), chứng nhận chi phí được thu hồi là giá trị ban đầu của phần vốn chuyển nhượng của bên chuyển nhượng và các chứng từ gốc của các khoản chi phí chuyển nhượng; đồng thời nộp đủ số thuế phải nộp Kho bạc nhà nước và gửi bản sao giấy nộp tiền thuế cho cơ quan chuẩn y việc chuyển nhượng vốn.

Trường hợp phát hiện việc kê khai, tính toán số thuế phải nộp chưa chính xác, trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được tờ khai, cơ quan thuế phải thông báo số thuế phải nộp cho bên nhận chuyển nhượng vốn hoặc yêu cầu bên nhận chuyển nhượng vốn cung cấp các tài liệu cần thiết để xác định chính xác số thuế phải nộp.

2.2. Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài:

Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí có thu nhập từ chuyển nhượng vốn, sau khi đã nộp thuế thu nhập chuyển nhượng vốn theo hướng dẫn tại điểm 2.1 trên đây, khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài hoặc giữ lại lợi nhuận tại nước ngoài, phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo hướng dẫn tại Mục VI dưới đây.

VI. THUẾ CHUYỂN LỢI NHUẬN RA NƯỚC NGOÀI:

1. Đối tượng chịu thuế:

Lợi nhuận sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (kể cả thu nhập từ chuyển nhượng vốn) của các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, nếu chuyển ra khỏi Việt Nam hoặc giữ lại ở ngoài Việt Nam là đối tượng chịu thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo qui định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Trường hợp, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí sử dụng lợi nhuận từ hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí để mua hàng hoá tại Việt Nam rồi chuyển ra nước ngoài, hoặc để thanh toán công nợ cho công ty mẹ, hoặc sử dụng lợi nhuận được chia để chi tiêu cho Văn phòng đại diện của Công ty mẹ tại Việt Nam, hoặc chuyển khỏi tài khoản của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí không rõ mục đích đều coi là chuyển lợi nhuận ra nước ngoài và phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài chuyển lợi nhuận ra nước ngoài bằng dầu khí thì lợi nhuận chịu thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài được xác định bằng khối lượng dầu khí chịu thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài nhân (x) giá bán dầu khí theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng. Trường hợp dầu khí không được bán theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng thì giá bán dầu khí do cơ quan thuế xác định như hướng dẫn tại điểm 3.1, Mục I, Phần thứ hai Thông tư này.

2. Đối tượng nộp thuế:

Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí có lợi nhuận chuyển ra nước ngoài là đối tượng nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài, hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí chuyển lợi nhuận ra nước ngoài bằng dầu khí thì ngoài việc phải nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài còn phải nộp thuế xuất khẩu dầu khí. Việc nộp thuế xuất khẩu dầu khí thực hiện theo hướng dẫn tại Mục II, Phần thứ hai Thông tư này.

3. Xác định số thuế phải nộp:

Số thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài phải nộp được xác định bằng số lợi nhuận chuyển ra nước ngoài hoặc được coi là chuyển ra nước ngoài hoặc số lợi nhuận mà nhà đầu tư giữ lại ngoài lãnh thổ Việt Nam nhân (x) thuế suất thuế chuyển lợi nhuận quy định tại Giấy phép đầu tư. Trường hợp, giấy phép đầu tư được cấp không quy định thì thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 50, Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Đối với các trường hợp được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 1/7/2000 có mức thuế suất thuế chuyển lợi nhuận cao hơn mức thuế chuyển lợi nhuận quy định tại Điều 50 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ, đối tượng nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài làm đơn gửi cơ quan cấp giấy phép đầu tư để được điều chỉnh giâý phép đầu tư. Trong khi chưa có điều chỉnh chính thức, nếu thực hiện chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thì đối tượng nộp thuế làm đơn gửi Cục thuế địa phương trình bày rõ điều kiện được hưởng thuế suất mới và kê khai, nộp thuế theo thuế suất mới. Thuế suất thuế chuyển lợi nhuận mới được áp dụng cho các khoản lợi nhuận chuyển ra nước ngoài kể từ ngày 1/7/2000. Trường hợp, đối tượng nộp thuế đã nộp thuế chuyển lợi nhuận đối với các khoản lợi nhuận chuyển từ ngày 1/7/2000 với thuế suất cao hơn thuế suất qui định tại Điều 50, Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ, thì số thuế nộp thừa được trừ vào số thuế phải nộp của lần chuyển lợi nhuận tiếp theo.

Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí có lợi nhuận từ chuyển nhượng phần vốn tham gia hoạt động dầu khí trước khi có sản xuất thương mại, khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài phải xác định thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo số chi phí thu hồi thực tế tại thời điểm chuyển nhượng phù hợp với qui định tại Điều 50 của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP.

4. Thủ tục nộp thuế:

Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thu theo từng lần chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Trường hợp, dùng lợi nhuận để thanh toán cho công ty mẹ, chi tiêu cho Văn phòng Công ty mẹ tại Việt Nam thì đối tượng nộp thuế thực hiện kê khai, nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài hàng tháng. Trường hợp, giữ lợi nhuận ở ngoài Việt Nam theo từng lần xuất bán thì đối tượng nộp thuế thực hiện kê khai, nộp thuế cùng với việc kê khai tạm nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trước khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài hoặc chậm nhất vào ngày 5 tháng sau đối với trường hợp sử dụng lợi nhuận vào các mục đích coi như chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, giữ lại lợi nhuận ngoài lãnh thổ Việt Nam, đối tượng nộp thuế phải lập tờ khai thuế nộp cho cơ quan thuế (mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này), đồng thời nộp số thuế theo kê khai vào Kho bạc Nhà nước.

Trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được tờ khai, cơ quan thuế kiểm tra nếu phát hiện có sự sai sót trong tờ khai thuế thì thực hiện phát hành thông báo số thuế phải nộp cho đối tượng nộp thuế. Đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nộp bổ sung số thuế còn thiếu vào kho bạc nhà nước theo thông báo của cơ quan thuế. Trường hợp quá thời hạn quy định nộp tờ khai mà đối tượng nộp thuế không nộp tờ khai thuế, cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế phải nộp, phát hành thông báo thuế và xử lý phạt chậm kê khai, chậm nộp thuế.

Kho bạc Nhà nước giao lại cho đối tượng nộp thuế 1 liên chứng từ nộp thuế chuyển lợi nhuận để làm thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài.

Hàng năm, chậm nhất 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phải báo cáo cơ quan thuế về số lợi nhuận được chia, tình hình sử dụng lợi nhuận và nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với số lợi nhuận được chia của các năm trước. Trường hợp đối tượng nộp thuế đã nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài nhưng thực tế không chuyển lợi nhuận ra nước ngoài hoặc không sử dụng cho các mục đích coi như chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thì sẽ được trừ số thuế chuyển lợi nhuận đã nộp vào số thuế phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được hoàn lại số thuế đã nộp. Hồ sơ đề nghị hoàn lại số thuế đã nộp bao gồm:

+ Công văn đề nghị hoàn lại số thuế đã nộp. Nội dung công văn phải ghi rõ lý do đề nghị hoàn lại tiền thuế đã nộp; tên, địa chỉ, số tài khoản của đối tượng được hoàn trả số thuế đã nộp.

+ Bảng kê số tiền thuế đã nộp kèm theo các chứng từ nộp tiền vào kho bạc (bản sao) và xác nhận của cơ quan Kho bạc về số tiền thuế đã nộp (ghi rõ số thuế đã nộp vào chương, loại, khoản, hạng theo quy định của mục lục Ngân sách).

+ Xác nhận của ngân hàng nơi đối tượng đề nghị hoàn thuế mở tài khoản tiền gửi số lợi nhuận đã nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài về việc đối tượng đề nghị hoàn thuế chưa thực hiện chuyển ra nước ngoài số lợi nhuận đã kê khai và nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.

Hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi đến cơ quan thuế địa phương nơi đối tượng nộp thuế đăng ký nộp thuế. Cơ quan thuế kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ đề nghị hoàn thuế đầy đủ và đúng qui định thì trong vòng 7 ngày, cơ quan thuế phải gửi hồ sơ hoàn thuế tới Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) để ra quyết định hoàn thuế. Trường hợp hồ sơ đề nghị hoàn thuế không đầy đủ và không đúng qui định thì trong vòng 5 ngày cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho đối tượng đề nghị hoàn thuế.

Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính ra quyết định hoàn thuế cho đối tượng đề nghị hoàn thuế.

VII. CÁC LOẠI THUẾ , PHÍ VÀ LỆ PHÍ KHÁC:

Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí phải nộp các loại thuế, phí, lệ phí khác như: thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập tiền bản quyền, tiền thuê mặt đất mặt nước, mặt biển, lệ phí trước bạ... theo các quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành.

Phần thứ ba

QUYẾT TOÁN THUẾ VÀ KIỂM TRA

TÌNH HÌNH NỘP THUẾ HÀNG NĂM

I. QUYẾT TOÁN THUẾ HÀNG NĂM

Kết thúc mỗi năm tài chính, đối tượng nộp thuế phải lập báo cáo quyết toán thuế gửi cho cơ quan thuế. Việc quyết toán thuế hàng năm được tiến hành theo nội dung hướng dẫn dưới đây:

1. Chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, đối tượng nộp thuế phải nộp báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo kế toán đã được kiểm toán bởi Tổng công ty dầu khí Việt Nam hoặc bởi một tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động tại Việt Nam, báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này) và báo cáo quyết toán các khoản thuế phải nộp trong năm (mẫu số 9 ban hành kèm theo Thông tư này) cho cơ quan thuế địa phương.

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày quy định nộp báo cáo quyết toán thuế nêu trên đối tượng nộp thuế phải nộp số thuế còn thiếu theo báo cáo quyết toán vào Ngân sách Nhà nước. Nếu sau 10 ngày chưa nộp thì ngoài việc nộp đủ số thuế còn thiếu, đối tượng nộp thuế còn phải nộp tiền phạt chậm nộp theo quy định. Trường hợp nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp tiếp theo.

Đối tượng nộp thuế không được phép bù trừ số nộp thừa của loại thuế này với số nộp thiếu của loại thuế khác khi lập quyết toán thuế hàng năm.

2. Căn cứ báo cáo sản xuất, kinh doanh và báo cáo quyết toán tài chính của đối tượng nộp thuế, Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tính toán lại từng loại thuế đối tượng nộp thuế phải nộp trong năm tài chính, đồng thời đối chiếu với các tờ khai thuế định kỳ trong năm, số thuế đã tạm nộp để xác định tính xác thực của các tờ khai thuế, báo cáo quyết toán thuế. Trường hợp báo cáo thuế lập không chính xác cơ quan thuế tổ chức kiểm tra tình hình nộp thuế của từng đối tượng nộp thuế.

II. KIỂM TRA TÌNH HÌNH NỘP THUẾ HÀNG NĂM

Trong quá trình quản lý thuế đối với các hợp đồng dầu khí, Cục thuế tỉnh, thành phố trung ương chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra thuế định kỳ hoặc đột xuất đối tượng nộp thuế khi cần thiết. Trước khi kiểm tra, cơ quan thuế phải có quyết định kiểm tra, trong đó nêu rõ nội dung kiểm tra và thời hạn kiểm tra. Quyết định kiểm tra được gửi tới đối tượng nộp thuế trước ngày bắt đầu kiểm tra 3 ngày. Trong trường hợp cần kiểm tra thêm các nội dung khác với nội dung ghi trong quyết định kiểm tra hoặc kéo dài thời hạn kiểm tra thì cơ quan thuế phải có quyết định kiểm tra bổ sung.

Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản có chữ ký của đại diện có thẩm quyền của đối tượng nộp thuế hoặc tổ chức được uỷ quyền nộp thuế thay và đại diện cơ quan thuế tiến hành kiểm tra. Biên bản kiểm tra này cơ quan thuế có trách nhiệm gửi về Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) cùng với báo cáo tài chính, báo cáo tình hình nộp thuế của đối tượng nộp thuế (bản sao).

Trường hợp đối tượng nộp thuế không nhất trí với các ý kiến cơ quan thuế kết luận trong biên bản kiểm tra thì có quyền khiếu nại lên Tổng cục thuế và Bộ Tài chính. Trong quá trình chờ giải quyết khiếu nại, đối tượng nộp thuế vẫn phải thực hiện các kết luận cơ quan thuế đã đưa ra.

Hàng năm, Cục thuế có thể phối hợp với Tổng công ty dầu khí Việt Nam trong các đợt kiểm toán để kiểm tra định kỳ tình hình nộp thuế của đối tượng nộp thuế. Trong quá trình kiểm tra tình hình nộp thuế định kỳ, nếu cơ quan thuế thấy cần thiết phải tiến hành kiểm tra riêng theo qui định về kiểm tra, thanh tra đối tượng nộp thuế thì cơ quan thuế tiến hành các bước kiểm tra như hướng dẫn trên đây.

Nội dung kiểm tra định kỳ tình hình nộp thuế của đối tượng nộp thuế bao gồm:

+ Kiểm tra việc nộp thuế của đối tượng nộp thuế tại các tờ khai thuế và báo cáo quyết toán thuế. Trường hợp phát hiện việc kê khai nộp thuế không chính xác hoặc kê khai không đủ số thuế phải nộp thì yêu cầu đối tượng nộp thuế xuất trình sổ sách kế toán, các chứng từ có liên quan để xác định chính xác số thuế phải nộp và ra thông báo yêu cầu đối tượng nộp thuế trong vòng 5 ngày phải nộp đủ số thuế nộp thiếu, được trừ vào lần nộp thuế tiếp theo hoặc hướng dẫn đối tượng nộp thuế làm thủ tục hoàn thuế (nếu cần).

+ Kiểm tra các chi phí được phép thu hồi: luỹ kế số chi phí được phép thu hồi; chi phí đã được thu hồi; luỹ kế chi phí chưa được thu hồi.

Trong vòng 30 ngày, sau khi kết thúc kiểm tra định kỳ tình hình nộp thuế của các đối tượng nộp thuế theo từng hợp đồng dầu khí, Cục thuế các tỉnh có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo về Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) kết quả nội dung kiểm tra trên đây cùng với bản sao biên bản kiểm toán của từng hợp đồng dầu khí.

III. QUYẾT TOÁN THUẾ KHI HỢP ĐỒNG DẦU KHÍ HẾT THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG HOẶC KẾT THÚC TRƯỚC THỜI HẠN THEO QUYẾT ĐỊNH CỦA CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP.

Trong vòng 45 ngày kể từ khi cơ quan cấp giấy phép đầu tư ra quyết định về việc hợp đồng dầu khí hết thời hạn hoạt động hoặc kết thúc trước thời hạn. Cơ quan thuế cần tiến hành ngay các công việc sau:

+ Thực hiện công tác kiểm tra báo cáo quyết toán thuế: xác định số thuế phát sinh, số thuế đã nộp, số thuế còn phải nộp, số thuế nộp thừa (nếu có) để thông báo cho đối tượng nộp thuế nộp vào Ngân sách Nhà nước hoặc hướng dẫn đối tượng nộp thuế làm thủ tục đề nghị hoàn thuế.

+ Xác nhận cho đối tượng nộp thuế là tổ chức, cá nhân nước ngoài (nếu có yêu cầu) số thuế thu nhập doanh nghiệp, số thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế từ thu nhập chuyển nhượng phần vốn tham gia hợp đồng dầu khí, số thuế thu nhập cá nhân đã nộp tại Việt Nam;

+ Tổng hợp số chi phí được phép thu hồi; chi phí đã được thu hồi; luỹ kế chi phí chưa được thu hồi.

Phần thứ tư

ĐỒNG TIỀN NỘP THUẾ

VÀ CÁC HƯỚNG DẪN KHÁC

I. ĐỒNG TIỀN NỘP THUẾ

Trường hợp dầu khí được bán bằng đô la Mỹ hoặc tiền ngoại tệ tự do chuyển đổi thì đồng tiền nộp các loại thuế liên quan đến hoạt động khai thác dầu khí gồm: thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp là đô la Mỹ hoặc tiền ngoại tệ tự do chuyển đổi thực tế thu được.

Trường hợp dầu khí được bán bằng đồng tiền Việt Nam thì đồng tiền nộp các loại thuế liên quan đến hoạt động khai thác dầu khí là tiền Việt Nam.

Việc quy đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam hoặc ngược lại được thực hiện theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên báo Nhân dân hàng ngày. Trường hợp vào các ngày báo Nhân dân không phát hành hoặc có phát hành nhưng không thông báo tỷ giá thì tỷ giá quy đổi áp dụng theo tỷ giá của ngày trước đó.

Các khoản thu ngân sách từ hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được hạch toán vào mục lục ngân sách theo quy định hiện hành.

II. ĐỊA ĐIỂM KÊ KHAI NỘP THUẾ

1. Cấp mã số thuế:

Đối tượng nộp thuế kê khai đăng ký thuế để được cấp mã số thuế cho từng hợp đồng dầu khí (kể cả hợp đồng được miễn thuế), theo hướng dẫn tại Thông tư số 79/1998/TT - BTC ngày 12/6/1998 của Bộ Tài chính.

Đối với hợp đồng dầu khí ký dưới hình thức hợp đồng chia sản phẩm và hợp đồng điều hành chung: người điều hành hoặc công ty điều hành chung phải kê khai đầy đủ các bên nhà thầu tham gia hợp đồng dầu khí vào bảng kê các đơn vị trực thuộc và kê khai các nhà thầu phụ vào bảng kê các nhà thầu kèm theo tờ khai đăng ký thuế. Các bên nhà thầu kê khai đăng ký thuế theo mẫu số 02 - ĐK - TCT ban hành kèm theo Thông tư số 79/1998/TT - BTC. Cơ quan thuế nơi người điều hành hoặc công ty điều hành chung đăng ký thuế thực hiện cấp mã số thuế áp dụng đối với đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp cho nhà thầu là người điều hành hoặc công ty điều hành chung và cấp mã số thuế áp dụng đối với đối tượng nộp thuế là các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp cho mỗi bên nhà thầu, kể cả nhà thầu là doanh nghiệp Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách là nhà thầu. Trong trường hợp một nhà thầu tham gia nhiều hợp đồng dầu khí thì đối với mỗi hợp đồng dầu khí, nhà thầu sẽ được cấp một mã số thuế.

Cơ quan thuế nơi đối tượng nộp thuế đăng ký thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận được tờ đăng ký thuế đã kê khai đầy đủ, chính xác theo quy định.

Khi hợp đồng dầu khí hết thời hạn hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động trước thời hạn, đối tượng nộp thuế thông báo với cơ quan thuế nơi đăng ký thuế Quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc chấm dứt hợp đồng. Cục thuế có trách nhiệm thông báo huỷ bỏ mã số thuế đối với hợp đồng dầu khí chấm dứt hoạt động. Mã số thuế đã được cấp cho hợp đồng dầu khí sẽ không được sử dụng và không dùng để cấp cho đối tượng nộp thuế khác. Trong trường hợp một bên nhà thầu chuyển toàn bộ quyền và nghĩa vụ hợp đồng dầu khí cho đối tượng khác thì đối tượng này phải đăng ký với cơ quan thuế để được sử dụng mã số thuế đã được cấp của nhà thầu trước đó. Nếu nhà thầu chuyển một phần quyền và nghĩa vụ hợp đồng cho đối tượng khác thì đối tượng mới tham gia hợp đồng dầu khí phải đăng ký với cơ quan thuế để được cấp mã số thuế.

2. Địa điểm kê khai nộp thuế:

2.1. Địa điểm đăng ký kê khai nộp thuế là cục thuế địa phương nơi đặt văn phòng điều hành chính của đối tượng nộp thuế .

2.2. Đối với các hợp đồng dầu khí đã ký kết trước khi ban hành Thông tư này địa điểm kê khai nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn hiện hành.

III. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ.

1. Thực hiện đúng thủ tục đăng ký cấp mã số thuế, đăng ký thuế với cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này. Chậm nhất là 5 ngày kể từ khi thay đổi địa điểm đặt trụ sở điều hành phải làm thủ tục đăng ký thuế với cơ quan thuế tỉnh, thành phố (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 79/1998/TT-BTC ngày 12/6/1998 của Bộ Tài chính).

2. Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về kê khai thuế, quyết toán thuế.

3. Hàng năm, báo cáo kế hoạch sản xuất dầu khí, tình hình sản xuất kinh doanh, số chi phí được phép thu hồi, số chi phí đã thu hồi, luỹ kế số chi phí chưa được thu hồi cho cơ quan thuế.

4. Xuất trình đầy đủ các sổ sách, chứng từ kế toán và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc tính thuế, quyết toán thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.

5. Nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn quy định.

6. Khi có quyết định hết thời hạn hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí hoặc chấm dứt hợp đồng dầu khí trước thời hạn phải thông báo cho cơ quan thuế và nộp báo cáo quyết toán đúng thời hạn.

IV. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN THUẾ

1. Hướng dẫn các đối tượng nộp thuế thực hiện đăng ký thuế và kê khai thuế theo đúng chế độ quy định, thông báo cho đối tượng nộp thuế tài khoản, mục lục Ngân sách nộp các loại thuế.

2. Kiểm tra tờ khai thuế, kiểm tra sổ sách, chứng từ kế toán và các tài liệu cần thiết để tính thuế, có quyền yêu cầu các đối tượng nộp thuế giải đáp các vấn đề chưa rõ liên quan đến việc tính thuế.

3. Tính thuế, thông báo số thuế phải nộp cho đối tượng nộp thuế. Có quyền ấn định số thuế phải nộp trong trường hợp đối tượng nộp thuế không tự giác kê khai đúng thời hạn quy định hoặc kê khai không đầy đủ, chính xác hoặc không cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến việc tính thuế hoặc trường hợp các khoản thu bị ảnh hưởng bởi các quan hệ tài chính và thương mại không theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng.

4. Kiểm tra tình hình nộp thuế hàng năm theo qui định tại mục II, Phần thứ ba Thông tư này.

5. Lập biên bản và xử lý các vi phạm về thuế trong thẩm quyền được Luật pháp quy định.

6. Chịu trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh Luật pháp về thuế, đảm bảo tính trung thực, chính xác và khách quan.

7. Kiểm tra việc thực hiện đăng ký chế độ kế toán của đối tượng nộp thuế và kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán đã đăng ký.

8. Xác nhận các khoản thuế đã nộp của các tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, trong trường hợp các đối tượng này yêu cầu.

 V. XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

1. Các vi phạm pháp luật về thuế sẽ bị xử phạt như sau:

- Không thực hiện đúng các quy định về đăng ký thuế như quy định tại điểm 1 Mục II, Phần thứ tư của Thông tư này thì phải chịu phạt theo quy định tại Nghị định số 22/CP ngày 17/4/1996 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

- Không làm đúng các quy định về kê khai nộp thuế thì phải chịu phạt tiền theo quy định tại Pháp lệnh xử phạt hành chính, Nghị định số 22/CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

- Khai man, gian lậu tiền thuế thì phải chịu phạt tiền đến 5 lần số thuế khai man, gian lậu.

- Chậm nộp thuế so với thời hạn quy định thì mỗi ngày chậm nộp phải chịu phạt 0,1% (một phần nghìn) tính trên số thuế chậm nộp.

2. Thẩm quyền xử lý các vi phạm và khiếu nại:

- Thẩm quyền xử lý các vi phạm về thuế thuộc về Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trực tiếp quản lý thu thuế.

- Các khiếu nại về thuế của người nộp thuế do cơ quan thuế trực tiếp thu thuế xem xét và giải quyết. Nếu đương sự không đồng ý với cách giải quyết đó thì có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên và Bộ Tài chính hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của Pháp luật.

Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người có khiếu nại phải chấp hành nghiêm chỉnh ý kiến của cơ quan thuế đã đưa ra.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số 35/1998/TT-BTC ngày 21/3/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục miễn thuế nhập khẩu đối với các tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí theo qui định của Luật dầu khí, thay thế các hướng dẫn trước đây trái với hướng dẫn tại Thông tư này và áp dụng cho việc quyết toán thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tài chính 2000.

Các hợp đồng dầu khí đã ký kết và được cấp giấy phép đầu tư trước khi Luật Dầu khí sửa đổi có hiệu lực thi hành có qui định khác về thuế suất, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thì thực hiện như đã thoả thuận tại hợp đồng dầu khí, các loại thuế, lệ phí khác thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này. Riêng hợp đồng dầu khí lô 05.1 (mỏ Đại hùng) được miễn thuế xuất khẩu trong 4 năm, kể từ năm 1999 và nộp thuế tài nguyên theo thuế suất như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1295/VPCP ngày 29/3/1999.

Việc nộp thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của phía Nga tham gia xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt xô được tiếp tục thực hiện như hướng dẫn tại công văn số 2270 TC/TCT ngày 13/5/1999 của Bộ Tài chính.

Cục thuế các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, phổ biến và hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện các quy định tại Thông tư này.

Cục thuế có trách nhiệm bố trí một lực lượng cán bộ chuyên trách để quản lý thu các loại thuế đối với các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo qui định của Luật dầu khí. Bộ phận quản lý chuyên trách này có trách nhiệm hàng tháng, quý và khi kết thúc năm phải báo cáo với Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) về tình hình thu thuế và các báo cáo khác phục vụ yêu cầu quản lý chung đối với các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí được phân công quản lý./.

KT. BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng

(Đã ký)

 

Vũ Văn Ninh

Tải file đính kèm
 
This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.